Eb 2010/100/R. 27/Rev. 1 Chương trình: 16



tải về 268.87 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích268.87 Kb.
#31758
1   2   3
(f) Thủ tục gọi thầu.
33. Các hình thức thông tin/công bố những thông tin như trên sẽ rất khác nhau tùy theo bản chất của thông tin nhưng thông thường sẽ qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện tại (v.d trang web của chính phủ, bảng tin công cộng hoặc báo đài) hoặc trong các tài liệu, hồ sơ mua sắm, đấu thầu phù hợp với hoạt động mua sắm đấu thầu riêng rẽ (v.d. thông báo mời thầu và hồ sơ mời thầu).
34. Bên vay/bên nhận tài trợ được yêu cầu phải luôn luôn có hành động công khai, có thể lường trước và phù hợp với thông tin được công bố.
F. Tính hiệu quả, hiệu suất và kinh tế

35. IFAD yêu cầu bên vay/bên nhận tài trợ chứng minh tính hiệu suất và kinh tế trong thực hiện hoạt động mua sắm, đấu thầu liên quan đến dự án, để tránh các chậm trễ, quá hạn trong thực hiện và để đạt được tính hiệu quả của đồng tiền.


36. Hoạt động mua sắm, đấu thầu phải được tổ chức tốt, được thực hiện một cách đúng đắn về số lượng, chất lượng và tính kịp thời, cũng như đạt được giá thành tối ưu, phù hợp với các hướng dẫn, nguyên tắc và quy định.
37. Các bước thực hiện phải tỷ lệ với hoạt động mua sắm sao cho tổng chi phí tiến hành quy trình mua sắm đấu thầu được giảm thiểu và phù hợp với quy mô ngân sách dành cho hoạt động sẽ thực hiện mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo.
38. Tính hiệu suất có thể đạt được nhờ kết hợp nhiều phương thức với nhau. Chẳng hạn, đối với việc lập kế hoạch, kết hợp và thực hiện các hoạt động mua sắm đấu thầu có thể áp dụng cách tiếp cận chiến lược để giảm thiểu thất thoát về thời gian và nguồn lực. Vì thế, thiết kế của tất cả các dự án do IFAD tài trợ phải bao gồm kế hoạch mua sắm đấu thầu theo mục III.D của hướng dẫn này và theo quy định cũng như yêu cầu của Các điều kiện chung cho Tài trợ Phát triển Nông nghiệp
G. Giá trị đầu tư

39. Đằng sau tất cả những nguyên tắc đề cập ở trên là sự cần thiết phải đạt được giá trị đầu tư đối với mọi hoạt động mua sắm, đấu thầu của dự án thông qua kết hợp tối ưu một số yếu tố như sau:


(a) Áp dụng các nguyên tắc mua sắm đấu thầu tốt và được quốc tế công nhận;
(b) Đảm bảo rằng hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ được đấu thầu, mua sắm đạt yêu cầu đối với công tác này và không quá cụ thể, chi tiết;
(c) Đảm bảo hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ được ký hợp đồng mua sắm với các điều khoản tốt nhất có thể, có tính đến vòng đời dự kiến của các hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ này; và
(d) Đảm bảo nhà cung cấp/nhà thầu hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ đạt tiêu chuẩn, có tư cách pháp lý và đủ năng lực để thực hiện hợp đồng

10 IFAD công nhận một số quốc gia có hệ thống pháp lý trong nước quy định về việc công bố thông tin, và trong những trường hợp như vậy, sẽ đưa ra được các điều khoản cụ thể quá trình đàm phán để đảm bảo duy trì nguyên tắc minh bạch.

40. Giá trị tốt nhất không nhất thiết là lựa chọn ban đầu về giá thấp nhất, mà phải là giá trị thu lại của đầu tư tốt nhất, trong đó có tính đến các trường hợp đặc biệt và cụ thể của mỗi hoạt động mua sắm, đấu thầu; cân đối giữa thời gian, chi phí và chất lượng cần thiết; và kết quả tổng thể của hợp đồng trong việc đạt được mục tiêu ban đầu.


III. Quy định về Mua sắm, đấu thầu

A. Nghĩa vụ của Bên vay/Bên nhận tài trợ

41. Bên vay/Bên nhận tài trợ phải:
(a) Luôn hành động theo mối quan hệ pháp lý quy định trong hiệp định tài trợ;
(b) chịu trách nhiệm toàn phần đối với việc thực hiện, lập kế hoạch dự án và trao cũng như quản lý hợp đồng mua sắm của dự án; và
(c) Thực hiện mọi hoạt động mua sắm, đấu thầu liên quan đến dự án theo các chính sách, nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra trong hướng dẫn này.
42. Ý kiến của IFAD đối với các thủ tục, hồ sơ và kết quả cũng như đề xuất trao hợp đồng thầu – là một trong các chức năng giám sát của IFAD cũng không thể miễn trách cho bên vay/bên nhận tài trợ bất kỳ nghĩa vụ nào nêu trên.
B. Các Điều kiên chung đối với Tài trợ Phát triển Nông nghiệp

43. Như đã quy định tại mục I.A của hướng dẫn này, cuốn Các Điều kiện Chung được sửa đổi tháng 4 năm 2009 đã đưa vào áp dụng cách tiếp cận mới của IFAD đối với hoạt động mua sắm, đấu thầu từ nguồn tài trợ và viện trợ của IFAD. Hướng dẫn này cũng phù hợp với nhiều cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế hướng đến việc áp dụng các quy định về mua sắm, đấu thầu trong nước11


44. Cuốn Các Điều kiện chung sửa đổi được thiết kế rõ ràng hơn và đơn giản hơn đối với các cán bộ của IFAD cũng như các cán bộ của bên vay/bên nhận tài trợ. Các điều kiện sửa đổi này được áp dụng đối với mọi hiệp định tài trợ dành cho các dự án được phê duyệt sau kỳ họp thứ 96 của Ban Giám đốc IFAD.
45. Liên quan cụ thể đến mua sắm, đấu thầu, các Điều kiện Chung nói trên tập trung vào:
(a) Việc áp dụng các quy định về mua sắm, đấu thầu của bên vay/bên nhận tài trợ với điều kiện các quy định này phù hợp với hướng dẫn mua sắm, đấu thầu của IFAD; và
(b) Tầm quan trọng ngày càng lớn của kế hoạch mua sắm, đấu thầu của dự án trong việc đề ra các thủ tục mua sắm, đấu thầu mà bên vay/bên nhận tài trợ phải tuân thủ để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình thực thi.
46. Cả hai mặt trên đều được trình bày cụ thể hơn ở các mục III.C và D.
C. Áp dụng các hệ thống quy định mua sắm, đấu thầu trong nước

47. Theo các điều khoản trong cuốn Các Điều kiện chung đối với Tài trợ Phát triển Nông nghiệp, việc mua sắm, đấu thầu hàng hóa, công trình và dịch vụ do IFAD tài trợ phải được tiến hành theo các điều khoản của quy định mua sắm, đấu thầu của bên vay/bên nhận tài trợ, ở mức độ phù hợp với hướng dẫn này. Mỗi kế hoạch mua sắm, đấu thầu phải xác định các thủ tục mà bên vay/bên nhận tài trợ phải thực hiện để đảm bảo phù hợp với hướng dẫn này.


48. Do vậy, mục này trình bày quy trình mà IFAD sẽ áp dụng để đánh giá các quy định và hệ thống mua sắm, đấu thầu trong nước của một quốc gia có phù hợp với chính sách, nguyên tắc và tiêu chuẩn mua sắm, đấu thầu đưa ra trong hướng dẫn này không.

11 Chẳng hạn, Tuyên bố Paris về Hiệu quả Viện trợ mà IFAD đã ký kết, đã khẳng định cam kết “tăng cường điều chỉnh viện trợ sao cho phù hợp với các ưu tiên, các hệ thống quy định, và thủ tục của nước đối tác” và đồng thời giúp tăng cường năng lực của các hệ thống này” (đoạn 3(ii)). Chương trình Hành động Accra tái khẳng định điều này bằng cách cam kết “củng cố và áp dụng các hệ thống của các quốc gia đang phát triển ở mức độ cao nhất có thể” (đoạn 15) .

Giai đoạn 1: Đánh giá tổng thể quốc gia

49. Trong quá trình xây dựng chương trình hợp tác quốc gia (COSOP), hoặc nếu khi chưa có quy trình COSOP, thì khi phù hợp, IFAD sẽ cùng với bên vay/bên nhận tài trợ thực hiện đánh giá tại bàn các thông tin hiện có để đảm bảo hai mặt sau:
(a) Khung pháp lý và quy định tổng thể; và
(b) Cơ chế mua sắm đấu thầu công cộng trong nước.
50. Các nguồn thông tin để phục vụ mục đích đánh giá như vậy sẽ rất khác nhau tùy theo khối lượng và mức độ hoàn chỉnh của thông tin sẵn có và quy mô tổng thể của nhóm chương trình quốc gia, tuy nhiên thông thường sẽ gồm:
(a) Kết quả đánh giá các hệ thống mua sắm đấu thầu trong nước do Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thực hiện;
(b) Các phát hiện gần nhất của các cơ quan thực thi của chính phủ, nhà tài trợ và các đối tác phát triển; và
(c) Kinh nghiệm trước đây của các dự án IFAD.
51. Từ kết quả của đánh giá trên, Ifad sẽ khái quát đưa ra một số tuyên bố cấp cao trong COSOP về phát hiện của mình. Các tuyên bố này sẽ không phải là quyết định tuyệt đối mà chỉ đóng vai trò là tiền đề cho hoạt động đánh giá chi tiết hơn trong giai đoạn đánh giá thiết kế dự án
52. Nếu IFAD kết luận sau khi đánh giá rằng có nhiều mối quan ngại và/hoặc có nhiều quan ngại cơ bản liên quan đến các vấn đề được đánh giá thì kết quả đánh giá quốc gia tổng thể sẽ là hiện tại chưa thể áp dụng hệ thống mua sắm, đấu thầu trong nước này được

Giai đoạn 2: Đánh giá dự án chi tiết12

53. Thực hiện mua sắm, đấu thầu có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng để có thể thực hiện tốt dự án, nhằm đạt được mục tiêu của dự án và đạt được tính bền vững. Trong thiết kế dự án, IFAD sẽ phối hợp với bên vay/bên nhận tài trợ cùng thực hiện một đợt đánh giá toàn diện hơn đối với cơ quan (các cơ quan) được chỉ định thực hiện hoạt động mua sắm đấu thầu của dự án. Nội dung đánh giá sẽ bao gồm, nhưng không hạn chế các điểm sau:
(a) Mức độ áp dụng trên thực tế bất kỳ luật, nghị định, quy định hoặc thủ tục hiện hành nào về mua sắm, đấu thầu và mức độ các luật, quy định hoặc thủ tục này đáp ứng yêu cầu ở mục II;
(b) Khả năng thực thi hoạt động mua sắm, đấu thầu phục vụ dự án của nguồn nhân lực hiện tại;

(c) Cơ cấu tổ chức và chức năng;

(d) Các hệ thống hỗ trợ và kiểm soát liên quan đến mua sắm, đấu thầu;

(e) Lưu trữ hồ sơ, giấy tờ; và

(f) Môi trường mua sắm đấu thầu tổng thể của cơ quan (các cơ quan) thực thi.
54. Danh sách các tiêu chí đánh giá sẽ được đưa ra trong cuốn Cẩm nang Mua sắm, đấu thầu.
55. Dựa trên kết quả của đánh giá giai đoạn 2 này, IFAD sẽ phân loại các tiêu chí trên vào một trong ba nội dung lớn sau đây:
(a) Đạt được tất cả các yêu cầu và được xem là phù hợp để áp dụng cho hoạt động mua sắm, đấu thầu của dự án;


12 Sẽ được tiến hành ở giai đoạn thiết kế dự án.

13 IFAD sẽ căn cứ vào các đánh giá phù hợp do các ngân hàng phát triển và các đối tác khác trong khu vực nếu có

(b) Nhìn chung là đáp ứng yêu cầu và có thể thích hợp để áp dụng cho hoạt động mua sắm đấu thầu của dự án đi kèm với một số điều chỉnh; và


(c) Không đáp ứng yêu cầu và được xem là không phù hợp để áp dụng.
Phát hiện và Kết quả đánh giá

56. Căn cứ vào kết quả các đánh giá riêng biệt, IFAD sẽ quyết định sẽ áp dụng toàn bộ, một phần hoặc không áp dụng hệ thống mua sắm, đấu thầu trong nước. Quyết định này sẽ được chia sẻ với bên vay/bên nhận tài trợ và sẽ được phản ánh trong thiết kế dự án.


57. Khi các phương thức hoặc tập quán mua sắm, đấu thầu theo khung pháp lý và quy định trong nước được đánh giá là “không đáp ứng yêu cầu và được xem là không phù hợp để áp dụng” thì IFAD sẽ áp dụng các phương thức mua sắm đấu thầu ở phần phụ lục của Hướng dẫn. Các phương thức mua sắm, đấu thầu này sẽ nhất quán với các phương thức mà các cơ quan thực thi, nhà tài trợ và đối tác phát triển khác sử dụng.
58. Khi có bất kỳ lĩnh vực nào khác của hệ thống mua sắm đấu thầu trong nước được đánh giá là “không đáp ứng yêu cầu và được xem là không phù hợp để áp dụng” cho hoạt động mua sắm, đấu thầu của dự án, IFAD sẽ nỗ lực tìm ra các biện pháp khác để áp dụng cho dự án do mình tài trợ cùng với bên vay/bên nhận tài trợ, và sẽ hỗ trợ bên vay/bên nhận tài trợ đạt được các mục tiêu phát triển của họ thông qua việc quản lý nguồn lực của chính họ.
D. Lập kế hoạch Mua sắm, đấu thầu

59. Lập kế hoạch và xác định nhu cầu ưu tiên một cách chính xác và thực tế là điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện hoạt động mua sắm đấu thầu có hiệu quả và là công cụ chính để giám sát thực hiện dự án.


60. Tại thời điểm đàm phán của mỗi dự án, bên vay/bên nhận tài trợ phải cùng với IFAD lập một bản kế hoạch mua sắm, đấu thầu cho 18 tháng và kế hoạch này phải gồm tối thiểu là:
(a) Mô tả ngắn gọn mỗi hoạt động mua sắm, đấu thầu sẽ thực hiện trong thời gian 18 tháng này;
(b) Giá trị ước tính của mỗi hoạt động này;
(c) Phương thức mua sắm đấu thầu sẽ áp dụng cho mỗi hoạt động; và
(d) Phương thức đánh giá mà IFAD sẽ thực hiện đối với mỗi hoạt động (xem mục III.H của Hướng dẫn này);
61. Khi mẫu kế hoạch mua sắm đấu thầu của quốc gia đã được hoàn thành và được IFAD chấp nhận là phù hợp thì mẫu kế hoạch đó sẽ được sử dụng. Nếu không có mẫu kế hoạch như vậy thì IFAD sẽ sử dụng mẫu của các cơ quan tài trợ quốc tế khác mà bên vay/bên nhận tài trợ đã quen áp dụng và đã được sử dụng trong các dự án khác.
62. Bên vay/bên nhận tài trợ được yêu cầu phải cập nhật kế hoạch mua sắm, đấu thầu thường xuyên để phản ánh được các thay đổi của dự án hoặc thay đổi về lịch trình thực hiện.
63. Đánh giá và phê duyệt của IFAD đối với kế hoạch mua sắm, đấu thầu là bắt buộc trong mọi hiệp định tài trợ do IFAD giám sát trực tiếp
E. Tính hợp lệ

64. Các khoản tài trợ của IFAD được giải ngân riêng biệt đối với các khoản chi cho hàng hóa, công trình và dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp từ lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào14






14 IFAD có hai danh sách các nước thành viên gồm: (i) các nước có nguồn mua sắm, đấu thầu hợp lệ theo Chương trình Thường xuyên; và (ii) các nước có nguồn mua sắm, đấu thầu hợp lệ theo Chương trình Đặc biệt dành cho Các nước Châu Phi Tiểu vùng Sa Mạc Sahara chịu ảnh hưởng của Hạn hán và Sa mạc hóa. Bản sao của danh sách này chỉ được cung cấp cho bên vay/bên nhận tài trợ sau khi hiệp định tài trợ được ký kết.

F. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước

65. Bên vay/bên nhận tài trợ có thể có ưu đãi thêm trong quá trình đánh giá thầu được tiến hành theo phương thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế đối với:
(a) Hàng hóa được sản xuất tại quốc gia của bên vay/bên nhận tài trợ, khi so sánh với các hồ sơ thầu chào hàng sản xuất ở nước ngoài;
(b) Công trình được xây dựng tại các Nước Thành viên là bên vay/bên nhận tài trợ từ IFAD theo điều kiện rất ưu đãi, khi so sánh hồ sơ chào thầu của các nhà thầu trong nước hợp lệ với hồ sơ của các công ty nước ngoài .
66. Các điều kiện áp dụng bất kỳ ưu đãi nào như trên sẽ được quy định trong hiệp định tài trợ.
G. Mua sắm, đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng

67. Căn cứ vào quy mô và bản chất của các dự án do IFAD tài trợ, các hoạt động mua sắm dựa vào cộng đồng có mặt rất nhiều trong các dự án này.


68. Cần phải nhấn mạnh rằng hoạt động mua sắm, đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng không phải là một phương thức mua sắm riêng biệt và vì vậy cũng đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra trong hướng dẫn này. Người thiết kế dự án phải đảm bảo thực hiện các thủ tục đơn giản nhưng đáng tin cậy và phù hợp với hướng dẫn này trong dự án nhằm:
(a) Hỗ trợ việc dịch thuật văn bản và hồ sơ từ ngôn ngữ chính thức của bên vay/bên nhận tài trợ sang một trong số các ngôn ngữ chính thức của IFAD có thể bắt buộc để kiểm toán và đánh giá;
(b) Đưa ra các thủ tục thích trong theo dõi và kiểm toán thường xuyên các hoạt động mua sắm của cộng đồng, trong đó có việc lưu trữ các hồ sơ phù hợp của cán bộ quản lý dự án và/hoặc của đơn vị trung gian;
(c) Xác định mối quan hệ, vai trò và trách nhiệm giữa bên trung gian và cộng đồng, trong đó có chiến lược rút lui rõ ràng để hoàn tất việc hỗ trợ của bên trung gian; và
(d) Đảm bảo bàn giao tài sản một cách thích hợp.
69. Với điều kiện “sự tham gia của cộng đồng”, cộng đồng được hiểu là có thể đóng một hoặc nhiều vai trò sau đây khi thực hiện dự án:
Là nhà cung cấp trực tiếp hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ cho dự án

70. Cộng đồng được phép thực hiện công trình hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho dự án khi:


(a) Đây là thể thức thực hiện trong văn bản thiết kế dự án;
(b) Đây không phải là một thể thức thực hiện nhưng đã thống nhất với IFAD rằng so với mua sắm, đấu thầu từ nguồn bên ngoài thì đây là một lựa chọn thay thế có tính hiệu quả về chi phí và có tính thực tế. IFAD cũng sẽ xem xét các yếu tố chẳng hạn như củng cố quyền làm chủ, tính bền vững của các hoạt động dự án, vận hành và bảo dưỡng hiệu quả cơ sở vật chất của dự án, và cân đối tổng thể về rủi ro/trao hợp đồng.
71. Nói chung, IFAD sẽ chỉ chấp thuận khi có thể chứng minh rằng cộng đồng đã hoặc có thể cung cấp hoặc sản xuất thành công hàng hóa, công trình và dịch vụ như thế.
72. Với tư cách là nhà cung cấp, cộng đồng có thể thực hiện hoặc là:
(a) Trên cơ sở thương mại hợp đồng; hoặc
(b) Với tư cách là một phần hoặc toàn bộ đóng góp của cộng đồng cho dự án;

73. Trong cả hai trường hợp, giá trị tài chính ước tính của các đóng góp của cộng đồng và các thể thức giám sát phải được lượng hóa với sự chấp thuận của IFAD.

74. Với tư cách là đơn vị thực hiện hoạt động mua sắm cho dự án, cộng đồng hoặc các nhóm không chính thức có thể sẽ hợp tác với nhau để thực hiện vai trò các đơn vị thực hiện hoạt động mua sắm đấu thầu của dự án.
75. Nếu có trường hợp này thì vai trò của họ sẽ là:

(a) Ký hợp đồng cạnh tranh có áp dụng bất kỳ phương thức mua sắm nào15 đã được chấp thuận


(b) Giám sát nhà cung cấp công trình, hàng hóa hoặc dịch vụ đã ký hợp đồng.
76. Mức độ cho phép đối với việc này sẽ được xác định trên cơ sở từng dự án cụ thể, được thể hiện trong thiết kế dự án và/hoặc trong hướng dẫn thực thi, và được xác định rõ ràng trong kế hoạch mua sắm đấu thầu đã duyệt. Các yếu tố cần xem xét, là một phần của hoạt động đánh giá được quy định trong Cẩm nang Mua sắm, Đấu thầu.
77. Khi cộng đồng hưởng lợi từ dự án không có đủ năng lực thể chế để tiếp nhận và chịu trách nhiệm về vốn tài trợ hoặc để quản lý hoạt động mua sắm, đấu thầu một cách tin cậy, họ cần phải giới thiệu các đơn vị trung gian đứng ra đại diện cho cộng đồng. Các đơn vị trung gian này có thể là các tổ chức xã hội dân sự, các hiệp hội hợp tác xã, các thực thể tư nhân hoặc các đơn vị khác.
78. Ban quản lý dự án sẽ đảm bảo rằng các đơn vị trung gian có đầy đủ năng lực để thực hiện các nghĩa vụ như thế.
79. Khi các tổ chức xã hội dân sự hoặc các đơn vị khác đóng vai trò là đơn vị thực hiện thay mặt cho các nhóm cộng đồng còn yếu về năng lực, các vấn đề sau đây sẽ được giải quyết trong giai đoạn thiết kế dự án:
(a) Tư cách pháp lý của đơn vị trung gian. Vấn đề này sẽ bao gồm các quy định về đăng ký (với cơ quan nhà nước hoặc chính quyền địa phương), hoạt động trong các ngành cụ thể, thẩm quyền được tiếp nhận và chịu trách nhiệm quản lý vốn công, và năng lực tham gia vào dự án;
(b) Tuyển chọn trung gian. Có thể thuê tuyển các đơn vị trung gian thông qua một quy trình cạnh tranh minh bạch (nếu có nhiều hơn một bên trung gian) hoặc thông qua hợp đồng trực tiếp từ một nguồn (nếu chỉ có một đơn vị trung gian hoạt động tại cộng đồng mục tiêu); và
(c) Khả năng tài chính và năng lực hành chính. Nguồn vốn chủ yếu, cán bộ, năng lực quản lý và hành chính cũng như trách nhiệm giải trình qua kiểm toán độc lập, v..v.., phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn và an ninh trong điều hành vốn công thay mặt ban quản lý dự án và cộng đồng
H. Giám sát và đánh giá của IFAD

80. Để đảm bảo quy trình mua sắm, đấu thầu được tiến hành theo hướng dẫn này và theo kế hoạch mua sắm, đấu thầu đã được chấp thuận, IFAD sẽ đánh giá việc tổ chức mua sắm, đấu thầu hàng hóa, công trình và dịch vụ do bên vay/bên nhận tài trợ đề xuất trong đó có:


(a) Hợp đồng trọn gói;
(b) Các thủ tục và phương thức mua sắm, đấu thầu có thể áp dụng; (c) Lập hồ sơ mời thầu;

(d) Thành phần Ban Chấm thầu;
(e) Chấm thầu và đề xuất trao hợp đồng; và

15 Các phương thức đấu thầu sẽ được ban quản lý dự án và cộng đồng cũng như các nhóm không chính thức thống nhất.

(f) Soạn thảo hợp đồng và sửa đổi hợp đồng.


81. Mức độ áp dụng các thủ tục đánh giá này đối với mỗi dự án hoặc chương trình sẽ được nêu trong thư gửi bên vay/bên nhận tài trợ và kế hoạch mua sắm, đấu thầu.
82. Để biết đầy đủ chi tiết các thủ tục đánh giá, xin tham khảo Cẩm nang Mua sắm, đấu thầu.
I. Mua sắm, đấu thầu trái quy định

83. IFAD sẽ không tài trợ các chi phí cho hàng hóa, công trình dịch vụ không được mua sắm, đấu thầu theo hướng dẫn này và theo hiệp định tài trợ. Ngoài ra, trong các trường hợp như thế, IFAD có thể đưa ra các biện pháp giải quyết khác theo hiệp định tài trợ, như hủy khoản tiền có liên quan từ tài khoản vay hoặc viện trợ bằng cách tuyên bố khoản chi phí đó là không hợp lệ. Ngay cả khi hợp động đã được trao theo phê duyệt “không phản đối” của IFAD thì Quỹ vẫn có thể tuyên bố trường hợp đó là mua sắm, đấu thầu trái quy định nếu Quỹ kết luận rằng tuyên bố này được đưa ra trên cơ sở thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác hay gây hiểu lầm mà bên vay/bên nhận tài trợ cung cấp, hoặc nếu Quỹ kết luận rằng các điều kiện và điều khoản của hợp đồng đã bị chỉnh sửa mà không có sự đồng ý của IFAD.


J. Gian lận và tham nhũng

84. IFAD yêu cầu cán bộ của mình và cán bộ của bên vay/bên nhận tài trợ (trong đó có đối tượng hưởng lợi từ vốn tài trợ của IFAD), và mọi nhà thầu, nhầ cung cấp và tư vấn theo hợp đồng do IFAD tài trợ, phải đảm bảo tối đa tiêu chuẩn về đạo đức và liêm chính trong điều hành và mua sắm, đấu thầu thuộc các hợp đồng nêu trên. Điều này được nêu rõ trong Chính sách Phòng chống Gian lận và Tham nhũng trong các Hoạt động và Điều hành16 của mình (sau đây gọi là: chính sách chống tham nhũng), được áp dụng trong hướng dẫn này. Theo chính sách trên, IFAD có quyền:


(a) Từ chối trao hợp đồng đối với một đề xuất nếu IFAD xác định rằng nhà thầu, nhà cung cấp hoặc tư vấn được đề xuất trao hợp đồng đã, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại lý, tham gia vào các hành vi ép buộc, cấu kết, tham nhũng hoặc gian lận khi cạnh tranh giành hợp đồng có liên quan;17
(b) Đình chỉ hoặc hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần khoản tài trợ theo Các Điều kiện Chung đôí với Tài trợ Phát triển Nông nghiệp nếu IFAD xác định vào bất cứ thời điểm nào rằng đại diện cho bên vay/bên nhận tài trợ hoặc đại diện cho người hưởng lợi của khoản tài trợ có dính líu vào các hành vi ép buộc, cấu kết, tham nhũng hoặc gian lẫn trong quá trình mua sắm, đấu thầu hay thực thi hợp đồng mà bên vay/bên nhận tài trợ không có phản hồi kịp thời và phù hợp mà IFAD chấp thuận để giải quyết tình trạng đó;
(c) Xử lý phạt đối với các nhân hoặc công ty – trong đó có hình thức tuyên bố cá nhân hoặc công ty đó không đủ điều kiện để nhận hợp đồng do IFAD tài trợ vĩnh viễn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định – nếu vào bất cứ thời điểm nào, IFAD xác định rằng cá nhân hoặc công ty này đã, trực tiếp hoặc thông qua đại lý, tham gia vào các hành vi ép buộc, cấu kết, tham nhũng hoặc gian lận trong cạnh tranh giành hợp đồng, hoặc trong thực thi hợp đồng mà IFAD tài trợ;
(d) Yêu cầu rằng hồ sơ mời thầu và hợp đồng do IFAD tài trợ có điều khoản đòi hỏi nhà cung cấp, nhà thầu và tư vấn cho phép IFAD thanh tra tài khoản, sổ sách và các văn bản liên quan đến việc nộp hồ sơ thầu và thực hiện hợp đồng, và cho phép kiểm toán mà IFAD chỉ định kiểm toán những văn bản, sổ sách nói trên;



16 Chính sách của IFAD về Phòng chống Gian lận và Tham nhũng trong các Hoạt động và Điều hành (EB 2005/85/R.5/Rev.1) hiện có trên website của IFAD tại địa chỉ www.ifad.org.

17 Theo quy định tại Các điều kiện chung cho Tài trợ Phát triển Nông nghiệp.

(e) Chuyển bất kỳ vụ việc liên quan đến các hành vi sai trái bao gồm, nhưng không hạn chế ở gian lận và tham nhũng18 cho nhà chức trách trong nước có liên quan tiếp tục điều tra; và


(f) Áp dụng, trong trường hợp xảy ra các vụ việc đã xác định được các hành vi sai trái, các hình thức xử phạt mà IFAD coi là cần thiết và thích hợp
85. Với sự chấp thuận cụ thể của IFAD, bên vay/bên nhận tài trợ có thể đưa vào trong hồ sơ dự thầu hợp đồng do IFAD tài trợ cam kết tuân thủ pháp luật trong nước về phòng chống gian lận và tham nhũng (kể cả hối lộ) của nhà thầu hoặc tư vấn khi cạnh tranh để giành hợp đồng và thực hiện hợp đồng theo như đã liệt kê trong hồ sơ mời thầu hoặc thông báo mời thầu. IFAD sẽ chấp nhận đưa vào yêu cầu như vậy nếu nước vay/nước nhận tài trợ đề xuất với điều kiện các cơ chế quản lý thực hiện cam kết được IFAD chấp thuận.

Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 268.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương