Eb 2010/100/R. 27/Rev. 1 Chương trình: 16



tải về 268.87 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích268.87 Kb.
#31758
1   2   3
K. Giải quyết tranh chấp

86. Trong trường hợp có tranh chấp giữa IFAD và bên vay /bên nhận tài trợ thì áp dụng các điều khoản trong phần 14.04 của Điều kiện Chung.


87. Khi có tranh chấp giữa bên vay/bên nhận tài trợ và bên dự thầu hay nhà thầu thì quá trình giải quyết tranh chấp này được tiến hành như quy định trong tài liệu mời thầu, hợp đồng và/hoặc luật cấp quốc gia của nước đó, nếu phù hợp. Trong các trường hợp này, không chỉ định hay yêu cầu IFAD làm trọng tài.
L. Tham chiếu đến IFAD

88. Nếu bên vay /bên nhận tài trợ muốn đề cập đến IFAD trong tài liệu đấu thầu, nên sử dụng ngôn ngữ như sau:


“(Tên của bên vay /bên nhận tài trợ hay bên được ủy quyền) đã nhận (hay trong các trường hợp phù hợp “đã nộp đơn đề nghị”) khoản tài trợ từ Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau tương đương với ___ cho chi phí của (tên dự án), và nhằm áp dụng một phần của các thủ tục với các khoản thanh toán theo hợp đồng. IFAD chỉ thực hiện thanh toán khi có yêu cầu của (tên của bên vay /bên nhận tài trợ hay bên được ủy quyền) và có phê duyệt của IFAD, và trong mọi trường hợp cần tuân thủ các điều kiện và điều khoản của thỏa thuận tài trợ. Thỏa thuận tài trợ không cho phép rút vốn từ tài khoản vay/viện trợ cho bất kỳ mục đích thanh toán nào cho cá nhân hay pháp nhân, hay để nhập khẩu hàng hóa, nếu khoản thanh toán hay hoạt động nhập khẩu đó, theo hiểu biết của IFAD, bị Hội đồng An ninh của Liên hợp quốc cấm theo Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc. Không bên nào khác ngoài (tên của bên vay /bên nhận tài trợ) được hưởng bất kỳ quyền lợi nào từ thỏa thuận tài trợ này hay được tiến hành thủ tục tài trợ.”




18 Được xác định trong chính sách chống tham nhũng của IFAD, chính sách này đôi khi có thể được sửa đổi.

19 Ví dụ có thể là: “Chúng tôi cam kết rằng, trong quá trình cạnh tranh đê (thực hiện) hợp đồng này, chúng tôi sẽ nghiêm túc tuân thủ luật pháp chống tham nhũng và gian lận tại quốc gia của (đơn vị mua) (người thuê), như các luật được liệt kê trong tài liệu mời thầu của (đơn vị mua) (người thuê) đối với hợp đồng này.”

Các phương thức mua sắm trong trường hợp hệ thống mua sắm trong nước không phù hợp


1. Phụ lục này đưa ra các phương thức mua sắm, đấu thầu có thể được lựa chọn1 khi IFAD quyết định các phương thức hay cách thức thực hiện mua sắm trong nước của bên vay/bên nhận tài trợ trong khuôn khổ pháp lý “không theo yêu cầu và được coi là không phù hợp khi sử dụng” một phần hay toàn bộ.
2. Chi tiết về các bước riêng lẻ cần tiến hành trong quá trình mua sắm, đấu thầu được đề cập chi tiết trong một số phần của Sổ tay hướng dẫn về Mua sắm, Đấu thầu.
A. Đấu thầu Cạnh tranh Quốc tế

3. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là phương thức mua sắm phù hợp với các yêu cầu mua sắm có giá trị cao mà cộng đồng quốc tế có thể tham gia. Mục tiêu của ICB là thông báo đầy đủ và đúng hạn cho tất cả các nhà thầu tương lai, có năng lực, có trụ sở và hoạt động trong và ngoài lãnh thổ quốc gia của bên vay/ bên nhận tài trợ về yêu cầu của bên vay/ bên nhận tài trợ và tạo cơ hội tham gia đấu thầu công bằng với các hàng hóa và công trình được yêu cầu.


4. Khi ICB được xác định là phương thức mua sắm trong kế hoạch đầu thầu được phê duyệt thì áp dụng các thủ tục của Ngân hàng Thế giới theo quy định trong tài liệu hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới.
B. Đấu thầu Quốc tế Hạn chế

5. Đấu thầu quốc tế hạn chế (LIB) về cơ bản giống ICB bằng cách trực tiếp mời nhà thầu mà không quảng cáo rộng rãi. Đây có thể là phương thức mua sắm phù hợp nếu:


(a) Giá trị hợp đồng nhỏ;
(b) Có số lượng hạn chế nhà cung cấp hay nhà thầu; hoặc
(c) Các lý do ngoại lệ khác giải thích cho việc không áp dụng đầy đủ thủ tục ICB.
6. Theo LIB, bên vay /bên nhận tài trợ nên tìm nhiều hồ sơ thầu từ các nhà cung cấp hay nhà thầu tiềm năng để đảm bảo giá cả cạnh tranh. Danh sách này nên bao gồm tất cả các nhà cung cấp và nhà thầu khi có số lượng hạn chế. Không ưu tiên cho nhà cung cấp hay nhà thầu trong nước trong quá trình chấm hồ sơ dự thầu trong hình thức LIB. Với tất cả các khía cạnh trừ quảng cáo và ưu tiên, áp dụng thủ tục cho quá trình mua sắm, đấu thầu theo phương thức LIB, kể cả thông báo trúng thầu.
C. Đấu thầu Cạnh tranh trong nước

7. Đấu thầu Cạnh tranh Trong nước (NCB) là thủ tục đấu thầu cạnh tranh thường được sử dụng cho hoạt động mua sắm công tại quốc gia của bên vay /bên nhận tài trợ, và có thể là cách thức mua sắm hàng hóa hay công trình hiệu quả và kinh tế nhất, do bản chất và phạm vi không có khả năng thu hút được sự cạnh tranh quốc tế.


8. NCB có thể là phương thức mua sắm, đấu thầu được ưa thích khi các nhà thầu nước ngoài được cho là không quan tâm vì:
(a) Giá trị hợp đồng nhỏ;
(b) Công trình không tập trung theo vị trí địa lý hay kéo dài;

(c) Công trình cần nhiều lao động; hay

(d) Hàng hóa hay công trình chỉ theo giá cả địa phương, thấp hơn giá cả quốc tế.




1 Phần này áp dụng một cách công bằng cho hàng hóa, công trình và dịch vụ. Đối với dịch vụ tư vấn, cũng có phương thức lựa chọn (chẳng hạn lựa chọn dựa vào chất lượng và chi phí, lựa chọn dựa vào bằng cấp của tư vấn và lựa chọn giá cả thấp nhất), quyết định quy trình chấm thầu và ký kết hợp đồng. Các phương thức này được bàn thêm trong Sổ tay hướng dẫn về Mua sắm, Đấu thầu.

9. Cũng có thể được sử dụng thủ tục của NCB khi các ưu thế của ICB rõ ràng bị ảnh hưởng nặng của gánh nặng hành chính và tài chính.


10. Quảng cáo về hoạt động mua sắm, đấu thầu theo phương thức NCB có thể đăng hạn chế trên báo quốc gia, công báo của Chính phủ bên vay /bên nhận tài trợ hoặc nếu có thể thì trên trang web có thể truy cập tự do và dễ dàng. Hồ sơ mời thầu có thể bằng ngôn ngữ của quốc gia2 và đơn vị nội tệ thường được sử dụng cho mục đích đấu thầu và thanh toán. Các thủ tục sẽ tạo ra mức độ cạnh tranh đầy đủ nhằm đảm bảo giá cả phù hợp và các phương thức được sử dụng trong chấm thầu và ký kết hợp đồng cần mang tính khách quan và tất cả các nhà thầu đều được biết và không được áp dụng một cách độc đoán. Các thủ tục này cũng bao gồm mở hồ sơ thầu công khai, công bố kết quả chấm thầu và ký kết hợp đồng, và các điều khoản khi nhà thầu kháng nghị. Thêm vào đó, hồ sơ mời thầu cũng hướng dẫn rõ ràng cách thức nộp hồ sơ dự thầu, chào giá, địa điểm và thời gian nộp hồ sơ thầu. Cần để đủ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ thầu. Nếu các công ty nước ngoài có năng lực muốn tham gia trong các trường hợp này, họ có thể tham gia.
D. Mua sắm Quốc tế hoặc Trong nước.

11. Mua sắm Quốc tế hoặc quốc gia là phương thức mua sắm cần so sánh giá của một số nhà cung cấp hay nhà thầu (thường ít nhất là ba báo giá) để đảm bảo giá cạnh tranh. Đây là phương thức phù hợp để mua sắm hàng hóa có sẵn, hàng hóa thông dụng hay hàng hóa có quy cách tiêu chuẩn có giá trị nhỏ, hay công trình dân dụng có giá trị nhỏ. Yêu cầu gửi báo giá nên ghi rõ phân mô tả và số lượng hàng hóa, cùng với thời gian và địa điểm giao hàng (hoàn thành) dự kiến. Có thể nộp báo giáo qua thư, thư điện tử hoặc fax. Việc đánh giá báo giá được tiến hành theo nguyên tắc cạnh tranh. Các điều khoản của báo giá được chấp nhận được đưa vào đơn đặt hàng hay hợp đồng tóm tắt.


12. Trong mua sắm quốc tế, đơn vị mua sắm phải có được báo giá từ ít nhất là 3 nhà cung cấp ở hai quốc gia khác nhau. Có thể tiến hành mua sắm quốc gia khi hàng hóa cần thiết có sẵn từ hơn một nguồn tại nước của bên vay/ bên nhận tài trợ với giá cả cạnh tranh.
E. Ký kết hợp đồng trực tiếp

13. Ký kết hợp đồng trực tiếp không có cạnh tranh (do lựa chọn từ một nguồn duy nhất hay một nguồn) là cách thức ít được lựa chọn nhất. Do bản chất không mang tính cạnh tranh, cách thức này chỉ có thể được sử dụng với sự đồng ý của IFAD và chỉ được phép sử dụng trong các trường hợp ngoại lệ sau:


(a) Hợp đồng hiện có về mua sắm hàng hóa hay đấu thầu công trình được ký kết theo thủ tục được IFAD chấp nhận, có thể được bổ sung cho hàng hóa hay công trình có cùng bản chất tối đa là 25% giá trị hợp đồng ban đầu, với sự phê duyệt trước của IFAD và với điều kiện là không có lợi thế khác và giá cả trong hợp đồng bổ sung là hợp lý. Điều khoản mở rộng hợp đồng, nếu có nhiều khả năng biết trước thì cần đưa vào hợp đồng gốc;
(b) Sự chuẩn hóa phương tiện, thiết bị hay phụ tùng thay thế để đảm bảo tính tương thích với phương tiện, thiết bị hay máy móc hiện có giải thích cho việc mua bổ sung từ nhà cung cấp ban đầu. Đối với các hoạt động mua sắm này, phương tiện, thiết bị hay máy móc phải phù hợp; số lượng mua mới nói chung phải ít hơn số lượng hiện có; giá cả phải hợp lý; và lợi thế của nhãn hiệu hay nguồn thiết bị khác cần được cân nhắc và lý do không chấp nhận cần được IFAD chấp nhận;

2 Cần có bản dịch sang một trong các ngôn ngữ chính thức của IFAD hay của cơ quan hợp tác khi được yêu cầu. Theo điều 15.02 (Ngôn ngữ báo cáo) trong Điều kiện Chung của IFAD, ngôn ngữ được thống nhất được quy định cụ thể trong thỏa thuận tài trợ.

(c) Thiết bị yêu cầu thuộc sở hữu và chỉ có thể mua được từ một nguồn duy nhất;


(d) Nhà thầu chịu trách nhiệm thiết kế quá trình cần mua sắm một số vật dụng quan trọng từ một nhà cung cấp cụ thể như một điều kiện đảm bảo hoạt động; và
(e) Hoạt động mua sắm từ một nhà cung cấp ban đầu có thể được giải thích trong một số trường hợp và tình huống ngoại lệ, như đối phó với thiên tai, xung đột và hậu xung đột, hay tại các nước có những hạn chế với thị trường tự do và các doanh nghiệp.
14. Bất kỳ yêu cầu nào về ký hợp đồng trực tiếp của bên vay/ bên nhận tài trợ cũng cần có giải trình chi tiết, trong đó IFAD sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không thể sử dụng các phương thức lựa chọn nào khác.
F. Mua sắm, đấu thầu từ thị trường hàng hóa

15. Giá cả thị trường của các hàng hóa như thóc, thức ăn gia súc, dầu ăn, nhiên liệu, phân bón, thuốc trừ sâu và kim loại dao động phụ thuộc vào cung và cầu tại mỗi thời điểm. Giá cả của các hàng hóa này được định giá trong các thị trường hàng hóa đã thiết lập. Hoạt động mua sắm thường liên quan đến nhiều quyết định về khối lượng từng phần để đảm bảo mức độ an toàn của hoạt động cung ứng và nhiều hoạt động mua sắm trong một khoảng thời gian nhằm tận dụng lợi thế của điều kiện thị trường thuận lợi và giữ lượng hàng tồn kho thấp. Có thể lên danh sách các nhà thầu được sơ tuyển mà thư mời được gửi đến định kỳ. Các nhà thầu có thể được mời báo giá liên quan đến giá cả thị trường tại thời điểm hoặc trước khi chuyển hàng xuống tàu. Việc kiểm tra hồ sơ dự thầu cần tiến hành càng nhanh càng tốt. Có thể sử dụng đơn vị tiền tệ báo giá hàng hóa trên thị trường để đấu thầu và thanh toán. Cần quy định cụ thể đơn vị tiền tệ này trong tài liệu mời thầu. Tài liệu mời thầu có thể cho phép nộp hồ sơ dự thầu qua fax hoặc telex, nếu không có yêu cầu về bảo lãnh thầu hoặc nếu các nhà thầu được sơ tuyển đã nộp bảo lãnh thầu trong một khoảng thời gian cụ thể. Cần sử dụng các điều kiện và mẫu hợp đồng nhất quán với hoạt động trên thị trường.


G. Công trình tự thực hiện

16. Tự thực hiện3 là sử dụng nhân công và thiết bị của bên vay/ bên nhận tài trợ để thực hiện công trình xây dựng. Trong một số trường hợp đây có thể là phương thức thực tế, hiệu quả và kinh tế để xây dựng một số công trình. Việc sử dụng cách thức tự thực hiện cần có giải thích và chỉ được thực hiện sau khi có thông báo không phản đối của IFAD, khi:


(a) Khối lượng công trình liên quan không xác định được trước;
(b) Công trình nhỏ và rải rác ở các địa điểm xa xôi mà công ty xây dựng có thể không tham gia đấu thầu với giá cả hợp lý;

(c) Công trình cần được thực hiện không làm ảnh hưởng đến các hoạt động đang diễn ra;

(d) Bên vay/ bên nhận tài trợ nên chịu rủi ro về sự gián đoán công việc không thể tránh khỏi chứ không phải nhà thầu; hoặc
(e) Các trường hợp khẩn cấp cần quan tâm ngay lập tức lưu ý như thiên tai, xung đột và hậu xung đột, hay quốc gia có những hạn chế với thị trường tự do và doanh nghiệp.
17. Khi sử dựng cách thức tự thực hiện, IFAD cần được thông báo là đơn vị tự thực hiện có đủ nhân lực, thiết bị và cơ cấu để thực hiện các công trình nhanh chóng và với chi phí hợp lý.
18. Bảo dưỡng và nâng cấp nhỏ đường xá là ví dụ cụ thể về cách thức tự thực hiện. Đơn vị xây dựng do Chính phủ tự quản lý và tài trợ được coi là đơn vị tự thực hiện. Cách thức tự thực hiện cũng có thể được sử dụng cho các dịch vụ phi tư vấn, khi vì lý do an ninh quốc gia, bên vay/ bên nhận tài trợ chỉ được phép sử dụng các dịch vụ này do các cơ quan chính phủ cung cấp (ví dụ lập bản đồ trên không)




3 Tự thực hiện cũng được gọi là “lao động trực tiếp”, “lực lượng lao động” hay “công trình trực tiếp”.

H. Mua sắm từ các Cơ quan Liên hợp quốc



19. Có những tình huống trong đó hoạt động mua sắm do các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, đóng vai trò là nhà cung cấp và tuân theo thủ tục riêng của mình, có thể là cách thức mua sắm hiệu quả và kinh tế nhất liên quan đến số lượng tương đối nhỏ các hàng hóa thông dụng. Việc sử dụng các cơ quan này làm nguồn cung cấp, cùng với hợp phần dự án và loại hàng hóa hay công trình cần được mua sắm/xây dựng từ các nguồn này cần được thỏa thuận rõ ràng và cụ thể giữa bên vay/ bên nhận tài trợ và IFAD trước khi tiến hành áp dụng phương thức mua sắm này.
Каталог: img
img -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2015
img -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
img -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
img -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
img -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
img -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc

tải về 268.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương