CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư VÀ phát triển càng đÌnh vũ


NGHIỆP VỤ VÀ SỐ DƯ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN



tải về 476.62 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích476.62 Kb.
#19215
1   2   3   4   5

NGHIỆP VỤ VÀ SỐ DƯ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

Trong năm, Công ty đã có các giao dịch và số dư chủ yếu sau với các bên liên quan:




28. NGHIỆP VỤ VÀ SỐ DƯ VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN (Tiếp theo)
Trong năm, Công ty đã có các giao dịch và số dư chủ yếu sau với các bên liên quan (tiếp theo) :


Thu nhập của Ban Giám đốc





  1. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH


Quản lý rủi ro vốn
Công ty quản lý nguồn vốn nhằm đảm bảo rằng Công ty có thể vừa hoạt động liên tục vừa tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu thông qua tối ưu hóa số dư nguồn vốn và công nợ.
Cấu trúc vốn của Công ty gồm có các khoản nợ thuần (bao gồm các khoản vay như đã trình bày tại Thuyết minh số 17 và 21 trừ đi tiền và các khoản tương đương tiền) và phần vốn của các cổ đông (bao gồm vốn góp, các quỹ dự trữ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối).
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính của Công ty tại ngày kết thúc niên độ kế toán như sau:
Các chính sách kế toán chủ yếu
Chi tiết các chính sách kế toán chủ yếu và các phương pháp mà Công ty áp dụng (bao gồm các tiêu chí để ghi nhận, cơ sở xác định giá trị và cơ sở ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí) đối với từng loại tài sản tài chính và công nợ tài chính được trình bày tại Thuyết minh số 3.

29. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
Các loại công cụ tài chính
Công ty chưa đánh giá giá trị hợp lý của tài sản tài chính và công nợ tài chính tại ngày kết thúc niên độ kế toán do Thông tư số 210/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính đã ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2009 (“Thông tư 210”) cũng như các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và công nợ tài chính. Thông tư 210 yêu cầu áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế về việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính nhưng không đưa ra hướng dẫn tương đương cho việc đánh giá và ghi nhận công cụ tài chính bao gồm cả áp dụng giá trị hợp lý, nhằm phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế.
Mục tiêu quản lý rủi ro tài chính
Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhằm phát hiện và đánh giá các rủi ro mà Công ty phải chịu, thiết lập các chính sách và quy trình kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được. Hệ thống quản lý rủi ro được xem xét lại định kỳ nhằm phản ánh những thay đổi của điều kiện thị trường và hoạt động của Công ty.
Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro về giá), rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thị trường
Hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chủ yếu chịu rủi ro khi có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá. Công ty không thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro này do thiếu thị trường mua các công cụ tài chính này.
Quản lý rủi ro tỷ giá
Công ty thực hiện một số các giao dịch có gốc ngoại tệ, theo đó, Công ty sẽ chịu rủi ro khi có biến động về tỷ giá.
Giá trị ghi sổ của các tài sản bằng tiền và công nợ bằng tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm như sau:

29. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
Độ nhạy đối với ngoại tệ
Tỷ lệ áp dụng để tính độ nhạy đối với ngoại tệ được Ban Giám đốc xác định là 10%. Khi đó, Ban Giám đốc nhận thấy sự chênh lệch tỷ giá hối đoái này sẽ ảnh hưởng đến các mục bằng tiền có gốc ngoại tệ còn tồn tại cuối năm.
Nếu tỷ giá các đồng ngoại tệ dưới đây so với Đồng Việt Nam tăng/giảm 10% thì lợi nhuận/(lỗ) trước thuế trong năm của Công ty sẽ tăng/giảm các khoản tương ứng như sau:
 Quản lý rủi ro lãi suất
Công ty chịu rủi ro lãi suất phát sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã được ký kết. Rủi ro này sẽ được Công ty quản lý bằng cách duy trì ở mức độ hợp lý các khoản vay và phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được lãi suất có lợi cho Công ty từ các nguồn cho vay thích hợp.
Quản lý rủi ro về giá hàng hóa
Công ty mua nguyên vật liệu, hàng hóa từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty sẽ chịu rủi ro từ việc thay đổi giá bán của nguyên vật liệu, hàng hóa.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra khi một khách hàng hoặc đối tác không đáp ứng được các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến các tổn thất tài chính cho Công ty. Công ty có chính sách tín dụng phù hợp và thường xuyên theo dõi tình hình để đánh giá xem Công ty có chịu rủi ro tín dụng hay không. Công ty không có bất kỳ rủi ro tín dụng trọng yếu nào với các khách hàng hoặc đối tác.
Quản lý rủi ro thanh khoản
Mục đích quản lý rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại và trong tương lai. Tính thanh khoản cũng được Công ty quản lý nhằm đảm bảo mức phụ trội giữa công nợ đến hạn và tài sản đến hạn trong kỳ ở mức có thể được kiểm soát đối với số vốn mà Công ty tin rằng có thể tạo ra trong kỳ đó. Chính sách của Công ty là theo dõi thường xuyên các yêu cầu về thanh khoản hiện tại và dự kiến trong tương lai nhằm đảm bảo Công ty duy trì đủ mức dự phòng tiền mặt, các khoản vay và đủ vốn mà các cổ đông cam kết góp nhằm đáp ứng các quy định về tính thanh khoản ngắn hạn và dài hạn hơn.
Các bảng dưới đây trình bày chi tiết các mức đáo hạn theo hợp đồng còn lại đối với tài sản tài chính và công nợ tài chính phi phái sinh và thời hạn thanh toán như đã được thỏa thuận. Các bảng này được trình bày dựa trên dòng tiền chưa chiết khấu của tài sản tài chính gồm lãi từ các tài sản đó, nếu có và dòng tiền chưa chiết khấu của công nợ tài chính tính theo ngày sớm nhất mà Công ty phải trả. Các bảng này trình bày dòng tiền của các khoản gốc và tiền lãi. Việc trình bày thông tin tài sản tài chính phi phái sinh là cần thiết để hiểu được việc quản lý rủi ro thanh khoản của Công ty khi tính thanh khoản được quản lý trên cơ sở công nợ và tài sản thuần.


29. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (tiếp theo)
Quản lý rủi ro thanh khoản (tiếp theo)





Theo đánh giá của Ban Giám đốc, mức tập trung rủi ro thanh khoản ở mức thấp. Ban Giám đốc tin tưởng rằng Công ty đã bố trí đủ nguồn tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn.


  1. SỐ LIỆU SO SÁNH

Số liệu đầu kỳ trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán khác.








GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Đã ký)
Nguyễn Ngọc Hồng


* Ghi chú: Số liệu về cổ phần sở hữu, đại diện sở hữu, cổ đông là người nước ngoài được lấy trong danh sách cổ đông chốt ngày 28/11/2012









Каталог: images -> tintuc
tintuc -> Danh sách một số kiểu loại sơ mi rơ moóc (3 trục) chở được container tiêu chuẩn (30480 kg) theo iso 668: 2013
tintuc -> BỘ TÀi chính số: 197/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
tintuc -> Khoa học và CÔng nghệ vn viện toán học cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
tintuc -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam hộI ĐỒng tuyển sinh
tintuc -> LỊch kiểm tra kết thúc môn và KẾ hoạch thực tập nâng cao học kỳ I năm học 2013-2014, Lớp tcn-qtks k4(9+3)
tintuc -> 1. giải thích từ ngữ: Các thuật ngữ sử dụng cho Ô tô thân liền
tintuc -> TRƯỜng cao đẲng nghề du lịCH
tintuc -> Điều 1 Hội Hướng đạo Quốc gia Việt Nam có tên là
tintuc -> BÀi phát biểu v/v nhận học bổng của Ngân hàng Nông nghiệp

tải về 476.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương