Eb 2010/100/R. 27/Rev. 1 Chương trình: 16



tải về 268.87 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích268.87 Kb.
#31758
  1   2   3
Mã văn bản: EB 2010/100/R.27/Rev.1

Chương trình: 16



Ngày: 17/09/2010

Lưu hành: Rộng rãi



Bản gốc bằng: Tiếng Anh



Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu

cho Dự án


Phần dành cho đại diện Ban Giám đốc


Cán bộ đầu mối:
Các thắc mắc về kỹ thuật Để gửi văn bản, tài liệu,

Xin liên hệ: Xin liên hệ:


Ông Kevin Cleaver

Trợ lý Phó Giám đốc, phụ trách Chương trình

Vụ Quản lý Chương trình

Tel.: +39 06 5459 2320



e-mail: k.cleaver@ifad.org

Ông/Bà Deirdre McGrenra Cán bộ phụ trách về các

Cơ quan Quản lý

Tel.: +39 06 5459 2374

e-mail: gb_office@ifad.org

Họp Ban Giám đốc — Lần thứ 100






Rome, 15–17 tháng Chín năm 2010

Sử dụng cho mục đích: Phê duyệt



Mục lục

Đề xuất phê duyệt iii


Định nghĩa các thuật ngữ trong Hướng dẫn iii


I.

Giới thiệu

1




A. Cơ sở của Hướng dẫn

1




B. Mục đích

2




C. Nội dung

2




D. Khả năng áp dụng

2

II.

Các nguyên tắc mua sắm, đấu thầu

3




A. Nguyên tắc về Đạo đức

3




B. Nguyên tắc Trách nhiệm

3




C. Nguyên tắc Cạnh tranh

3




D. Nguyên tắc Công bằng

4




E. Nguyên tắc Minh bạch

4




F. Hiệu suất, hiệu quả và Kinh tế

5




G. Hiệu quả đầu tư

5

III.

Quy định về Mua sắm, Đấu thầu

6




A. Nghĩa vụ của Bên vay/Bên nhận Tài trợ

6




B. Các điều kiện Chung để được tài trợ Phát triển Nông nghiệp

6




C. Áp dụng các hệ thống mua sắm, đấu thầu trong nước

6




D. Lên kế hoạch mua sắm, đấu thầu

8




E. Tính hợp lệ

8




F. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước (Dom. Prefer)

9




G. Đấu thầu, mua sắm có sự tham gia của cộng đồng

9




H. Theo dõi và đánh giá của IFAD

10




I. Đấu thầu, mua sắm trái quy định

11




J. Gian lận và tham nhũng

11




K. Giải quyết tranh chấp

12




L. Liên quan đến IFAD

12

Phụ lục
Các phương pháp mua sắm, đấu thầu khi các quy định về mua sắm trong nước không phù hợp 13




Cùng với cuốn Cẩm nang Mua sắm, Đấu thầu, cuốn Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu sửa đổi này của IFAD được nhóm công tác soạn thảo theo sự chỉ đạo của ông Kevin Cleaver, Phụ tá Phó Giám đốc, phụ trách Chương trình, thuộc Vụ Quản lý Chương trình (PMD). Nhóm soạn thảo bao gồm những thành viên sau:


Dina Nabeel, Điều phối viên, phụ trách Khu vực Cận Đông và Bắc Phi Amine Belhamissi, Bộ phận Tư vấn Chính sách và Kỹ thuật

Robert Creswell, Cơ quan Kiểm toán và Giám sát

Francisco David E Silva, phụ trách Khu vực Mỹ La tinh và Carribe

Shankar Achuthan Kutty, phụ trách Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Ruth Farrant, phụ trách Khu vực Đông và Nam Phi

Charles Forrest, Văn phòng Luật sư Đại diện

Bernardino Fortuna, Phòng Dịch vụ Tài chính và Kiểm soát

Karen Juergens, Cơ quan Kiểm toán và Giám sát

Esther Chitila Kasalu-Coffin, phụ trách Khu vực Đông và Nam Phi

Sandro Luzzietti, Bộ phận Hành chính

Luisa Migliaccio, Phòng Dịch vụ Tài chính và Kiểm soát



Perin Saint Ange, phụ trách Khu vực Tây và Trung Phi
Bambis Constantinides, Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Tài chính và Kiểm soát, và Shyam Khadka, Quản lý Chương trình Cấp cao, Bộ phận Trực tiếp (PMD), chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn tổng thể.

Đề xuất phê duyệt


Kính đề nghị Ban Giám đốc phê duyệt bản Hướng dẫn Đấu thầu, Mua sắm sửa đổi này nhằm đưa ra phương hướng cho các cơ quanthực hiện dự án và chương trình do Quỹ tài trợ. Nếu được phê duyệt, hướng dẫn này sẽ thay thế cho Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu mà Ban Giám đốc đã phê duyệt tại phiên họp thứ 83 tháng 12 năm 2004.
Cuốn Cẩm nang Mua sắm, Đấu thầu, được trình theo hướng dẫn sửa đổi để Ban Giám đốc tham khảo, sẽ củng cố thêm cho Hướng dẫn sửa đổi này

Định nghĩa các thuật ngữ trong Hướng dẫn


Trong Hướng dẫn, các thuật ngữ dưới đây được định nghĩa như sau:
“Bên vay/Bên nhận tài trợ” là bên được chỉ định làm cơ quan vay hoặc nhận tài trợ trong hiệp định vay vốn hoặc trong thỏa thuận khác.
“Cộng đồng” là cá nhân hoặc các nhóm hưởng lợi dự án, các nhóm cộng đồng không có vị trí pháp lý, các nhóm hoặc hội có vị trí pháp lý nhưng có hoặc không có tư cách pháp nhân riêng là một nhóm, các phường, hội tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương và các tổ, nhóm nhỏ tại địa phương có chức năng hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các hoạt động xã hội và nông nghiệp nông thôn. “Cộng đồng” trong các trường hợp nói trên có thể tham gia với tư cách là đại lý mua sắm, đơn vị thực hiện, hoặc nhà thầu và nhà cung cấp hàng hóa, công trình và các dịch vụ có liên quan cho dự án.
“Quy trình Mua sắm, đấu thầu” là toàn bộ chu trình mua sắm, đấu thầu mở đầu bằng bước xác định nhu cầu thông qua việc thực hiện hợp đồng
“Bên Quản lý Dự án” là đơn vị mà Bên vay/Bên nhận tài trợ chỉ định làm Đơn vị quản lý dự án được nêu trong hiệp định vay vốn, chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý dự án. Thuật ngữ này cũng nói đến cơ quan chủ trì chương trình/dự án và các đơn vị phối hợp thực thi dự án cũng như các đơn vị thực hiện dự án.
“Dịch vụ” là thuật ngữ chung chỉ các dịch vụ tư vấn và phi tư vấn

Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu dành cho Dự án

I. Giới thiệu

A. Cơ sở của Hướng dẫn



1. Điều 7, Phần 2(j) của Hiệp định Thành lập IFAD quy định rằng Ban Giám đốc sẽ áp dụng các quy định phù hợp về mua sắm, đấu thầu hàng hóa và dịch vụ từ nguồn tài trợ của Quỹ. Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu sửa đổi này sẽ được áp dụng cho tất cả các chương trình và dự án sử dụng vốn tài trợ của IFAD, và cho việc cấp vốn tài trợ từ các quỹ bổ sung trừ phi có thỏa thuận khác. Hướng dẫn này thay thế cho Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu đã được Ban Giám đốc phê duyệt tháng 12 năm 20041
2. Các Điều kiện Chung đối với Tài trợ Phát triển Nông nghiệp – bản sửa đổi tháng 4 năm 2009 của IFAD (sau đây gọi là: Điều kiện chung) áp dụng phương thức mua sắm, đấu thầu mới đối với các khoản vay và viện trợ từ IFAD là: “Hoạt động Mua sắm, Đấu thầu hàng hóa, công trình do IFAD tài trợ sẽ được thực hiện theo các điều khoản trong quy định về mua sắm, đấu thầu của Bên vay/Bên nhận tài trợ chừng nào mà các quy định này phù hợp với Hướng dẫn Mua sắm của IFAD. Các thủ tục mà Bên Vay/Bên Nhận tài trợ phải thực hiện để đảm bảo phù hợp với Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu của IFAD phải được xác định rõ trong Kế hoạch Mua sắm, Đấu thầu
3. Áp dụng phương thức mới này, IFAD sẽ tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra trong Tuyên bố Paris về Hiệu quả Viện trwoj và Chương trình Hành động Accra về việc áp dụng các quy định về mua sắm đấu thầu trong nước của Bên vay/Bên nhận Tài trợ
4. Việc áp dụng các quy định mua sắm, đấu thầu của nước vay/nước nhận viện trợ sẽ luôn phải được IFAD xác thực rằng:
(a) Các quy định này tuân thủ các tập quán mua sắm, đấu thầu công cộng mà quốc tế chấp nhận áp dụng;
(b) Các quy định này cũng nêu được các nguyên tắc mua sắm, đấu thầu cơ bản và hỗ trợ việc phát triển năng lực mua sắm, đấu thầu trong nước trong quy trình mua sắm, đấu thầu; và
(c) Quá trình thực thi phù hợp với các nguyên tắc trên và với các quy định về pháp lý và pháp luật trong nước.
5. Chính vì vậy, Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu sửa đổi này ít chú trọng hơn vào chi tiết các phương thức đấu thầu, mua sắm mà tập trung nhiều hơn vào các quy tắc, tiêu chuẩn và chính sách nói chung mà bên vay/bên nhận tài trợ phải tuân theo khi thực hiện các dự án do IFAD tài trợ
6. Do đó, IFAD sẽ đóng vai trò chủ động hơn trong việc đánh giá và giám sát các quy định và thủ tục mua sắm, đấu thầu trong nước, đảm bảo rằng những quy định và thủ tục này phù hợp với hướng dẫn mua sắm, đấu thầu sửa đổi. Bằng việc giám sát quy trình mua sắm, đấu thầu cho dự án và hỗ trợ thực thi, Quỹ sẽ đảm bảo rằng quy trình mua sắm, đấu thầu tuân thủ các quy định trong nước đã được chấp thuận.
7. Trong trường hợp IFAD cho rằng quy định về mua sắm, đấu thầu của bên vay/bên nhận tài trợ không phù hợp một phần hay toàn bộ hướng dẫn này, việc mua sắm, đấu thầu sẽ áp dụng các điều khoản thay thế, theo quy định tại mục III và trong phụ lục của hướng dẫn này.
8. Ngoại lệ duy nhất sẽ là trường hợp đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trong đó bất kể mọi kết quả đánh giá theo các quy định hay thủ tục đấu thầu, mua sắm trong nước như thế nào thì các thủ tục của World Bank như đã nêu trong hướng dẫn này sẽ luôn có hiệu lực thực thi.
1 Hướng dẫn Mua sắm, Đấu thầu của IFAD được thông qua vào tháng 12 năm 2004 sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hiệp định/thỏa thuận được duyệt hoặc có hiệu lực trước khi hướng dẫn sửa đổi này được thông qua, trừ phi có thỏa thuận khác giữa Quỹ và bên vay/bên nhận tài trợ

B. Mục đích

9. Văn bản này quy định các chính sách, nguyên tắc và tiêu chuẩn mà IFAD yêu cầu bên vay/bên nhận tài trợ phải tuân theo khi thực hiện việc mua sắm, đấu thầu hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ2 trong các dự án hoặc chương trình phát triển theo các điều khoản của hiệp định vay vốn3 (mục I.D của hướng dẫn này).
10. Với mục đích hài hòa hóa thủ tục, hướng dẫn này đã được điều chỉnh sao cho phù hợp chặt chẽ với các nguyên tắc mua sắm, đấu thầu; các thủ tục thực thi mà quốc tế công nhận rộng rãi, và với các chính sách cũng như tiêu chuẩn mua sắm, đấu thầu của các thể chế tài trợ phát triển khác. Hướng dẫn này cũng xét đến quy mô và tính chất đặc thù của các hoạt động cũng như nhiệm vụ của IFAD ở bất kỳ điểm nào có thể áp dụng.
11. Quyền và nghĩa vụ của bên vay/bên nhận tài trợ và tất cả các bên cung cấp hàng hóa, công trình và dịch vụ được quy định trong các điều khoản đề ra trong hồ sơ thầu4 và hợp đồng do bên vay/bên nhận tài trợ và bên cung cấp nói trên cùng ký kết, và không phải áp dụng theo hướng dẫn này hay hiệp định vay vốn. Không bên nào khác ngoài các bên được đề cập trong hiệp định vay vốn có bất kỳ quyền nào từ hiệp định hoặc có bất kỳ đòi hỏi nào từ các khoản tiền từ nguồn tài trợ.
12. Hướng dẫn này được thiết kế không phải với mục đích cung cấp các thủ tục thực thi chi tiết đối với hoạt động mua sắm đấu thầu liên quan đến dự án. Thông tin như vậy nằm tại cuốn Cẩm nang Mua sắm dành cho cán bộ của IFAD và bên vay/bên nhận tài trợ, được phổ biến trên website của IFAD (www.ifad.org).
C. Nội dung

13. Hướng dẫn này được chia thành ba mục


(a) Mục I bao gồm cơ sở, mục đích, nội dung và khả năng áp dụng của hướng dẫn;
(b) Mục II trình bày các nguyên tắc đấu thầu, mua sắm áp dụng cho các chương trình hoặc dự án do IFAD tài trợ; và
(c) Mục III đưa ra các thông tin về quy trình, thủ tục mua sắm, đấu thầu, trình bày các tiêu chuẩn cơ bản sẽ áp dụng trong quá trình thực hiện.
D. Khả năng áp dụng

14. Hướng dẫn này được áp dụng cho mọi hoạt động mua sắm đấu thầu do bên vay/bên nhận tài trợ thực hiện khi mua sắm hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ cho chương trình hoặc dự án phát triển theo hiệp định vay vốn của IFAD mà tài trợ của IFAD là nguồn cấp vốn duy nhất.


15. Một số dự án của IFAD có thể có hình thức đồng tài trợ với các cơ quan phối hợp khác mà một số cơ quan này có hướng dẫn mua sắm của riêng mình. Nếu cơ quan tài trợ khác có hướng dẫn mua sắm riêng có trách nhiệm thay mặt IFAD quản lý và giám sát dự án thì thông thường sẽ áp dụng hướng dẫn mua sắm đấu thầu riêng của cơ quan đó trừ phi có thỏa thuận khác với IFAD. Mọi dự án do các cơ quan tài trợ khác quản lý mà các cơ quan này không có hướng dẫn mua sắm đấu thầu riêng cũng như mọi dự án chịu sự giám sát trực tiếp của IFAD đều phải áp dụng hướng dẫn mua sắm đấu thầu này.
16. Trong các trường hợp phải áp dụng hướng dẫn này, việc điều chỉnh không thực hiện theo hướng dẫn chỉ được phép khi được nêu một cách chính thức trong hiệp định vay vốn
2 đối với dịch vụ tư vấn và cả phi tư vấn.

3 Như đã quy định trong Các Điều kiện Chung trong Tài trợ Phát triển Nông nghiệp

4 Trong hướng dân này, “bid/bidding” và “tender/tendering” có nghĩa tương đương

II. Các nguyên tắc mua sắm, đấu thầu

A. Nguyên tắc Đạo đức

17. Nguyên tắc chỉ đạo cho hành vi đạo đức là công bằng, độc lập và liêm chính


18. Không một cá nhân hoặc tập thể nào được lợi dụng quyền hạn, chức vụ hoặc cơ quan của mình để trục lợi cá nhân, là những hành động như gạ gẫm, chấp nhận hoặc hưởng lợi từ bất kỳ vật gì có giá trị vật chất, dưới mọi hình thức5 dù là trực tiếp từ người khác hoặc gián tiếp từ họ hàng hay cộng sự thân tín, do được IFAD tài trợ việc mua sắm.
19. Cán bộ của Bên vay/Bên nhận tài trợ tham gia hoạt động mua sắm, đấu thầu có nghĩa vụ:

(a) Bảo đảm và nâng cao uy tín của nước vay/nước nhận tài trợ bằng cách:

(i) Đảm bảo tối đa các tiêu chuẩn về tính chân thật và liêm chính trong mọi mối quan hệ về nghề nghiệp;

(ii) Phát triển tối đa các tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp;

(iii) Phát huy tối đa việc sử dụng vốn tài trợ của IFAD và các nguồn lực khác mà họ đảm nhiệm theo đúng các mục đích mà các quỹ và nguồn lực này được cấp cho nước vay/nước nhận tài trợ; và

(iv) Tuân theo nội dung và tinh thần của:

Hiệp định vay vốn;

Luật và quy định của nước vay/nước nhận tài trợ;



Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; và

Các nghĩa vụ hợp đồng;
(b) Công bố mọi lợi ích cá nhân có thể gây ảnh hưởng đến, hoặc có thể được người khác có lý do cho rằng lợi ích cá nhân đó gây ảnh hưởng đến tính công bằng vô tư trong mọi vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ của họ (xung đột lợi ích). Trong trường hợp có tính chất như vậy, cán bộ được đề cập đến ở đây không được tham gia bằng bất kỳ cách nào vào quy trình mua sắm, để tránh việc mua sắm không đúng quy định; và
(c) Tôn trọng tính bảo mật về thông tin đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và không được sử dụng những thông tin này để trục lợi cá nhân hoặc vì lợi ích không chính đáng của bất kì nhà thầu, nhà cung cấp nào. Thông tin được cung cấp trong quá trinhfh thực hiện nhiệm vụ của cán bộ phải là thông tin trung thực, vô tư và không phải là thông tin gây hiểu nhầm.
B. Nguyên tắc Trách nhiệm

20. Bên vay/bên nhận tài trợ chịu trách nhiệm giải trình trước IFAD về mọi hành động và quyết định có liên quan đến việc mua sắm, đấu thầu từ nguồn của dự án.


21. Trách nhiệm này bao gồm, nhưng không giới hạn ở những điều sau:
(a) Đảm bảo không sử dụng quỹ sai mục đích tài trợ; và
(b) Đảm bảo hoạt động mua sắm, đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn này.
22. Bên vay/bên nhận tài trợ sẽ tiếp tục tuân thủ các điều khoản của mục 4.09 “Hoàn lại các Khoản Rút vốn” của Các Điều kiện chung cho Tài trợ Phát triển Nông nghiệp và mục III.A của hướng dẫn này là “Nghĩa vụ của Bên vay/Bên Nhận tài trợ”
C. Nguyên tắc cạnh tranh

23. Cạnh tranh đầy đủ, công bằng và chính đáng giữa các nhà cung cấp và nhà thầu hợp lệ6 là nền tảng của các hoạt động mua sắm đấu thầu do dự án tài trợ.






5 Bao gồm, nhưng không hạn chế ở, quà tặng, dịch vụ, ưu đãi hoặc ngoại giao.

6 Như quy định tại mục III.
24. Phương thức đảm bảo tính cạnh tranh phổ biến nhất là thông qua quy trình đấu thầu cạnh tranh, và, về mặt này, IFAD quy định cụ thể rằng mọi hàng hóa, công trình và dịch vụ phải được đấu thầu, mua sắm thông qua một quy trình đấu thầu mua sắm thống nhất7 có sự tham gia của ít nhất ba nhà cung cấp hoặc nhà thầu riêng biệt8 mà hoạt động kinh doanh của các đơn vị này liên quan trực tiếp đến hạng mục mua sắm sẽ thực hiện.
25. Đối với các hợp đồng mua sắm hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ có giá trị thấp, sẽ không thực tế và hiệu quả nếu quảng cáo mời thầu quốc tế, và mức độ cạnh tranh theo nguyên tắc cạnh tranh bắt buộc đối với mỗi hoạt động mua sắm, đấu thầu sẽ được thể hiện trong phương thức mua sắm đấu thầu do IFAD phê duyệt trong kế hoạch mua sắm đấu thầu.
26. Bên vay/bên nhận tài trợ cần khuyến khích sự canh tranh chân chính trong mọi cơ hội và có thể phải đưa ra bằng chứng về:
(a) Sự canh tranh công bằng và trung thực trong lựa chọn danh sách ngắn và trong gọi thầu; và
(b) Hiệu quả cạnh tranh trong suốt quá trình đấu thầu.
27. Phương thức lựa chọn từ một nguồn và ký hợp đồng trực tiếp không thể hiện các yếu tố cạnh tranh mà IFAD yêu cầu. Chỉ trong các trường hợp ngoại lệ9, các phương thức này sẽ được xem xét và phê duyệt trong kế hoạch mua sắm đấu thầu có sự đồng ý của IFAD
D. Nguyên tắc Công bằng

28. IFAD mong đợi rằng hoạt động mua sắm đấu thầu của dự án sẽ được công khai tới nhiều nhà thầu hợp lệ có thể nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh.


29. IFAD mong đợi bên vay/bên nhận tài trợ đảm bảo rằng mọi nhà thầu triển vọng đều:
(a) Được quản lý theo một phương thức thống nhất và phù hợp với luật, quy định và yêu cầu về quy trình mua sắm đấu thầu;
(b) Được tạo một sân chơi bình đẳng để họ cạnh tranh một cách chân chính; và
(c) Được đối xử một cách bình đẳng, không thiên vị, không thành kiến để nguyên tắc công bằng và cơ hội bình đẳng có thể được thể hiện trong mọi hoạt động mua sắm, đấu thầu.
30. Bằng cách phấn đấu đạt được tính công bằng trong hoạt động mua sắm, đấu thầu, IFAD sẽ:
(a) Không nhân nhượng sự loại trừ, phân biệt, định kiến hay thành kiến, hoặc thiên vị hay đối xử bất bình đẳng đối với mọi nhà thầu hoặc nhà cung cấp tiềm năng, dù trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc thao túng bất kỳ bước nào trong quá trình mua sắm đầu thầu, bao gồm nhưng không hạn chế các bước như, xây dựng đặc tả kỹ thuật, tiêu chí đánh giá hoặc yêu cầu mời thầu. Trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ các hành vi như trên, IFAD có quyền thực hiện bất kỳ hành động phòng ngừa, điều chỉnh hoặc xử phạt mà IFAD thấy phù hợp; và
(b) Cố gắng giải quyết, cùng với ý kiến tham khảo của bên vay/bên nhận tài trợ, bất kỳ sắp đặt nào có thể ngăn cản hoặc gây ảnh hưởng đến tính công bằng trong quá trình mua sắm, đấu thầu.
E. Nguyên tắc Minh bạch

31. IFAD mong muốn đạt được tính minh bạch và công khai tối đa trong quy trình mua sắm đấu thầu được thực hiện trong dự án do IFAD tài trợ. Thiếu tính minh bạch có thể thể hiện trong hành động cố gắng giấu kín thông tin mà việc này có thể làm ảnh hưởng đến tính công bằng và liêm chính trong quá trình mua sắm đấu thầu.






7 “Thống nhất” cóa ngĩa là việc áp dụng một phương thức mua sắm đấu thầu được công nhận trong kế hoạch mua sắm, đấu thầu.

8 Trong văn cảnh này, “riêng biệt” có nghĩa là nhà thầu hoặc nhà cung cấp phải (i) tất cả mọi nhà thầu hoặc nhà cung cấp phải có quyền sở hữu riêng biệt, (ii) không có bất kỳ quan hệ công ty mẹ-con, không có bất kỳ mối liên quan, phụ trợ hoặc gắn kết với nhau mà mối liên quan này có thể được coi là làm ảnh hưởng đến nguyên tắc cạnh tranh, và (iii) không có cổ đông hoặc giám đốc chung.

9 Các điều kiện áp dụng phương thức Hợp đồng trực tiếp/Lựa chọn từ một nguồn được quy định trong Cẩm nang Mua sắm
32. Minh bạch trong mua sắm, đấu thầu liên quan đến việc công bố10 rộng rãi đến các bên có liên quan, có mối quan tâm hoặc chịu ảnh hưởng bởi quy trình đấu thầu, mua sắm, bao gồm nhưng không hạn chế ở các thông tin về:
(a) Các cơ hội đấu thầu hiện tại và tiềm năng hiện có;

(b) Nơi tiếp cận các dữ liệu phù hợp;

(c) Các quy trình, thủ tục thực hiện đấu thầu, mua sắm;

(d) Cơ chế trao hợp đồng;



(e) Thông tin về trao hợp đồng; và

Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 268.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương