CÙng ai đau khổ À ceux qui souffrent


IX. SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ



tải về 341 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích341 Kb.
#28646
1   2   3   4
IX. SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ 

Thế là trong nhơn loại, có đủ hạng linh hồn, khác nhau về tuổi tác, khác nhau về trình độ tiến hóa. Có những linh hồn ấu trĩ và cũng có những bậc siêu nhân đã tiến đến tột đỉnh tiến hóa của nhơn loại. Ấy là những bậc mà chúng ta gọi là các Đấng Chơn Sư Minh Triết với một lòng tôn kính chơn thành. Vì vậy, mà không sao có sự bình đẳng trên thế gian nầy được. Làm sao ta có thể thiết lập sự bình đẳng trong xã hội khi nó không có trong thiên nhiên, trong vũ trụ? Trong gia đình nhơn loại, luôn luôn có kẻ nhỏ, người lớn, kẻ thanh, người trược, kẻ ngu khờ, người lỗi lạc.

Nhưng nếu luật tiến hóa quả quyết không sao có sự bình đẳng giữa loài người, thì nó dạy ta một bài học quan trọng về tình huynh đệ, về sự liên đới giữa con người.

Trên chiếc thang tiến hóa, chúng ta đã trải qua các nấc thấp. Ở một thuở nào, chúng ta là thú cầm và có những thú tánh. Bởi vậy, chúng ta có bổn phận đối với thú cầm. Chúng ta đừng lạm dụng sức lực chúng, mà phải thương yêu và dìu dắt chúng. Những ai thương thú vật và sống gần gũi chúng, đều biết rằng tình thương giúp chúng tiến mau; chúng tỏ ra hiền lành, thông minh và biết suy nghĩ; chúng có trí khôn gần giống như người. Thật hết sức đúng mà nhận rằng: “Chúng nó là những đứa em thấp kém của chúng ta, chúng quả là những thí sinh sắp sửa vào hàng nhơn loại. Và, cái quyền mà chúng ta tự phụ đối xử với chúng, chẳng qua là quyền của kẻ mạnh”.

Tiến lên một vài nấc nữa, chúng sẽ ở vào thời kỳ cổ lổ của nhơn loại. Ở giai đoạn nầy, tất cả chúng ta đều có làm ác, đều có gieo đau khổ để mưu lợi cho mình, bằng tư dục ích kỷ. Có thể chúng ta là kẻ sát nhơn hay ít nhứt cũng là người hung ác, ngu đần, bởi vậy, bổn phận của chúng ta là giúp đỡ các linh hồn thơ ấu, đàn em trẻ dại của chúng ta, bằng cách nâng cao tâm tình chúng và đánh tan sự vô minh đang bao bọc chúng.

Trên tất cả nấc thang tiến hóa, chúng ta đều có bổn phận đối với đàn em thơ dại, đối với các bạn ngang hàng cũng như đối với các bậc lão thành.

Tình huynh đệ liên đới thay thế sự bình đẳng một cách tốt đẹp. Là vì, nơi nào bình đẳng hiện diện, sự oán ghét, ngờ vực và hoài nghi mất dạng, nơi ấy tình huynh đệ nới rộng vòng tay kết hợp và thương mến. Điều nầy là một ưu điểm và là một sức mạnh của Hội Theosophy được truyền bá trên khắp thế giới. Nó đặt nhẹ sự giúp đỡ vật chất mà nhiều công cuộc từ thiện đã đảm trách. Nó chuyên chú vào sự giúp đỡ đạo đức, trí thức và tâm linh2.

Các bạn hãy tưởng tượng các kiếp sống ở cõi trần như một cuộc đăng sơn vĩ đại và khó khăn đến đỗi có vẻ như không thể nào thực hiện. Những ngọn núi trắng tuyết đã hiện ra cho các bậc huynh trưởng nhanh chơn và cương quyết. Còn đàn em thơ ấu còn lần dò từ bước trong thung lũng âm u và vấp chơn vào đủ thứ chướng ngại, vì chưa ý thức được lộ trình. Trước các em nầy, trên khắp quãng đường, nhơn loại trung bình, nửa tin, nửa ngờ, cũng đang tiến theo chơn các huynh trưởng, trên con đường hành hương diệu vợi, mà họ chưa hiểu được nguyên lai và mục đích.

Trong cuộc đăng sơn nầy, tình huynh đệ phải được xem như một dây xích vô tận, mà mỗi cá nhơn là một khoen con. Chúng ta không thể đơn độc tiến lên một mình: chúng ta cần theo chơn một người, đồng thời dẫn dắt thêm một người. Bạn đã được một người giúp bạn nhảy qua khe núi, thì bạn cũng phải đưa tay dìu dắt một người khác đang kiệt sức phía sau. Đó là cách bạn tỏ lòng tri ơn, vì nhơn loại là Một, khi bạn giúp một người là bạn giúp tất cả, kể cả ân nhân bạn đó, vì trên đời, đâu phải luôn luôn bạn được dịp trả ơn ngay cho người đã thi ơn cho bạn.

Chúng ta hãy cố gắng thực hiện tình huynh đệ đại đồng ấy. Chúng ta hãy cảm nghe sự sống chung quanh rung động ở tâm ta. Chúng ta hãy xem các huynh đệ của ta là chính ta. Những điều ta biết dù ít oi, chúng ta hãy chia sớt cho họ. Nếu ta thấy một tia sáng Chơn lý huy hoàng hiện trên con đường, hãy hưởng cái hạnh phục tuyệt vời khi hạnh phúc ấy được đem chia cho bạn cùng đường. Chính khi làm những công việc phụng sự nầy, chúng ta sẽ tiến lần lần đến mục đích xa xăm, mà hiện nay chúng ta chưa ý thức được rõ ràng sự vinh quang kỳ diệu.

******


Trước khi sang qua luật Nhơn Quả kỳ diệu, liên quan mật thiết với luật Tiến hóa và luật Luân Hồi, tôi tưởng nên giải đáp một câu hỏi có thể làm cho một vài bạn thắc mắc.

Các bạn sẽ hỏi: “Tại sao muốn tiến đến quả vị Tiên Thánh, con người phải trải qua nhiều kinh nghiệm, phải đắm mình trong tội lỗi, phải chịu đau khổ đủ điều như thế? Nếu Thượng Đế toàn năng và bác ái, tại sao Ngài không tạo con người hoàn toàn để tránh cuộc hành hương diệu vợi và nhọc nhằn ấy?

Đành rằng Thượng Đế có thể sáng tạo một con người hoàn toàn. Nhưng Ngài không muốn làm thế, vì tạo một con người trọn lành là tạo một con người máy. Ngài muốn con người được tự do. Ngài muốn con người tiến đến sự toàn tri, đến Chơn ngã, đến quả vị thánh hiền bằng chính kinh nghiệm của mình. Ngài muốn con người nếm mùi tội lỗi và trải qua nhiều gian lao cần thiết cho sự mở mang tâm thức. Ngài muốn trên con đường tiến hóa, con người biết thế nào là yếu hèn, đau khổ, để thông cảm với các bạn đường. Có thể, hoa từ bi mới nở ở lòng anh, để chuẩn bị anh trong sứ mạng cao quý cứu đời. Ngài “muốn” thế, là vì, đó là một điều “cần thiết”.

X. LUẬT HY SINH 

Đến đây, tôi bắt buộc phải nói đến luật Hy Sinh thiêng liêng trong việc sáng tạo vũ trụ.

Theo giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng, luật Hy Sinh thiêng liêng (mà sự chuộc tội ở Thiên Chúa Giáo chỉ là một phản ảnh nhỏ) là Công Đức vô lượng của Đức THƯỢNG ĐẾ, là công nghiệp của Đấng Tối Cao. Trong tình thương bát ngát, trong niềm lạc phúc tràn đầy, trong sự vinh quang khôn tả. Ngài tự giới hạn mình, tự giam hãm mình trong hình hài sắc tướng do Ngài sáng tạo. Mục đích của Ngài là hóa sinh vô số sinh linh, và các sinh linh nầy, khi đang tuần tự tiến lên, lần hồi ý thức được mình là những tiểu trung tâm trong đại trung tâm, là những tiểu ngã trong đại ngã, là những Thánh linh trong Thượng Đế vô biên. Ngài quả thật là Đại Từ Phụ, vì sự sống của Ngài lan tràn khắp nơi, ở lòng ta cũng như ở trong lòng vạn vật, vì tâm thức Ngài bao trùm tâm thức của chúng ta và rung động cùng chúng nó. Ngài ở trong ta và ta ở trong Ngài.

Để giải rõ điều nầy, tôi xin nêu một so sánh. Thân thể ta có một sự sống duy nhứt, nhưng nó được tạo thành do nhiều tế bào, và các tế bào nầy lại có những sự sống riêng, trong sự sống duy nhứt của thân thể. Thân thể ý thức được các cảm giác của tế bào và xem như là cảm giác của mình.

Cũng thế ấy, tâm thức vô biên của Thượng Đế bao trùm các tâm thức nhỏ bé của chúng ta. Và cũng thế ấy, tâm thức toàn tri và cùng khắp của Ngài thu nhận các cảm giác của chúng ta là những nguyên tử nhỏ bé so với Ngài. Những cảm giác của mỗi hột nguyên tử trong cơ thể ta, để so sánh thì cũng như chúng ta đối với Đức Thượng Đế vậy – “Tóc trên đầu con cũng đã được đếm”, Đức Chúa dạy như thế!

Dù nhỏ bé, hèn mọn hay bất toàn, nếu chúng ta ý thức được sự hy sinh thiêng liêng nầy thì ngọn lửa hiến dâng bừng dậy ở lòng ta: chúng ta muốn đáp lại tiếng gọi của tình thương, chúng ta hoài bão được giúp vào công cuộc tế độ cao cả, và sẵn sàng hiến dâng thân thể, trí tuệ, linh hồn ta để giúp Ngài cùng những vị phò tá Ngài.

Nhưng than ôi ! chúng ta còn hèn mọn nên không thể bay lượn lâu trên trời cao, chúng ta chỉ vươn lên đó trong những phút giây ngắn ngủi. Rồi khi ngọn lửa thiêng tắt lịm vì thiếu sức tư dưỡng, chúng ta cũng lại rơi về cõi đời ích kỷ, tầm thường.

Bây giờ, nếu chúng ta hiểu vũ trụ được sáng tạo và duy trì do sự hy sinh thiêng liêng; nghĩa là, do sự giới hạn của vô biên, do ân huệ của Thượng Đế hằng ban rải khắp nơi, chúng ta sẽ hiểu sự giới hạn nhứt thời nầy3, tạo sự bất toàn nhứt thời. Trong những điều kiện mà Ngài tự đặt mình vào vì tình thương chúng ta, Ngài không thể hành động trái với luật Tiến Hóa. Ngài không thể tạo một con người hoàn toàn thánh thiện. Nhưng Ngài có thể chuyền cho mọi người sự sống của Ngài với những tiềm lực thiêng liêng.

Con người là một vì Thượng Đế chưa ý thức được bản thể thiêng liêng của mình. Và chỉ ý thức được, khi nào trải qua các giai đoạn tiến hóa như tôi đã trình bày ở phần trước., nghĩa là, sau khi nếm qua quả “thiện”, quả “ác”. Và hơn nữa, sau khi các tiềm năng thiêng liêng của trí tuệ, ý chí và tình thương được biến chuyển thành những đức tính cá nhơn.

XI. LUẬT NHƠN QUẢ

Chúng ta đã thấy, đau khổ là một đòn bẫy cất chúng ta lên khỏi bùn nhơ của dục vọng, một điều kiện thuận tiện, cần thiết cho sự tiến hóa và một yếu tố giáo hóa rất quý báu. Chúng ta cũng đã thấy: tội ác bắt nguồn trong vô minh, và đau khổ phát nguyên từ tội lỗi. Quy tắc nầy bao trùm tất cả, kể cả các trường hợp cá nhơn và đặc biệt. Tất cả các đau khổ của chúng ta là kết quả của những tư tưởng, lời nói, hành động xấu xa mà chúng ta đã tạo ra trong kiếp nầy hay các kiếp trước.

Thế là, chúng ta lại đứng trước một Đại Luật rất quan trọng mà triết lý Đông Phương gọi là KARMA (hành động). Luật nầy bổ sung luật Luân Hồi, và có thể gọi là luật Báo Ứng, luật Nhơn Quả, sự Công Bình Nội Tại hoặc Công Lý Hằng Cửu.

Nếu quý bạn hiểu được chức vụ của luật Nhơn Quả trong đời sống cộng đồng của nhơn loại cũng như trong đời sống nhỏ bé của cá nhơn, quý bạn sẽ lãnh hội rõ ràng hai vấn đề: đau khổ và định mệnh, sẽ thấy sự Công Bình Thiêng Liêng chiếu rực rỡ ở nơi mà trước kia quý bạn chỉ thấy bất công và phiền não4.

Chơn lý nầy có vẻ quen thuộc với chúng ta. Quý bạn suy nghĩ kỹ xem. Quý bạn há không từng đọc lời của Thánh Paul: “Các ông đừng lầm, người ta không thể đùa cợt với Thượng Đế. Ai gieo cái chi thì gặt cái nấy”. Đó là đại cương của luật Nhơn Quả: Đã có nhơn thì có quả. Một nghiệp quả luôn luôn phát sinh từ một nguyên nhơn. Nguyên nhơn nào cũng tạo nghiệp quả. Và, nhơn với quả luôn luôn cân xứng.

Tất cả các đau khổ của chúng ta là những món nợ mà chúng ta trả cho xã hội hoặc cho Thiên Luật. Những người mà chúng ta gây đau khổ trong quá khứ, luật Nhơn Quả sẽ đặt họ trên bước đường của chúng ta như là những chướng ngại để phá hoại hạnh phúc của chúng ta một cách ý thức hay vô thức. Đó là những món nợ mà chúng ta trả trực tiếp cho người. Trái lại, nếu chúng ta không làm hại ai, mà vi phạm Thiên Luật, thì luật Nhơn Quả cũng trừng phạt chúng ta bằng biến cố và đau khổ.

Nhưng danh từ trừng phạt ở đây không đúng lắm, dù rằng đau khổ xảy ra dưới hình thức một hình phạt.

Là vì, nó gợi ở trí ta một Đấng Thiêng Liêng nắm quyền thưởng phạt và khiến chúng ta nghĩ đến Đấng Jéhovah5 trừng phạt con cháu Ngài. Thật ra, Luật Trời nhơn từ, không bao giờ trừng phạt, mà chỉ thản nhiên điều chỉnh một sự quân bình đã mất, bằng cách đem lại cho kẻ bất cẩn một bài học hữu ích và công bằng. Cũng như quý bạn đâu thể gọi là “trừng phạt” khi một đứa trẻ bị phỏng tay vì thọc tay ấy vào lửa. Đa số hành vi chúng ta đều giống như vậy.

Khi chúng ta làm quấy vì vô minh thì đau khổ xảy ra liền theo đó. Đó không phải là sự trừng phạt, mà chính là một bài học nhằm khuyên dạy chúng ta tránh mọi lỗi lầm. Nhờ các bài học bổ ích và nghiêm khắc ấy, nhờ các kinh nghiệm đau khổ ấy mà lần lần chúng ta thoát khỏi lưới vô minh.

Luật Tiến Hóa là luật Điều Hòa. Khi mà sự quân bình đã mất do một tội lỗi, thì sự quân bình ấy chỉ có thể tái lập bằng cách người phạm lỗi phải chịu đau khổ, y như khi một nhánh cây bị một trẻ em trì xuống, nhánh ấy vượt khỏi tay em, bật lên, và đập ngay vào mặt em. Luật Nhơn Quả chỉ có thế, thật là thực tế, thật là khoa học!

Có lẽ bạn nói: “Nếu vô tình làm quấy mà phải chịu tội thì thật là bất công!” Nhưng làm thế nào tránh được tội bởi đó là hậu quả của nguyên nhân và không nhân nào không tạo quả cả. Khi ta đặt tay vào lửa thì làm sao ta khỏi phỏng tay?

Tuy nhiên, trên bàn cân nhân quả, động cơ và ý muốn nặng hơn hành động bội phần. Hành động chỉ thu hẹp ở cõi trần, cõi vật chất; còn động cơ và ý muốn thì gây âm hưởng trong các cõi vô hình. Nơi đây, tác động của chúng tác động mạnh mẽ hơn ở cõi trần rất nhiều. Khi một hành động tốt đẹp và hữu ích, mà động cơ lại ích kỷ thì hành động ấy chỉ có thể tạo một hạnh phúc cạn hẹp. Ví dụ: một người xây một bịnh viện với mục đích được ân thưởng huy chương hay được người đời ca tụng, hành động ấy tạo cho anh những hạnh phúc ở cõi trần trong một kiếp sau; những động cơ ích kỷ sẽ đem lại anh những đau khổ tinh thần.

Như thế, động cơ càng thanh cao thì nghiệp quả càng tốt đẹp.

Khi con người tiến hóa cao, nghiệp quả trở nên phức tạp, vì trong một thời gian ngắn, ta có thể có những hành động vừa cao thượng vừa thấp hèn, tạo những quả vừa tốt vừa xấu. Vì vậy, các Đấng Thiêng Liêng đảm trách luật Nhân Quả có một phận sự rất khó khăn vì các nhân không thể cùng sanh quả trong một kiếp. Các Ngài phải chọn lọc nghiệp xấu tốt, và phân chia cho con người trả trong nhiều kiếp. Nhân nào không thể sanh quả ngay được thì phải chờ đợi cơ hội thuận tiện ở một kiếp sau. Chính các nghiệp quả nầy dệt nên mệnh số của chúng ta. Chính nó tạo ra ta, đặt ta ở xứ nào, trong một hoàn cảnh nào và gây những biến cố vui buồn trong đời ta. Chúng ta đừng ngạc nhiên tại sao hạnh phúc của chúng ta hiếm hoi và ngắn ngủi, tại sao tai họa xảy đến cho chúng ta quá thường! Đối với chúng ta trình độ tiến hóa còn thấp, chúng ta há không làm quấy nhiều hơn hành thiện hay sao? Nhứt là tư tưởng: động cơ thúc đẩy chúng ta hành động còn ô trược!

Tuy nhiên, khi kiến thức chúng ta mở rộng, chúng ta sẽ làm chủ được vận mệnh chúng ta phần nào. Người dốt nát nô lệ cho dục vọng và ham muốn, và như thế là nô lệ của số mạng mình. Trái lại, nếu chúng ta biết Luật Trời, chúng ta có thể tạo nghiệp quả tốt bằng hành động và tư tưởng thanh khiết, từ bi6. Chúng ta không tránh các nghiệp quả đã tạo ở các kiếp trước – vì thiếu nợ thì phải trả - nhưng, chúng ta có thể “vô hiệu hóa” nghiệp quả hiện tiền. Tôi xin đơn cử một ví dụ: trong kiếp nầy, ta đã gây đau khổ cho ai, thì có thể, ngay bây giờ, chúng ta cố tìm cách để giúp đỡ người đó. Đó là một cách trả nợ. Các vị tu cao, biết được tiền kiếp của mình, nên có thể dùng cách đó để chuộc những lỗi lầm xưa.

Đến đây, bạn có thể hỏi tôi: “loại nhân nào sẽ tạo ra quả nào?” Về vấn đề nầy, người ta không thể đặt một qui tắc tổng quát. Đừng tưởng rằng kiếp nầy, trong một cuộc đi săn, bạn lỡ bắn một người nào đó gãy chân; thì trong một kiếp sau, người nầy sẽ bắn bạn gãy chân lại. Đành rằng, khi bạn bất cẩn gây thiệt hại cho người, thì bạn sẽ trả quả, nhưng bạn có thể trả một cách khác hơn là bị một phát súng bắn cũng gãy chân y như thế. Nhân và quả có thể khác nhau về bản chất, nhưng bằng nhau về động lực.

Tuy nhiên, nhân và quả thường thường đồng bản chất, nếu cơ hội được thuận tiện. Chẳng hạn như, một án mạng: có thể sẽ gây một cái chết dữ dội; một cuộc đời trụy lạc: có thể gây một đời sống tật nguyền. Nếu sự trụy lạc đi đến mức độ đê hèn quá, nó sẽ tạo ra sự đần độn. Đại để, sự thỏa mãn vô độ các ham muốn xấu xa, sẽ tạo nên đủ thứ thiếu thốn. Người ta thường nói: sự hung ác gây điên cuồng; lười biếng thì si mê trì độn; ngạo mạn thì phải chịu nhục nhã; người ích kỷ sẽ không có bạn và thiếu tình thương. Những ai đã bỏ qua cơ hội tiến hóa tâm linh sẽ không thể gặp những dịp tiến lên. Bà mẹ nào bỏ bê con cái cũng sẽ gặp lại nó, sẽ yêu mến nó, rồi nó sẽ chết sớm, để lại cho bà sự mến tiếc và đau khổ. Những trẻ bị hành hạ, có thể là những kẻ bạo tàn trong một tiền kiếp.

Đại khái, đó là một vài mẫu nhân và quả tương đồng đi kề nhau. Nhưng tôi xin lập lại là không nhứt định có một qui luật tổng quát, vì tác động của nhân quả vô cùng phức tạp, ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Và để cho bạn đọc ý thức tính cách phức tạp ấy của luật Nhân Quả, tôi xin nói thêm rằng, luật nầy chẳng những chi phối đời sống cá nhân mà cả vận mạng thế giới nữa. Mỗi nước có một nghiệp quả mà dân trong nước cùng tạo ra. Chiến tranh, tai trời, dịch bịnh v. v. . . ., tàn sát cả muôn cả ngàn người, ấy là những nghiệp quả chung. Quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo dạy: “Con hãy nhớ tội lỗi và ô nhục thế giới là tội lỗi và ô nhục của con, vì con là một thành phần của thế giới. Nghiệp quả của con được kết liền vào nghiệp quả chung”.

XII. VÀI BIỆN BÁC VỀ LUẬT NHÂN QUẢ

Bạn sẽ hỏi: “Các điều nói trên rất đẹp. Nhưng đâu là bằng chứng? Chúng nó rất mới mẻ, khác hẵn những điều tôi biết và chúng làm tôi ngạc nhiên.”

Tôi nghĩ, khi bạn đến với tôi là bạn cần một vài an ủi. Nếu tôi trình bày các bằng chứng MTTL, tôi phải để nhiều thì giờ và vượt ra phạm vi vấn đề đau khổ mà không làm cho nó sáng tỏ thêm. Tuy nhiên nếu bạn thấy các ý kiến tôi vừa trình bày có một ít giá trị, hay có thể an ủi bạn, bạn nên đọc sách MTTL để tìm các bằng chứng nói trên. Bạn hãy cố đi sâu vào giáo lý của chúng tôi, rồi sau khi nghiên cứu tinh tường, rất có thể, những chi bây giờ chỉ là giả thuyết sẽ trở thành một Chơn lý sống động.

XIII. NHỚ LẠI TIỀN KIẾP 

Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra một biện bác tự nhiên liên hệ đến vấn đề đau khổ, một lối bác bẻ mà tôi đã được nghe nhiều lần. Nó như thế nầy: “Bà nói rằng luật Nhân Quả rất công bình, nhưng phải chăng công bình, khi chúng ta đau khổ vì những nhân mà ta đã tạo ra ở kiếp trước, và bây giờ không còn nhớ được một mảy may gì.”

Đó quả là một bác bẻ rất tự nhiên, tôi xin lập lại như thế. Song le hẵn quý bạn không nghĩ đến điều nầy: “đối với đa số nhân loại, có một vài sự kiện mà con người không thể thực hiện trong cõi hữu hình, nghĩa là chúng ta không thể nhớ được các tiền kiếp”.

Tại sao ta không nhớ các kiếp trước của ta? Là vì trong mỗi kiếp, chúng ta có một xác thân khác, một khối óc khác. Khối óc là một dụng cụ mà linh hồn chỉ dùng trong một kiếp người mà thôi. Vả lại, nếu bạn không thể nhớ tất cả kỷ niệm của thời thanh xuân hay thơ ấu, những kỷ niệm mà chính khối óc bạn đã ghi nhận, thì làm sao bạn có thể nhớ các việc xảy ra trong tiền kiếp? Tuy nhiên, đôi khi có những bộ óc tinh vi có thể ghi nhận được các rung động vi tế của Chơn Nhơn. Trong trường hợp nầy, người ta có thể nhớ ít nhiều các tiền kiếp. Hơn nữa, khi con người xuất khỏi thể xác trong giấc ngủ, thì nhớ lại quá khứ; vì thể Vía (tức cảm thể hay thể tình cảm) ghi nhận dễ dàng các rung động nói trên. Trong thể Trí, tinh vi hơn nữa, các kỷ niệm nầy còn rõ ràng và chân xác bội phần. Riêng về con người tiến hóa cao đã thực hiện được sự liên lạc giữa khối óc vật chất (Phàm Ngã) và Chơn Nhơn, người ấy có thể nhờ Chơn Thân mà nhớ lại rõ ràng tất cả kiếp trước (vì thể nầy vốn trường tồn từ kiếp nầy sang kiếp khác).

Người ta thường sánh Chơn Nhơn với một xâu chuỗi ngọc trai mà mỗi hạt trai là một kiếp sống. Với sự so sánh nầy, bạn hiểu rằng, khi chúng ta đặt được chiếc cầu giữa tâm thức vật chất (Phàm Ngã)7 và Tâm Thức siêu đẳng (Chơn Ngã), thì chúng ta nhớ lại trọn vẹn quá khứ. Đó chỉ là vấn đề thời gian và kiên nhẫn mà thôi.

Ta thấy rằng kiếp trước của ta thế nào thì bây giờ đời sống chúng ta thế ấy. Chúng ta hãy cổi bỏ những gì chúng ta đã hoạch đắc trong kiếp nầy và nhớ lại những khuynh hướng của chúng ta lúc nhỏ, những thói hư và nết tốt bẩm sinh, những sở đoản và sở trường, những điều mình ưa hay ghét, thì chúng ta biết được dễ dàng cá nhân của mình trong kiếp chót, kế đây.

Bây giờ chúng ta đề cập lại vấn đề công bằng đặt ra như vầy: “Có công bằng chăng, khi ta phải chịu đau khổ vì những lỗi lầm xảy ra trong các kiếp trước?” Để trả lời câu hỏi nầy, tôi xin nhường lời lại cho một ngòi bút hùng biện và có uy tín hơn tôi.

Sự lãng quên có xóa mất những lỗi lầm hay tiêu hủy các hậu quả của các lỗi lầm ấy chăng? Một kẻ sát nhân quên mất vụ án mạng gây ra bữa trước, có thay đổi được hành động hay hậu quả việc làm đã rồi của anh chăng? Các kiếp lai sinh chỉ là hậu nhựt của những tiền kiếp. Và nếu nước từ bi của sông Léthé8 đã xóa mờ quá khứ, những năng lực tích tụ ở linh hồn từ đời nầy sang đời nọ, vẫn tác động ở tương lai.

Trái lại, nếu người ta có thể nhớ các kiếp trước, thì sự bất công khắc khe sẽ hiện ra, vì chúng ta sẽ đau khổ triền miên trước một quá khứ dẫy đầy tội lỗi xấu xa, một quá khứ có thể đã hoen ố vì án mạng nữa.

Hơn nữa, nếu ta biết tại sao ta bị phạt, nghĩa là, nếu ta biết rõ lỗi nào của chúng ta đã làm, sẽ gây ra trừng phạt nào; và chừng nào hình phạt ấy sẽ xảy ra trong cuộc đời ta, thì phải chăng trừng phạt ấy sẽ quá nặng nề, so với tội lỗi của chúng ta. Chừng ấy, người người đều nguyền rủa vị nào lại bắt chúng ta nhớ các kiếp trước, để biến đời sống thành một nguồn khốn khổ không nguôi, một nỗi kinh hoàng không dứt và làm tê liệt mọi hoạt động, mọi sáng kiến của chúng ta, trong một giấc mộng quá khứ hãi hùng.

Con người tuy thường bất công hay hung ác cũng không muốn cho kẻ tử tội đau khổ, vì vậy, cho đến phút chót mới cho anh biết sự bác đơn ân xá của anh. Xem thế thì, Luật Trời chẳng là kém từ bi hơn luật đời chăng?

Vô minh như chúng ta, thật sự là một sự táo bạo khi chúng ta phỉ báng những công trình vĩ đại của các Đấng Minh Triết. Nếu chúng ta hiểu biết chút ít, nếu chúng ta cảm thông ít nhiều với Cơ Trời mầu nhiệm, chúng ta sẽ thấy rằng ơn Trời không bỏ quên một mảnh nhỏ nào của vũ trụ, hay một sinh vật nào, mà không chăm nom như một Đấng Cha Lành. Và chúng ta cũng ý thức được rằng: “Nơi nào vì mù quáng, chúng ta thấy toàn sự rỗng không, sự bất toàn hay bất công, thì một tia sáng rực rỡ chỉ cho chúng ta thấy sự sống lan tràn khắp nơi và ban rải tình thương cho vạn vật thân yêu, từ hột nguyên tử còn ngủ say, đến Chơn Linh Hành Tinh chói lòa, mà Tâm Thức bao trùm toàn vũ trụ.

Thật ra, chính sau khi chết, một khi thoát ra khỏi các lớp vỏ hư ảo, linh hồn mới có thể soát lại một cách vô tư kiếp sống vừa qua và kiểm điểm tất cả hành động và hậu quả cùng với các lỗi lầm và sa ngã, với các động lực và nguyên nhân. Nhờ thế, linh hồn gia tăng kiến thức, khả năng và chiến đấu dễ dàng hơn với các chướng ngại đồng loại ở một kiếp sau. Như vậy, những chi nó học đều được lưu lại với nó. Những cái chi nó không biết thì bây giờ biết được, và xuyên qua “Tiếng Nói Của Lương Tâm”, tiếng nói nầy bảo cho Phàm Nhơn biết đâu là bổn phận. Sự minh triết nầy là ký ức toàn hảo, vì nó là tinh hoa của muôn ngàn kinh nghiệm trải qua. Trong những lúc cần phải quyết định khẩn cấp, con người nhờ nó chớ không sao ngồi ôn lại những sự việc liên hệ đã xảy ra trong quá khứ xa xăm, để tìm một lối xử sự tốt đẹp. Bài học đã được chiêm nghiệm và đồng hóa trong sự an lạc ở bên kia cửa tử. Do đó, linh hồn mới ứng đáp lanh lẹ, quả quyết và chắc chắn, như nó luôn luôn nghe tiếng gọi phân minh dường như ra lệnh cho nó: “Hãy làm điều nầy, hãy tránh điều nọ. . . .”

Dù sao trên đường tiến hóa, một ngày kia, những tư tưởng trong khối óc sẽ trở nên tinh vi, sau nhiều năm tinh luyện, và nhờ vậy mà con người nhớ được các kiếp trước. Nhưng, đến lúc nầy thì các ký ức ấy không còn nguy hiểm, vì linh hồn đã trả xong một phần lớn các nghiệp báo xấu, và cũng đủ dũng cảm để phù trì Phàm Nhơn, trước viễn ảnh đau khổ sắp xảy ra.

Trong Cơ Tiến Hóa thiêng liêng, mọi việc đều xảy ra đúng lúc, trong một phối hợp toàn mỹ, khiến người ta không sao không nhìn nhận sự toàn năng của Đấng Hóa Công.

XIV. SỰ CẦU NGUYỆN 

Đây là một phác họa vội vàng và tất nhiên là bất toàn về Đại Luật Công Bằng cao cả và bất biến, do đó mà cuộc đời của chúng ta diễn ra thành một chuỗi nhân quả kế tiếp. Hẵn nhiên, một phác họa vội vàng, đôi khi không khỏi mang nhiều bất lợi, có thể tạo nên hoài nghi và ít nhiều dị luận. Chẳng hạn như vài biện bác vừa được giải đáp ở đoạn trước. Bạn có thể hỏi: “Cần chi phải cầu nguyện, khi đã tin vào Luật Nhân Quả. Tin tưởng “nhân nào, quả nấy”, tức là phủ nhận quyền năng của mọi sự cầu nguyện rồi.”

Nếu bạn cho rằng: “cầu nguyện là một nhu cầu tinh thần thì bạn nên cầu nguyện.” Lúc bấy giờ, sự cầu nguyện là một mãnh lực tinh thần đem lại bạn nhiều phấn khởi và sự an tịnh. Cầu nguyện là mở rộng tâm hồn đón nhận ảnh hưởng thiêng liêng. Khi nguyện cầu, bạn tắm hồn trong cảnh giới thanh cao.

Nhưng coi chừng, bạn cần nên hiểu kỹ danh từ “cầu nguyện”. Thường thì đa số người ta cầu nguyện để xin những lợi lộc vật chất; những ham muốn nhỏ nhen. Chẳng hạn: cầu an, cầu lợi, cầu danh, cầu phước, cầu lộc, cho thân nhân hoặc cho mình. Sự cầu xin ấy chỉ là những mong ước ích kỷ tầm thường, để củng cố cho hạnh phúc riêng tư và bám níu ảo ảnh. Đó là những ước vọng vô minh.

Đối với chúng tôi, người Theosophist thì cầu nguyện là: “cho ra”. Cầu xin là nguyện vọng nồng nàn dâng lên Thượng Đế, vị Thượng Đế ở trong ta và ở ngoài ta. Đó là sự hiến dâng mình cho Thiên Ý, sự chiêm ngưỡng một lý tưởng cao siêu, một cử chỉ phục tùng, một niềm tin tưởng và tri ơn nồng nàn hướng về Thiên Luật Cao Cả. Cầu nguyện còn là lời kêu gọi tha thiết được phù trợ về tinh thần, trong những ngày đen tối đầy thử thách.

Cầu nguyện như thế khác xa với sự cầu nguyện ích kỷ, thiếu hẵn tâm từ, để van xin lợi lộc vật chất. Ở thế gian hằng ngày bạn cũng đã từng thấy diễn ra mãi sự van xin lợi lộc của người đời, và người ta cũng được toại nguyện dễ dàng khi nhiệt thành mong muốn. Sự cầu xin lợi lộc vật chất không thể nào vượt lên các cõi cao. Nó phát từ cõi thấp (cõi trần) nên nó gây ảnh hưởng và đơm bông kết trái tại cõi ấy.

Đức Christ có nói: “Đức Cha trên Trời biết rõ nhu cầu của các Người, trước khi các Người cầu xin Ngài. . .” Vậy thì, chúng ta cần chi phải cầu xin?

Nếu bạn chưa hiểu được Luật Trời, mù tịt về tương lai vận mệnh bạn, thì chắc gì những điều cầu xin của bạn không đi ngược lại với quyền lợi và sự phát triển tinh thần của bạn?

Phàm Ngã vốn sợ đau khổ, thích một cuộc đời không phiền toái, ưa sống an nhàn và êm ấm; trong khi Chơn Ngã, với những kinh nghiệm chơn thật, vững vàng, biết rằng: “Con người chỉ tiến nhanh và thành công nhứt trong đau khổ cùng nghịch cảnh, nhờ những trận chiến nội tâm quyết liệt . . .”

Nói thế tất có bạn thất chí, mất tin tưởng sẽ bảo: “Chúng tôi cũng không có  quyền cầu xin Thượng Đế xóa cho chúng tôi một phiền lụy nữa sao?”

Bạn ơi! ở đây tôi không nói đến “quyền” đâu ! Bạn có thể nắm níu cái “quyền” đó tùy ý bạn. Nhưng có lẽ bạn không làm thế, nếu bạn hiểu tôi. Và bạn sẽ vui lòng cầu nguyện để được ban cho một năng lực tinh thần, hầu chịu đựng nổi bất cứ thử thách nào trên đời bạn. Vì bạn sẽ hiểu: Chính nhờ sự thử thách ấy mà bạn dứt khoát được món nợ đã vay. Đó là một cơ hội tiến bộ quý báu cho bạn.

Đối với người Theosophist, sự cầu nguyện tốt lành nhứt, thích hợp nhứt là: “Cầu xin cho Ý Chí mình được thực hiện”9.

Mãnh lực từ bi và thanh tịnh súc tích trong lời cầu nguyện trên. Có thể nói: Đó là bùa linh thiêng liêng, mà chỉ có ai đọc nó với tâm thành hay với niềm tin sâu xa mới cảm thông tuyệt đối !

Với bạn nào theo Giáo phái Calvin (Tân giáo phái thời xưa ở Genève vào thế kỷ 16), bạn còn có thể lập lại lời nầy: “Hỡi Thượng Đế, điều Ngài muốn . . . con xin tuân lãnh ý Ngài! . . . khi Ngài muốn. . .” Vì trong những cảnh giới thanh cao, Thượng Đế, Luật và Con Người là Một. Luật Nhân Quả thật rõ là sự biểu lộ ý chí của Thượng Đế.

Có thể bạn còn thắc mắc: “Đã đành là thế, nhưng tôi không thể cầu nguyện cho tha nhân sao?”

Dĩ nhiên, bạn có thể cầu nguyện cho kẻ khác. Bạn hãy cầu xin cho người đau khổ được che chở tinh thần để đủ sức chịu đựng nghịch cảnh, mà không chán nản. Vì trong lúc bạn cầu nguyện, bạn đã thành tâm thông cảm và gởi đến người đau khổ thiện cảm và tư tưởng thanh tịnh của bạn. Đó là ân lành và tâm từ của vì Thượng Đế trong bạn đã được ban ra và bao bọc, phù trì người đang chới với. Nhưng bạn chớ tin tưởng vào lời cầu nguyện thấp thỏi, dù là cầu nguyện cho anh chị em, cho huynh đệ của bạn cũng vậy.

Đa số người Theosophist không cầu nguyện. Nhưng nếu có thể, thì cứ hằng ngày, vào một giờ nhứt định, họ để một thời gian riêng vào việc tham thiền. Phương pháp nầy khó hơn, trừu tượng hơn là sự cầu nguyện . . ., vì nó là một kỷ luật tinh thần. Nhưng nó đem lại một kết quả tiến bộ rất rõ rệt, nhanh chóng và điều hòa. Trong khoảng một khắc hay nửa giờ đồng hồ trầm tư mặc tưởng, hành giả Theosophist tập định trí một cách kiên trì. Sự tập trung tư tưởng làm tăng trưởng nơi chúng ta những quyền năng trí tuệ tâm linh, tùy hành giả định trí vào một đồ vật cụ thể, một tư tưởng trừu tượng hay một đức tính nhứt định.

Tóm lại, nếu sự định trí hướng về Tinh Thần Thượng Đế, về Nguồn Gốc của mọi Sự Sống, mọi năng lực, mọi an lạc, là nó hướng vọng và khích động vì Thượng Đế nội tại.

XV. VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG

Ở đoạn trước, chắc bạn ngạc nhiên mà nghe tôi nói rằng trên phương diện nhân quả, các tư tưởng và ý muốn của chúng ta còn tạo ra những nhân quan trọng hơn là hành động, và do đó nó cũng gây nhiều đau khổ hơn. Ở ngoài đời, lối cư xử của một người được xem là quan trọng hơn tư tưởng của anh. Người ta chỉ đòi hỏi anh hành động hợp lẽ, rồi thôi, còn nguyên nhân khiến anh hành động có vị tha hay không, tư tưởng của anh có thanh khiết hay không, cái đó không can hệ gì. Có nhiều trái cây vỏ ngoài rất tốt, nhưng bổ ra thì ruột hư thối nát. Biết bao người, mã ngoài cũng tốt đẹp như vậy, mà đời sống nội tâm họ xấu xa, dơ bẩn, vì bị đầu độc bởi những tư tưởng ích kỷ, bần tiện.

Trên phương diện nầy, MTTL chủ trương một chiều hướng đạo đức khác hẳn, mà các bạn đã biết qua khi tôi trình bày vấn đề thiện ác. MTTL xem sự “chủ trị tư tưởng” quan trọng hơn là “chủ trị hành động”. Nếu tư tưởng chúng ta trong sạch, thanh cao, nếu ý muốn và nguyên nhân chơn chánh, vị tha, tất nhiên hành động sẽ tốt đẹp và đời sống con người sẽ trở thành một trung tâm đạo đức cao đẹp. Trái lại, nếu lối cư xử của chúng ta đứng đắn, mà tư tưởng hư hoại thì chúng ta sẽ là một nguy cơ cho những người xung quanh, cho xã hội. Như vậy quý bạn thấy, khi chúng ta chỉ suy tư mà thôi thì chúng ta đã tạo cho chúng ta những trách nhiệm rồi.

Mỗi tư tưởng là một động lực linh hoạt trong không gian. Tôi không nói đến các tư tưởng mập mờ, không chủ đích, tiếp nối không ngừng trong trí não, mà tôi muốn nói đến các tư tưởng thật sự phân minh, rõ ràng và xác định. Các tư tưởng nầy có một đời sống và một hình dáng mà người có nhãn thông10 có thể miêu tả. Khi nó được lập lại nhiều lần thì càng trở nên mạnh mẽ, và nơi nào hạp với chúng thì chúng được thu hút đến. Như vậy, một tư tưởng thương yêu hay hào hiệp sẽ củng cố các tư tưởng thương yêu hay hào hiệp khác. Trái lại, một tư tưởng oán ghét, hận thù, khi nhập vào trí óc của một kẻ yếu đuối, hèn hạ, thì có thể xúi giục anh gây ra án mạng.

Như vậy, tư tưởng của chúng ta là những viên đá nam châm lúc nào cũng thu hút về với nó những tư tưởng đồng loại. Giữa chúng ta, có một trao đổi không ngừng, tạo cho mỗi người một trách nhiệm nặng nề, vì nếu chúng ta có những tư tưởng bất chính dưới lớp vỏ đạo đức, chúng ta đầu độc bầu không khí tinh thần và tâm linh xung quanh, mà nhứt là con cháu trong nhà, vì trẻ con rất nhạy cảm. Chắc quý vị có gặp những đứa trẻ “già háp”, chúng không còn tính chất ngây thơ và hồn nhiên, mà rất khôn lanh, xảo quyệt. Nguyên nhân của tâm trạng bất hạnh nầy là những tư tưởng xấu xa của người xung quanh cảm nhiễm chúng từ giây từ phút.

Những tư tưởng cũng là một lực lượng hùng hậu, tốt đẹp mà chúng ta có thể sử dụng để nâng cao mức độ đạo đức của nhân loại hay phát triển những tình cảm mến yêu, từ ái, rất cần để băng bó những vết thương lòng. Chúng ta cũng có thể phát ra trong không trung những luồng sinh lực tâm linh để phấn khởi những linh hồn đau khổ. Chúng ta có thể tạo khắp nơi những động lực phúc đức, an lành. Đấy quả là một nguồn phúc lạc. Biết bao người ít phương tiện hoạt động ở cõi hữu hình, biết bao người đau ốm, bệnh tật, đui mù đều có thể trở thành ân nhân của nhân loại, nếu biết sức mạnh của tư tưởng ! “Dù bị giam nhốt trong ngục tù, chúng ta cũng có thể tự do hoạt động cho Thiên Cơ.”

XVI. SỰ CHẾT

Trong khi luận về luật Nhân Quả; chúng ta đã nói qua sự đau khổ và vài ba nguyên nhân của nó. Giờ đây, tôi xin trình bày cùng quý bạn một nguyên nhân thường xảy ra nhứt, và không ai tránh được: ấy là sự chết. Chúng ta đã mất bao nhiêu kẻ thân yêu và một ngày kia chúng ta cũng sẽ chết.

Đối với người Theosophist, “chết” không phải là một điều kinh khủng, nó cũng không chấm dứt đời sống con người. Nó chỉ là một sự thay đổi hoàn cảnh và trạng thái. Và với sự thay đổi nầy, chúng ta mang một lối sinh hoạt khác với lối sinh hoạt ở cõi trần. Khi bạn thấy một người Theosophist sợ chết, bạn hãy tự bảo rằng: người đó chưa phải là một người Theosophist. Người Theosophist thật sự luôn luôn thản nhiên và tin tưởng trước sự chết. Anh biết những gì đã xảy ra cho anh và xem sự chết không phải là một điều xa lạ hay đáng sợ. Anh biết các bạn thân sẽ đón tiếp anh nồng hậu ở bên kia cửa tử và sẽ chỉ dẫn anh trong cuộc đời mới mà anh sắp sống. Vì vậy anh không lo lắng. Nếu ở cõi trần anh có nhiều tật xấu, anh sẽ lưu lại lâu ở cõi Trung giới (ấy là cõi luyện tội của Cơ Đốc Giáo). Nhưng ở đây trong ít lâu, anh sẽ tự làm cho mình trở nên hữu ích, và sống một cuộc đời hoạt động và tận tụy: đó là một điều an ủi lớn cho anh. Dù sao, anh cũng biết, sau một thời gian, nhờ các cố gắng và nguyện vọng của anh, anh sẽ thoát khỏi cõi nầy để sang cõi Thượng giới, nơi đây, anh sẽ hưởng một sự an lạc tuyệt vời.

Bạn ơi! Sự chết chỉ có thế! Vậy tại sao lại ghê sợ nó ? Tại sao ta xem nó như một vực thẳm tối om đang chờ chúng ta, thay vì nhìn nó như một bước tiến vào cõi ánh sáng? Những người thân mến của chúng ta không bao giờ chết, “mất”. Nếu ta xé được màn vật chất đang che mắt ta, nếu ta thoát khỏi cái thể xác vật chất nầy, chúng ta sẽ thấy họ vui vẻ, tươi cười. Họ sống như chúng ta đang sống. Họ thấy chúng ta và muốn an ủi chúng ta, nhưng chúng ta không thấy họ, không nghe họ, vì thể xác vật chất của chúng ta không thể nhận được các rung động tinh vi phát xuất từ họ. Vì vậy, chúng ta tưởng không bao giờ gặp họ lại, cơ hồ như không có sự sống trường tồn ở bên kia cửa tử. Họ rất buồn rầu mà thấy chúng ta khổ sở một cách vô lý như thế.

Các bạn có biết không, ban đêm chúng ta thường đến với họ và sống bên họ, khi vía ta xuất ra khỏi xác thân đang ngủ. Chúng ta rất sung sướng được gần gũi họ, nhưng khi ta thức, ta không nhớ chi cả, vì các rung động tinh vi của thể vía không thể chuyển sang khối óc xác thịt chưa được tinh nhạy của phần đông chúng ta.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng một vài cảm giác còn lưu lại mơ hồ như những dấu vết của một giấc mơ: đó là những mảnh ký ức về sự sinh hoạt của chúng ta ở cõi Trung giới. Các cảm giác ấy tế nhị đến đỗi khi chúng ta muốn bám víu vào chúng thì chúng càng tan mau.

Hõi các bạn đang khóc những người thân yêu dấu, nếu bạn sống một cuộc đời thanh khiết, nếu các bạn trau giồi các quan năng tri thức và đạo đức, nếu các bạn phát triển được một vài linh năng tiềm tàng ở các bạn, các bạn có thể chuyền sang khối óc vật chất của các bạn, những điều được thấy ở cõi Trung giới lúc ban đêm. Vậy nhớ được hay không những việc xảy ra ở cõi Trung giới là tùy các bạn. Đó là vấn đề thời gian, ý chí và kiên nhẫn. Ấy là kết quả sự phát triển đời sống nội tâm, của những quyền năng tiềm tàng mà người thế tục ít ai lưu ý.

XVII. SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CON NGƯỜI

Tới đây để vấn đề được sáng tỏ, chúng tôi bắt buộc phải trình bày sự cấu tạo con người theo quan điểm MTTL, và các cõi mà chúng ta sẽ sống với một tâm thức sáng tỏ, ngoài cõi hồng trần.

Con người không phải được cấu tạo một cách thô sơ với một thể xác và một linh hồn như các tôn giáo thường dạy. Sự cấu tạo con người phức tạp hơn. Theo giáo lý MTTL, con người gồm tất cả bảy nguyên lý. Mỗi nguyên lý hoạt động trong một thể riêng, ở một cõi riêng đồng chất với thể liên hệ. Điều nầy khó hiểu nhưng suy kỹ thì rất hợp lý.

Phần đông chúng ta hiểu rằng chỉ có một nguyên lý đau khổ, thương mến, suy tư, mong ước v. v. . . . Và nguyên lý ấy là Linh Hồn. Chúng tôi nghĩ khác. Đành rằng, Linh Hồn mà chúng ta không sao diễn tả, gồm tất cả các quan năng đó, nhưng nó biểu hiện trong nhiều môi vật, trong nhiều thể khác nhau; một thể cho tình cảm, một thể cho tư tưởng cụ thể, một thể khác cho tình thương và hạnh hy sinh v. v. . .

Để dễ hiểu, chúng tôi xin nêu một ví dụ: sự biểu hiện của điện. Tùy bản chất các vật nhận nó, điện biểu hiện khi thì bằng ánh sáng, khi thì bằng động lực, khi thì bằng tác động hóa học v. v. . . .

Điện lúc nào cũng thế. Nhưng sự biểu hiện thì khác. Linh hồn cũng vậy, nó có tính cách duy nhứt. Nhưng biểu hiện thì, lúc bằng tình cảm, lúc bằng tư tưởng.

Các thể nói trên được gọi là bảy nguyên lý của con người. Bảy nguyên lý đó được chia làm hai phần: bốn nguyên lý dưới tạo thành Phàm Nhơn, ba nguyên lý cao tạo thành Chơn Nhơn. Bốn cái trước vô thường, tạm bợ; ba cái sau bất diệt, trường tồn.

Bây giờ, các bạn đã quen với thuyết luân hồi, bạn nên nhận rõ ràng, Phàm Nhơn chẳng qua là đại diện, hay nói đúng hơn là, dụng cụ của Chơn Nhơn ở cõi trần. Phàm Nhơn của chúng ta dù nam hay nữ, dù sang hay hèn, dù bình dân hay vương giả, nó chỉ nhắm một mục đích, một chức vụ, là: thu thập kinh nghiệm giúp Chơn Nhơn phát triển, vì các kinh nghiệm, sau mỗi lần chết, đều tích tụ ở Chơn Nhơn, từ kiếp nầy sang kiếp khác.

Quý bạn sẽ hỏi tôi: “Phàm Nhơn gồm những gì?” Tôi xin đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Những gì tạo ra đời sống của chúng ta?” Đời sống của chúng ta được tạo bằng hành động, bằng tình cảm, bằng tư tưởng. Và hành động biểu lộ bằng thể xác, tình cảm bằng thể vía (thể tình cảm), tư tưởng bằng thể trí.

Thể vía và thể trí được gọi bằng danh từ chung là: “Vía Trí”. Vì trong sự tiến hóa của con người, trong một giai đoạn khá dài, tư tưởng kết liên với tình cảm. Hai thể nầy được tạo ra bằng những vật liệu tinh vi hơn chất dĩ thái. Ngoài hai thể trên, ta còn một thể nữa gọi là thể phách, tạo ra bằng chất dĩ thái, mà nhiệm vụ của nó là thu hút sinh lực của thái dương để nuôi thể xác xuyên qua hệ thần kinh. Nó còn làm trung gian giữa một bên, thể “Vía Trí”, và một bên, thể xác. Chính nó chuyền qua thể xác, cảm xúc của thể vía, và tư tưởng của thể trí. Vậy, chính do thể vía mà chúng ta đau khổ, sung sướng, và do thể trí mà chúng ta suy tư, lý luận.

Xác, vía và trí là dụng cụ của chúng ta ở cõi trần. Chính chúng nó tạo thành Phàm Nhơn, và đổi mới trong mỗi kiếp. Sự cấu tạo của chúng tùy luật Nhân Quả. Chúng nó thể hiện tất cả những quả mà chúng ta đã gieo. Dù chúng nó như thế nào: tốt hay xấu, tầm thường hay siêu việt, chúng ta phải thọ lãnh một cách vui vẻ. Điều quan trọng là chúng ta phải cố gắng tinh luyện chúng, đồng thời sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Làm thế, chúng ta còn gieo cho tương lai nữa.

******


Nhưng không phải hết đâu. Chúng ta hãy quan sát chúng ta, hãy xem chúng ta sinh hoạt, rồi chúng ta sẽ thấy trong chúng ta có cái gì cao siêu, khả kính và trầm lặng. Trong những lúc tâm ta an tịnh, nó trồi lên để kêu gọi những gì đẹp đẽ nhứt ở lòng người. Sự hỗn loạn của lục dục, thất tình, che lấp tiếng huyền diệu ấy, những khi cảm xúc và tư tưởng lắng dịu, chúng ta có thể giao tiếp với tinh thần nội tại ấy, mà giáo lý MTTL gọi là Chơn Thần.

Như quý bạn thấy, sự cấu tạo con người rất phức tạp, khác hẳn lý thuyết đơn giản được chấp nhận bấy lâu. Theo sự cấu tạo ấy, con người gồm:

1. Một Phàm Nhơn, hoạt động với nhiều cơ quan, mỗi cơ quan có một chức vụ riêng. Nó có tánh cách vô thường.

2. Một Chơn Nhơn, với những linh năng mộc mạc lúc đầu, nhưng về sau phát triển lần lần.

3. Một Chơn Thần cao cả, hướng dẫn sự tiến hóa của chúng ta. Ấy là Thượng Đế ở lòng ta. Đề cập đến Chơn Thần, Thánh Paul nói: “Tinh thần Thượng Đế ngự ở chúng ta”. Và Đấng Christ dạy: “Đây nầy tất cả các người đều là Thượng Đế”.

******


Qua sự giải thích đơn giản nầy, điều nên lưu ý là đừng lầm Chơn Ngã và Phàm Ngã. Đứng quan trọng hóa Phàm Ngã. Nó chẳng qua là dụng cụ của Chơn Ngã mà thôi. Đừng khi nào cho ta là Phàm Ngã đó. Đừng khi nào đồng hóa ta với xác thân, với tình cảm, với tư tưởng của chúng ta. Được như thế, Phàm Ngã sẽ ngoan ngoãn phục tùng và chúng ta sẽ tránh được nhiều chiến đấu đau khổ, không phí phạm sinh lực và sẽ được bình an.

Chơn Ngã luôn luôn bình thản và đứng ngoài các biến cố của cuộc đời, đó là điểm Linh Quang của Thượng Đế ở lòng ta.

Chúng ta phải đồng hóa với Chơn Ngã ấy, phải cố tiến đến sự hòa hợp với cái Ta thật ấy.

Khi nói với Đức Ki Tô, Thánh Baptiste bảo: “Ngài phải tăng trưởng, còn tôi phải tiêu mòn”. Đó là điều phải xảy ra ở lòng ta, nó sẽ đến với chúng ta, nếu chúng ta nhận định thế nào là Chơn Ngã bất diệt, thế nào là Phàm Ngã vô thường. Phàm Ngã phải tiêu mòn lần để nhường chỗ cho Chơn Ngã: Tâm Thức thiêng liêng, cho Thượng Đế ở lòng ta mãi mãi tăng trưởng. Đó là sự hòa hợp với Chơn Ngã. Đức Ki Tô phán: “Ta với Cha ta là một”. Sự hòa hợp thiêng liêng trác tuyệt ấy sẽ đến với chúng ta trong tương lai11. Trong lúc chờ đợi; “Đời sống chơn thật của con người là sự an nghỉ trong sự hòa hợp với Chơn Ngã tối thượng12”. “Đừng sống trong hiện tại, đừng sống trong tương lai, mà hãy sống trong vĩnh cửu13”.

XVIII. CÕI TRUNG GIỚI

Linh hồn tác động trong năm cõi tùy theo thể của nó. Trong năm cõi đó, chúng ta gác qua cõi trần mà ai ai cũng biết, và hai cõi trên vì chúng vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Tôi đã nói qua cõi Trung giới, đó là cõi của cảm xúc, một cõi có sắc tướng như cõi hồng trần, những vật chất cõi ấy tinh vi quá nên chúng ta không thấy và khoa học cũng không quan sát được. Những rung động của cõi ấy biểu hiện bằng tình cảm và dục vọng nên người ta gọi nó là Dục giới. Vật chất của cõi nầy lẫn lộn với vật chất cõi trần, cũng như vật chất các cõi trên nữa lẫn lộn với nó. Vật chất các cõi thanh trược khác nhau, nhưng lẫn lộn nhau cùng một chỗ.

Sau khi từ trần, con người sang qua cõi Trung giới. Cõi nầy rất giống cõi trần, vì nó cũng là cõi sắc giới, và các vật thể của cõi trần đều có ở đây. Cũng như cõi hồng trần có nhiều chất: đặc, lỏng, hơi, dĩ thái; cõi Trung giời cũng có nhiều chất thanh trược khác nhau. Cõi nầy được chia làm nhiều cảnh phân minh, từ cảnh đông đặc, trọng trược nhất đến cảnh tinh vi nhất.

Trong thời gian sống ở cõi trần, thể vía của chúng ta được tạo ra bằng cảm xúc. Nếu cảm xúc ấy trọng trược, thể vía chỉ gồm những chất trọng trược của cõi Trung giới, do đó, sau khi chết, nó bị giữ lại lâu trong cảnh thấp nhất của cõi nầy. Cảnh nầy đen tối, bẩn thỉu nên được sánh với địa ngục, nhưng nó không giam giữ linh hồn đời đời. . . Ở cảnh nầy, các linh hồn xấu xa, đê tiện rất khổ sở, vì các dục vọng của họ bị nung đốt và các thèm khát của họ không thể thỏa mãn được (vì xác thể là phương tiện của dục vọng không còn). Cảnh nầy tương tựa cảnh trần, nên họ thường sang qua cõi trần, tiếp tục lân la các nơi bẩn thỉu như lúc sanh tiền, và còn chuyền cho những người ở đây những tư tưởng tà vạy, tội lỗi. Họ là “ác quỷ” mà Kinh Thánh và Kinh Phật thường nói, nhưng họ không ở mãi trong tình trạng đó, mà nhờ quyền lực nhiệm mầu của cơ Tiến Hóa, dục vọng của họ lần lần tiêu mòn, chất ô trược lần lần bị đào thải, và họ sẽ vươn lên các cảnh cao.

May thay, những người thân yêu của chúng ta sau khi từ trần không đến các nơi buồn thảm đó. Sau khi rời bỏ xác thân, họ bất tỉnh trong một thời gian vài ngày hay vài giờ, rồi thức tỉnh trong một cảnh của Dục giới, tương ứng với thể chất cấu thành dục thể (thể vía) của họ. Ở đây họ ý thức rõ ràng mọi việc, nếu ở trần gian họ đã phát triển quan năng suy tư. Qua sự trung gian của thể vía, họ tiếp xúc được với cõi Trung giới, nơi đây sự vật cũng hiển nhiên, thấy được, rờ được, giống y như ở cõi trần. Họ cũng cảm xúc, cũng suy tư, và quan năng suy tư của họ còn linh hoạt hơn, vì họ không còn bắt buộc suy tư bằng khối óc vật chất (óc của xác thịt). So sánh đời sống bây giờ với đời sống trần gian, họ thấy rõ đời sống trần gian. Họ nhận thấy rõ đời sống ấy quả là một “ảo ảnh”.

Như vậy, các người thân mến của chúng ta được bình an và hạnh phúc trong lúc tạm lưu ở cõi Dục giới, nếu ở cõi trần họ có một đời sống thanh cao. Ở đó họ có thể đảm nhận những công việc trí thức hay nghệ thuật mà họ thích. Điều kiện sinh hoạt của họ tùy thuộc cảnh mà họ lưu trú. Trong trường hợp họ ở các cảnh cao, họ có thể tưởng là họ ở cõi Thiên Đường.

XIX. THẦN LINH HỌC

Tôi tưởng cần nói ít lời về sự tai hại có thể xảy ra cho các bạn ta ở cõi Trung giới. Tai hại đó là sự buồn thảm của ta và sự cầu hồn.

Bánh xe Tiến Hóa lúc nào cũng quay và khi con người từ trần, nhờ tác động của nó, thể vía vứt bỏ lần lần các chất trọng trược, trở nên tinh khiết và vươn lên các cảnh cao. Sự tiến hóa ấy được thuận đà và thúc nhanh hơn là nhờ các nguyện vọng cao đẹp của linh hồn. Nhưng nếu các người thân yêu ở cõi trần khóc lóc, thở than, linh hồn sẽ đau khổ và bị lôi kéo trở lại cõi trần. Như vậy, vong linh không siêu thăng được, và mất rất nhiều thì giờ, cho đến khi nào họ giác ngộ và hướng mắt lên các cõi trên.

Việc cầu hồn còn tai hại hơn. Tôi không cố ý công kích đường lối và phương pháp của các bạn Thần Linh Học. Các bạn ấy là những nhà khảo cứu tận tụy và chơn thành. Trong hiện tại họ là những nhà tiền phong trong việc thám hiểm cõi vô hình. Nhiều bạn chúng ta đã đi ngang qua giới thần linh trước khi bước vào MTTL.

Thần Linh Học và MTTL đều chống lại thuyết duy vật, nhưng đôi bên dùng những phương tiện khác nhau. Các nhà Thần Linh Học áp dụng phương pháp thực nghiệm, họ tìm cách liên lạc với cõi vô hình bằng cách gọi các vong linh trở lại cõi trần với những phương tiện vật chất. Trái lại, các nhà Theosophist cố thoát ra khỏi thể xác, họ tập xuất vía, để tự mình quan sát các cõi vô hình và tiếp xúc trực tiếp với các vong linh. Phương pháp nầy đòi hỏi một đời sống thanh khiết và nhiều cố gắng liên tục.

Sự so sánh sau đây của một bạn tôi, giúp chúng ta hiểu rõ hai phương pháp ấy. Một hôm, bạn có nói với tôi: “tôi có cảm giác các bạn Thần Linh Học cắt cánh các vị Thiên thần để họ sa xuống cõi trần, còn các nhà Theosophist thì cố gắng làm cho cánh mình mọc ra để bay lên gần các Đấng ấy”.

Về các hiện tượng Thần Linh Học, các nhà Theosophist tin rằng có, nhưng về nguyên nhân các hiện tượng ấy, họ luôn luôn không đồng ý với các bạn Thần Linh Học, vì trong thiên nhiên có rất nhiều năng lực huyền bí mà con người chưa hiểu được. Trong trường hợp có sự liên lạc thực sự với người chết, thì một vài tai hại có thể xảy ra. Trước hết, vong linh không thể siêu thăng sớm. Hơn nữa, trong trường hợp bất đắc kỳ tử, sự liên lạc ấy đánh thức một cách đột ngột vong linh đang mê, làm cho vong linh đau khổ nhiều, vì cảnh giới xung quanh mình rất âm u, bẩn thỉu. Nếu vong linh ấy còn đam mê các thú vui vật chất, nỗi đau khổ sẽ gia tăng vì vong linh không thể thỏa mãn các thú vui ấy trong cõi Trung giới. Do đó, vong linh tìm cách ám ảnh đồng tử để hưởng một ít dục lạc trần gian.

Đôi khi, có những vong linh cần liên lạc với người sống để căn dặn một vài điều khẩn cấp. Trong trường hợp nầy, chúng ta nên thỏa mãn ý nguyện của họ để giúp họ nhẹ nhàng siêu thăng. Nếu vong linh tìm cách liên lạc với chúng ta, chúng ta không nên cản trở, nhưng chúng ta đừng gọi họ về, vì làm thế, ta không giúp họ, mà còn gây hại. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và giao phó họ cho các Đấng Cứu Trợ Vô Hình, đó là phương cách hay hơn hết.

XX. NHỮNG ĐẤNG CỨU TRỢ VÔ HÌNH

Có lẽ các bạn sẽ hỏi tôi: “Các Đấng Cứu Trợ Vô Hình là ai?14

Đây, chúng tôi lại đề cập đến một trong những đặc ân to lớn của MTTL. Đối với người Theosophist, sự hiểu biết cõi vô hình lúc đầu có tính cách lý thuyết, nhưng về sau trở nên thực tế, vì họ tiếp xúc với cõi ấy một cách ý thức. Những Đấng Cứu Trợ Vô Hình là các Huynh Trưởng của chúng tôi tu đã đến mức khá cao, và được đặc ân giúp đỡ nhân loại bên kia cửa tử. Các Ngài phụng sự nhân loại ngày và đêm, vì đối với các Ngài, thời gian yên ngủ không phải là thời gian bỏ đi. Trái lại, khi xác thân ngủ, thì vía các Ngài xuất ra, qua cõi Trung giới để an ủi vong linh mới từ trần và hướng dẫn họ tiến lên ánh sáng. Biết bao vong linh đau khổ, đáng thương trên cõi mới lạ, vì thành kiến, vì sợ hãi, nhất là sợ Địa Ngục. Các Đấng Cứu Trợ Vô Hình trấn an họ, và giảng giải cho họ biết cách thức siêu thoát lên các cõi trên.

Các Đấng ấy giúp đỡ (tùy nghiệp lực của nhân quả) những người còn sống ở cõi trần, trong những thiên tai hay hoạn nạn khác nhau. Sự giúp đỡ của các Ngài hiện ra như phép lạ. Biết bao nhiêu người được vững tâm, an tịnh trong những cảnh cùng bách khó khăn, nhờ các Ngài.

Tuy nhiên, con số các vị Cứu Trợ Vô Hình còn rất ít, và mỗi hội viên Theosophist có bổn phận tinh luyện mình như thế nào để có thể đảm đương những công việc tốt đẹp đó, tức là gia tăng đội Thiên Sứ phù trợ vô hình ấy.

Trước khi có thể tự mình xuất vía như các Ngài, chúng ta có thể đảm nhận một phần công việc nói trên. Khi chúng ta muốn giúp đỡ người nào, trước khi ngủ, chúng ta hãy cầu nguyện và quyết tâm đến giúp người đó. Nhờ vậy, trong khi ta ngủ, vía ta sẽ đến với người ấy để giúp an ủi, dắt dìu. Đến lúc thức, đành rằng là ta không nhớ gì, nhưng nhớ hay quên, việc ấy không quan trọng, quan trọng là sự giúp đỡ của chúng ta, và sự giúp đỡ ấy có thực. Quả thật, nhiều linh hồn đau khổ, dù còn tại thế hay đã qua đời, được trấn an và phấn khởi bởi những lời khích lệ của chúng ta. Nhớ được các việc chúng ta làm ở cõi Trung giới là một điều khó, và, đối với chúng ta mới tu tập, quên đi là điều tốt hơn. Đôi khi, khi thức giấc chúng ta còn giữ một ấn tượng trong giấc ngủ, tuy yếu nhưng rất chắc, và như thế, cũng đủ khuyến khích chúng ta trong thời kỳ sơ tu.

Tôi có thể giải thích với các bạn các thứ chiêm bao và các ký ức về công việc đã làm ở bên kia cửa tử, nhưng làm thế, tôi sẽ vượt khỏi khuôn khổ quyển sách nầy.

XXI. ĐỪNG BUỒN RẦU

Các bạn thân yêu ơi! một lần nữa, tôi xin bạn đừng buồn rầu. Sự buồn rầu ấy không những vô ích mà còn có hại, vì nó cản trở sự tiến hóa của vong linh. Đừng gọi họ trở xuống với bạn, trái lại, bạn hãy vươn lên để gặp họ. Sự thương yêu của bạn phải là một sức mạnh giúp họ tiến chớ đừng là một khối đá bắt họ dừng chân. Làm sao cho sự cầu nguyện của quý bạn giống như một hạt sương mát mẻ đối với họ. Làm sao tư tưởng quý bạn thắm đượm tình thương, niềm tin và hy vọng, để tạo cho họ một bầu không khí an tịnh và tươi sáng!

Quý bạn hãy sống một cuộc đời cao thượng, thanh khiết. Đó là một cách hữu hiệu nhất để tỏ lòng mến yêu họ. Là vì đời sống của bạn càng thanh cao, vị tha và quảng đại, bạn càng hoạt động hữu hiệu ở cõi vô hình. Các bạn đừng buồn rầu, đừng tuyệt vọng, đừng nghĩ rằng người thân của bạn không còn ở cõi trần là đời bạn đã hết! Bạn hãy sống bằng an như họ còn ở bên cạnh bạn, và bạn hãy nhiệt thành, tận tụy trong công việc hằng ngày của bạn.

XXII. TÌNH XƯA NGHĨA CŨ 


Phải, bạn hãy sống thanh cao, sống bằng an, rồi bạn sẽ tìm lại các người thân mến, không phải ở bên kia cửa tử mà thôi, mà còn trong các kiếp vị lai nữa. Bạn sẽ cùng sống với họ, cũng như bạn đã sống với họ.

Bạn đừng nghĩ rằng, những dây ràng buộc thân thiết, những cảm tình sâu đậm kết hợp bạn với họ chỉ phát sinh trong kiếp nầy thôi. Nó đã có từ thuở xa xưa, vô cùng xa xưa. Theo thuyết Luân Hồi, nếu bạn yêu mến họ tha thiết, là vì bạn đã yêu mến họ ở một kiếp nào. Do lẽ đó, ta mới giải thích nổi những mối thiện cảm tự nhiên cũng như những tình thương đột ngột giữa những người vừa mới quen biết mà đã khắn khít với nhau ngay. Thường thường người ta cho đó là những “tiếng sét tình”, nhưng thật là những dây nhân quả tái nối, những thâm tình đã được kết tạo từ các tiền kiếp.

Trên đường đời, trong kiếp nầy, vì hậu quả của một mối tình tốt đẹp hay tội lỗi xa xưa, mà luật Nhân Quả đã đặt chúng ta đối diện với những tâm hồn liên hệ, khi thì cùng chung sống gắn bó vô cùng mật thiết với nhau trong hạnh phúc êm ấm đủ đầy, khi thì khổ tâm chịu đựng nhau, sống cạnh nhau, lạnh lùng như người xa lạ, hoặc cam chịu cảnh ly cách não lòng suốt kiếp. Cạnh chúng ta, cũng có những người mà chúng ta khó làm thân, cũng không thể bộc lộ nỗi lòng, dù cuộc sống bắt buộc ta phải tiếp xúc hằng năm dài với họ. Ấy là những người mà ta mới gặp lần đầu, trong những kiếp luân hồi.

Giữa vợ chồng, cha con, anh em, đôi khi ta thấy có những sự bất hòa, giá lạnh, mà người đời thường đổ cho bởi “tình khí xung khắc” mà ra. Nhưng thật ra sự xung khắc ấy, không chi khác hơn là “nghiệp quả” của một cái nhân nghiệt ngã gây ra trong một kiếp qua, và bây giờ, các linh hồn cứ gặp lại trong hiện tại, không phải để yêu thương, mà để thanh thỏa các mối bất hòa cố cựu chưa dứt khoát.

Và nếu trong cuộc đời hiện tại, bằng những cố gắng, những nhượng bộ lẫn nhau, họ không làm cho các đóa hoa Khoan Dung, Từ Ái và Hy Sinh hé nở được trên bờ hố thẳm ly cách họ, thì luật Nhân Quả tức là luật Công Bình sẽ đặt họ lại, diện đối diện, trong một kiếp cận kề. . . Vì từ ngàn xưa, Đức Phật đã dạy ta: “Chỉ có tình thương mới dập tắt hận thù”.


Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 341 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương