CÙng ai đau khổ À ceux qui souffrent



tải về 341 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích341 Kb.
#28646
  1   2   3   4




CÙNG AI ĐAU KHỔ

À CEUX QUI SOUFFRENT



Tác giả: AIMÉE BLECH

Dịch giả: CÚC VẠN THỌ

MỤC LỤC

I. GIỚI HẠN 6

II. NHỮNG NỖI KHỔ 6

III. VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ 11

IV. MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG VÀ TÔN GIÁO 12

V. TIẾN HÓA VÀ LUÂN HỒI 13

VI. THƯỢNG ĐẾ ẨN TÀNG 18

VII. LỢI ÍCH CỦA ĐAU KHỔ 19

VIII. VẤN ĐỀ THIỆN ÁC 20

IX. SỰ BÌNH ĐẴNG VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ 22

X. LUẬT HY SINH 25

XI. LUẬT NHÂN QUẢ 27

XII. VÀI BIỆN BÁC VỀ LUẬT NHÂN QUẢ 33

XIII. NHỚ LẠI TIỀN KIẾP 33

XIV. SỰ CẦU NGUYỆN 37

XV. VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG 41

XVI. SỰ CHẾT 43

XVII. SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CON NGƯỜI 45

XVIII. CÕI TRUNG GIỚI 50

XIX. THẦN LINH HỌC 52

XX. NHỮNG VỊ CỨU TRỢ VÔ HÌNH 54

XXI. ĐỪNG BUỒN RẦU 55

XXII. TÌNH XƯA NGHĨA CỦ 56

XXIII. CÕI THIÊNG ĐÀNG 57

XXIV. HẠNH PHÚC CÓ PHẢI LÀ ẢO GIÁC 63

XXV. HAI CON ĐƯỜNG 65

XXVI. ĐỨC KY TÔ 67

XXVII. TÔN GIÁO ĐẠI ĐỒNG 68

XXVIII. CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐAU KHỔ

VÀ CON ĐƯỜNG THỬ THÁCH 71

XXIX. CÁC ĐẤNG CHÂN SƯ 74

XXX. BÌNH AN CHO NHỮNG TÂM HỒN

ĐAU KHỔ 68

***


CÙNG AI ĐAU KHỔ

***

Hãy để lòng lắng nghe mọi tiếng kêu than, tựa như đóa sen nọ phơi trần lòng nhụy uống ánh sáng ban mai.”

Bạn hãy đừng để một giọt lệ nào bốc khô dưới ánh nắng cháy, trước khi bạn chưa tự mình chặm ráo những khóe mắt ưu phiền.”

Bạn hãy để nước mắt nóng hổi của thế gian rơi lên tim bạn và đọng lại đó. Và, bạn đừng chặm nó, trước khi niềm đau gây ra nó chưa phai mờ.”



H.P. Blavatsky

(Tiếng Vô Thinh)

***

Hỡi quý bạn, quý anh chị đang đau khổ, dầu quý bạn bị thử thách và đau khổ như thế nào, tôi, một linh hồn đau khổ, cũng xin gởi đến quý bạn những trang giấy nầy, với niềm hoài vọng nồng nàn làm vơi bớt nỗi ưu tư của quý bạn, và làm lóe lên một tia sáng vỗ về trong chuỗi ngày hắc ám của quý bạn.

I. GIỚI HẠN

Tuy nhiên, tôi phải đặt một giới hạn. Trong quý bạn có những người xem thường, hoặc không cần những lời của chúng tôi, vì các bạn ấy được hộ trì bởi tôn giáo hay đức tin dũng mãnh của mình. Những người nầy được an ủi dưới chơn Thập Tự Giá, hay dưới một biểu tượng tôn giáo khác. Đối với các bạn ấy, tôi chỉ biết nói: “Các bạn nên trung kiên với những điều bạn tin tưởng, nếu bạn tin một cách chân thành; các bạn hãy trung kiên với niềm tin ấy nếu nó đủ sức đem lại bạn sự an tĩnh. Như thế, tôi không có gì để hiến thêm cho quý bạn.

Ở đây, tôi chỉ ngỏ lời với những ai không có tôn giáo hay đã rời bỏ tôn giáo mình, với những người hoài nghi đã dần dần hay đột ngột mất cả đức tin, hoặc với những ai, tuy tin tưởng, nhưng lòng tin không đủ sức giúp họ chịu đựng các nỗi bất công ở đời.

Với các bạn ấy, trong quyển sách nhỏ nầy, tôi cố giải thích sự đau khổ, nguồn gốc và mục đích của nó để tìm phương thuốc chữa trị. Trong khoa học linh hồn, trong Minh Triết Thiêng Liêng, tôi còn ở bước đầu và chỉ có thể nêu ra một vài chỉ dẫn nghèo nàn. Ước vọng thúc giục tôi là giúp đỡ một vài huynh đệ. Nếu tôi không thành công, quý bạn nên qui lỗi ở tôi, ở sự dốt nát của tôi và xin chớ trách Minh Triết Thiêng Liêng.

II. NHỮNG NỖI KHỔ

Hỡi các bạn đau khổ, các bạn đừng quên, không phải chỉ có một mình bạn khổ. Chung quanh bạn còn có biết bao người đau khổ. Bạn nên nghĩ đến họ và an ủi họ, chớ đừng giam nhốt mình trong nỗi khổ riêng một cách ích kỷ và vô bổ. Đau khổ há không phải là số phận chung của nhơn loại hay sao? Chúng ta gặp đau khổ trên mỗi bước đi, khi thì thầm lặng, kín đáo, khi thì bộc lộ bằng những lời oán than tuyệt vọng. Trong các đô thị, nếu lắng nghe, bạn sẽ nhận ra vô số đau khổ vật chất và tinh thần. Ôi! nhơn loại khổ nàn và bạc phước làm sao! Nhưng đồng thời cũng vinh quang cho nhơn loại làm sao! Là vì, các đau khổ của nhơn loại là những niềm đau khổ sinh sôi; là vì: nhơn loại đang sáng tạo Đấng Siêu Linh! (Theo Giáo lý Minh triết Cổ truyền thì: Toàn thể nhơn loại đều lần theo một con đường Tiến Hóa Vĩ Đại. Và như Đức Thích Ca đã nói: Chúng sinh đang thành Phật, tức là thành Đấng Giác Ngộ, trọn lành).

Đây cũng chưa đúng lúc để tôi đề cập đến mục đích của sự khổ. Vì trước khi đề cập đến toàn diện vấn đề, tưởng chúng ta cũng nên biết qua ít niềm đau khổ riêng rẽ trên thế gian nầy.

******   

Nầy bạn, anh của tôi, bạn rất nghèo khó túng cùng. Đã từ bao lâu rồi, bạn phải lâm cảnh khốn cùng: không nhà, không cửa, bữa đói bữa no. Bạn phải tủi cực vô cùng, chịu đựng một cuộc sống thật là bấp bênh! Ngày nào cũng thế, bạn sống ngày lại ngày trong lo âu phiền muộn. Tương lai bạn thật là đen tối! Biết mấy đêm dài bạn sống cảnh màn trời chiếu đất, lạnh lẽo dưới sương gió. Biết bao đơn xin việc làm, trình hết hãng nầy đến sở nọ. Biết mấy cuộc tranh đấu gay go và, đủ điều thiếu thốn đã dày vò bạn! Số phần bạn quả vô cùng đau khổ!

Còn đây, anh của tôi ơi! hạnh phúc của bạn đã tiêu tan rồi! Bạn đã mất người bạn gái mến yêu mà bạn quý hơn chính bạn. Cuộc đời chỉ còn là một gánh rất nặng nề đối với bạn. Bạn đã nếm qua những ngày dằn vặc, rỗng không, những đêm dài trắng mắt ảm đạm, những cơn tỉnh giấc bồn chồn nặng nhọc sau những giấc ngủ chập chờn.

Nầy đây, một bà mẹ đau khổ, mới vài tuần nay, bạn còn siết chặt trong tay để ru ngủ một đứa con xinh xắn tợ thiên thần, bạn còn hôn đôi bàn chơn bé nhỏ của nó như điên như dại. Rồi, bỗng nhiên một nấm mộ mở ra, để lạnh lùng khép lại trên tấm hình hài cưng quý ấy, mảnh huyết nhục của bạn! Vấn đề tử vong, từ nay, đối với bạn là một mối sầu triền miên.

Đây còn anh, anh của tôi, vì một chứng bịnh kinh niên vô phương chữa trị, anh không sao rời khỏi giường bịnh, không thể lìa chiếc ghế phế nhân của anh. Thật không một ngày nào mà anh chẳng đau đớn vừa thể xác, vừa linh hồn, vì anh hoàn toàn bất lực, không đi đứng được, và, phải khổ tâm nhờ vả mọi người trong mọi việc.

Hỡi bạn, đứa em gái đáng thương, em đã yêu với tất cả tấm lòng trinh bạch và em đã bị lường gạt bởi một gã Sở Khanh. Em đau khổ vô cùng. Nhữnng chi trước kia em gọi là tình yêu, hạnh phúc, là lời ca tiếng nhạc, nay đã trở thành oán ghét, rẻ khinh và thù hận. Do đó, cuộc đời em trở thành đen tối, nặng nề như địa ngục.

Còn bạn, đứa em gái của tôi ơi, bạn có làm chi nên tội mà người ta luôn luôn bêu riếu nói hành em, khiến kế hoạch em bị trở ngại, hạnh phúc em bị lung lay, hành động em bị nghi ngờ. Em phải ngậm ngùi chịu mất dần bao bạn bè thân yêu. Đấy là một bất công và là một thử thách to lớn cho em, một tâm hồn đa cảm.

Nhớ tới anh ước mong danh vọng, tiếng tăm, anh mơ trở thành một nghệ sĩ trứ danh. Nhưng mỉa may thay, số phận cứ mãi dìm anh vào im lặng và bóng tối, trong những công việc ti tiện, những phận sự quá tầm thường! Sự khao khát một lý tưởng cao cả và những hành động hào hùng của anh bị khinh miệt.

Từng giờ, anh gặp toàn chế giễu và bực dọc. Từng giờ, anh phải cúi đầu trước cái định mệnh tầm thường ấy khiến anh vừa căm hờn vừa chán nản.

*******

Còn phần của bạn, bà chị của tôi ơi! Chị hằng khóc trong cảnh cô đơn. Chị thấy lòng tràn ngập tình cảm mến thương. Thế mà chị phải đè nén nó tận đáy tim. Chị cam chịu cảnh đơn côi, không mẹ, không chồng, cũng không con, để được chăm nom, thương mến và vỗ về. Chị khao khát tình thương. Sự khao khát ấy vò xé chị đêm ngày. Và ngày lại ngày, sự cô đơn ấy càng nặng nề hơn mãi!



******

Còn anh, anh thương mến của tôi! Tại sao anh chán nản thế? Thôi! tôi đã hiểu rồi! Anh tưởng đã từ bỏ được cái quá khứ tội lỗi, bẩn thỉu của anh! Sau những cuộc chiến đấu gay go, anh ngỡ mình đã chủ trị được những bản năng bồng bột; anh tưởng đã tìm được sự bằng an, với một tâm hồn trong trắng vui tươi, với những ước vọng tâm linh cao cả mà anh đang ôm ấp. Nhưng rồi, một cám dỗ bất ngờ đột nhiên đến với anh, và trớ trêu thay, cái quá khứ tưởng đã chết kia lại bừng dậy! Những địch thủ chiến bại xưa, đứng lên, hùng hổ và thô bạo hơn lúc nào cả! Cái bản chất đê hèn lại hiện ra, hăm dọa anh! Thôi rồi! anh đã thua trận, đã kiệt sức và không dám nhìn thẳng tương lai, anh sợ hãi nhiều đổ vỡ mới.

******

Còn chị, chị yêu mến của tôi, chị đang khổ vì đức tin của chị. Đức tin ấy, trước kia chưa được kiên cố nay lại bị khuynh đảo bởi những danh từ mâu thuẫn, những tín điều cạn hẹp, những kẻ giả nhân, giả nghĩa. Chị muốn trở lại với lòng tin xưa, nhưng không được. Chị mến tiếc vị Thượng Đế của thời thơ ấu, nhưng chị không biết cầu nguyện làm sao! Than ôi! chị không thể cầu nguyện nữa! Đối với chị, cõi trời nầy đã vắng tanh, không còn đẹp đẽ huy hoàng nữa! Chị đã gõ cửa khắp nơi để tìm Chơn Lý, nhưng ở đâu chị cũng gặp toàn là hoài nghị và đen tối!



****** 

Còn anh, nỗi khổ của anh cao thượng hơn vì tính cách vô ngã của nó. Anh đang khổ tâm vì mảng lo cho nhơn loại. Dưới mắt anh, nhơn loại thật là bệnh hoạn! Anh đào sâu vấn đề nghèo đói. Anh tìm hiểu các khủng hoảng xã hội và đạo đức vô vùng trầm trọng đang đến hồi bế tắc. Anh lưu tâm đến các nỗi khốn khổ vô phương cứu chữa, đến các tội lỗi xảy ra trong bóng tối, đến sự khao khát lạc thú đang biến con người ích kỷ thành những con ác thú. Anh nghĩ đến các cuộc ăn chơi quá độ với những tai họa có thể ngừa được, nếu nhơn loại tốt đẹp và trong sạch, ngay thẳng và công bình hơn. Anh đau khổ vì anh thấy mình bất lực trước các hoàn cảnh nan giải đó. Anh sẵn sàng hy sinh cho nhơn loại đam mê, dốt nát và đáng thương. Và tận chốn sâu thẳm của tâm hồn anh, mãi vang lên những tiếng kêu thương khó hiểu của: tai nàn, đau khổ, bất công! Than ôi! anh tự nói: “Tại sao có những bài tính nguy hiểm ấy? Và tại sao thế?”

******

Tôi đã kể nhiều nỗi khổ ở thế gian nầy, nhưng chắc chắn, tôi cũng bỏ sót một số không ít. Nhiều độc giả sẽ nói với tôi: “Bà ấy không đoán được nỗi thống khổ cùng với những thử thách nặng nề khốc liệt của tôi đâu v.v...!” Hỡi các bạn, đại để các bạn đừng quên rằng: “Cảnh khổ của chúng ta luôn luôn như có vẻ trầm trọng hơn cảnh khổ của người khác, và chúng ta thường có thói quen xem thường tất cả các thử thách nào không phải là của mình. Đó là tâm lý thường tình của con người.



III. VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ

Song le, thưa chư huynh tỷ, tôi đến với quý bạn không phải để giảng giải khoa tâm lý hay phân tách các thứ đau khổ ở quý bạn. Tôi chỉ có thể đề cập sự đau khổ qua khía cạnh MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG mà thôi. Như vậy, tôi sẽ trình bày theo quan điểm của chúng tôi, thế nào là nguyên nhân, là lợi ích, là mục đích của đau khổ. Và như thế, tôi bắt buộc phải nêu ra một ít giáo lý MTTL. Ước chúng nó soi sáng quý bạn như đã soi sáng tôi.

****** 

Bàn về vấn đề đau khổ, quả thật là khó khăn! Nhưng nó rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến mỗi người chúng ta. Hằng ngày, đau khổ xảy ra trong mọi đời sống, cho mọi sự tiến bộ trên mọi bước của khách hành hương1, trước khi đến tột đỉnh vinh quang của con đường tiến hóa.



Có lẽ bạn hỏi: “Phải chăng đau khổ là một định luật? Không, nó không phải là một định luật. Nếu nó là một định luật thì định luật ấy do con người tạo ra chớ không phải do trời. Đau khổ chỉ là kết quả hiển nhiên của mọi sự vi phạm luật trời. Con người sở dĩ bị đau khổ là vì đã hành động trái luật trời, trong kiếp nầy hay các kiếp trước. Và vì vậy, người không thể không đau khổ, y như một con trẻ không sao tránh khỏi phỏng tay khi đã trót đùa với lửa. Như vậy, đau khổ của chúng ta là hậu quả của các hành động, ngôn ngữ và tư tưởng của chúng ta trong hiện tại hay quá khứ.

Sự nhận định nầy đặt chúng ta trước hai định luật quan trọng: nền tảng của giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng, cũng như của nhiều tôn giáo khác từ ngàn xưa. Ấy là luật Tiến Hóa bao hàm cả luật Luân Hồi và Nhơn Quả, mà giáo lý MTTL cố gắng trình bày lại cho nhơn loại cận đại, hầu giúp cho họ hiểu nguyên nhân và lợi ích của đau khổ.

IV. MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG VÀ TÔN GIÁO

Nhưng đến đây, có lẽ câu hỏi đầu tiên của bạn sẽ là: “Cái tôn giáo mới nào, đột ngột ra đời, mà có thể tiết lộ Chơn lý cho thế gian đây?”

Tôi xin đáp: “Minh Triết Thiêng Liêng không phải là một tôn giáo mới. Nó cũng không phải là một tôn giáo. Nó đã có từ ngàn xưa và được xem như là nền móng và sự tổng hợp các tôn giáo cùng học thuyết đạo đức. Nó là khoa học của linh hồn. Nó là Minh Triết cổ truyền được trình bày lại trong thời buổi hiện kim. Nền Minh Triết cổ truyền nầy không cố ý đánh đổ các tôn giáo hiện tại, cũng không cố ý xem mình là một đối thủ của chúng. Trái lại, nó có mục đích liên minh với các tôn giáo để chống lại thuyết duy vật và đồng thời liên kết các tôn giáo lại, vì mỗi tôn giáo đều có khuynh hướng cho mình nắm giữ Chơn lý, và cũng không nhận ra Chơn lý ấy dưới một hình thức khác, trong bất cứ một tôn giáo khác nào!”

Minh Triết Thiêng Liêng ước mong giúp đỡ được các tôn giáo mở rộng chơn trời lắm khi bị giới hạn của chúng, hòa giải chúng với khoa học, làm tỏ rạng các biểu tượng bị quên lảng của chúng và đem lại cho giáo lý chúng một sinh lực mới. Nó đến với các tôn giáo, hai tay rộng mở, với những kiến thức dồi dào, và mỗi ngày một phong phú hơn. Đại để, MTTL và chức vụ của nó là thế.

V. TIẾN HÓA VÀ LUÂN HỒI

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại hai Đại Luật mà tôi đã nói với các bạn khi nãy, trước hết là luật Tiến Hóa hay đúng hơn là luật Luân Hồi.

Sự tin tưởng ở các đời sống kế tiếp của linh hồn đã có từ ngàn xưa. Các tôn giáo cổ của Ấn Độ đã dạy như thế; Pythagore, Platon và các môn phái Néo-Platonisme xác nhận lại, vài linh mục Thiên Chúa Giáo cũng chấp nhận niềm tin ấy, và theo nhiều đoạn kinh Phúc Âm, thì Đức Jésus cũng có dạy qua.

Trên bình diện đạo đức, nếu quý bạn xem xét quan niệm linh hồn tái sinh trong nhiều kiếp quý bạn sẽ thấy rằng quan niệm ấy hữu lý, công bình và thỏa đáng hơn bất kỳ lý thuyết chính thống hay học thuyết nào. Cao cả tuyệt vời và công minh tột bực, luật Luân Hồi vượt xa thuyết tiền định nguy hại. Thuyết nầy biến Thượng Đế nhơn từ thành một đao phủ thủ. Đâu có thể nào Thượng Đế lại đào tạo linh hồn nầy thanh cao, linh hồn kia hèn hạ! Đâu có thể nào Ngài tạo một linh hồn ưu tú, rồi đặt linh hồn đó trong một hoàn cảnh tốt đẹp, để rồi đưa nó lên Thiên Đàng. Đồng thời, Ngài tạo một linh hồn khác hạ tiện, rồi đem đặt nó vào một hoàn cảnh bỉ ổi, khiến nó không tránh được những tội lỗi nặng nề! Nếu Thượng Đế hành động như thế, thì quả Ngài là một tội nhơn không hơn không kém! Ai lại có thể chấp nhận một giáo lý bất công, quái đản như thế! Trước giáo lý ấy, nhiều người công phẩn thốt lên, không chút ngần ngại: “Nếu Thượng Đế của anh như thế, thì tôi chẳng thích chút nào; thà là tôi sống một nơi hoang liêu, còn hơn sống trên cõi trời do một người không tốt điều khiển!”

******

Than ôi! Đức Chúa cao cả đã sáng lập tôn giáo của Tình Thương và của Hy Sinh là: Thiên Chúa Giáo, cao đẹp thế nào mà nay lại thất chân do những tín đồ hẹp hòi, chỉ mang danh nghĩa, mà không tuân giữ giáo lý của vị Giáo chủ thiêng liêng.



Không, Thượng Đế không sinh linh hồn nầy xấu xa, linh hồn kia tốt lành. Xin đừng gán hành động độc ác, bất công ấy cho Đại Từ Phụ của tất cả sinh linh. Linh hồn như thế nào là tùy nó tự đào tạo lấy nó xuyên qua nhiều kiếp làm người kế tiếp. Những linh hồn cao thượng là những linh hồn đã tiến xa, đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm trong cả ngàn kiếp người. Ấy là những linh hồn đã chiến đấu trong nhiều thế kỷ, và đã chế ngự được bản chất thấp hèn, rèn luyện được những đức tánh có được ngày nay.

Còn những người xấu xa, hung dữ và yếu hèn, chẳng qua là những linh hồn thơ ấu, chưa ý thức được điều lành, điều dữ và tâm thức (kết quả của vô số kinh nghiệm) chưa được mở mang. Các linh hồn non nớt ấy còn phải học hỏi nhiều ở trường đời đắng cay, đau khổ.

****** 

Người Theosophist chúng tôi xác nhận điều nầy, mà tôi, xin quý bạn chấp nhận như một giả thuyết và đừng vội bác bỏ trước khi nghiên cứu kỹ càng. Điều đó là các điểm dị đồng giữa các linh hồn, chẳng qua là sự khác biệt về tuổi kiếp, nghĩa là trình độ tiến hóa. Linh hồn càng trẻ nó càng dốt nát, xung động, dễ nô lệ cho dục vọng. Khi tâm thức còn cạn hẹp, nó chưa biết được điều phải lẽ quấy, và chưa biết suy luận. Nhưng trên con đường tiến hóa rất dài, rất chậm, và cũng dễ chán ở quãng đầu, linh hồn càng tiến thì càng biến chuyển, càng tăng trưởng, càng cải thiện. Các xác thân mà nó đã nương trụ, các cái Ngã mà nó đã mang (và đã vứt như những chiếc áo cũ) để thể hiện nó ở cõi trần, mỗi lần chúng tan rã là mỗi lần chúng lưu lại ở nó một ít di sản kinh nghiệm. Di sản nầy khá nghèo nàn trong đoạn đầu, dồi dào thêm mãi, và như thế, linh hồn tăng trưởng lần lần. Và, tất cả kinh nghiệm ấy – đa số là đau khổ - lần hồi cấu thành Tâm Thức.



Các bạn hãy nghĩ đến vô số kiếp cần thiết để tạo một tâm thức tế nhị. Các bạn hãy nghĩ đến bao nhiêu đau khổ mà linh hồn phải chịu để học một bài học. Và như ta đã thấy ở trên, nếu đau khổ là hậu quả của điều ác, thì điều ác là hậu quả của vô minh. Linh hồn vô minh làm quấy vì nó bị lôi cuốn bởi những xúc động thấp hèn, những cuồng vọng gớm ghiết, và nó làm quấy mãi, cho đến một khi kia, vì quá đau khổ, vì quá đau khổ, nó lưu ý và trực ngộ ra rằng: “Cái khổ luôn luôn phát sinh từ điều ác, chừng ấy nó bắt đầu suy luận, rút tỉa kinh nghiệm và xa lánh điều quấy”. Đó là giai đoạn đầu của sự xây đắp mầm móng của tâm thức.

Lúc đầu tâm thức rất thô sơ. Con người tránh điều quấy không phải vì điều nầy xấu xa mà vì muốn tránh đau khổ do điều quấy gây ra. Tuy nhiên, nhờ các kinh nghiệm kế tiếp, tâm thức một ngày một trở nên phung phí, đồng thời trí thông minh cũng mở mang. Nhờ vậy con người tiến hóa mau hơn. Các bản năng xấu xa, các xúc động thô bạo nhường chỗ cho cảm tình thanh cao, cho tình thương nồng thắm, khiến anh có thể quên mình và biết trọng nhân phẩm mình. Lần lần anh trở thành con người của bổn phận.

****** 

Chúng ta hãy trở lại Cơ Tiến hóa của nhơn loại. Sau nhiều kiếp tiến hóa nữa, con người của bổn phận trở thành ân nhân của loài người. Trí tuệ anh mở rộng, nguyện vọng anh cao cả.. Tình thương và công lý hướng dẫn anh đến chỗ quên mình: từ bỏ thị hiếu và quên hạnh phúc tư riêng. Anh tiến đến đức hy sinh. Rồi một ngày kia, anh rời bỏ các tình luyến ái chật hẹp, để hợp nhất với Đại Ngã và hòa đồng với nhơn loại, với Thượng Đế. Bản ngã anh tiến hóa trong biển cả của tình thương. Bây giờ anh chỉ muốn sống cho mọi người mà anh xem như huynh đệ, chỉ muốn nhập thế để hiến mình cho công cuộc giúp đời. Nguyện vọng của anh là soi sáng, an ủi và ban rải sự an lạc đã có ở lòng anh. Nhờ được hợp nhất với Đấng Tối Cao, mà anh cảm thấy tràn đầy phúc lạc, và không còn quyến luyến các thú vui vô vị của cõi trần. Anh đã được một sự bằng an trong tâm hồn mà không ai có thể tranh giành và cũng không có một biến cố nào có thể làm phai nhạt. Đó là vầng Thái Dương chói rạng muôn đời trên các nơi phong ba bão tố.



Anh tiến mãi lên cao, lên tận đỉnh vinh quang của con đường dốc. Sau cùng, anh trở thành một Đấng Chơn Sư Minh Triết. Nhưng tuy đã thành một bậc Siêu nhơn, anh vẫn tiếp tục tiến từ Vinh Quang nầy đến Vinh Quang khác. Khi anh hoàn thành sự tiến hóa của loài người, anh sẽ sang qua con đường tiến hóa siêu nhơn loại, ở các cõi giới khác trong các vũ trụ khác nữa. Cuộc tiến hóa vĩ đại nầy khiến ta hoa mắt. Vì quả thật chúng ta còn nhỏ bé quá, trí óc ta cạn hẹp quá, làm sao chúng ta có thể thực hiện sự vinh quang nầy? Tốt hơn là chúng ta đừng nghĩ tới. Nếu chúng ta hiểu được chút nào, chúng ta cố hưởng chút đó. Sau nầy, chúng ta sẽ tiến cao và sẽ hiểu nhiều hơn.

******


Quý bạn chắc sẽ hỏi tôi: “Sự tiến hóa huy hoàng nầy phát sinh từ đâu? Đâu là nguồn gốc nó?”

Nguồn gốc nó vốn có từ vô thỉ, rất xa, thật xa chúng ta. Và tôi sẽ trả lời bạn như Đức KRISHNA: “Bản nguyên của vạn hữu không sao hiểu biết được!”

VI. THƯỢNG ĐẾ ẨN TÀNG

Tuy nhiên, Minh Triết Thiêng Liêng dạy chúng ta điều nầy.

Mỗi linh hồn là một điểm Linh Quang của Thượng Đế, hay của Đại Hồn. Vậy, mỗi linh hồn là Thượng Đế trong trạng thái tiềm tàng. Vì Thượng Đế đó chưa ý thức được bản thể thiêng liêng của mình. Và chính để khai mở ý thức nầy mà linh hồn phải trải qua các kinh nghiệm của kim thạch, thảo mộc, cầm thú, nhơn loại, đến Thánh, Thần, Tiên, Phật. Bắt đầu nó hạ sâu xuống vật chất trên con đường nhập thế. Và sau đó, nó tiến lên quả vị siêu linh trên con đường xuất thế, trong một thời gian vô số kiếp.

Khi nhập thế, Chơn Thần bắt đầu nhập vào các loài tinh chất. Kế đó, nó sang loài kim thạch, thảo mộc rồi đến thú cầm, để tiến lần đến sự cá thể hóa mà thành người. Như vậy, cầm thú là đàn em của chúng ta.

Ở đây, tôi không tiện trình bày diễn trình tiến hóa của linh hồn ở các giai đoạn chuẩn bị thành người, vì như thế chúng ta sẽ đi xa đề. Chúng ta chỉ cần suy diễn một vài điều liên hệ đến thuyết luân hồi mà chúng ta đang tìm hiểu.

VII. LỢI ÍCH CỦA ĐAU KHỔ

Chúng ta đã biết đau khổ là hậu quả của điều ác, của sự vi phạm luật trời, và điều ác phát sinh từ sự vô minh. Vậy, cội rễ của đau khổ là vô minh. Như thế, muốn diệt khổ phải bứng cái rễ đó, nghĩa là phải phá vô minh. Và, phá bằng cách nào? Phải làm cách nào để thay nó bằng minh triết? Chúng ta phải nhờ kinh nghiệm. Và kinh nghiệm như tôi đã nói, thường là những điều khổ. Thế là ta phải kết luận: đau khổ thật là hữu ích, nó là ân huệ. Đau khổ là một điều kiện thuận lợi, một yếu tố cần thiết cho sự tiến hóa của con người. Nó mở mang tâm thức, rèn luyện linh hồn. Không có nó, cuộc tiến hóa sẽ trì huỡn khôn cùng. Là vì tâm thức chỉ phát triển mau trong bão tố, khi tâm hồn bị khích động bởi những xúc cảm ồ ạt, dục vọng bạo tàn, đời sống khắt khe. Như vậy, đau khổ rất cần ở giai đoạn đầu và hữu ích suốt thời gian tiến hóa. Linh hồn càng trưởng thành, nỗi khổ càng da diết, càng tinh tế. Đau khổ là lò lửa đốt tan các ham muốn đê hèn và ích kỷ. Nó còn là trường học của thiện cảm, và tình thương. Đôi khi, nó ray rứt, nhưng lúc nào nó cũng bồi dưỡng lòng từ ái trong ta, khiến ta dễ thông cảm với mọi nỗi đau khổ quanh ta. Nếu không đau khổ làm sao ta có thể mở rộng vòng tay để đón những người bạc phước, làm sao ta có thể tìm những lời lẽ dịu dàng, thích hợp để xoa dịu những vết thương lòng?

Như vậy, tại sao ta quá sợ đau khổ? Tại sao ta cố tránh nó? Dấu hiệu của thời đại chúng ta là tránh mọi đau khổ. Trong mục đích này, chúng ta sáng chế đủ thứ thuốc. Ta không thể chịu nổi một cơn đau nhức nhẹ. Ta không dám nhìn sự nghèo đói, những khu nhà tồi tàn. Ta không dám xem những trang sách mô tả sự mổ xẻ sinh vật, hay cảnh nô lệ của biết bao nhiêu phụ nữ đáng thương. Như thế, là vì ta muốn tránh cho lòng khỏi rung động, hay xao xuyến, đau khổ.

VIII. VẤN ĐỀ THIỆN ÁC 

Không có điều quấy thì không có đau khổ. Và, bởi đau khổ cần thiết, bởi nó giúp vào sự tiến hóa của linh hồn, nên điều quấy cũng có sự hữu ích của nó. Quý bạn đừng nên vội nói: “Ý nghĩ nầy thật là vô luân!” Tại sao vô luân? Nếu chúng ta lãnh hội được luật tiến hóa, thì ta sẽ thấy những chi cản trở bước tiến của con người mới thực là vô đạo, vô luân. Đối với chúng tôi, người Theosophist, đạo đức là sống hợp với luật trời, là nương theo dòng triều đi lên ấy, tức là dòng tiến hóa. Điều ác, theo chúng tôi là những chi làm trễ nải, những chi ngăn chặn dòng tiến vĩ đại ấy, những chi trái với bước tiến của toàn thể hay của cá nhơn. Quả thật không có chi tương đối bằng điều quấy. Dục tình ích kỷ rất cần để kích thích các linh hồn thơ ấu, chúng thúc đẩy các linh hồn ấy chiến đấu để gia tăng sức mạnh. Chúng còn mở mang trí tuệ. Như thế, chúng đâu gây nhiều tai hại. Nhưng đối với chúng ta, sáng suốt hơn và tiến hóa hơn, dục tình, ích kỷ và tham vọng là điều quấy vì chúng ngăn cản bước tiến hóa của chúng ta và xui chúng ta chống lại Thiên Luật. Tất nhiên, nếu chúng ta khăng khăng hành động theo các điều quấy ấy, đời sống của chúng ta sẽ đổ vỡ và đau khổ.

Thường thường, linh hồn ấu trĩ cần trải qua điều quấy gây đau khổ, linh hồn mới ý thức được các hành động trái luật trời. Làm sao có thể khuyên dạy một linh hồn chế ngự dục tình, và bản chất đê tiện, nếu nó không bị đau khổ vì chúng? Lại nữa làm sao một linh hồn thơ ấu có thể hoạt động nếu không được kích thích bởi lòng ích kỷ và tham vọng? Làm sao chúng ta có thể thuyết phục nó bằng ý niệm bổn phận, bằng lý tưởng hay bằng hạnh hy sinh, vì nó chưa biết thế nào là phải, thế nào là quấy? Điều nó cần là những chi vừa tầm hiểu biết của nó. Một đứa trẻ trí tuệ còn kém cỏi, làm sao có thể đọc những sách khoa học, hay có thể dùng những dụng cụ giải phẫu? Trong một tác phẩm sau cùng của bà A. Besant, bà viết: “Làm sao bạn biết lẽ công bình, nếu bạn chưa thấu triệt sự bất công? Làm sao bạn có thể chọn điều lành, nếu bạn chưa biết việc ác? Làm sao bạn nhận ra ánh sáng nếu không có bóng tối? Sức mạnh chỉ có thể nảy nở bằng đấu vật, bằng nỗ lực, bằng thao dượt. Cũng thế, sức mạnh nội tâm không bao giờ phát hiện và gia tăng, nếu linh hồn không thất vọng, đau buồn”.

Tóm lại, đối với chúng ta, người Theosophist, quấy và ác là: những chi ngăn cản sự tiến hóa của con người. Khi một điều quấy giúp vào sự tiến hóa, nó không còn là một điều quấy mà là một việc cần ích. Vậy chúng ta nên khoan dung đối với linh hồn thơ dại và nghiêm khắc đối với mình. Những linh hồn ấy đang học bài học của họ, như chúng ta đang học bài học khó hơn của chúng ta. Và, một ngày kia, họ cũng sẽ học đến những bài học khó nầy. Khi các ý nghĩ nầy được hiểu rõ, bạn sẽ lãnh hội trọn vẹn thế nào là điều ác.

Khi đọc những dòng chữ nầy, chắc có bạn sẽ thắc mắc như vầy: “Vì điều quấy cũng tốt, thì tôi sẽ thỏa mãn lòng dục của tôi, tha hồ, cần gì thận trong!”. Bạn ấy đã hiều lầm tôi. Các độc giả hãy tin chắc rằng, đối với các bạn, điều quấy không còn là một sự lợi ích, tốt lành nữa, khi mà bạn cố ý làm quấy, nghĩa là bạn làm ác một cách có ý thức; tất nhiên nó phải hại bạn và ngăn cản bước tiến của bạn.


Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 341 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương