DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT



tải về 131.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích131.48 Kb.
#17256



SỞ CẢNH SÁT PC&CC TP HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG CẢNH SÁT PC&CC HOÀN KIẾM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




DỰ THẢO
TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

ĐỐI VỚI CÁC VŨ TRƯỜNG, TỤ ĐIỂM BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

Hà Nội : 2013



I. Tính chất nguy hiểm cháy, nổ, tầm quan trọng của công tác PCCC đối với các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật.

1. Đặc điểm, tính nguy hiểm cháy, nổ đối với các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật.

1.1. Định nghĩa về các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật:

Vũ trường đã được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20 và phát triển nhanh chóng từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong thời gian đầu hoạt động này không không phải là đối tượng quản lý của cơ quan Công an. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 và Nghị định số 36/CP ngày 19/6/1996 của Chính phủ, tên gọi chính thức của loại hình này là: Dịch Vụ Vũ Trường (bao gồm hoạt động câu lạc bộ khiêu vũ cổ điển quốc tế). Theo quy định của NĐ 08/NĐ-CP ngày 2/2/2001 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 02/BCA thì kinh doanh vũ trường là những ngành nghề kinh doanh thuộc nhóm ngành nghề thứ hai đó là: nhóm ngành nghề phải cam kết thực hiện các quy định, điều kiện đảm bảo ANTT. Kinh doanh vũ trường là hình thức kinh doanh các hoạt động khiêu vũ.

Thuật ngữ “vũ trường” hiện nay chưa được để cập đến  trong từ Đại từ điển tiếng việt điển bách khoa Công an nhân dân. Trong Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/1/2006 về ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá cộng cộng tại chương VIII chỉ quy định về các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, nội dung hoạt động của vũ trường và kinh doanh vũ trường tuy nhiên cũng không quy định rõ vũ trường là gì, kinh doanh vũ trường là gì? Nghị định 08/2001/NĐ-CP quy định về quản lý đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANNT cũng không có giải thích từ vũ trường mà chỉ quy định các điều kiện về ANTT đối với hoạt động kinh doanh vũ trường. Tuy nhiên trong Công văn số 2868/2006/SVHTT-QLVHTT ngày 20/12/2006 hướng dẫn về việc quản lư hoạt động kinh doanh vũ trường trên địa bàn Hà Nội có đề cập đến: “Hoạt động khiêu vũ là môn nghệ thuật được thể hiện bằng những điệu nhảy (van, tăng gô, cha cha cha, rum ba, bi bốp, disco, rock and roll…) có sự phối hợp bằng các động tác của tay, chân và thân thể theo nhịp điệu của bản nhạc được thực hiện bởi từng đôi nam, nữ hoặc tập thể nam, nữ nhằm mục đích giải trí, giao lưu tình cảm, nâng cao thẩm mỹ và rèn luyện sức khoẻ”. Như vậy trong từ điển cũng như các văn bản quy định của pháp luật chưa có khái niệm về vũ trường. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề nghiên cứu, theo quan điểm của cá nhân thì kháí niệm “vũ trường” được hiểu như sau:

Vũ trường là địa điểm kinh doanh các hoạt động khiêu vũ nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của khách. Đây là những cơ sở mà tội phạm và phần tử xấu thường chú ý lợi dụng để hoạt động.

Sự hình thành và phát triển của vũ trường đã phục vụ nhu cầu cần thiết của đời sống xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân, tuy nhiên đây cũng chính là những địa điểm thuận lợi mà tội phạm và phần tử xấu thường chú ý lợi dụng để hoạt động nhất là các loại tội phạm về ma túy, mại dâm.

1.2. Các văn bản pháp luật PCCC và các tiêu chuẩn có liên quan công tác PCCC.

- Thực hiện Luật PCCC được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29-06-2001 và có hiệu lực ngày 04-10-2001.

- Thực hiện Nghị định 35/2003/NĐ – CP ngày 04-4-2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật PCCC.

- Thực hiện Thông tư 04/2004/TT- BCA ngày 31-3-2004 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi hành nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính Phủ.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.

- QCVN06-2010 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.



1.3 Đặc điểm, tính nguy hiểm cháy, nổ:

1.3.1 Đặc điểm, kết cấu công năng sử dụng các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật có liên quan đến công tác PCCC

- Vũ trường, quán bar, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật có thể ở một trong số kiến trúc như sau:

+ Nhà nhiều tầng

+ Nhà thấp tầng.

+ Ngoài trời.

Đặc điểm chung của các dạng kiến trúc trên liên quan đến công tác PCCC là không gian hẹp, tập trung đông người, số lối thoát nạn thường không đảm bảo về số lối và kích thước, hướng cửa thoát nạn. Mặt khác do sử dụng làm Vũ trường, quán bar, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật nên ở đây tập trung một lượng người lớn, xe cộ (xe máy, xe oto) tập trung lớn gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông phục vụ chữa cháy. Giả sử khi có sự cố cháy, nổ xảy ra việc di chuyển xe, oto của để tổ chức triển khai chữa cháy cũng là một vấn đề nan giải.



1.3.2 Các loại chất cháy.

* Về chất cháy:

  • Cơ sở loại hình vũ trường, biểu diễn nghệ thuật là nơi vui chơi giải trí, buôn bán các loại hàng hóa là các chất dễ cháy như: cồn, rượu pha các loại,…nên ở đây tập trung một lượng nguy hiểm cháy, nổ cao. Mặt khác, đặc điểm các cơ sở nói trên khi hoạt động sử dụng hệ thống âm thanh lớn, nên ở trong cơ sở sử dụng nhiều vật dụng cách âm như: cao xu, mút, xốp,… đều là các vật liệu dễ cháy. Bên cạnh đó, hệ thống dây điện, đèn chiếu sáng, đèn nháy, đèn chớp sử dụng trang trí tại vũ trường, bar được sử dụng nhiều, bố trí gần sát với trần, tường cách âm.

  • Một số đặc điểm nguy hiểm cháy của các dạng chất cháy có trong các cơ sở quán bar, vũ trường.

* Chất cháy là rượu

Rượu etylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C), dễ bay hơi (sôi ở nhiệt độ 78,39 độ C), hóa rắn ở -114,15 độ C, tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước.

Một số tính chất khác của Rượu:

Tính chất

Giá trị

Nhiệt độ tan

158,8 K (-114,3°C, -173,83°F)

Điểm tới hạn

514 K (241 °C, 465.53 °F) ở áp suất 63 bar

ΔtanH

4,9 kJ/mol

ΔtanS

31 J/mol•K

ΔsôiH

38,56 kJ/mol

ΔfH0lỏng

-277,38 kJ/mol

S0lỏng

159,9 J/mol•K

ΔfH0khí

-235,3 kJ/mol

S0khí

283 J/mol•K

Cp

65,21 J/mol•K

Nhiệt độ tự cháy

425 °C (797 °F)

Mật độ giới hạn nổ

3,5-15%

* Các sản phẩm từ giấy, mút, sợi :

+ Là chất dễ cháy có nguồn gốc xenlulo được chế biến qua nhiều công đoạn của quá trình công nghệ.

+ Một số tính chất nguy hiểm cháy: nhiệt độ tự bắt cháy là 184oC, vận tốc cháy là 27,8 kg/m2.h; vận tốc cháy lan là 0,3  0,4 m/phút. Khi cháy 1kg giấy tạo ra 0,833 m3 CO2; 0,73 m3 SO2; 69 m3 H2O và 3,12 m3 N2. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy là 13,108 kJ/kg, thời gian cháy của giấy phụ thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động.

+ Với nhiệt lượng 53400 W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 3 giây, nhiệt lượng 41900 W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 5 giây.

+ Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt các bức xạ nhiệt dẫn đến khả năng dưới tác động nhiệt của đám cháy, nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ tự bốc cháy.

+ Khi giấy cháy tạo ra các sản phẩm là tro, cặn trên của bề mặt giấy. Nhưng lớp tro cặn này không có tính chất bám dính trên bề mặt, nó dễ dàng bị quá trình đối lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy, vì thế quá trình cháy diễn ra càng thuận tiện hơn.

Điều này càng làm tăng sự nguy hiểm đối với con người trong quá trình chữa cháy cũng như người bị nạn trong đám cháy.

* Chất cháy là nhựa tổng hợp:

Nhựa tổng hợp là sản phẩm cháy được có tính dẻo, đó là các polime thu được bằng sự trùng hợp, các axit hữu cơ và dẫn xuất của chúng. Có tính tạo dáng tốt, có độ bền cơ học cao, chịu được các điều kiện về thời tiết và ánh sáng.

Dưới tác dụng của ngọn lửa, hợp chất polime bị phân tích thành nhiều loại hơi khí cháy khác nhau. Khi cháy, nó xảy ra quá trình biến đổi từ thể rắn sang lỏng và sang khí. Khi bị hoá lỏng nó có tính linh động cao, chảy loang trên bề mặt, có thể nhỏ giọt rơi xuống dưới đó là điều kiện để đám cháy phát triển mạnh. Khi cháy nhựa tổng hợp tạo ra các khói, khí độc như: CO, HCl, Anđêhit. Các khí này gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của con người.


  • Như vậy, trong cơ sở luôn tồn tại một lượng lớn chất cháy bao gồm chất lỏng dễ cháy, vật liệu cách âm rất nguy hiểm khi có cháy xảy ra. Mặc khác, trong thời gian hoạt động, số lượng khách hàng ở đây thường tập trung đông người, không gian nhỏ, hẹp, sử dụng hệ thống âm thanh lớn nên dễ xảy ra tình trạng hỗn loạn, đặc biệt khi có cháy xảy ra.

1.3.3 Các loại nguồn nhiệt phát sinh ra cháy.

* Về nguồn nhiệt và khẳ năng xuất hiện nguồn nhiệt

  • Bên cạnh một số đặc điểm thực trạng về chất cháy ở các cơ sở nói trên, nguồn nhiệt được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong cơ sở cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Từ thực tế các vụ cháy đó xảy ra sau khi điều tra, tổng hợp và phân tích có thể xác định một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Nguồn nhiệt trước hết phải kể đến ở đây là ngọn lửa trần, trong các cơ sở vũ trường, biểu diễn nghệ thuật như hút thuốc, dùng lửa để biểu diễn nghệ thuật. Ngoài ra còn có các trường hợp đốt vỡ mục đích phá hoại, trẻ em nghịch lửa, hoặc tàn lửa từ các đám cháy nhà cửa, công trình lân cận cơ sở bay đến gây cháy...

  • Nguồn nhiệt gây cháy do hệ thống điện gặp sự cố, sử dụng thiết bị điện, thiết bị tiêu thụ điện không đúng mục đích, không đúng với các quy định an toàn PCCC. Hiện nay, ở một quán bar, vũ trường, nơi biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn mạng điện còn tồn tại ở tình trạng thiếu an toàn, việc thiết kế lắp đặt hệ thống dây điện, thiết bị điện gần sát với các vật liệu cách âm, không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC.

1.3.4 Khả năng lan truyền của đám cháy.

Ngọn lửa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ sở và lan truyền từ vị trí phát sinh điểm cháy sau đó lan theo hệ thống cách âm làm bằng vật liệu dễ cháy sau do lan ra toàn bộ khuân viên vũ trường, bar. Khi ngọn lửa xuất hiện, chúng sẽ lan truyền theo bề mặt tường cách âm trong nhà hàng, sau đó lan truyền theo bề mặt lên cao tới vị trí trần, hệ thống dây đèn trang trí. Mặt khác, do đặc điểm cơ sở là nơi kinh doanh các mặt hàng đồ uống cồn, rất nguy hiểm về cháy, nổ; giả định tình huống cháy phát sinh ở ngay vị trí quầy bar pha chế rượu thi khi đó đám cháy phát triển nhanh và lan tỏa bao trùm khu vực bar và khu vực xung quanh.



2. Phân loại mức độ nguy hiểm cháy, nổ đối với các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật

  • Theo luật phòng cháy và chữa cháy: Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.

  • Theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ các cở sở nguy hiểm về cháy, nổ được quy định tại phụ lục 1 của nghị định.

  • Trong công tác quản lý PCCC thì các cơ sở nguy hiểm cháy, nổ được phân loại thành cơ sở loại I, loại II, loại III và các cơ sở không phân loại để có chế độ kiểm tra và quản lý phù hợp đảm bảo công tác an toàn PCCC. Việc phân loại cơ sở được tiến hành theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định số 4312 ngày 27 tháng 8 năm 2009 quyết định phân loại cơ sở thuộc điện diện quản lý về phũng cháy và chữa cháy.

  • Căn cứ Nghị định số 72/2009/NP–CP ngày 03/9/2009 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ sở vũ trường, quán bar, biểu diễn nghệ thuật nằm trong loại hình kinh doanh có điều kiện.

  • Hiện nay, trên địa bàn thành phố số lượng cơ sở hoạt động vui chơi, giải trí ngày một tăng cao, các điểm bar - ca phê, các phòng ca nhạc, hát cho nhau nghe ngày càng phát triển, số lượng người đến các điểm này khá đông, thường là quá tải. Trong khi đó các điểm vui chơi này thường thiếu đường thoát nạn, tường bọc lót bằng vật liệu dễ cháy như ván ép, xốp, rèm, phong; phương tiện chữa cháy thiếu, tình trạng khách thường uống nhiều rượu bia, nếu có cháy xảy ra thì việc thoát nạn là vấn đề phức tạp nhất sẽ có nhiều người bị chết và bị thương.

3. Thực trạng công tác PCCC đối với đối với các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật:

3.1 Số liệu cụ thể các cơ sở (Vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật) trên địa bàn thành phố và cả nước.

(Hiện tại chưa có số liệu thống kê)

3.2 Tình hình các vụ cháy và công tác chữa cháy, CNCH có liên quan vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật, có ví dụ cụ thể.

      1. Thống kê các vụ cháy và công tác chữa cháy, CNCH

  1. Vụ cháy ở quán Bar tại Zone 9Hà Nộ

Đám cháy bắt đầu khoảng 14h chiều 19/11/2013 và sau khi nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm đã có mặt sau 10 phút để dập tắt đám cháy và cứu hộ người bị nạn.

Đám cháy được dập tắt nhanh, không gây thiệt hại lớn về tài sản. Tuy nhiên đã có 6 người thiệt mạng do hít phải khí độc.

Danh tính các nạn nhân tử vong được xác định là Lê Thị Lan (SN 1975); Nguyễn Văn Chi (SN 1978); Nguyễn Thị Hạnh (SN 1979); Nguyễn Phú Hào (SN 1992); Nguyễn Phú Trì (SN 1973), 5 nạn nhân này đều quê ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Nạn nhân thứ 6 là Phạm Công Huy (SN 1989), trú tại Chí Linh, Hải Dương. Đa số những người tử nạn đều là lao động thời vụ.

Nguyên nhân khiến các nạn nhân tử nạn được cơ quan chức năng kết luận là do hít phải khí độc hại khiến toàn thân bủn rủn không đủ sức để chạy thoát ra ngoài. 6 chiến sĩ phòng cháy chữa cháy khi vào cứu hộ không đeo mặt nạ cũng bị gục ngã và được đưa đi cấp cứu.

Nguyên nhân vụ cháy bước đầu được xác định là do khi công nhân đang sửa chữa công trình, lửa từ hàn xì đã gây ra vụ hỏa hoạn.


  1. Vụ cháy ở quán Karaoke Grand, Hà Nội

Vào khoảng 20h00 tối 12/6/2013, một vụ cháy lớn đã xảy ra ở quán karaoke Grand cao 6 tầng tại địa chỉ 300 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Ngọn lửa bốc cao, bao trùm cả quán karaoke cao 6 tầng khiến người dân xung quanh hốt hoảng. Quán karaoke này nằm trên đường Xã Đàn, bên trái theo chiều từ Ô Chợ Dừa đi Kim Liên, rất gần với khu vực Đàn Xã tắc.

Khoảng 20 phút sau khi đám cháy bùng phát, lực lượng Phòng cháy - Chữa cháy chuyên nghiệp đã có mặt và tiến hành việc dập lửa. Hai xe cứu hỏa được huy động từ trạm Phòng cháy - Chữa cháy trên đường Giảng Võ, di chuyển theo hướng Giảng Võ - Đê La Thành để tiếp cận hiện trường.

Đám cháy không gây thiệt hại về người, song quán Karaoke Grand cũng bị thiệt hại nặng nề.


  1. Vụ cháy ở quán bar Shisha Night Club, Hà Nội

Khoảng hơn 17h ngày 8/7/ 2011, trong lúc các công nhân đang hàn tại bar Shisha Night Club thì sỉ hàn đã bắn vương vào những vật dụng dễ cháy khiến lửa nhanh chóng bùng phát.

Theo lời kể của nhân chứng, họ đã phát hiện tia lửa hàn khung sắt rơi vào các vật dụng dễ cháy xung quanh gây hỏa hoạn. Vụ cháy khiến 2 công nhân hàn bị tử vong.


Đáng chú ý, chỉ khoảng 1 tiếng sau vụ cháy ở số nhà 55 phố Mã Mây, “bà hỏa” lại hỏi thăm số nhà 89 cũng ở phố này. Đây cũng là một quán bar. Ngọn lửa phát ra từ tầng 3 của quán bar Nola (89 Mã Mây, các đám cháy cũ 100m). Sau đó lan tỏa sang nhà bên cạnh. Tuy nhiên, lúc này lực lượng PCCC đang chuẩn bị rời khỏi hiện trường số nhà 55 thì người dân gọi báo cháy nên lực lượng này đã đến ứng cứu kịp thời, vì thế không gây thiệt hại lớn cho các nhà bên cạnh.

  1. Cháy vũ trường New Phương Đông, Đà Nẵng

Vào chiều ngày 21/12/2012, một đám cháy lớn đã bùng phát tại cụm công trình khách sạn, vũ trường New Phương Đông (số 20 đường Đống Đa, quận Hải Châu), làm cho cả khu dân cư ở đây náo loạn.

Vụ cháy đã gây ra khói đen bao kín cả một vùng dân cư. Nhận được tin báo, Lực lượng Cảnh sát PCCC TP.Đà Nẵng đã huy động 7 xe cứu hỏa cùng hàng trăm chiến sĩ nhanh chóng tới hiện trường. Do đám cháy quá lớn nên các chiến sĩ PCCC đã phải rất vất vả đục tường vào bên trong tòa nhà để tìm cách dập lửa.

Đây là lần thứ hai vũ trường này xảy ra cháy lớn. Trước đó, tại đây đã xảy ra vụ cháy vào ngày 23/12/2011, nguyên nhân là do thợ hàn làm bắn tia lửa vào các tấm cách nhiệt, thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
New Phương Đông là vũ trường lớn nhất ở Đà Nẵng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên, được xây dựng với quy mô 11 tầng, đang thi công giai đoạn 2 thì xảy ra cháy.


  1. Đám cháy tại bar Barocco, TP. HCM

Bar Barocco gồm 3 tầng, rộng gần 500 m2, nằm ngay trung tâm TP HCM. Hàng đêm, điểm ăn chơi này có hàng trăm thanh thiếu niên tụ tập.

Khoảng 15h30 phút ngày 20/4/2013, mồi lửa bốc lên từ lầu 2 quán bar Barocco. Hàng trăm cảnh sát, 13 xe cứu hỏa được huy động đến hiện trường.Thiết kế kín mít, đặc trưng của các quán bar khiến lực lượng chữa cháy khó tiếp cận lửa. Lính cứu hỏa phải đeo bình dưỡng khí đứng từ xe thang ngay trên cột khói phun nước xuống. Toàn bộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách hiện trường hơn 100 mét bị phong tỏa.

Đến 17h cùng ngày đám cháy được dập tắt, không có thiệt hại về người. Song toàn bộ quán bar đã bị thiêu trụi.

Cơ quan chức năng cho biết, bar Barocco đang sửa chữa. Nguyên nhân gây cháy được xác định là do thợ hàn trong lúc thi công đã để tia lửa bắn vào nệm mút cách âm tường.

Hơn trăm cảnh sát, 13 xe cứu hỏa được điều động đến hiện trường. Toàn bộ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách hiện trường hơn 100 mét bị phong tỏa. Hàng trăm người dân tụ tập dõi theo dõi cảnh sát chữa cháy.


  1. Cháy lớn tại vũ trường lớn nhất Cần Thơ

23h30 ngày 5/12/2012, lửa bùng lên khi hơn 100 khách cả Tây lẫn ta đang lưu trú, vui chơi tại khách sạn, vũ trường Golf (số 2 Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Ngay lập tức, những người này được sơ tán khẩn cấp trong đêm trong tâm trạng hoang mang, hoảng loạn.

Lực lượng cảnh sát PCCC Công an TP Cần Thơ huy động 7 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường phối hợp với lực lượng bảo vệ vũ trường, khách sạn Golf dập lửa.

Mãi hơn 3 giờ sau, vụ cháy mới cơ bản được đập tắt. Đôi chỗ, khói vẫn bốc lên. Toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, nội thất bên trong vũ trường thuộc loại quy mô, sang trọng nhất Cần Thơ này bị thiêu rụi hoàn toàn.

Ngọn lửa phát ra từ khu vực giữa vũ trường rồi nhanh chóng lan nhanh các khu vực khác, khói lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ vũ trường rộng hàng trăm mét vuông chỉ trong vài phút.  Vào thời điểm trên, một nhóm thanh niên tổ chức sinh nhật tại vũ trường này đã đốt pháo hoa, tia lửa từ đó bắn vào cây thông Noel trong vũ trường gây cháy.

2 người nữ trong nhóm này đã chạy vào toilet lánh nạn. Khi được lực lượng chữa cháy phát hiện, họ đã bị ngạt khí. Ngay lập tức 2 người này được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu. 2 nạn nhân được xác định là Trần Thị Thùy T (25 tuổi) và Phạm Thị Kim C (26 tuổi).

Đây không phải lần đầu tiên "bà hỏa" "ghé thăm" vũ trường Golf. Vụ cháy năm 2007 tại đây đã gây thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.



II. Những nguy cơ có thể gây cháy, nổ đối với các vũ trường, tụ điểm nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật.

1. Sơ xuất trong sử dụng nguồn lừa:

- Một trong những nguy cơ gây ra cháy nổ nguy hiểm nhất tại các cơ sở Vũ trường, quán bar và tụ điểm biểu diễn nghệ thuật là sử dụng nguồn lừa, nguồn nhiệt (hút thuốc, thắp hương thờ cúng, đốt nến, đốt rượu tại quầy pha chế rượu để tạo hiệu ứng hình ảnh.

- Khí có sự cố cháy nổ xảy ra đám cháy phát triển nhanh và khó khống chế do chất cháy chủ yếu gồm: đệm mút, chất lỏng cháy, bàn ghế,… đám cháy tỏa nhiều khói ảnh hưởng đến khả năng thoát nạn của người và lực lượng PCCC chuyên nghiệp cứu chữa.



2. Hệ thống điện:

- Hệ thống điện trong các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật chủ yếu gồm: hệ thống dàn đèn nháy, tạo hiệu ứng; hệ thống loa, âm thanh công suất lớn,…

- Mặt khác, một trong những nguy cơ gây cháy trong việc sử dụng thiết bị điện là hiện tượng chập mạch, quá tải. Tại các cơ sở Vũ trường, Bar, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật tiêu tốn một lượng điện lớn, rất có thể dẫn đến quá tải, chập mạch gây cháy làm bắn các hạt kim loại nóng chảy vào các vật liệu dễ cháy.



3. Tác động có mục đích:

- Một trong những nguyên nhân gây cháy cao ở các Vũ trường, bar, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật là vẫn đề ANTT, tội phạm, tư thù cá nhân. Một khi xảy ra sự cố cháy nổ có dấu hiệu tội phạm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền ANTT, TTATXH. Chính vì vậy, cơ quan chức năng quả lý nhà nước trong lĩnh vực ANTT, PCCC cần phải sớm vào cuộc nhằm ngăn ngừa nhưng nguy cơ cháy có thể phát sinh.



4. Thiên nhiên gây cháy:

- Đây là một trong những nguyên nhân rất ít khi gặp phải, tuy nhiên không phải là không có. Hiện tượng thiên nhiên gây cháy có thể do mưa rông, gây ẩm ướt hệ thống điện dẫn vào nhà và gây cháy, do sét đánh thắng khi công trình không có hệ thống bảo vệ chống sét.



III. Biện pháp phòng cháy

Để đảm bảo an toàn cháy, nổ đối với các cơ sở vũ trường, quán bar, biểu diễn nghệ thuật trong quá trình hoạt động cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Quản lý và kiểm tra việc sử dụng điện phải theo đúng quy định an toàn như:

+ Tất cả hệ thống điện phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn về PCCC như: 20TCN 25-1999 và 20TCN 27-1991.

+ Sử dụng các hệ thống đèn nháy phải đảm bảo về các đầu mối nối, nghiêm cấm đấu chắp vá gây chạm chập.

- Quản lý chặt chẽ ngọn lửa trần: như niêm yết các biển cấm hút thuốc, cấm lửa. Nghiêm cấm việc đốt rượu gây hiệu ứng hình ảnh tại các quầy bar.



  • Lập sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn niêm yết từng khu vực, các biển chỉ dẫn và đèn chiếu sáng sự cố đảm bảo hoạt động tốt, phục vụ chữa cháy, thoát nạn.

  • Tổ chức kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở đủ số lượng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ca trực, từng đội viên bảo vệ, tăng cường kiểm tra an toàn PCCC vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ.

  • Lập và thực tập phương án chữa cháy, phối hợp với các lực lượng có liên quan mỗi năm 01 lần, huấn luyện nghiệp vụ PCCC; duy trì công tác tự kiểm tra và xử lý các vi phạm về PCCC.

  • Đầu tư trang bị các hệ thống PCCC (Báo cháy tự động, bình chữa cháy) và quản lý, bảo dưỡng đảm bảo hệ thống này hoạt động tốt kịp thời phát hiện và chữa cháy có hiệu quả.

IV. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

a. Trinh sát đám cháy

Trước tiên, chỉ huy vừa phải nắm tình hình cháy thông qua cơ sở, vừa phải nhanh chóng triển khai ngay đội hình phun chất chữa cháy thích hợp để khống chế sự phát triển của đám cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cứu ngư­ời bị nạn (nếu công tác cứu ng­ười bị nạn chư­a kết thúc) hoặc các hoạt động chiến đấu cần thiết khác. Để giúp chỉ huy có những quyết định chính xác, chiến sỹ trinh sát cần phải kịp thời cung cấp hoặc bổ sung thêm một số nội dung sau:

- Xác định số nhân viên, du khách hoặc đọc giả còn bị kẹt lại trong khu vực cháy và khu vực đang bị đám cháy đe doạ;

- Xác định các loại hiện vật, tài liệu chủ yếu trong gian đang bị cháy, các khu vực đang có nguy cơ bị đám cháy đe doạ cần di chuyển hoặc bảo vệ;

- Khả năng xảy ra cháy diễn ra ở nơi kín, khuất, những nơi cháy âm ỉ hoặc điểm cháy mới xuất hiện cách xa nơi đang cháy;

- Xác định hiệu quả hoạt động của các hệ thống chữa cháy cố định, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy ban đầu, đồng thời có thể sử dụng chúng để dập tắt đám cháy hoặc ngăn chặn cháy lan, (khi lực l­ượng chữa cháy cơ sở chư­a kịp sử dụng);

- Xác định nguy cơ độc hại của sản phẩm cháy thoát ra từ đám cháy để chỉ huy có biện pháp thoát khói, bảo vệ an toàn tính mạng cho con ng­ười trong khu vực cháy và các khu vực lân cận;

- Xác định nguy cơ sụp đổ, hỏng hóc các hiện vật, thiết bị, dụng cụ bảo quản, cấu kiện xây dựng trong ngôi nhà bị cháy, đặc biệt là các ngôi nhà cổ;



b. Cứu người bị nạn

Nếu trong cơ sở có ng­ười bị nạn hoặc việc thoát nạn chư­a kết thúc thì chỉ huy chữa cháy phải nhanh chống triển khai hoặc tiếp tục huy động lực lượng và phương tiện để cứu ngư­ời bị nạn. Tuy nhiên, việc xác định phư­ơng pháp và biện pháp cụ thể thường phụ thuộc vào nguy cơ đe doạ của các yếu tố trên đám cháy đối với con ng­ười; tình trạng của đ­ường, lối, cửa thoát nạn chính đã có sẵn trong ngôi nhà hoặc lối thoát nạn mới đư­ợc hình thành từ tình huống thực tế; số lượng và hiệu quả hoạt động của ph­ương tiện cứu ngư­ời đ­ược huy động đến đám cháy...



c. Các phương pháp và biện pháp dập tắt đám cháy

Song song với công tác trinh sát đám cháy và cứu ngưòi bị nạn, chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng tổ chức triển khai ngay các đội hình phun chất chữa cháy theo hướng tấn công chính và các hướng khác theo từng khu vực chiến đấu (nếu phải phân chia khu vực chiến đấu). Hướng tấn công chính và số l­ượng các khu vực chiến đấu đ­ược chỉ huy chữa cháy phân chia phải dựa trên các căn cứ, quy định chung và thực tế diễn biến của đám cháy ở loại hình cơ sở này. Tiếp đến chỉ huy hoặc chỉ huy chữa cháy trên từng khu vực chiến đấu phải định vị lăng phun để làm sao chúng hoạt động có hiệu quả nhất, các loại cửa cần đóng hoặc mở nhằm hạn chế cháy lan, thoát khói hoặc ngăn chặn nguy cơ lan toả sản phẩm cháy đến các khu vực lân cận…

Để dập tắt đám cháy đang đang diễn ra trên hướng mà chỉ huy khu vực chiến đấu phải chịu trách nhiệm, các lăng phun chất chữa cháy phải được triển khai từ cửa đi lại, cửa sổ hoặc các phần đã phá dỡ trên t­ường, mái hoặc các vị trí thích hợp khác trong ngôi nhà bị cháy. Chất chữa cháy phun vào vùng cháy hoặc bề mặt cháy phải có tác dụng ngăn chặn hoặc dập tắt ngọn lửa chaý lan trên bề mặt chất cháy, đặc biệt là hướng cháy lan lên cao theo ph­ương thẳng đứng.

Khi đám cháy xuất hiện trong quầy bar cần lưu ý sử dụng các chất chữa cháy như chất tạo bọt. Hoạt động này chủ yếu là do lực l­ượng chữa cháy của cơ sở đảm nhiệm.

Để hạn chế nguy cơ phát sinh cháy lan sang các hộ lân cận, lực lư­ợng chữa cháy phải huy động và hướng dẫn cho lực lượng chữa cháy của cơ sở sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu đứng chốt tại các vị trí có thể phát sinh tàn lửa bay vào các khu vực lân cận.

Trong quá trình chữa cháy ở vũ trường, quán bar, nhà hàng, dịch vụ hoạt động nghệ thuật, ngoài việc triển khai đội hình phun chất chữa cháy để ngăn chặn hoặc dập tắt đám cháy, chỉ huy chữa cháy trên từng khu vực chiến đấu phải chủ động:

- Áp dụng biện pháp thích hợp để thoát khói ra khỏi các gian, tầng nhà bị nhiễm khói;

- Xác định các vị trí cần tháo dỡ để phát hiện và ngăn chăn cháy lan ở những nơi kín, khuất, nguy cơ sụp đổ cấu kiện xây dựng, hệ thống thiết bị và các bộ phận khác trong khu vực cháy và những khu vực lân cận.

- Xác định nguy cơ xuất hiện các đám cháy ở các ngôi nhà, công trình lân cận đám cháy khi thời gian cháy kéo dài, khi đám cháy phát triển lớn và tình huống cháy diển biến phức tạp.

d. Các biện pháp kỹ thuật an toàn trong chữa cháy

Để đảm bảo an toàn cho lực l­ượng và ph­ương tiện khi tham gia chữa cháy ở các vũ trường, quán bar, biểu diễn nghệ thuật chỉ huy chữa cháy phải:

- Trang bị cho cán bộ, chiến sỹ đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm cháy các phư­ơng tiện dụng cụ an toàn. Đồng thời phải xác định các vị trí mở cửa, phá dỡ để thoát khói theo hướng hạn chế đến mức thấp nhất sự đe doạ đến tính mạng, cản trở các hoạt động chiến đấu...

- Khi cán bộ, chiến sỹ phải vào các gian đang bị cháy, chỉ huy chữa cháy cần phán đoán đ­ược nguy cơ sụp đổ các giá đỡ tài liệu, cấu kiện xây dựng hoặc tình huống cháy thay đổi đột ngột để có biện pháp bảo vệ an toàn cho họ.

- Phải triển khai lăng phun để bảo vệ các chiến sỹ, các lực l­ượng huy động vào khu vực cháy và các khu vực lân cận để di chuyển hiện vật tài sản quý.

V. Những vấn đề cần lưu ý khi tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với đối với các vũ trường, tụ điểm biểu diễn nghệ thuật.

1. Đối tượng cần tuyên truyền, hướng dẫn.

Muốn cho bài nói thành công, tuyên tuyền viên phải đặt câu hỏi: nói cho ai nghe ? “Ai” ở đây chính là đối tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động đến. Phải tìm hiểu trước về người nghe, càng kỹ càng tốt. Tuy nhiên ít nhất cần có được những thông tin sau:

Về lứa tuổi, giới tính và vị trí xã hội của người nghe;

Về trình độ văn hoá và nghề nghiệp;

Về tâm trạng xã hội và về những câu hỏi của những thính giả có liên quan đến chủ đề bài tuyên truyền.

Những thông tin trên giúp cán bộ tuyên truyền cân nhắc, lựa chọn nội dung cần nói hoặc cần tránh, lựa chọn cách giao tiếp và phong cách nói, dự đoán trước tình huống thuận hoặc không thuận sẽ xuất hiện trong quá trình nói và phương pháp ứng sử.

Tuy nhiên, trong thực tế rất ít buổi nói chuyện được giành cho một loại đối tượng thuần nhất. Thông thường cán bộ tuyên truyền phải tiếp xúc cùng một lúc với nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một cơ sở, cùng một môi trương công tác. Thí dụ trong một doanh nghiệp, tuy người nghe đều là cán bộ công nhân, nhưng trình độ học vấn, công việc của mỗi người rất khác nhau, phần đông là công nhân trực tiếp sản xuất, số còn lại là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật… Trong một cơ quan nghiên cứu vừa có các nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhưng cũng có nhân viên làm tạp vụ, lao công. Tuyên truyền viên phải tìm cho được cái phổ quát, cái chung của người nghe để lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp. Do đó, trong nội dung bài nói cũng như trong phương pháp diễn đạt, người tuyển tuyền phải biết chỗ nào cần nói sâu, nói kỹ, chỗ nào cần lướt. Đương nhiên một bài nói không thể dễ dàng thoả mãn mọi đối tượng, nhưng cần đáp ứng yêu cầu của số đông và ở mức nhận thức “trung bình”, tiên tiến.

2. Tài liệu tuyên truyền, giảng dạy

* Thu thập, nghiên cứu và xử lý tài liệu:

Nguồn tài liệu rất phong phú: các tạp chí nghiên cứu, các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các Nghị định, Thông tư của Chính phủ…Tóm lại cái gốc là các văn bản chính thống. Đương nhiên người tuyên truyền cần thiết có thể sử dụng cả tài liệu của nước ngoài. Người tuyên truyền còn phải biết khai thác một nguồn tài liếu sẵn có là vốn sống thực tế của bản thân. Song khi sử dụng những nguồn tài liệu nói trên phải theo quan điểm, đường lối của Đảng. Người cán bộ tuyên truyền phải chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của mình.

Cán bộ tuyên truyền giỏi phải là người có vốn tri thức phong phú, vừa rộng, vừa sâu. Muốn vậy phải có ý thức tự tích luỹ thường xuyên, liên tục bằng nhiều cách khác nhau.

Quá trình thu thập, nghiên cứu, xử lý tài liệu đối với người tuyên truyền là quá trình nhập thông tin. Do đó việc đọc, ghi chép, đưa vào “bộ nhớ” trong não là điều hết sức quan trọng, góp phần vào thành công của bài nói.



* Xây dựng đề cương bài nói:

Đề cương bài nói chính là dàn bài chi tiết thể hiện mục đích, yêu cầu và những nội dung cơ bản của bài nói, là quá trình sắp xếp trên văn bản để người tuyên truyền viên căn cứ vào đó trình bày những vấn đề định nói một cách đầy đủ, theo một trình tự hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đề cương không được quá sơ sài, phải làm rõ những nội dung và lý lẽ cần trình bày. Nhưng cũng không biến đề cương thành một bài viết sẵn để đọc. Đề cương nói miệng phải tạo thuận lợi cho sự khôi phục trí nhớ trong quá trình nói. Người đọc diễn văn có thể nhìn liên tục vào văn bản viết để nhớ lại bằng mắt những nội dung đã chuẩn bị trước khi đọc. Người nói miệng, nói chung không nên làm điều này, mặc dù đề cương đang cầm trong tay hoặc đang đặt trước mặt. Trong suốt thời gian nói, người tuyên truyền phải dùng mắt và điệu bộ để nói với quần chúng. Trong quá trình nói, đề cương đã chuẩn bị chỉ có thể tái hiện trong trí nhớ người tuyên truyền dưới dạng biểu tượng hình ảnh. Vì vậy đề cương bài nói nên được soạn thảo theo hình thức sơ đồ các ý lớn, ý nhỏ, trong đó phát triển các ý một cách logíc dễ nhớ. Đề cương chỉ nên gồm các câu, từ ngắn gọn, nối kết với nhau theo quan hệ không gian thứ bậc hoặc không gian mạng để dễ nhớ lại trong lúc nói.

Mỗi đối tượng cụ thể nên có đề cương bài nói phù hợp. Bằng việc cập nhật thông tin để thường xuyên có thể bổ xung và hoàn thiện đề cương, làm phong phú thêm và đổi mới bài nói. Đề cương bài nói nên viết trên giấy một mặt. Chữ viết rõ ràng để có thể đọc những đoạn khi cần thiết.Viết xong cần kiểm tra kỹ.

Quá trình chuẩn bị bài nói là quá trình xác định chủ đề, mục đích, yêu cầu bài nói, thu thập tích luỹ tài liệu, hình thành đề cương, lựa chọn phương pháp, đồng thời là qúa trình ghi nhớ để sẵn sàng cho bước tiếp theo trình bày bài nói. Do đó chuẩn bị bài tốt là đảm bảo 50% thành công của bài nói. Phần còn lại phụ thuộc vào phương pháp trình bày.



3. Phương pháp truyền đạt

a. Xác định mục tiêu của bài nói: “Gần gũi” Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung bài nói, đồng thời là mũi tên định hướng trong suốt quá trình nói, giúp cho cán bộ tuyên truyền không bị các ý tưởng nảy sinh ngẫu nhiên cuốn đi chệch khỏi dòng tư tưởng chủ đạo. Mục tiêu của bài nói định hướng việc thu thập thông tin, sưu tầm tư liệu để đưa vào nội dung bài nói. Mục tiêu chung của công tác tuyên truyền là nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và cổ vũ hành động người nghe. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.

Từ mục tiêu chung nhất của công tác tuyên truyền, ở mỗi bài nói cụ thể, tuỳ theo nội dung và đối tượng mà tuyên truyền viên xác định mục tiêu bài nói phù hợp, thể hiện yêu cầu của từng bài, từng buổi báo cáo.



b. Về chủ đề bài nói: Chủ đề bài nói có thể do tuyên truyên viên đặt ra theo yêu cầu của công tác tuyên truyền nói chung trong tháng, quý. Nhưng cũng có thể phải đáp ứng yêu cầu ở cơ sở, ở người nghe. Mặt khác chủ đề rộng hay hẹp còn do thời lượng quy định. Trong một thời gian dài không nên nói một chủ đề hẹp, ngược lại trong một thời gian ngắn không nên nói một chủ đề rộng.

Chủ đề bài nói cần đáp ứng yêu cầu cơ bản: Thoả mãn nhu cầu người nghe (tính thời sự, tính thiết thực, có thông tin mới), trong thời gian có thể.



d. Không gian diễn ra buổi nói chuyện:

Có thể có những trường hợp sau đây:

Nói trong phòng họp với vài hoc người nghe; Nói trong hội trường rộng; Nói ở ngoài trời.

Có những tác giả viết về nghệ thuật nói chuyện trước công chúng còn đề cập đến cả cách bài trí trong phòng họp, trong hội trường đã tác động đến tâm lý người nghe như thế nào. Bởi vậy đây cũng chính là vấn đề rất nhậy cảm đối với người tuyên truyền.



e. Thời gian diễn ra buổi nói chuyện: Buổi nói chuyện diễn ra vào buổi sáng, chiều hay tối cũng tạo nên những thuật lợi hay khó khăn cho việc tiếp nhận thông tin của người nghe. Thông thường vào buổi sáng người nghe tỉnh táo, tiếp thu thông tin tốt hơn; đầu giờ chiều người nghe thường mệt mỏi; buổi tối hay bị phân tán… đòi hỏi người tuyên truyền phải quan tâm đến bố trí nội dung bài nói và phương pháp diễn đạt sinh động để phát huy hoặc khắc phục trạng thái tinh thần, tâm lý trên của người nghe.

4. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ tuyên truyền, hướng dẫn.

- Máy chiếu, màn chiếu.

- Máy vi tính.

- Phương tiện chữa cháy thực tế: bình chữa cháy, lăng vòi, thang chữa cháy, chăn chiên,…



* Khi kết thúc bài tuyên truyền, cổ động quần chúng PCCC cần chú ý:

Yêu cầu đặt ra là phải để lại “dư âm” sau bài nói. Vì vậy, tuyên truyền viên, có thể kết thúc bài nói bằng cách: hệ thống hoá toàn bộ bài nói một cách ngắn gọn nhất hoặc chốt lại điều người nghe cần ghi nhớ, định hướng tư tưởng, kêu gọi hành động.

Thời điểm này, người nghe cũng có thể đặt thêm câu hỏi, tuyên truyền viên cần lưu lại ít phút để trả lời như phần trên đã nêu. Nếu thời gian đã hết hoặc câu hỏi không phải là thắc mắc của nhiều người…có thể xin trả lời sau buổi báo cáo.

Trước khi rời bục nói chuyện, tuyên truyền viên cần cảm ơn người nghe đã theo dõi hoặc cổ vũ, xin lỗi những sơ xuất nếu có hoặc nếu thấy cần thiết.


LÃNH ĐẠO DUYỆT NGƯỜI VIẾT TUYÊN TRUYỀN


Каталог: Resources -> Documents -> 2014
2014 -> NỘi dung tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầNG
Documents -> Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG
Documents -> 20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế
2014 -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
2014 -> BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc
2014 -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 131.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương