Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ



tải về 200.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích200.83 Kb.
#473
Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2015

Tập đọc

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I)Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, lưu loát; đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu); giọng hiền từ ( người ông ).

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )



II) Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi các câu văn cần luỵện đọc

III)Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Giới thiệu chủ điểm và bài học:

- Giới thiệu chủ điểm” Giữ lấy màu xanh”

- Giới thiệu bài mới

2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a)Luyện đọc:

- GV giới thiệu tranh

- GV chia đoạn( 3 doạn)

- GV hướng dẫn luyện đọc các từ: khoái, ngọ nguậy, quấn, săm soi, líu ríu

- GV theo dõi

- GV đọc diễn cảm toàn bài



b)Tìm hiểu bài:

- Bé Thu ra ban công để làm gì?

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

- GV ghi bảng các từ ngữ gới tả như ở SGK

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công , Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+ Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

* Nội dung:

+ Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sôngs xung quanh thêm tronh lành tươi đẹp



c) Luyện đọc diễn cảm:

- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ở bảng phụ

- GV chú ý HS đọc phân biệt lời của các nhân vật
3.Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc nhở HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh

- Chuẩn bị bài “ Tiếng vọng”

4. Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe

- 1 HS giỏi đọc toàn bài

- HS đọc nối tiếp các đoạn (2 lượt)

- HS đọc phần chú giải

- HS đọc các từ bên

- HS luyện đọc theo cặp các đoạn trong bài ( 2 vòng)

- 2 HS đọc toàn bài

- 1 HS đọc đoạn 1

- HS trả lời

-1 HS đọc đoạn 2
- HS trả lời

- HS nhắc lại

- HS đọc đoạn 3

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS luyện đọc nối tiếp theo nhóm

- Thi đọc diẽn cảm đoạn 3 theo cách phân vai

- HS nhắc lại nội dung bài

- HS lắng nghe


Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Biết:

- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Tính toán chính xác, trình bày đúng.

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

Tiến hành trong quá trình làm bài tập



2. Bài mới:

1) Giới thiệu bài:

2) Dạy bài mới:

Tổ chức cho HS lần lượt làm từng bài tập và chữa

- Bài 1:

+ Cho HS nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

+ Nhận xét bài làm ( chú ý nhấn mạnh cho HS đặt dấu phẩy ở tổng )

- Bài 2( a, b):

+ Cho HS nhắc lại tính chất của phép cộng

+ Gợi ý cho HS vận dụng tính chất kết hợp để tính thuận tiện

+ Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm 2 câu (a, b ); ( c; d )

+ Gọi 2 HS đại diện 2 dãy làm ở bảng

+ Nhận xét, cho điểm

- Bài 3( cột 1):

+ Gợi ý cho HS tính tổng

+ So sánh 2 số thập phân. Chẳng hạn khác phần nguyên hay cùng phần nguyên

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cho cả lớp làm vào vở

+ Gọi HS nhận xét, trình bày cách làm

+ GV nhận xét, cho điểm

- Bài 4:

+ Cho HS đọc đề, tóm tắt bài toán ( bằng sơ đồ ), nêu cách giải

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cho cả lớp làm vào vở

+ Gọi HS nhận xét, trình bày cách làm

+ GV nhận xét, cho điểm

3. Củng cố, dặn dò

- Cho học sinh nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân

- Nêu lại tính chất của phép cộng

4. Nhận xét tiết học

- HS nhắc lại

- HS nêu cách làm

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm

- HS nêu tính chất của phép cộng

- Đại diện 2 dãy mỗi dãy 1 HS làm ở bảng,cả lớp làm vào vở, trình bày cách làm thuận tiện nhất, nhận xét bài làm


- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm

- Hs đọc đề, tóm tắt đề, nêu ách giải

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm


- HS nhắc lại





Đạo đức:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 1

I.Mục tiêu:

- Có ý thức rèn luyện xứng đáng là HS lớp 5

-Có trách nhiệm về việc làm của mình

-Biết vượt qua khó khăn của bản thân

-Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

-Biết đối xử tốt với bạn bè xung quanh

II.Đồ dùng:

Đồ dùng hoá trang để đóng vai,phiếu ghi các tình huống

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:



Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ:

Em đã làm được những việc gì tốt đối với bạn bè?

Nhận xét, ghi điểm

2.Bài mới:



Hoạt động 1: Đóng vai

GV chia nhóm ,phát phiếu học tập có ghi các tình huống yêu cầu HS thảo luận để đóng vai

1 bạn làm cô giáo

5 bạn làm HS

1 bạn quay cóp trong giờ kiểm tra

GV: em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các bạn?

Kết luận

Hoạt động 2: Tự liên hệ

Gọi HS lần lượt lên bảng nói về những việc làm tốt của mình qua các bài dã học.

GV nhận xét

Hoạt động 3: Hát, kể chuyện,đọc thơ về chủ đề đã học

-Đại diện nhóm trình bày

Kết luận

GV tuyên dương các nhóm chuẩn bị tốt

3.Củng cố, dặn dò:

Về nhà ôn lại các bài đã học

Nhận xét tiết học

3 HS lên bảng

Nhận xét

HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai


Đại diện nhóm lên đóng vai

Nhận xét

1 bài gọi 5 HS lên trả lời
Nhận xét

Đại diện nhóm trình bày

Nhận xét



Khoa học

Bài 21 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. Mục tiêu:

Ôn tập kiến thức về:

- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.

- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS



II. Đồ dùng dạy-học:

-Các sơ đồ trang 42,43 SGK

-Bảng phụ

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Kiểm tra bài cũ:

-Chúng ta phải là gì để thực hiện an toàn giao thông?

-Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?

Giới thiệu bài: Ôn tập các bài đã học



2. Dạy bài mới:

HĐ1: Ôn tập về con người


-Phát phiếu học tập

-Yêu cầu hs hoàn thành phiếu

1.Vẽ sơ đồ (dựa SGK) tuổi dậy thì ở con gái và con trai

2.Chọn câu trả lời đúng nhất: Tuổi dậy thì là gì?

3.Chọn câu đúng: Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được

HĐ2: Cách phòng tránh một số bệnh


Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

-Phân công các nhóm chọn bệnh để vẽ sơ đồ phòng tránh: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, viêm não, HIV/AIDS

GV theo dõi giúp đỡ

3. Củng cố dặn dò:


- Nêu các cách phòng tránh bện sốt rét, HIV/AID

-Chuẩn bị bài sau: Giấy, bút vẽ



4. Nhận xét tiết học


-Làm việc cá nhân theo yêu cầu bài tập 42 SGK


Làm việc ở lớp: chữa bài

Đáp án: dậy thì nữ 10-15 tuổi, dậy thì nam từ 13-17 tuổi

2d, 3c.Nhận xét bổ sung
-Làm việc theo nhóm 6

Mỗi nhóm chọn 1 bệnh

Treo sản phẩm của mình

Nhận xét bổ sung

-Làm việc theo nhóm 6

Thảo luận nội dung





Chính tả (Nghe-viết)

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I)Mục tiêu :

- Viết đúng chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn bản luật.

- Làm được BT (2 ) a / b, hoặc BT ( 3) a /b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.



II) Đồ dùng dạy học:

- Một số phiếu nhỏ ghi các cặp từ ở bài tập 2b

- Bút , giấy khổ to

III)Các hoạt động dạy -học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ:

GV nhận xét kết quả làm bài kiểm tra giữa kỳ I ( phần chính tả)



2.Giới thiệu bài:

-GV nêu yêu cầu của tiết học



3.Hướng dẫn HS nghe-viết:

+ Điều 3, khoản 3, luật Bảo vệ môi trường nói gì?

+ Luyện HS viết các từ khó: hạn chế, suy thoái, sử dụng, phòng ngừa

- GV chú ý HS cách trình bày và những chữ viết hoa

- GV đọc từng câu

- GV chấm, chữa một số bài


4.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

*Bài 2b:

- GV hướng dẫn HS làm bài dưới hình thức trò chơi” Thi viết nhanh”


- GV theo dõi

*Bài 3b:

- Phát phiếu học tập cho các nhóm


- GV tuyên dương các nhóm tìm đúng các từ

5.Củng cố, dặn dò:

- Ghi nhớ cách viết các từ vừa luyện tập

- Xem trước bài “Mùa thảo quả”

6. Nhận xét tiểt học

- HS lắng nghe


- 2 HS lần lượt đọc bài chính tả

- HS trả lời

-HS viết
- HS viết vào vở

- HS đổi vở cho nhau sửa lổi

- HS đọc yêu cầu bài 2b

- 5 HS lên bốc thăm cặp tiếng chỉ khác nhau âm cuối n /ng rồi tìm và viết các từ ngữ có tiếng đó

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài theo nhóm rồi dán kết quả lên bảng

- Cả lớp nhận xét

- HS lắng nghe




Lịch sử

Bài 11: ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)

I.Mục tiêu:

-Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 –1945.



II. Đồ dùng dạy - học:

-Bản đồ hành chính Việt Nam

-Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1- bài 10)

III.Hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:

-Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?



2. Dạy bài mới:

Giới thiệu bài mới:



HĐ1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1958-1945

GV treo bảng thống kê trống



Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Nội dung cơ bản của sự kiện

Các nhân vật lịch sử tiêu biểu

1/9/1958

………….

…………..

…………..

1859-1864

………….

………….

…………..

5/7/1985

…………..

…………..

…………..

1905-1908

………….

…………..

…………..

5/6/1911

………….

…………..

…………..

3/2/1930

…………..

…………..

……………

1930-1931

…………..

…………..

……………

8/1945

…………..

……………

……………

2/9/1945

…………..

……………

…………….

HĐ2: Trò chơi ô chữ

Treo ô chữ. Nêu câu hỏi

1.Tên của Bình Tây Đại Nguyên Soái

2.Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức

3.Một trong các tên gọi của Bác Hồ

4.Một trong 2 tỉnh nổ ra phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh

5.Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công của kinh thành Huế

6.Cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này

7.Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhậm chức lãnh binh

8.Nơi cách mạng thành công ngày 19/8/1945

9.Nhân dân huyện này dã tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/1930

3. Củng cố dặn dò:

-2 hs trả lời

- HĐ cả lớp

Thảo luận xây dựng bảng thống kê có sự góp ý bổ sung của gv cho hoàn chỉnh

-HĐ cả lớp

Phát biểu câu trả lời để ghi vào ô chữ tạo thành từ khoá là tuyên ngôn




Toán

LUYỆN TẬP CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Luyện tập cộng hai số thập phân

2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo phép cộng hai số thập phân

III.Các hoạt động:


GIÁO VIÊN

HỌC SINH

-Ra các bài tập như vở bài tập hs- Nhận xét chữa bài cho học sinh

-Các nhóm thực hiện xung phong lên bảng trình bày- Cả lớp nhận xét


CHÀO CỜ

I/ Mục tiêu:


  1. Kiến thức:

  • Củng cố việc chấp hành nội quy trường học

2) Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tập hợp đội hình đội ngũ

- Hát quốc ca

- Hát Đội ca và hô khẩu hiệu Đội

3) Thái độ:

- Hình thành nhân cách người Đội viên

- Trang nghiêm khi chào cờ

II/ Các hoạt động dạy học:


Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Ổn định đội hình đội ngũ

- Yêu cầu lớp trưởng tập hợp theo đội hình 4 hàng dọc, kiểm tra tư cách Đội viên



Hoạt động 2: Chào cờ

- Yêu cầu HS chào cờ dưới sự điều khiển của liên đội trưởng



Hoạt động 3:Nhận xét hoạt động tuần qua, phổ biến kế hoạch tuần đến

- Cô tổng phụ trách đánh giá hoạt động của Đội trong tuần qua và phổ biến công tác Đội tuần đến.

- Thầy hiệu trưởng đánh giá chung tình hình HS trong tuần qua và phổ biến công việc tuần đến

- GV chốt lại




- HS tập hợp 4 hàng dọc, chỉnh đốn trang phục chuẩn bị chào cờ

- HS chào cờ

- HS hát Quốc ca và Đội ca


- HS theo dõi

- HS lắng nghe


Thứ ba ngày 03 tháng 11 năm 2015

Toán

TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

- Biết trừ hai số thập phân.

- Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.

- Tính toán chính xác, trình bày đúng.

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Gọi vài HS nhắc lại cách trừ hai số tự nhiên



2. Bài mới: 1) Giới thiệu bài:

2) Dạy bài mới:

* HĐ 1: Hướng dẫn cho HS thực hiện phép trừ hai số thập phân

- Gọi HS đọc VD 1 sgk trang 53

- Phân tích bài toán và nêu cách tính: 4,29 - 1,84 = ....(m )

- Gợi ý cho HS đổi: 4,29m = 429cm

1,84m = 184cm

- Gọi 1 HS thực hiện: 4,29 - 1,84 = 245 ( cm )

- Cho HS đổi 245cm = 2,45m

- GV hướng dẫn cho HS cách tính thông thường.

- GV ghi VD 2 45,8 - 19,26

+ Cho HS nhận xét số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ và số trừ

+ Gợi ý cho HS thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi thực hiện phép trừ

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở

+ Nhận xét bài làm

- Cho HS nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân. Chẳng hạn: + Đặt tính

+ Trừ như trừ số tự nhiên

+ Đặt dấu phẩy ở hiệu

* HĐ 2: Thực hành

- Bài 1( a,b): Cho HS làm rồi chữa

Ở câu b, c gợi ý cho HS thêm chữ số 0 thích hợp vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ

- Bài 2( a,b): Hướng dẫn cho HS đặt tính sao cho thẳng cột rồi thực hiện như bài 1

- Bài 3: + Cho HS đọc đề, tóm tắt đề, nêu cách làm

+ Gợi ý cho HS có thẻ chon 1 trong 2 cách làm

+ 1HS trình bày ở bảng, cả lớp nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

Nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân



4. Nhận xét tiết học

- Vài HS nhắc lại


- HS phân tích

- HS đổi


- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét

- HS đổi và nêu kết quả


- HS quan sát
- HS nhận xét

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét

- HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân ( Theo sgk )

- HS làm bài và chữa

- HS làm bài và chữa

- HS tóm tắt đề, nêu ách làm

- HS chon cách làm thích hợp để làm vào vở, nhận xét bài làm
- HS nhắc lại


Luyện từ và câu

ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

I)Mục tiêu :

- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô ( ND Ghi nhớ)

- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn ( BT1 mục III ); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống( BT2).



II) Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi lời giải BT2



III)Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:GV nhận xét bài kiểm tra định kỳ ( phần luỵên từ và câu)

2. Bài mới: * Giới thiệu bài:

- GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học



* Phần nhận xét:

*Bài tập 1:

- GV hỏi : Trong các từ in đậm:

+ Từ nào chỉ người nói ?

+ Từ nào chỉ người nghe?

+ Từ nào chỉ người hay nhân vật được nhắc đến?

- GV: Những từ in đậm trong đoạn văn được gọi là đại từ xưng hô …

*Bài tập 2:- GV nhắc HS chú ý lời nói của hai nhân vật

- GV:

+ Lời “ Cơm” lịch sự, tôn trọng người đối thoại



+ Lời “ Hơ Bia” kiêu căng, tự phụ, xem thường người khác

*Bài tập 3:

-GV theo dõi

- GV chốt lại các ý đúng



* Phần ghi nhớ:

*Luyện tập:

*Bài 1:
-GV theo dõi

*Bài 2:

-GV: + Đoạn văn có những nhân vật nào?



+ Nội dung đoạn văn kể chuyện gì?

- GV đưa bảng phụ có ghi đoạn văn

- GV theo dõi

3. Củng cố , dặn dò:- Dặn HS biết lựa chọn, sử dụng đại từ chính xác, phù hợp với đối tượng giao tiếp

4. Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe


- HS đọc nội dung bài tập 1

- HS trả lời

- HS đọc nội dung bài tập 2
- HS nhận xét về lời nói, thái độ của từng nhân vật

- HS đọc bài tập 3

- HS tự làm bài

- 4 HS trình bày kết quả

- Cả lớp nhận xét , bổ sung

-HS đọc phần ghi nhớ ở SGK


- HS đọc BT 1

- HS làm việc theo cặp rồi phát biểu ý kiến:

+ Thỏ xưng là ta, gọi Rùa là chú em: kiêu căng , coi thường Rùa

+ Rùa xưng là tôi , gọi Thỏ là anh : tự trọng, lịch sự với Thỏ

-HS đọc thầm đoạn văn

-HS trả lời

- HS tự làm bài

- HS lần lượt lên điền các từ thích hợp vào ô trống : tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta

- 2 HS đọc lại phần ghi nhớ


Kể chuyện

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI

I)Mục tiêu:

- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý ( BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc của câu chuyện một cách hợp lí ( BT2); kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện .

II) Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ phóng to



III)Các hoạt động dạy -học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở quê hương em hay ở nơi khác



2. Bài mới:

1 ) Giới thiệu bài:

- GV nêu yêu cầu của tiết học



2 )GV kể chuyện:

- GV kể giọng chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật

- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh

3 )Hướng dẫn HS kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

- GV giao việc: các em quan sát kỹ tranh , đọc lời chú thích rồi kể theo cặp

+ Thấy con nai đẹp, người thợ săn có bắn không?

+ Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào? Kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của em.

- GV hỏi:

+ Vì sao người đi săn không bắn con nai?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

3. Củng cố, dặn dò:

-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện

-Chuẩn bị nội dung KC tuần 12

4. Nhận xét tiết học, khen những HS kể tốt


- 2 HS kể

- HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu của bài

- HS lắng nghe


-HS kể chuyện theo cặp rồi kể trước lớp từng tranh

-Cả lớp nhận xét

-HS phát biểu ý kiến, kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của mình

- 2 HS kể toàn bộ chuyện

-Cả lớp nhận xét

-HS trả lời

-HS lắng nghe





Kĩ thuật

RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG

I/Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

2. Kĩ năng: - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

3. Thái độ: - Có ý thức giúp gia đình

II/Đồ dùng dạy-học: - Một số bát , đũa ,nước rửa chén

- Tranh ảnh minh hoạ SGK. - Phiếu học tập



III/Các hoạt động dạy-học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1-Bài cũ

- Nêu cách thu dọn sau bữa ăn



2-Bài mới

- Giới thiệu bài:Giới thiệu và nêu mục đích bài học



*Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống

- Hãy nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng

- HD đọc mục 1 (SGK)

- Yêu cầu nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ bát đũa sau bữa ăn

- Nhận xét ,tóm tắt

*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống

- Ở nhà em thường rửa chen bát sau bữa ăn như thế nào ?

- HD quan sát hình , đọc mục 2

- Yêu cầu nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn

- Theo em những dụng cụ nào dính mỡ .có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau ?

- Yêu cầu HS so sánh cách rửa bát đũa ở gia đình với cách rửa bát đũa được trình bày trong SGK

- Thực hiện một vài thao tác minh hoạ việc rửa chén

*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả

- Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong

- Ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào ?

- Nhận xét đánh giá



3- Củng cố dặn dò

- Dặn về nhà giúp gia đình

- Dặn ôn các bài đã học

- 2 HS trình bày


- Lắng nghe

- Trả lời

- Đọc


- Trả lời

- Quan sát và đọc

- Trả lời

- Trả lời


- Liên hệ trả lời

- Nêu ghi nhớ

- Lắng nghe


Thứ tư ngày 04 tháng 11 năm 2015



Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Biết:

- Trừ hai số thập phân.

- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân

- Cách trừ một số cho một tổng.



II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

Tiến hành trong quá trình làm bài tập



2. Bài mới:

1) Giới thiệu bài:

2) Dạy bài mới:

Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập rồi chữa

- Bài 1: + Cho HS nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân

+ Lưu ý trường hợp số tự nhiên trừ số thập phân. Chẳng hạn: ta ghi dấu phẩy sau số tự nhiên rồi thêm số 0 vào ở phần thập phân

+ Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy là 2 câu (a,c ); ( b, d )

+ Gọi mỗi dãy đại diện 1 HS giải ở bảng

+ Cho HS nhận xét và trình bày cách làm

- Bài 2( a, c): + Cho HS nêu các thành phần chưa biết trong từng bài toán

+ Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm 1 câu

+ Gọi mỗi dãy đại diện 1 HS giải ở bảng

+ Cho HS nhận xét và trình bày cách làm

- Bài 4 (a ): + GV kẽ bảng như sgk

+ Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức:

a - b - c; a - ( b + c)

+ Phân lớp thành nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài

+ Gợi ý cho HS sau khi tính xong thì so sánh giá trị của chúng

+ Tổ chức cho HS trả lời kết quả, GV ghi vào bảng

+ Cho HS nhận xét chung và nhắc lại nhiều lần:

a - b - c = a - ( b + c ) hoặc a - ( b + c ) = a - b - c

+ Cho HS nêu tính chất một số trừ đi một tổng

+ GV nhận xét bài làm

3. Củng cố dặn dò:

Nhắc lại tính chất một số trừ đi một tổng



4. Nhận xét tiết học

- HS nêu cách thực hiện
- 2 HS đại diện 2 nhóm làm ở bảng, lớp nhận xét

- HS nêu cách tìm

- 2 HS đại diện 2 nhóm làm ở bảng, lớp nhận xét nêu cách làm

- HS làm nháp

- Trình bày kết quả, so sánh kết quả

- Nêu nhận xét chung


- Nêu tính chất; nắc lại tính chất

- Nhắc lại tính chất




Tập đọc

ÔN LUYỆN: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ


I)Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, lưu loát; đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu); giọng hiền từ ( người ông ).

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II) Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi các câu văn cần luỵện đọc

III)Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Luyện đọc diễn cảm:

- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ở bảng phụ

- GV chú ý HS đọc phân biệt lời của các nhân vật
Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc nhở HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh

- Chuẩn bị bài “ Tiếng vọng”

Nhận xét tiết học

- HS đọc đoạn 3

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS luyện đọc nối tiếp theo nhóm

- Thi đọc diẽn cảm đoạn 3 theo cách phân vai

- HS nhắc lại nội dung bài

- HS lắng nghe





Khoa học

Bài 22: TRE, MÂY, SONG
I.Mục tiêu:

- Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.

- Nhận biết một số đặc điểm của tre,mây, song

- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.



III.Hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


1. Kiểm tra bài cũ:

-Chủ đề bài 2 có tên là gì?

Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết tìm hiểu về tre, mây, song

2. Dạy bài mới:

HĐ1: Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song

Quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập




Tre

Mây,song

Đặc điểm







Công dụng






HĐ2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song


Quan sát hình vẽ 4,5,6,7 hoàn thành bảng sau:

Hình

Tên sản phẩm

Tên vật liệu

Hình 4







Hình 5







Hình 6







Hình 7







Kể thêm tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết?

HĐ3: Cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song

-Hãy nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng tre, mây, song?



3. Củng cố dặn dò

-Tổng kết rút ra kết luận phần thông tin ở trang 46 SGK

-Chuẩn bị bài sau: Sắt, gang, thép

4. Nhận xét tiết học

-Nhận phiếu học tập. Quan sát hình vẽ 1,2,3. Đọc thông tin để hoàn thành bảng. Từng nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh


-Quan sát tranh 4,5,6,7 hoàn thành bảng từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh

Trả lời câu hỏi
-Chống ẩm, mốc, giòn bằng cách sơn dầu ở ngoài đồ dùng, tránh mưa nắng
-Lắng nghe ghi chép




Luyện từ và câu

QUAN HỆ TỪ

I) Mục tiêu

- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ ( ND Ghi nhớ) .

- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn ( BT1 mục III ) ; xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu ( BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ ( BT3).



II) Đồ dùng dạy học: - Một số giấy khổ to thể hiện nội dung ở BT 1

- Bảng phụ thể hiện nội dung BT2



III)Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Đại từ xưng hô là những từ như thế nào? Khi nào sử dụng đại từ xưng hô em cần lưu ý điều gì?



2. Dạy bài mới: 1)Giới thiệu bài:

2)Nhận xét:

*Bài tập1:

- Các từ “và , của, nhưng” trong các câu a,b, c được chúng để làm gi?
- GV theo dõi

*Bài tập2:

- GV đưa bảng phụ

- GV theo dõi

- GV chốt lại ý chính như SGK

3)Ghi nhớ:

- Những từ ngữ in đậm ở BT1 dùng để làm gì?

- Những từ ngữ đó được gọi là gì?

4)Luyện tập:

*Bài tập1:

- Hãy tìm quan hệ từ trong các câu và nêu tác dụng của các quan hệ từ đó

*Bài tập2:

Hướng dẫn như BT1

*Bài tập3:

- Em hãy đặt câu với mỗi từ: và , nhưng, của

- GV khen các em đặt câu đúng và hay



3.Củng cố, dặn dò:

- Về làm BT3 vào vở

- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ “ Bảo vệ môi trường”

- HS trả lời

- HS làm BT1 ở tiết trước

- HS đọc yêu cầu của BT1

- HS trả lời , cả lớp trao đổi , rút ra nhận xét

… Dùng để nối các từ hay các câu với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hay những câu văn

- HS đọc yêu cầu BT2

- HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hẹ giữa các ý ( nếu… thì; tuy … nhưng và nêu rõ chúng biểu hiện quan hệ (điều kiện- kết quả; tương phản)

- lớp nhận xét

-HS trả lời


- HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu BT1

- HS tự làm bài rồi phát biểu ý kiến

- Cả lớp nhận xét

- HS đọc yêu cầu BT3

- HS tự làm bài

- HS nối tiếp nhau đọc câu có từ nối vừa đặt

- Lớp nhận xét
- HS đọc lại phần ghi nhớ


Thứ năm ngày 05 tháng 11 năm 2015



Toán

LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Biết:

- Cộng, trừ số thập phân .

- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất



II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ hai số thập phân



2. Bài mới:

1) Giới thiệu bài:

2) Dạy bài mới:

Tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài tập và chữa

- Bài 1:

Câu c lưu ý cho HS tính giá trị của biểu thức 9 Làm từ trái sang phải )

- Bài 2:

+ Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng biểu thức

+ Gợi ý cho HS tính ở kết quả trước
- Bài 3:

+ Cho HS nêu cách vận dụng tính chất của phép cộng; phép trừ để tính thuận tiện nhất.

Chẳng hạn: . Đối với phép cộng vận dụng tính chất giao hoán; kết hợp

.Đối với phép trừ vận dụng tính chất một số trừ đi một tổng

+ Nhận xét và chữa bài

- Bài 4 (Nếu còn thời gian):

Cho HS đọc toán tắt bài toán, nêu cách tìm số thứ 3.

Chẳng hạn: Lấy tổng của 3 số - ( số thứ nhất + số thứ hai )


3. Củng cố dặn dò:

- Hãy nhắc lại tính chất của phép cộng, phép trừ ?

- Nêu cách tìm số thứ 3 khi biết............

- Bài tập về nhà: bài số 5



4. Nhận xét tiết học



- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn
- HS nêu cách tìm
- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn

- HS nêu cách vận dụng


- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn

- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn

- HS nhắc lại


Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I)Mục tiêu :

- Biết rút kinh nghiệm bài văn ( bố cục , trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn



II) Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi đề bài của tiết tả cảnh; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, ý…



III)Các hoạt động dạy -học:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Giới thiệu bài:

2.Nhận xét về kết quả bài làm của HS

- Ưu điểm: + Nội dung

+ Hình thức

- Hạn chế: + Nội dung

+ Hình thức

3.Hướng dẫn chữa bài:

*Chữa lỗi chung:

- GV chỉ các lỗi đã viết ở bảng phụ

- GV nhận xét và chốt lại các ý đúng

*Chữa lỗi trong bài:

- GV theo dõi, kiểm tra

- GV đọc những đoạn, bài văn hay cho HS học tập
- GV theo dõi

- GV khen các em có cố gắng



4.Củng cố, dặn dò:

- Em hãy nhắc lại các điểm cần ghi nhớ đối với văn tả cảnh

- Chuẩn bị cho tiết TLV “Luyện tập làm đơn”

5. Nhận xét tiết học


- HS lắng nghe

-HS theo dõi

- HS nêu cách chữa và nêu nguyên nhân

- Cả lớp nhận xét , bổ sung


- HS tự chữa lỗi trong bài làm của mình

- Cả lớp lắng nghe

- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn ở phần thân bài để viết lại cho hay hơn

- 4 em đọc đoạn vừa viết

- Cả lớp nhận xét
-HS trả lời
-HS lắng nghe



Tiêng việt:

LUYỆN VIẾT.

Bài dạy: BÀI 6
I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Học sinh nắm nội dung bài viết.

2. Kỹ năng:

-Viết đúng mẫu chữ trình bày đẹp.

III.Các hoạt động:


GIÁO VIÊN

HỌC SINH

-Giao việc

-Theo giỏi, hướng dẫn-Nhận xét bài viết của học sinh.



-Học sinh viết

Thứ sáu ngày 06 tháng 11 năm 2015



Toán

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu:

- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên

- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên

- Tính toán chính xác, trình bày đúng.

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Gọi 1 HS chữa bài số 5 trang 55



2. Bài mới: 1) Giới thiệu bài:

2) Dạy bài mới:

* HĐ 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên

- Cho HS đọc VD 1 sgk; tóm tắt bằng hình vẽ

- GV vẽ hình tam giác đều

- Cho HS nêu cách tính chu vi hình tam giác để hình thành phép tính: 1,2 x 3 = ...... ( m )

+ Gợi ý cho HS đổi 1,2m = 12dm

+ Gọi 1 HS thực hiện phép nhân 2 số tự nhiên ở bảng

- Gợi ý cho HS đổi: 3,6m = 3,6dm

- GV hướng dẫn cách tính thông thường nhân số thập phân với số tự nhiên

+ Nhân như nhân 2 số tự nhiên

+ Đếm ở phần thập phân của số 1,2 có 1 chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích tìm được 1 chữ số phập phân kể từ phải sang trái

- GV ghi VD 2: 0,46 x 12 = ?

+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp

+ Cho HS nhận xét và trình bày cách làm

- Từ 2 VD trên GV cho HS nhận xét chung phép nhân số thập phân với số tự nhiên. Chẳng hạn:

+ Nhân như nhân các số tự nhiên

+ Đếm ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ở tích tìm được ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái

* HĐ 2: Thực hành

- Bài 1: Cho HS đặt tính và nhân; lưu ý ở câu 1d nhân với số có 2 chữ số khi tính tích chung mới đặt dấu phẩy

- Bài 3: + Cho HS đọc và tóm tắt đề, nêu cách giải

+ Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở



3. Củng cố dặn dò:

Gọi 1 số HS nhắc lại quy tắc


- 1 HS làm ở bảng, cả lớp nhận xét


- HS đọc ví dụ sgk
- HS nêu cách tính chu vi tam giác

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét


- HS quan sát
- HS nêu lại cách làm

- HS so sánh kết quả

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét

- HS nhắc lại quy tắc


- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét

- HS nhắc lại quy tắc



Tập làm văn

LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN

I)Mục tiêu :

- Củng cố kiến thức về cách viết đơn

- Viết được lá đơn ( kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.



II) Đồ dùng dạy học:

- Một số mẫu đơn đã học

- Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn

III)Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

GV nhận xét, ghi điểm


2. Bài mới:

1)Giới thiệu bài:

2)Hướng dẫn HS viết đơn

- GV đưa bảng phụ đã trình bày mẫu đơn như ở SGK

- GV hướng dẫn HS cách điền vào mẫu đơn theo đề các em tự lựa chọn( Lưu ý phần nhận đơn và tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguyện vọng phải phù hợp.Lý do viết đơn) phải viết gọn, rõ ràng

3)Viết đơn:
-GV theo dõi
-GV khen các em viết đúng

3. Củng cố, dặn dò:

-Dặn HS về nhà hoàn thiện lá đơn

-Quan sát một người trong gia đình , chuẩn bị cho tiết học tả người sắp tới

4. Nhận xét tiết học

- HS đọc lại đoạn văn về nhà các em đã viết lại


- HS đọc yêu cầu BT1

- HS đọc mẫu đơn

- HS lắng nghe


- HS viết đơn dựa vào mẫu đã ghi

- 3-4 em đọc lá đơn của mình viết

- Cả lớp nhận xét


- HS lắng nghe



Địa lí

Bài 11: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

I.Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta .

- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

- Bản đồ kinh tế Việt Nam

III.Hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:

-Kể một số loại cây trồng ở nước ta?

-Những điều kiện nào giúp ngành chăn nuôi phát triển ổn định?

2. Dạy bài mới:

Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta



*HĐ1: Ngành lâm nghiệp

- Lâm nghiệp có những hoạt động gì?

- Nêu những hoạt động chính của lâm nghiệp?

- Dựa vào bảng số liệu em hãy nêu nhận xét về diện tích rừng nước ta và giải thích vì sao có giai đoạn DT rừng giảm, có giai đoạn DT rừng tăng ?

- Việc khai thác rừng cần phải chú ý điều gì? Tại sao?

*HĐ2: Ngành thuỷ sản

- Thuỷ sản là gì?

- So sánh sản lượng đánh bắt và nuôi trồng của nước ta hiện nay?

- Kể tên một số loại thuỷ sản mà em biết?

- Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?

3. Củng cố dặn dò:

- Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì ?

- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản ?

- Tổng kết rút ra kết luận

- Chuẩn bị bài sau: Công nghiệp

4. Nhận xét tiết học

- HS trả lời

- Làm việc cả lớp

Quan sát hình 1,2,3 SGK

Trả lời câu hỏi

Trình bày kết quả

- Làm việc theo nhóm 2

Quan sát tranh và biểu đồ SGK. Trả lời câu hỏi.

Trình bày kết quả



SHTT:

Tuần 11 .

I/ Mục tiêu : Giúp HS:

- Kiến thức: Nắm được ưu nhược điểm trong tuần qua, kế hoạch thực hiện trong tuần tới.

-Kĩ năng: Rèn tính phê và tự phê cho HS, biết lắng nghe bạn và rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập và các hoạt động khác.



II/Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Báo cáo tổng kết và kế hoạt tuần tới.

- Học sinh : Báo cáo tổng kết.



III/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1)Hướng dẫn sinh hoạt:

a) Các tổ báo cáo tổng kết kế hoạch thực hiện tổ trong tuần.

-Nhận xét, kết luận.

b)Lớp báo cáo tổng kết.

-Nhận xét, kết luận.

- GV tổng kết chung ưu nhược điểm.

c) GV nêu kế hoạt cần thực hiện trong tuần tới.

* Nề nếp: ra vào lớp trật tự, đúng giờ.

* Học tập: học thuộc bài,làm bài tập đầy đủ trước lúc đến lớp.

* Vệ sinh: làm tốt vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân.

* Lao động: làm tốt lao động do trường và lớp đề ra.

- Cho HS nắm một số biện pháp nhằm thực hiện tốt kết hoạch đề ra.



2) Tổng kết tiết học:

- Cho HS hát , chơi trò chơi nhỏ.

-Nhận xét , dặn dò.


- HS theo dõi nắm yêu cầu.

- 3 tổ trưởng báo cáo tổng kết.


- Nhận xét.

- Lớp trưởng báo cáo.

- Nhận xét.

- HS theo dõi nắm tổng kết.


- Cả lớp lắng nghe.

- HS hát và chơi trò chơi.



-Nắm yêu cầu ở nhà.


tải về 200.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương