20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế



tải về 144.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích144.57 Kb.
#19785
20 TCN 33 - 1985

CẤP NƯỚC MẠNG LƯỚI BÊN NGOÀI

CÔNG TRÌNH - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

(Trích)

 

 



1. CHỈ DẪN CHUNG

1.1 Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng các hệ thống cấp nước đô thị, các điểm dân cư và các xí nghiệp công nghiệp và nông nghiệp.

Ghi chú:

1- Khi thiết kế các hệ thống cấp nước còn phải tuân theo các tiêu chuẩn có liên quan khác đã được Nhà nước ban hành.

2- Tiêu chuẩn về cấp nước chữa cháy lấy theo TCVN 2622-1978.

1.2. Khi thiết kế hệ thống cấp nước cho một đối tượng cần phải:

- Xét vấn đề bảo vệ và sử dụng tổng hợp các nguồn nước, phối hợp các điểm tiêu thụ và khả năng phát triển trong tương lai, đồng thời phải dựa vào sơ đồ cấp nước của quy hoạch vùng, sơ đồ quy hoạch chung và đồ án thiết kế xây dựng các điểm dân cư và công nghiệp;

- Phối hợp với việc thiết kế hệ thống thoát nước.

1.3. Hệ thống cấp nước được chia làm 3 loại, theo bậc tin cậy cấp nước, lấy theo Bảng I-1.

........


1.5. Khi thiết kế hệ thống cấp nước cho một đối tượng phải đánh giá về kỹ thuật, kinh tế, điều kiện vệ sinh của các công trình cấp nước hiện có và dự kiến khả năng sử dụng tiếp.

1.6. Hệ thống cấp nước phải đảm bảo cho mạng lưới và các công trình làm việc kinh tế trong thời kỳ dự tính cũng như trong những chế độ dùng nước đặc trưng.

1.7. Phải xét đến khả năng đưa vào sử dụng đường ống, mạng lưới và công trình theo từng đợt xây dựng hay toàn bộ hệ thống. Đồng thời cần dự kiến khả năng mở rộng hệ thống và các công trình chủ yếu so với công suất tính toán.

1.8. Không được phép thiết kế công trình dự phòng chỉ để làm việc khi có sự cố.

..........

1.11. Những phương án và giải pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng khi thiết kế hệ thống cấp nước phải dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật bao gồm:

- Giá thành đầu tư xây dựng.

- Chi phí quản lý hàng năm.

- Chi phí xây dựng cho 1m3 nước tính theo công suất ngày trung bình chung cho cả hệ thống và cho xử lý.

- Chi phí điện năng cho 1m3 nước.

- Giá thành xử lý và giá thành sản phẩm 1m3 nước.

Ghi chú: Các chỉ tiêu trên phải xét toàn bộ và riêng từng đợt xây dựng.

1.12. Phương án tối ưu phải có giá trị chi phí quy đổi nhỏ nhất, có xét đến chi phí xây dựng vùng bảo vệ vệ sinh.

Ghi chú: Khi xác định vốn đầu tư để so sánh phương án phải xét giá trị thực tế giữa thiết bị, vật tư nhập ngoại và sản xuất trong nước.



Bảng I-1

Đặc điểm hộ dùng nước

Bậc tin cậy của hệ thống cấp nước

1

2

- Các xí nghiệp luyện kim, chế biển dầu lửa, công nghiệp hóa học, nhà máy điện, hệ thống cấp nước sinh hoạt của điểm dân cư trên 50.000 người, được phép giảm lưu lượng nước cấp không quá 30% lưu lượng nước tính toán trong 3 ngày.

- Các xí nghiệp khai thác mỏ, chế tạo cơ khí và các loại công nghiệp khác, hệ thống cấp nước sinh hoạt của điểm dân cư đến 50.000 người được phép giảm lưu lượng nước cấp không quá 30% lưu lượng trong 1 tháng hoặc ngừng cấp nước trong 12 giờ.

- Các xí nghiệp công nghiệp nhỏ, hệ thống tưới nông nghiệp, hệ thống cấp nước sinh hoạt của điểm dân cư đến 5.000 người và hệ thống cấp nước của khu công nghiệp được phép giảm lưu lượng cấp nước không quá 30% trong 1 tháng và ngừng cấp nước trong 2 ngày


I

 

 



 

 

II



 

 

 



 

III


Ghi chú:

1- Những xí nghiệp không ghi trong bảng 1-1 nhưng có hệ thống cấp nước tuần hoàn thì xếp vào bậc II.

2- Các hộ dùng nước đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, không áp dụng bậc tin cậy nói trên.

.........

3. TIÊU CHUẨN VÀ HỆ SỐ DÙNG NƯỚC KHÔNG ĐIỀU HOÀ, LƯU LƯỢNG NƯỚC CHỮA CHÁY VÀ ÁP LỰC NƯỚC TỰ DO

3.1. Công suất của hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy ở các điểm dân cư tùy theo điều kiện địa phương, phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

- Nhu cầu dùng nước cho ăn uống sinh hoạt của khu vực xây dựng nhà ở và các công trình công cộng.

- Tưới và rửa đường phố, quảng trường, cây xanh, nước cấp cho các vòi phun.

- Tưới cây trong vườn ươm.

- Cấp nước ăn uống, sinh hoạt trong các xí nghiệp công nông nghiệp.

Cấp nước sản xuất cho những xí nghiệp dùng nước đòi hỏi chất lượng như nước sinh boạt, hoặc nếu xây dựng hệ thống cấp nước riêng thì không hợp lý về kinh tế.

- Cấp nước chữa cháy.

- Cấp nước cho yêu cầu riêng của trạm xử lý nước.

- Cấp nước cho các nhu cầu khác, trong đó có sục rửa mạng lưới đường ống cấp và thoát nước v.v...

...........



Lưu lượng nước chữa cháy

3.11. Phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy trong các khu dân cư, các xí nghiệp công nông nghiệp kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước sản xuất. Khi thiết kế cấp nước chữa cháy cần theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy (TCVN : 2622-78).



Áp lực nước tự do

3.12. Áp lực tự do nhỏ nhất trong mạng lưới cấp nước sinh hoạt của khu dân cư, tại điểm lấy nước vào nhà, tính từ mặt đất không được nhỏ hơn 10m cho nhà l tầng. Đối với nhà nhiều tầng, cứ mỗi tầng cao hơn phải thêm 4m.

Ghi chú:

1- Trong giờ dùng nước ít nhất áp lực cho mỗi tầng, trừ tầng thứ nhất được phép lấy 3m.

2- Đối với nhà cao tầng biệt lập cũng như đối với nhà hoặc nhóm nhà đặt tại điểm cao được phép đặt thiết bị tăng áp cục bộ.

3- Áp lực tự do trong mạng lưới tại vòi công cộng không được nhỏ hơn 10m.

3.13. Áp lực thủy tĩnh trong mạng lưới bên ngoài của hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các hộ tiêu thụ không nên quá 40m.



Ghi chú:

1- Trường hợp đặc biệt có thể lấy đến 60m.

2- Khi áp lực trên mạng lưới lớn hơn áp lực cho phép đối với những nhà biệt lập hoặc những khu biệt lập đượcphép đặt thiết bị đều hòa áp lục hoặcphải phân vùng hệ thống cấp nước.

3.14. Hệ thống cấp nước chữa cháy phải dùng áp lực thấp chỉ được xây dựng hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực cao khi có đầy đủ cơ sở kinh tế kỹ thuật.

Trong hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực cao, những máy bơm chữa cháy cố định phải có thiết bị bảo đảm mở máy không chậm quá 3 phút sau khi nhận tín hiệu có cháy.

3.15. Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy áp lực thấp không được nhỏ hơn 10m tính từ mặt đất và chiều dài ống vòi rồng dẫn nước chữa cháy không quá 150m.

Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy áp lực cao phải đảm bảo chiều cao của cột nước dày đặc không nhỏ hơn 10m khi thỏa mãn toàn bộ lưu lượng nừớc chữa cháy và với điều kiện vòi chữa cháy đặt ở điểm cao nhất ở ngôi nhà cao nhất, chiều dài ống và vòi rồng 120m, đường kính 66mm, đường kính nhỏ nhất của vòi phun là 19mm với lưu lượng tính toán của vòi là 5 l/s.

Ghi chú: Ở các trại chăn nuôi áp lực tự do để chữa cháy cần tính với điều kiện vòi rồng tại điểm cao nhất của trại chăn nuôi một tầng.

3.16. Tổn thất áp lực trên 1m chiều dài ống vòi rồng bằng vải có đường kính 66mm cần tính theo công thức:

h = 0,00385 q2 (m)

q: Lưu lượng vòi rồng (l/s)

........


7. TRẠM BƠM

7.1. Trong gian máy của trạm bơm có thể đặt những nhóm máy có mục đích khác nhau.

Ghi chú: Trong các trạm bơm nước sinh hoạt không cho phép đặt máy để bơm dung dịch độc hại và có mùi hôi.

7.2. Tuỳ theo mức độ an toàn có thể chia trạm bơm ra làm 3 loại theo Bảng VII- 1.



Bảng VII-1

Bậc tin cậy

của trạm bơm

Đặc điểm hộ dùng nước

Loại 1

Không được ngừng cung cấp nước: hệ thống chữa cháy riêng và hệ thổng chữa cháy kết hợp.

Loại 2

Được phép ngừng cung cấp nước trong thời gian ngắn để người diều khiển mở máy dự phòng.

Khi trong hệ thống chữa cháy riêng và kết hợp có đủ dung tích chứa nước dự phòng chữa cháy và có đủ áp lực cần thiết.

Đối với trạm bơm cung cấp nước cho khu dân cư với quy mô trên 5000 người.


Loại 3

Được phép ngừng cùng cấp nước để khắc phục sự cổ, nhưng không quá 1 ngày.

Đối với hệ thống chữa cháy riêng và hệ thống kết hợp có nhu cầu nước chữa cháy tới 20 1/s trong khu dân cư tới 5000 người. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư tới 5000 người.

Cung cấp nước tưới cây rửa đường.

Cung cấp nước cho các công trình phụ của nhà máy.



 

Ghi chú:


1- Phân loại mức độ an toàn của trạm bơm phải lấy trùng hợp với mức độ an toàn của nguồn cung cấp điện, theo điều 12.1

2- Các trạm bơm chữa cháy thiết kế theo tiêu chuẩn phòng chây, chữa cháy (TCVN 2622-78)

3- Các trạm bơm cấp nước phục vụ cho công nghiệp thì thiết kế theo yêu cầu riêng của sản xuất.

7.3. Việc chọn kiểu bơm và số lượng tổ máy hoạt động phải dựa trên cơ sở tính toán làm việc đồng thời của máy bơm, ống dẫn mạng lưới và dung tích điều hòa phải căn cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước hàng ngày và hàng năm, điều kiện chữa máy, chế độ làm việc tối ưu của máy bơm và giai đoạn hoạt động của công trình cấp nước.

Ghi chú: Khi chọn kiểu máy bơm cần triệt đểsử dụng máy bơm trục ngang.

7.4. Việc kết hợp giữa trạm bơm đợt 1 và các công trình thu nước cần tuân theo các quy định ở phần công trình thu, khi xét thấy có lợi về kinh tế kỹ thuật thì có thể thiết kế kết hợp trạm bơm đợt 1 và trạm bơm đợt 2. Nói chung các bơm chữa cháy, các bơm gió và bơm nước ra lọc nên bố trí kết hợp trong trạm bơm đợt 2. Quạt gió để khử sắt thường đặt gần thùng khử sắt cưỡng bức.

7.5. Khi thiết kế các trạm cần phải dự kiến khả năng tăng công suất của trạm bằng cách thay thế các máy bơm có công suất lớn hơn hoặc trang bị thêm các máy bơm bổ sung.

7.6. Số lượng máy bơm dự phòng trong các trạm bơm cấp nước cho một mạng lưới hoặc ống dẫn được chọn theo Bảng VII-2



Bảng VII-2

Số lượng tổ máy hoạt động của một nhóm máy

Số lượng tổ máy dự phòng đặt trong trạm bơm

Bậc tin cậy I

Bậc tin cậy II

Bậc tin cậy III

I

2

1

1

Từ 2 đến 3

1-2

1

1

Từ 4 đến 6

2

2

1

Từ 7 đến 9

2-3

2

2

Từ 10 và trên 10

3-4

3

2

 

Ghi chú:

1- Trong số tổ máy hoạt động cô tính cả máy bơm chữa cháy.

2- Khi trong một nhóm máy có đặc tính khác nhau thì số lượng tổ máy dự phòng lấy theo các máy có công suất lớn như Bảng VII-2; đối với máy có công suất nhỏ thì lấy ít đi 1 máy so với Bảng VII-2.

3- Khi trạm bơm chỉ làm nhiệm vụ chữa cháy hay trong trạm bơm sinh hoạt có hệ thống chữa cháy kết hợp áp lực cao, thì đặt thêm 1 tổ máy dự phòng chữa cháy.

4- Cho phép không đặt máy bơm chữa cháy dự phòng đối với khu dân cư có nhu cầu chữa cháy £ 20 l/s và đối với xí nghiệp công nghiệp có mức độ nguy hiểm chịu lửa loại D và E, đối với nhà công nghiệp xếp loại I và II về chịu lửa, có mái, tường và tường ngăn không cháy.

5- Trong trạm bơm đợt I xây kết hợp, với công trình thu có bậc tin cậy II và III, với số tổ máy hoạt động từ 4 trở lên thì số lượng tổ máy dự phòng lấy ít đi 1.

6- Trong trạm bơm bậc tin cậy III có số tổ máy hoạt động từ 7 trở lên thì cho phép để 1 trong số tổ máy dự phòng trong kho.

7- Trong khu dân cư có số dân đến 5000 người, khi có 1 nguồn cung cấp điện thì cho phép đặt máy bơm cứu hỏa dự phòng với động cơ đốt trong.

8- Đối với trạm bơm giếng khoan đứng máy bơm trục đứng. Khi có giếng (cả bơm) dự trữ thì không cần máy bơm dự trữ.

9- Nếu trạm bơm cần cung cấp nước liên tục thì đối với bơm nước rửa lọc phải đặt 2 bơm rửa: 1 hoạt động và 1 dự phòng.

7.7. Chiều rộng nhỏ nhất của lối đi giữa các phần nhô ra của máy bơm, đường ống và động cơ không được nhỏ hơn:

- Giữa các tổ máy mà động cơ có điện thế nhỏ hơn 1000 vôn - 1m có điện thế trên 1000 vôn - 1,2m.

- Giữa tổ máy và tường của trạm bơm chìm - 0,7m.

- Các trạm bơm khác 1m.

- Giữa các máy nén khí - 1,5m.

- Giữa tổ máy và bảng phân phối - 2m.

- Giữa các phần chuyển động của động cơ nhiệt - 1,2m.

Giữa các phần nhô ra và không chuyển động của thiết bị 0,7m. Đối với máy bơm có động cơ điện nhỏ hơn 1000 vôn và đường kính ống dây <100mm và các thiết bị phụ tùng cho phép.

Đặt tổ máy sát tường, không có khoảng trống giữa tổ máy và tường, đặt 2 tổ máy trên 1 bệ nhưng phải có lối đi xung quanh máy, với chiều rộng nhỏ nhất 0,7m. Khi xác định kích thước gian máy cần tính đến diện tích để tháo lắp máy bơm.

Để giảm kích thước trạm bơm trên mặt bằng, cho phép bố trí máy với trục quay phải và quay trái nhưng bánh xe công tác chỉ được chuyển động về một phía.

7.8. Kết cấu bao che trạm bơm nên làm vững chắc bằng gạch, bê tông đối với phần nổi trên mặt đất; phần chìm dưới mặt đất có thể làm bằng gạch hay bêtông, tùy theo tình hình địa chất, địa chất thủy văn và quy mô công trình mà thiết kế. Khi thiết kế trạm bơm nằm dưới mực nước ngầm hoặc mực nước cao nhất của sông hồ thì phải có biện pháp chống thấm cho đáy và thành trạm bơm. Lớp vật liệu chống thấm phải cao hơn các mực nước trên là 0,5 m. Các trạm bơm đều phải có biện pháp thoát nước bên trong trạm bằng thủ công hay bằng cơ giới. Mặt bệ máy bơm phải cao hơn mặt nền trạm bơm tối thiểu 0,2 - 0,3m.

7.9. Trục các máy bơm nên đặt thấp hơn mực nước thấp nhất trong bể chứa hay sông, hồ để dễ dàng tự động hóa và đảm bảo an toàn trong khi làm việc. Trường hợp không thể đặt trục các máy bơm thấp hơn mực nước nói trên thì cần phải đặt corêpin ở đầu ống hút và phải có biện pháp mồi nước cho máy bơm.

Các biện pháp mồi nước có thể là:

1- Lấy trực tiếp từ ống dây chung cả một nhóm máy bơm.

2- Lấy nước trực tiếp từ bể lọc lắng.

3- Dùng thùng nước mồi đặt trong trạm bơm hay dùng đài nước.

4- Dùng bơm chân không.

Lựa chọn biện pháp mồi nước phải tiến hành trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật, tình hình cụ thể và tính chất làm việc của trạm mà quyết định. Các biện pháp 1,2,3 chỉ nên dùng với trạm công suất nhỏ hơn 10.000 m3/ng.đ, khi trạm có công suất lớn hơn thì phải dùng bơm chân không và không cần đặt corepin. Thời gian mồi nước tối đa quy định là 5 phút. Đối với máy bơm chữa cháy là 3 phút. Đối với máy bơm làm việc không liên tục (loại 2,3) là 10 phút.

7.10. Chiều cao của gian đặt máy bơm mà không có thiết bị nâng thì lấy tối thiểu là 3m. Nếu có thiết bị nâng thì xác định theo tính toán bảo đảm khoảng cách từ đáy vật được nâng đến đỉnh các thiết bị đặt ở dưới không được nhỏ hơn 0,5m.

7.11. Kích thước cửa ra vào của trạm bơm phải đủ rộng để vận chuyển các thiết bị máy móc ra vào được dễ dàng. Trạm bơm cần được bố trí nhiều cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên và thông hơi thoáng gió tốt. Khi cần thiết có thể bố trí hệ thống thông hơi nhân tạo để đảm bảo cho nhiệt độ trong trạm bơm không lớn hơn 370- 400C.

7.12. Căn cứ vào trọng lượng nặng nhất các bộ phận của máy bơm hoặc động cơ điện mà trạm bơm cần được trang bị các thiết bị nâng sau đây:

Khi trọng lượng từ 0,2-0,5 T: dùng giá 3 chân di động.

Khi trọng lượng từ 0,5-2T: dùng palăng ray kéo tay.

Khi trọng lượng từ 2-5T: dùng cầu chạy kiểu treo.

- Khi trọng lượng lớn hơn 5T: dùng cầu chạy điện.

7.13. Khi số máy bơm đặt trong trạm bơm lớn hơn 3 (kể cả máy bơm công tác và dự phòng) nếu dùng ống hút chung thì số ống hút không được nhỏ hơn 2 và nên đặt 2 đường ống dây chung. Ngoài ra phải đảm bảo điều kiện:

Khi 1 ống hút bị hỏng thì các đường ống hút còn lại vẫn đảm bảo được lượng nước tính toán của trạm, ống hút của máy bơm cần có độ dốc tối thiểu i- 0,005 cao về phía máy bơm. Đối với loại bơm gió rửa lọc gây tiếng ồn lớn thì ống hút của máy bơm gió cần phải đưa ra ngoài trạm và có hố tiêu âm.

7.14. Chọn đường kính ống và phụ tùng phải căn cứ vào vận tốc nước chảy trong ống, theo Bảng VII-3

Bảng VII-3


Đường kính ống (mm)

Vận tốc nước chảy trong ống đặt trong trạm bơm (m/s)

Ống hút

Ống đẩy

Dưới 250

0,7 – 1,0

1,0 – 1,5

Từ 300-800

1 – 1,3

1,2 – 1,8

Lớn hơn 800

1,3 – 2,0

1,8 – 3,0

 

Ghi chú: Cho phép thay đổi vận tốc không quá 20% để máy bơm làm việc phù hợp với yêu cầu

7.15. Trên đường ống đẩy của máy bơm phải đặt van chắn và van 1 chiều. Vị trí van 1 chiều đặt giữa máy bơm và van chắn.

- Trên đường ống hút thì van chắn cần đặt trong trường hợp máy bơm tự mồi hoặc các máy bơm nối với ống hút chung.

7.16. Bố trí phụ tùng trên ống đẩy và ống hút phải bảo đảm khả năng thay thế hay sửa chữa bất kỳ các máy bơm, van 1 chiều, cũng như các phụ tùng khác mà vẫn phát được 70% lưu lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt đối với trạm bơm bậc tin cậy I và II, và 50% lưu lượng đối với trạm bơm bậc tin cậy III.

7.17. Các đường ống bên trong trạm bơm nên làm bằng ống thép nối mặt bích và phải đặt trên gối tựa; nếu trạm bơm có công suất nhỏ cho phép dùng ống gang. Phải quét sơn để bảo vệ các ống và phụ tùng trong trạm bơm trước khi đưa vào sử dụng. Các đường ống hút và ống đẩy của máy bơm có thể đặt nổi trên sàn nhà hay đặt trong mương có nắp tháo dễ dàng.

Không cho phép đặt ống ngầm đi qua bệ máy bơm. Khi đặt ống trong mương thì phải có độ dốc hướng về hố thu nước. Kích thước mương phải đủ rộng để tháo lắp đường ống được dễ dàng, thường lấy như sau:

- Đối với ống có đường kính đến 400mm thì chiều rộng B = d + 600mm.

Chiều cao mương H = d + 400mm.

- Đối với ống có đường kính từ 500mm trở lên thì B = d+ 800mm và H = d + 600mm.

Tại vị trí đặt các mối nối thì chiều rộng của mương lấy theo điều 8. 17

Trong đó: d là đường kính của ống đặt trong mương tính bằng mm.

Khi ống chui qua tường nếu ở trong đất khô thì dùng đất sét nhão và vữa xi măng để nhét đầy lỗ; nếu trong đất ướt phải có biện pháp ngăn nước, tuyệt đối không cho nước thấm qua lỗ chui của ống để vào trạm bơm.

7.18. Các máy bơm phải được trang bị: đồng hồ đo áp lực, van xả không khí... các máy bơm lớn phải được trang bị đồng hồ chân không. Trong trạm bơm cần bố trí các thiết bị đo lưu lượng nước, áp lực nước, các tín hiệu mực nước trong các công trình liên quan, các tủ điện hoặc hộp cầu dao điện v.v...

7.19. Phải đặt máy bơm sao cho chiều cao hút chân không không được vượt quá chiều cao hút cho phép của máy bơm đã chọn, có tính đến tổn thất áp lực trong ống hút, điều kiện nhiệt độ, áp suất riêng phần của hơi nước, và không để sinh ra hiện tượng ăn mòn cánh quạt. Đối với bơm hướng trục cần có trụ đỡ phía mặt hút, phải tuân theo chỉ dẫn của nhà máy sản xuất khi máy bơm làm việc.

7.20. Đường vào trạm bơm phải rải đá cấp phối hay làm đường nhựa.

7.21. Chiều sâu gian đặt máy (từ mặt đất đến nền) xác định theo các thông số kỹ thuật.

Khi bố trí thiết bị trong gian máy ở phía dưới sàn công tác hay ban công phải có lối đi lại với chiều cao không nhỏ hơn 2,0 m.

7.22. Cho phép ghép trạm bơm với các công trình khác của hệ thống cấp nước nhưng phải cách ly bằng cấu kiện không cháy và có cửa trực tiếp ra ngoài.

7.23. Không cho phép xây dựng tường chịu lực của trạm bơm đợt II, III và trạm bơm tuần hoàn lên thành bể chứa và hố thu.

7.24. Khi trạm bơm ở xa khu quản lý chung thì trong trạm bơm phải có buồng giao ca, có tủ đựng quần áo, không phụ thuộc vào thời gian làm việc của trạm.

7.25. Việc vận hành các máy bơm phải tuân theo quy trình quản lý kỹ thuật. Nếu cho máy bơm làm việc mà van trên đường ống dẫn đã mở sẵn phải dựa trên cơ sở tính toán, có kể đến đặc tính của máy bơm và động cơ, và khả năng nước va trên đường ống.

7.26. Trong trạm bơm phải có hệ thống chữa cháy.

Đối với trạm bơm có động cơ điện hạ thế phải có 2 bình khí chữa cháy cầm tay. Với trạm bơm có động cơ đốt trong công suất dưới 500 mã lực - cần 4 bình.

Trong trạm bơm có thiết bị điện cao thế hoặc động cơ đốt trong công suất trên 500 mã lực phải đặt thêm 2 bình khí CO2 chữa cháy, bể chứa nước 200 lít, 2 tấm amiăng có kích thước 2x2 m.

7.27. Trong trạm bơm có đặt động cơ đốt trong cho phép đặt bể chứa nhiên liệu với số lượng như sau:

Xăng 250 lít, ma dút 500 lít.

Bể chứa nhiên liệu đặt cách ly với gian máy bằng tường không cháy với giới hạn chống lửa không nhỏ hơn 2 giờ.

...

8. ỐNG DẪN, MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN MẠNG



8.1. Số lượng các đường ống dẫn nước thường không được nhỏ hơn 2. Đường kính ống dẫn và số lượng các ống nối phải thiết kế sao cho khi có sự cố trên một đoạn ống nào đó của đường ống dẫn thì lưu lượng nước chảy qua vẫn bảo đảm tối thiểu 70%. Lượng nước sinh hoạt và một phần nước công nghiệp cần thiết, khi đó cần xét đến khả năng tận dụng các bể chứa và các máy bơm dự trữ. Trong trường hợp chỉ có đường ống dẫn cần thiết phải dự trữ nước với dung tích đầy đủ để bảo đảm 70% lượng nước sinh hoạt tính toán, một phần nước công nghiệp cần thiết khi có sự cố, ngoài ra cần có dự trữ nước chữa cháy và dự kiến về biện pháp chữa cháy thích hợp.

8,2. Thời gian cần thiết để khắc phục sự cố đường ống lấy theo chỉ dẫn ở Bảng VIII-I.



Bảng VIII-I

Đường kính ống (mm)

Thời gian cần thiết để khắc phục sự cố trên đường ống (h) theo độ sâu đặt ống (m)

Đến 1,5 m

Trên 1,5m

<400

8

12

Từ 400 - 600

12

18

>500

18

24

 

8.3. Mạng lưới đường ống cấp nước phải là mạng vòng. Mạng lưới cụt chỉ được phép áp dụng trong các trường hợp:

- Cấp nước sản xuất khi được phép ngừng để sửa chữa.

- Cấp nước sinh hoạt khi đường kính không lớn hơn 100mm.

- Cấp nước chữa cháy khi chiều dài không quá 300m.

Ghi chú:


1- Ở điểm dân cư khi số dân dưới 3000 người với tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy 10 l/s được phép đặt mạng lưới cụt nếu chiều dài không quá 300m. Nhưng phải được phép của cơ

quan phòng cháy chữa cháy, đồng thời phải có dung tích trữ nước phòng chữa cháy.

2- Được phép đặt mạng lưới cụt theo phân đợt xây dựng trước khi đặt hoàn chỉnh mạng lưới vòng theo quy hoạch.

8.4. Đường kính ống dẫn xác định theo chỉ dẫn ở điều 8.33, 8.34 và 8.36... Đường kính tối thiểu của mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp với chữa cháy trong các khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp không nhỏ hơn 100mm.

8.5. Khi một ống dẫn trên mạng lưới vòng gặp sự cố thì lưu lượng cấp cho sinh hoạt của mạng lưới được phép giảm 30-50%. Đối với điểm dùng nước bất lợi nhất được phép giảm <75% lưu lượng và áp lực tự do không giảm quá 10m. Đối với hệ thống cấp nước cho sản xuất thì lưu lượng giảm cho phép tính theo trường hợp nhà máy làm việc gặp sự cố. Tổng lưu lượng cấp cho đối tượng dùng nước phụ thuộc vào số trạm bơm cấp vào mạng lưới nhưng không giảm quá 30%.

Khi tính mạng lưới trong trường hợp có cháy thì không kể trường hợp mạng lưới gặp sự cố.

8.6. Đặt đường ống phân phối đi kèm đường ống chính chuyển tải có đường kính £ 600mm thì lưu lượng đường ống phân phối £ 20% lưu lượng tổng cộng.

Nếu đường ống chính <600mm việc đặt thêm đường ống phân phối đi kèm phải có lý do chính đáng. Khi ống qua đường có mặt đường rộng ³ 20m cho phép đặt tách thành 2 ống đi song song.

8.7. Không được nối trực tiếp mạng lưới cấp nước sinh hoạt ăn uống với mạng lưới đường ống cấp nước có chất lượng khác nước sinh hoạt. Trường hợp cần thiết phải nối thì phải có biện pháp ngăn ngừa nhiễm bẩn nước (như làm 2 khóa nước, giữa có van xả) và phải được sự đồng ý của cơ quan y tế.

8.8. Trên các đường ống dẫn và mạng lưới ống phân phối, khi cần thiết phải đặt các thiết bị sau đây:

a- Khóa để chia đoạn sửa chữa.

b- Van thử khí.

e- Van xả khí.

d- Van và miệng xả nước.

đ- Nắp để vào đường ống khi đường kính ống lớn hơn 600mm.

g- Thiết bị giảm áp khi có hiện tượng nước va.

h- Khớp co giãn.

i- Trên đường ống tự chảy có áp phải đặt các giếng tiêu năng hay thiết bị bảo vệ khác để đường ống làm việc trong giới hạn áp lực cho phép.

8.9. Chiều dài đoạn đường ống để sửa chữa quy định như sau:

Khi có 2 hoặc nhiều đường ống đặt song song và không có sự liên hệ giữa các ống lấy không quá 5km.

- Khi có sự liên hệ giữa các ống thì lấy bằng chiều dài đoạn ống giữa các điểm nối.

- Khi chỉ có một đường ống dẫn thì chiều dài không quá 3km.

Đối với mạng lưới ống phân phối phải bảo đảm:

- Không được cắt qua 5 họng chữa cháy.

- Không làm ngừng việc cấp nước tới các nơi dùng nước mà ở đó không cho phép gián đoạn cấp nước.

....


8.15. Họng chữa cháy bố trí dọc theo đường ô tô, cách mép ngoài của lòng đường không quá 2,5m và cách tường nhà không dưới 3,0 m cho phép bố trí họng chữa cháy trên vỉa hè.

Khoảng cách giữa các họng chữa cháy xác định theo tính toán lưu lượng chữa cháy và đặc tính của họng chữa cháy. Khoảng cách này phải phù hợp với yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn chữa cháy nhưng không quá 300m

....

8.17. Cần đặt mối co dãn trong các trường hợp:



- Các mối nối trên đường ống không co dãn được theo trục ống khi thay đổi nhiệt độ nước, không khí và đất.

- Trên đường ống bằng thép đặt trong hầm hay trên cầu cạn khoảng cách giữa các mối co dãn và các trục bất động xác định theo tính toán, có xét tới cấu tạo của mối nối.

- Trên đường ống đặt trên nền đất lún đối với ống bằng thép hàn, đặt dưới đất mối co dãn đặt ở những chỗ có phụ tùng bằng gang.

Nói chung, nếu cần phụ tùng bằng gang được bảo vệ chống lực kéo trung tâm bằng cách nối cứng ống với thành giếng, xây trụ đỡ hay phủ trên ống bằng lớp đất nén chặt thì không cần đặt mối co dãn.

- Phải đặt mối nối động (miệng bát kéo dài, măng sông...) trước phụ tùng bằng gang khi đường ống đặt dưới đất đầm chặt.

Mối nối động và mối co dãn của đường ống đặt dưới đất phải để trong giếng kiểm tra.

8.18. Vòi nước công cộng phải bố trí với bán kính phục vụ khoảng 100m; khi có lý do thích đáng bán kính phục vụ có thể tăng lên. Xung quanh chỗ đặt vòi nước công cộng cần xây gờ chắn và bảo đảm thoát nước được dễ dàng. Nên thiết kế kết hợp vòi nước công cộng và họng chữa cháy ở cùng một chỗ.

8.19. Chọn vật liệu và độ bền của ống dựa trên cơ sở tính toán kết hợp với điều kiện vệ sinh, độ ăn mòn của đất, nước, điều kiện làm việc của ống và yêu cầu về chất lượng nước.

Đối với ống làm việc có áp, có thể dùng các loại ống: gang, thép, fibrôximăng, bêtông cốt thép, chất dẻo. Nói chung nên dùng ống bê tông cốt thép.

- Ống gang chỉ nên dùng khi không có ống phi kim loại.

- Ống thép chỉ nên dùng khi áp lực công tác cao (trên 8kg/cm2) hoặc ở những chỗ:

+ Khi ống qua đường ô tô, xe lửa qua chướng ngại, đầm, hồ, hoặc vượt sông...

+ Ống đặt trên cầu cạn, trong đường hầm.

Đối với ống bê tông cốt thép và fibrôximăng có thể dùng phụ tùng bằng kim loại.

+ Vật liệu làm ống trong hệ thống cấp nước sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu nêu trong điều 1.10.

8.20. Cần có biện pháp phòng hiện tượng nước va thuỷ lực trong các trường hợp:

- Máy bơm ngừng đột ngột.

- Mở van trên đường ống bằng cơ giới hóa.

- Đột ngột đóng hoặc mở các thiết bị thu nước.

Để đảm bảo cho đường ống làm việc an toàn cần tính toán độ tăng áp lực do hiện tượng nước va thủy lực và chọn biện pháp bảo vệ.

8.21. Các biện pháp đề phòng hiện tượng nước va thủy lực khi đóng máy bơm đột ngột.

- Đặt van thu khí trên đường ống.

- Đặt van 1 chiều trên từng đoạn ống khi áp lực thủy tĩnh trong mỗi đoạn không lớn.

8.22. Bảo vệ đường ống không bị hư hỏng do tăng áp khi đóng van bằng cách tăng thời gian đóng van. Nếu biện pháp này không đảm bảo thì phải thêm thiết bị (van an toàn, van xả khí...)

8.23. Thông thường đường ống dẫn nước phải đặt dưới đất. Nếu có lý do được phép đặt ống nổi, trên không, trong đường hầm hoặc đặt chung với các công trình kỹ thuật khác trong một tuyến hầm.

8.24. Đường ống đặt trên nền đất, phải căn cứ theo địa chất, cụ thể và loại ống để gia cố nền.

Khi đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên thì phải giữ nguyên cấu tạo của đất (trụ đá, cát chảy, bùn).

Nếu là đá sỏi thì phải san phẳng và có lớp đệm bằng cát pha đầy trên 10 cm. Có thể dùng đất nhưng phải đầm kỹ để đạt tỷ trọng 1,5 T/m3.

8.25. Chọn phương pháp bảo vệ ống thép không bị han rỉ cả bên trong và ngoài, cần phải có cơ sở số liệu về tính chất ăn mòn của đất, của nước trong ống, cũng như khả năng chịu ăn mòn của ống dẫn dòng điện lan trong đất. Tính theo chỉ dẫn ở điều 1.10.

8.26. Xác định độ sâu chôn ống dưới đất phải dựa vào tải trọng bên ngoài, độ bền của ống, ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài và các điều kiện khác; trong trường hợp thông thường có thể lấy như sau:

- Với đường kính ống đến 300mm chôn sâu không nhỏ hơn 0,5m tính từ mặt đất đến đỉnh ống.

- Với đường kính ống lớn hơn 300mm chôn sâu không nhỏ hơn 1m tính từ mặt đất đến đỉnh ống.

Ghi chú:

1-Khi đặt ống trên vỉa hè thì có thểgiảm trị số ở trên nhưng không nhỏ hơn 0,3m.

2- Khi xác định độ sâu đặt ống cần xét đến cốt mặt đất theo thiết kế quy hoạch san nền của đô thị và khả năng sử dụng của đường ống trước khi hoàn thành công tác san nền.

8.27. Xác định đường kính ống dẫn và mạng lưới trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật. Đồng thời cần dự kiến khả năng phải ngừng một số đoạn khi cần thiết.

8.28. Tính tổn thất áp lực cho các loại ống gang, thép, bêtông cốt thép, chất dẻo... nhập ngoại thì sử dụng bảng tính thuỷ lực hiện hành của Liên Xô. Đối với các loại ống sản xuất trong nước thì căn cứ theo kết quả nghiên cứu khoa học. Nói chung tổn thất áp lực đơn vị phải tăng lên 1-5% tùy theo tình hình cụ thể của mỗi loại ống.

8.29. Khi cải tạo đường ống dẫn và mạng lưới phải áp dụng các biện pháp: (Thay đổi, đặt kèm ống mới và ống cũ, tẩy rửa ống cũ...) để khôi phục lại khả năng dẫn nước của đường ống. Trong trường hợp đặc biệt được phép lấy tổn thất áp lực trong các đoạn ống đang hoạt động và cải tạo bằng tổn thất áp lực thực tế đo.

8.30. Khi tính toán kinh tế kỹ thuật và thủy lực của hệ thống phân phối nước căn cứ theo đặc điểm của hệ thống nhưng phải đủ cơ sở để chọn phương án tối ưu.

Lựa chọn các trường hợp tính toán chế độ làm việc phối hợp của trạm bơm, đường ống dẫn, mạng lưới phân phối dung tích điều hòa của đài và bể chứa căn cứ theo mức độ phức tạp và yêu cầu cụ thể của hệ thống cấp nước trong mỗi thời kỳ:

- Lưu lượng giờ lớn nhất trong ngày dùng nước nhiều nhất.

- Lưu lượng giờ nhỏ nhất trong ngày dùng nước lớn nhất.

- Lưu lượng giờ lớn nhất có xét tới lưu lượng chữa cháy.

Ngoài ra còn tính mạng lưới cho các trường hợp:

- Lưu lượng giờ trung bình trong ngày dùng nước trung bình.

- Lưu lượng giờ nhỏ nhất trong ngày dùng nước ít nhất.

Trường hợp có sự cố trên một số đoạn ống nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu nêu ở điểm 8-1 và 8-5.

8.31. Đường ống cấp nước thường phải đặt song song với đường phố và có thể đặt ở mép đường hay tốt nhất là ở vỉa hè. Khoảng cách nhỏ nhất theo mặt bằng từ mặt ngoài ống đến các công trình và các đường ống khác xung quanh, phải xác định tuỳ theo đường kính ống, tình hình địa chất, đặc điểm công trình và thường không nhỏ hơn các quy định sau đây:

- Đến móng nhà và công trình 3m.

- Đến chân dốc đường sắt 5m.

- Đến mép mương hay chân mái dốc đường ô tô, 1,5 - 2,0m

- Đến mép đường ray xe điện 1,5 - 2,0m.

- Đường dây điện thoại 0,5m.

- Đến đường dây điện cao thế tới 35 KV 1,0m.

- Đến mặt ngoài ống thoát nước mưa ống cấp nhiệt và ống dẫn sản phẩm 1,5m.

- Đến cột điện đèn ngoài đường 1,5m.

- Đến mép cột điện cao thế 3,0m.

- Đến hàng rào 1,5m.

- Đến trung tâm hàng cây l,5 - 2,0m.

Ghi chú:


1-Trong điều kiện chật chội, bố trí khó khăn, nhưng đường kính ống nhỏ và nằm cao hơn móng của công trình có thể hạ thấp các quy định trên.

...

9. DUNG TÍCH DỰ TRỮ VÀ ĐIỀU HÒA

9.1. Khi xác định dung tích các bể chứa và đài nước phải dựa trên biểu đồ dùng nước và bơm nước trong ngày dùng nước lớn nhất. Đồng thời phải xét đến lượng nước dự trữ cho chữa cháy, dự trữ khi hư hỏng và dùng cho bản thân nhà máy nước, ngoài ra khi xử lý nước cho nhu cầu sinh hoạt phải dự kiến thể tích cần thiết theo thời gian tiếp xúc với Clo.

...


9.4. Xác định thể tích nước chữa cháy dự trữ trong các bể chứa, đài, thùng thuỷ khí nén ở các điểm dân cư và khu công nghiệp phải tuân theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy khi thiết kế các công trình xây dựng (TCVN 2622-1978).

9.5. Khi lưu lượng nước nguồn không đủ để bổ sung thể tích nước chữa cháy theo thời hạn quy định thì được phép kéo dài thời gian choán đầy bể với điều kiện tạo thêm dung tích nước bổ sung DQ (m3) xác định theo công thức:

 Trong đó:

Q: Thể tích nước dự trữ chữa cháy

K: Tỷ số thời gian bổ sung lượng nước chữa cháy với thời gian yêu cầu theo chỉ dẫn ở TCVN 2622-1978

9.6. Nếu chỉ có một đường ống dẫn nước vào bể chứa thì trong bể chứa phải có lượng nước dự phòng sự cố trong thời gian sửa chữa đường ống, để bảo đảm cấp nước cho:

- Nhu cầu sản xuất trong thời gian có sự cố.

- Nhu cầu sinh hoạt đạt 70% lượng nước tính toán.

- Chữa cháy trong khoảng 2 - 3 giờ khi lưu lượng chữa cháy đến 25 l/s phụ thuộc vào mức độ chịu lửa của ngôi nhà:

Chú thích:



1-Thời gian sửa chữa đường ống phải lấy tương ứng với chỉ dẫn trong Điều 8.2.

2- Việc phục hồi lượng nước dự phòng cho sự cố được thực hiện bằng cách giảm tiêu chuẩn dùng nước hoặc sử dụng máy bơm dự phòng.

3- Thời gian phục hồi lượng nước dự phòng sự cố lấy bằng 36-48 giờ.

9.7. Chiều cao đài nước hoặc bể chứa có áp phải xác định trên cơ sở tính toán thủy lực bảo đảm cung cấp nước trong những trường hợp bất lợi nhất.

- Với mực nước thấp nhất trong đài, bảo đảm áp lực chữa cháy trên mạng.

- Từ mức nước chữa cháy trở lên đảm bảo áp lực nước cấp cho sinh hoạt.

9.8. Số bể chứa trong một trạm cấp nước không được nhỏ hơn 2. Trong trường hợp công suất nhà máy nhỏ, có biện pháp để cấp nước liên tục không phải dự trữ nước chữa cháy hoặc chỉ cần tiếp xúc với chất khử trùng thì cho phép thiết kế 1 bể.

9.9. Bể chứa có thể xây dựng bằng bê tông cốt thép hay gạch đá. Dùng loại vật liệu nào phải tùy theo tính chất của bể, điều kiện địa chất, thi công, tình hình nguyên vật liệu ở địa phương và thông qua so sánh kinh tế kỹ thuật mà quyết định. Nếu đắp đất trên nóc bể chứa thì chiều dày nên lấy khoảng 200-300mm. Đài nước có thể xây dựng bằng bêtông cốt thép, gạch, kim loại. Đài gạch áp dụng khi dung tích và chiều cao thấp cần lợi dụng thân đài để bố trí các công trình phụ của nhà máy như kho, xưởng, văn phòng... trong các công trình phụ này không được tạo ra khói, bụi và hơi độc.

9.10. Bể chứa nước ăn uống, sinh hoạt, phải đảm bảo nước lưu thông trong thời gian không quá 48 giờ và không nhỏ hơn 1 giờ.

9.11. Bể chứa và thân đài phải đặt các ống đưa nước vào, ống dẫn nước ra, ống tràn, ống xả cặn, thang lên xuống, cửa thăm, lỗ thông hơi và thiết bị đo mực nước.

Đường kính ống tràn phải bảo đảm tháo hết lượng nước lớn nhất đi vào đài hoặc bể. Ống xả cặn của đài có thể nối với ống tràn và cho chảy vào hệ thống thoát nước mưa. Phải có biện pháp để phòng côn trùng chui qua ống tràn để vào bể chứa và bầu đài.

9.12. Việc bố trí các đường ống trong bể chứa và bầu đài cũng như bố trí các van chặn trên đường ống phải đảm bảo khả năng hoạt động độc lập của từng bể.

9.13. Đầu các đường ống trong bể và bầu đài phải làm loe miệng phễu. Khi đặt ống qua thành bể và bầu đài phải đặt lá chắn thép để tránh nước thấm qua tường.

9.14. Khi không có khả năng xả cạn bể chứa bằng tự chảy, thì được phép hút nước ra bằng máy bơm di động.

9.15. Cấu tạo hố van của bể chứa không được liên kết cứng với bể.

9.16. Đường kính của ống xả lấy bằng 100-200mm tùy thuộc vào dung tích của bể chứa và đài.

9.17. Để đảm bảo cho nước lưu thông tốt trong bầu đài, đầu đường ống dẫn nước vào và ra phải đặt ở độ cao khác nhau.

9.18. Khi ngàm cứng ống vào đáy bầu đài trên đường ống đứng phải đặt mối nối co giãn.



9.19. Vật liệu chống ăn mòn trong các bể chứa, bầu đài, thùng thuỷ khí nén và đường ống dẫn nước sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu ghi ở điểm 1-10.

9.20. Phải có thu lôi chống sét và đèn tín hiệu cho đài nước.
Каталог: Resources -> Documents -> 2013
2013 -> 20 tcn 25 – 1991 ĐẶT ĐƯỜng dẫN ĐIỆn trong nhà Ở VÀ CÔng trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
2013 -> 20 tcn 27-91 ĐẶt thiết bị trong nhà Ở VÀ CÔng trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
2013 -> Tcn 58 – 1997 phòng cháy chữa cháy chợ VÀ trung tâm thưƠng mạI, YÊu cầu an toàn trong khai tháC
Documents -> DỰ thảo tuyên truyền về CÔng tác phòng cháy và chữa cháY ĐỐi với các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
2013 -> Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG
Documents -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
Documents -> BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc
Documents -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 144.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương