CÙng ai đau khổ À ceux qui souffrent



tải về 341 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích341 Kb.
#28646
1   2   3   4

XXIII. CÕI THIÊN ĐÀNG 

Cõi Thiên Đàng! Làm sao tôi có thể tả được cái mức độ hạnh phúc của linh hồn (sau cái chết lần thứ hai) khi nó từ bỏ thể vía, rời cõi Trung giới để siêu thăng lên cõi Thiên Đàng! Linh hồn bừng tỉnh giữa một vùng ánh sáng vinh quang, đệm trong một khúc nhã nhạc êm ái tuyệt vời. Linh hồn chỉ tiếc một điều, là không có những người mến yêu ở đó để cùng hưởng lạc phúc. Rồi bỗng nhiên, những người thân mến ấy hiện ra, vui vẻ kề cận. Bây giờ linh hồn ấy không còn thiếu gì nữa cả: những lạc thú tao nhã trí thức, nghệ thuật, tâm linh dần dần đến với anh, tùy anh là nhà bác học, nghệ sĩ hay nhà tu. Lạc thú ấy dồi dào, đầy đủ, linh hồn có thể hưởng được bao nhiêu thì có bấy nhiêu.

Ở Thiên Đàng, linh hồn sẽ hưởng thành quả của những hành vi vị tha, của những tư tưởng cao đẹp, của những nguyện vọng tâm linh, của các cố gắng trí thức về nghệ thuật mà anh đã có ở cõi trần. Thành quả ấy dồi dào, phong phú vô cùng. Lẽ dĩ nhiên là ai đã gieo nhiều thì hưởng nhiều, và đời sống hạnh phúc ấy có thể kéo dài từ thế kỷ nầy sang thế kỷ nọ.

Ai ai cũng có thể lên cõi Thiên Đàng, cho đến linh hồn non dại, vô minh, hung ác, miễn là ở cõi trần, họ có một vài tư tưởng cao thượng, một ít hành động nhân từ, nhưng, mùa gặt của họ nghèo nàn, ngắn ngủi. Tuy nhiên, hạnh phúc ấy sẽ lưu lại linh hồn những ấn tượng tốt đẹp để giúp nó hướng thượng kiếp sau.

Những bạn có óc thực tế và nhiệt thành muốn gấp rút hoàn thành cuộc tiến hóa có thể nghĩ rằng: linh hồn phí nhiều thời giờ ở trên cõi Thiên Đàng. Không đâu, Thiên Đàng có thể sánh với một phòng thí nghiệm rộng lớn, nơi đó, các kinh nghiệm thanh cao đẹp đẽ được chuyển thành thiên tư, các cố gắng biến thành năng khiếu, các nguyện vọng trở nên ý chí. Nhờ sự biến chuyển đó, khi trở lại cõi trần, con người trở nên phong phú hơn với nhiều ý chí, năng khiếu và thiên tư. Như thế, thời gian ở Thiên Đàng rất cần thiết cho sự tiến hóa của linh hồn.

******


Trong các bạn, có người sẽ than rằng: Thế thì, chúng ta phải luôn luôn lo nghĩ đến sự tái sinh tại cõi trần. Các tôn giáo của chúng tôi cũng hứa với chúng tôi một đời sống hạnh phúc trên Thiên Đàng. Nhưng đời sống ấy chẳng phải hạn định trong một số ít hay nhiều thế kỷ mà thôi đâu, mà còn được kéo dài trong vô cùng, vĩnh cửu.

Bạn ơi! bạn hãy tự hỏi: Làm sao một nguyên nhân hữu hạn có thể sanh ra một kết quả vô hạn được? Như vậy là mâu thuẫn, tức là nghịch lại với tất cả luật thiên nhiên rồi!

Không đâu, không bao giờ có một hạnh phúc đời đời để ban thưởng một việc lành hữu hạn15, cũng như không có sự đau khổ dằng dặc nơi địa ngục để trừng phạt một việc ác. Chỉ có một sự gặt hái hạnh phúc tròn đầy, cân xứng với công phu đã cho ra mà thôi.

Nếu tin rằng sự trừng phạt phải đời đời, kiếp kiếp, dằng dặc chịu khổ đau nơi địa ngục, thì quả đó là một sự ngờ vực to lớn, quái gở về lòng Từ Ái của Đấng Sanh Hóa vạn vật vậy!

Và nếu bạn cứ khăng khăng cho rằng khoảng thời gian hạnh phúc trên Thiên Đàng kéo dài nhiều thế kỷ kia, hãy còn quá ngắn, thì tôi xin nói thêm như vầy: Trên thế gian nầy, nếu bạn đã từng trải qua những ngày hạnh phúc tràn đầy trong tình thương chân chính hay tình cảm thanh cao, bạn có thể nào lường được hạnh phúc ấy bằng thời gian chăng? Bạn há chẳng cảm thấy rằng: một giây phút hạnh phúc trên, bao trùm cả hàng vạn kỷ rằng, thời giờ và những ngày vui sướng qua nhanh chóng trong khoảnh khắc đó sao?

Ấy thế, khoảng thời gian dài để hưởng hạnh phúc trên Thiên Đàng trôi qua vừa nhanh chóng vừa bất tận !

Thiên Đàng gồm nhiều cảnh, trong ấy linh hồn tuần tự tiến lên. Nhưng, các chi tiết nầy không quan hệ đối với vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu đây, và như vậy chúng ta cũng sẽ không nói đến sự tan rã của thể trí sau khi linh hồn sinh hoạt một thời gian trên cõi Thượng giới, và sự trở lại cõi trần của linh hồn trong một kiếp lai sinh.

******


Tôi biết trong các bạn, có nhiều người cũng ước mong đề cập đến điều bí ẩn khó hiểu sau đây. Nó bao trùm đời sống của chúng ta, khiến cho các bạn không thể hiểu được tại sao trong khi các bạn đang sống trong một “hình thể Phàm Nhơn” tại cõi trần, lại có thể, đồng thời, sống trong “một hình thể tư tưởng”, tại Thiên Đàng, giữa những người thân yêu của các bạn.

Làm sao một việc như thế lại có thể có được? Làm sao cho tôi đây, người đang nói chuyện với các bạn, tôi có thể sống đầy ý thức tại cõi trần, mà không hay biết rằng, có một bạn thân khác của “chính tôi”, cũng đang cùng một lúc, có mặt tại cõi Thượng giới, bên cạnh một bạn hữu nầy hay một bạn hữu nọ?

Đó là điều mà tôi sẽ cố gắng giải bày để các bạn nhận thức được.

Luận giải quá sơ lược về cõi Trung giới và Thượng giới, hay nói cách khác là, nơi cõi Luyện tội (Trung giới) và Thiên Đàng, tôi không tiện nói thêm cho các bạn biết rằng ở hai nơi đó “tư tưởng có quyền năng tạo thành hình thể”. Tại đó, có sẵn những khối chất khí đặc biệt tinh vi và dễ dàng uốn nắn, người ta gọi chúng là “tinh hoa tố”. Loại tinh hoa nầy luôn luôn sống động, đó là Chơn Thần bắt đầu “nhập thế”, nếu các bạn còn nhớ điểm nầy16. Và tinh hoa tố đó là vật liệu dùng để kiến trúc đủ thứ “hình thể tư tưởng”. Mỗi khi bị một tư tưởng lay chuyển, thì, một mớ tinh hoa tố tự cấu hợp thành hình thể một cách nhanh như chớp. Hình thể nầy được tồn tại trong một thời gian dài hay ngắn tùy theo sức mạnh và sự bền dai nhiều hay ít của tư tưởng.

Vậy mà, khi một vong linh tại cõi Thiên Đàng gởi một tư tưởng mến thương sâu đậm, yêu dấu nồng nàn đến một người mà nó quý mến đang sống tại cõi trần, thì vong linh ấy tạo được một hình ảnh đúng đắn của người bạn ấy, dù đó là một hình ảnh được “lý tưởng hóa”17.

Đó là điểm thứ nhất cần ghi nhớ.

Và, sau đây là điểm thứ nhì. Như tôi đã nói: Con Người Thiêng Liêng (Chơn Ngã) gồm có một phần trí tuệ đơn thuần (Thượng Trí) và một phần tinh thần thanh cao hơn nữa (Bồ Đề Tâm). Chơn Nhơn thường trú ngụ tại từng trên của Thượng giới (Thượng Thiên)18.

Tôi cũng có cho các bạn biết thêm rằng từ Thượng Thiên, Chơn Nhơn không thể trực tiếp ảnh hưởng đến Phàm Nhơn của Nó luân hồi nối tiếp, làm đại diện cho Nó tại cõi trần. Nhưng Nó phóng ra một tia của chính bản thể Nó, để linh hoạt Phàm Nhơn. Cái tia sáng ấy tạo thành Hạ Trí của Phàm Nhơn19.

Giờ đây các bạn hãy ghi nhớ điều nầy: Các bạn hãy tưởng tượng nhìn thấy vị Chơn Nhơn cư ngụ tại cõi Thượng Thiên, trong hình dáng của một ngôi mặt trời nhỏ bé, đang tung rải những tia sáng của nó ra mỗi đường hướng. Một trong những tia ấy luồn vào Phàm Nhơn, khiến cho Phàm Nhơn linh hoạt được tại cõi trần.

Về mặt khác, khi một vong linh từ cõi Hạ Thiên gởi một tư tưởng thương yêu đến một bạn thân của nó, là một Phàm Nhơn đang sống tại cõi trần, thì tư tưởng ấy tạo ra một “hình tư tưởng”, giống hệt Phàm Nhơn của người bạn thân ấy. Đồng thời, tư tưởng thương yêu lại tự di chuyển đến cõi Thượng Thiên để kích động vị Chơn Nhơn đã sản xuất ra Phàm Nhơn nọ. (Phàm Nhơn của người bạn dưới trần). Vị Chơn Nhơn bèn phóng ra một tia khác vào “hình tư tưởng”, khiến cho nó trở nên sống động và lâu tan.

Bây giờ các bạn đã hiểu cái hình tư tưởng vừa nói đó được thêm linh hoạt xiết bao, vì lẽ nó tiếp nhận được sinh lực do cái tia xuất phát từ chính bản thể của Chơn Nhơn.

Và chính vì vậy mà các bạn có thể tồn tại một cách hữu ý thức, chẳng những tại cõi trần mà còn luôn tại Thiên Đàng nữa. Hình ảnh của bạn là một con người khác của “chính bạn” đó. Nó cũng là một ảo ảnh, y như Phàm Ngã của bạn, không hơn không kém, dù cho Phàm Ngã ấy tin chắc rằng, chỉ có nó là quan trọng hơn hết20.

XXIV. HẠNH PHÚC CÓ PHẢI LÀ ẢO GIÁC?

Tôi đã nói với bạn rằng: ảo ảnh luôn luôn tùy thuộc vận cụ mà trong đó tâm thức đang luân chuyển21.

Khi tâm thức lưu chuyển trong thể xác thì nó cho đời sống tại Trung giới là ảo ảnh. Khi nó tụ trong thể vía, thì nó thương xót đời sống ảo ảnh trần gian. Nếu tâm thức hoạt động tại cõi Thượng giới, nó nhận thức ra tính cách hư ảo của đời sống ở trần gian và Trung giới. Và nó hữu lý, khi nó cảm nhận như thế, vì nó gần sự Thực hơn tâm thức hồng trần hai bực.

Khi tâm thức càng tiến cao được bao nhiêu, thì chúng ta càng được gần sự Thực bấy nhiêu.

Với những ai trong quý bạn cứ khư khư xem hạnh phúc trên cõi trên là ảo giác, tôi xin nói rằng: “Nếu không có cái gọi là ảo giác đó thì Thiên Đàng chẳng là Thiên Đàng đâu”. Thiên Đàng phải phô bày lý tưởng của một niềm an lạc chí phúc, dồi dào nhất, hoàn toàn nhất. Như những phần trước tôi đã giải thích với quý bạn: “Cõi Thiên Đàng hay Thượng Thiên làm bằng chất khí tuyệt thanh bai, cực tinh vi. Sự rung động nơi ấy thật là nhẹ nhàng, không thể tưởng được với sự hiểu biết của giác quan thuộc khối óc hồng trần. Dĩ nhiên là, nơi ấy tuyệt đối những tư tưởng xấu xa, ô trược không thể tiến lên được. Và như thế, Thiên Đàng hẳn phải là thế giới của những bà mẹ hiền, những bà vợ tốt, tức là của những con người tinh thần, có những tư tưởng thanh cao sáng chói tình thương cao quý. Đời sống trên cõi Thượng giới (Thiên Đàng) vô cùng linh hoạt hơn đời sống tại cõi Trung giới và hồng trần. Và chất khí trên đó lại dễ nắn hơn ở các cõi dưới thấp. Nơi ấy, khi có một tí sự sống rung  động (một tư tưởng khởi động) là có sự thành hình ngay tức khắc. Và mỗi tư tưởng tốt đẹp, vị tha hiện lên là có ngay một hình tư tưởng sống mạnh mẽ và linh động. Do đó, mà những con người cao thượng khi ở thế gian đã từng sống một cuộc đời vong kỷ, vị tha, thì khi thác về cõi Thiên Đàng, vẫn được an vui trong niềm hạnh phúc của lý tưởng vị tha tốt đẹp ấy. Họ vẫn được bao vây bởi những hình ảnh của những người mà mình hằng thân mến khi còn tại thế.

Bạn sẽ bảo rằng: “Trên cõi cao ấy, người ta (người quá vãng) có thể thấy và theo dõi các người thân yêu dưới trần thế, và như vậy, người ta có thể chăm nom họ như lúc còn sanh tiền!”

Không phải thế đâu! Giữa cõi Thiên Đàng và hồng trần, đại để không có sự liên lạc thật sự được, vì chất khí tạo ra hai cõi ấy một thanh, một trược rất khác biệt nhau. Sự rung động thanh trược khác nhau của hai cõi cũng không thể cùng ứng đối với nhau được. Nhơn đó, nếu những tư tưởng hắc ám, sa đọa (của một đàn con côi mất mẹ) hay những tư tưởng chán nản, buồn rầu (của một ông chồng chết vợ đau khổ vì đàn con mình bị bà vợ kế ác nghiệt hành hạ) lên được tận cõi thanh cao, tức cõi Thiên Đàng, thì lúc ấy, các bà mẹ, bà vợ hiền thục trên ấy sẽ phải đau khổ biết ngần nào! Và nếu sự kiện trên có thực, thì Thiên Đàng, cõi phúc tuyệt vời như tôi đã đề cập qua, theo quan niệm của MTTL hẳn chẳng phải là cõi phúc nữa!

Bạn cũng cần nên biết điều nầy, lời nói của thế gian không có năng lực diễn tả chính xác, rõ ràng sự dị biệt giữa hai cách sinh hoạt của tâm thức thế gian và Thượng giới (Thiên Đàng). Vì thế mà tôi không thể nói một cách rõ ràng những gì “thuần lý”, thuộc “cõi vô sắc tướng” (Thiên Đàng), bằng ngôn ngữ chật hẹp của cõi trần, một “cõi sắc tướng” và rất giới hạn.

Tuy nhiên, bạn nên tin chắc rằng, Luật Trời (Nhân Quả, Luân Hồi tức Luật Tiến Hóa, Luật Hy Sinh) luôn luôn tác động hết sức tốt lành, và với lòng tin cậy chân thành, bạn cứ an lòng cậy nhờ Thiên Luật, vào Đấng Thượng Đế Bác ái, chí công, Đấng Thượng Đế mà thật sự là Cha Sinh của muôn loài vạn vật, của trọn cả bầu vũ trụ, bạn cố gắng sống thuận ý Ngài, bạn cố nhẫn nại và trọn vẹn sống theo gương Ngài thì bạn hẳn hiểu được điều mà bạn hằng muốn biết, điều mà hôm nay bạn chưa rõ. . .

XXV. HAI CON ĐƯỜNG

Hỡi các anh, các chị, nếu các bạn chăm chỉ theo dõi tôi, thì đến đây các bạn hiểu ít nhiều quan niệm của người Theosophist về sự đau khổ. Tôi đã cố gắng chứng minh rằng đau khổ luôn luôn là những kết quả của những “nhân” mà chúng ta đã tạo, và như thế, chính chúng ta tự mình tạo số mệnh của mình. Tôi đã cố gắng chứng minh rằng đau khổ có sự lợi ích và mục đích của nó, rằng nó rất cần cho sự tiến hóa và cuối cùng, khi con người tiến đến quả vị tiên thánh, thì đương nhiên nó không còn nữa.

Trước khi chúng ta từ giã nhau, nếu quý bạn đã bớt sợ đau khổ, nếu quý bạn đã quen với nó ít nhiều, tôi sẽ trình bày nó dưới một sắc thái khác, một sắc thái vinh quang mà các bạn sẽ rất kính mến. Trong chốc lát, chúng ta sẽ bước vào “con đường đau khổ”22 mà tôi sẽ phác họa các giai đoạn. Bên con đường đau khổ ấy (cũng là con đường vinh quang) có một con đường khác hẹp hơn, ít dốc hơn, mà người ta gọi là “con đường thử thách”.

Đau khổ! Thử thách! Những danh từ có thể làm chúng ta chồn chơn, lùi bước. Vậy theo bạn, ai là người bằng lòng bước chơn trên những con đường đó? Ấy là những người dũng cảm, tận tụy, họ mong mỏi được hợp tác vào công nghiệp cứu thế vĩ đại, tuy họ biết sức lực họ còn kém cỏi. Họ nguyện tiến mau trên con đường đạo, tiến trong năm mười kiếp thay vì cả ngàn kiếp như đa số nhân loại. Họ tiến mau như thế để có thể hợp tác với Thiên Cơ một cách hữu hiệu, để có thể hiến mình trọn vẹn và giúp vào sự tiến hóa chung cho đến khi nào con người cuối cùng được giải thoát. Đó là những Đấng Cứu Thế: Đức Krishna, Đức Phật, là những vị cứu thế ở Đông phương, Đức Ky Tô, là vị cứu thế ở Tây phương. Đức Ky Tô đạt ngôi vị vinh diệu ấy không phải do cái chết của Ngài ở Thập tự giá, mà bởi trọn Kiếp Sống sau cùng, bởi các Kiếp Sống khác của Ngài đều hiến dâng cho nhân loại.

XXVI. ĐỨC KY TÔ

Đem đối chiếu bậc vĩ nhân siêu việt như Đức Ky Tô với các đấng siêu linh khác như Đức Krishna, Đức Phật Thích Ca, mà có lẽ, theo ý quý bạn, các Ngài không có ngôi thứ trên Thiên Đình, như thế, tôi đã làm phật ý quý bạn, hay ít ra cũng làm quý bạn ngạc nhiên. . . ? Thật ra các Ngài cũng là sứ giả của Thượng Đế, con cái của Đức Cha trên Trời, huynh đệ của Đức Ky Tô23. Các Ngài sáng lập ra các tôn giáo lớn đã soi sáng và đưa đến Thượng Đế hằng triệu sinh linh. Các Ngài đã đem đến cho nhân loại Đông phương “đạo pháp thích hợp với họ”, cũng như Đức Ky Tô đã cho chúng ta, người Tây phương, những giáo lý mà chúng ta rất cần”.

Đức Ky Tô, vị Chơn sư phi phàm ấy chỉ đến với chúng ta từ 19 thế kỷ nay. Làm sao ta có thể nghĩ rằng Thượng Đế có thể bỏ rơi trong hắc ám và tội lỗi nhân loại lúc bấy giờ, vì, trước Ngài, đã từng có nhân loại trên địa cầu rồi? Nghĩ như thế có phải chăng là hoài nghi sự Minh Tríết, Tình Thương và sự Công Bằng của Ngài?

Đức Ky Tô cũng tiến hóa như chúng ta. Như chúng ta, có lúc Ngài cũng vô minh và yếu đuối, chiến đấu và đau khổ, và, chỉ sau một cuộc hành trình diệu vợi xuyên qua nhiều kiếp người, Ngài mới trở nên Đấng Vinh Quang mà chúng ta tôn thờ, Đấng sáng lập Thiên Chúa Giáo mà cho đến ngày nay, Ngài còn phải chăm nom. Ngài có bị hạ thấp, bị lăng nhục chăng, khi chúng ta cho rằng Ngài không phải là Đấng Cứu Thế duy nhất ? Sự Chí thiện, lòng Từ bi của Ngài có mất đi phần nào không, nếu ta nghĩ rằng có những Đấng Cao Cả khác đã mở rộng vòng tay như Ngài để cứu vớt nhân loại?

XXVII. TÔN GIÁO ĐẠI ĐỒNG

Thật là buồn mà nói rằng, trong các tôn giáo, hồ như chẳng có tôn giáo nào cho mình cao siêu hơn tất cả và khinh rẻ tôn giáo khác bằng Thiên Chúa Giáo của chúng ta. Chúng ta mãi nghĩ rằng Thiên Chúa Giáo mới được Thượng Đế hộ trì, chấp nhận, rằng, chỉ có một mình nó truyền dạy Chơn Lý, và chỉ có nó mới cứu rỗi nhân loại. Vì hiểu như thế, chúng ta không chịu học hỏi các tôn giáo bạn như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo v. v. . .  Với một thiên kiến chấp nhất ấy, lẽ dĩ nhiên là đa số tín đồ Thiên Chúa Giáo, không chịu học hỏi các tôn giáo lớn thời xưa, để đối chiếu với tôn giáo của mình, tôi muốn nói đến Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, những tôn giáo của Cổ Ai Cập, Hi Lạp v. v. . . chỉ riêng chấp nhận Do Thái Giáo, và quen thuộc với tôn giáo ấy mà thôi.

Sự thật thì, Thiên Chúa Giáo chỉ là một mặt của hột kim cương Chơn Lý, một nhánh trong nhiều nhánh của Tôn Giáo Gốc, Tôn Giáo Đại Đồng.

****** 

Tại sao có sự khinh rẻ ấy? Các tín đồ Thiên Chúa Giáo há không thể tiếp tục phụng sự và thờ phượng Đức Ky Tô, sau khi nhập vào Tôn Giáo Đại Đồng? Các tín đồ Cơ Đốc Giáo La Mã hay Hi Lạp, Tin Lành hay Tân Giáo, há không nói mình là người của Thiên Chúa Giáo đó sao? Người Theosophist chúng tôi cũng thế, trước hết chúng tôi là tín đồ của Tôn Giáo Đại Đồng (mà MTTL cố chấn hưng), sau đó, chúng tôi mới là Phật tử hay tín đồ Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo v. v. . .  tùy theo tôn giáo mà chúng tôi riêng thờ phượng. Đa số chúng tôi, vừa giữ tôn giáo của chúng tôi, vừa tuân thủ giáo lý MTTL. Một huynh trưởng của chúng tôi nói: “Đối với chúng tôi, người Theosophist, chúng tôi cho rằng, mọi tôn giáo đều chơn chánh, không có tà giáo, vì tà giáo là gì chứ? Ấy chẳng qua là một lối riêng nhìn thấy Chơn lý của mỗi người. Và, dĩ nhiên là, cách nhìn đặc biệt riêng rẻ đó không thể nào giống nhau ! Đối với chúng tôi, quả thật có danh từ “Tôn Giáo” (viết hoa), theo ý nghĩa nguyên thỉ, duy nhất và tuyệt đối của nó, chứ không có tiếng “tôn giáo” (viết thường) với cái ý nghĩa cạn hẹp, riêng rẻ thường tình. Vì lẽ đó mà chúng tôi không bao giờ khuyên ai bỏ tôn giáo nầy theo tôn giáo nọ. Trái lại chúng tôi nói: “Nếu bạn là tín đồ Thiên Chúa Giáo, bạn hãy cố gắng là tín đồ Thiên Chúa Giáo duy linh và nhà Huyền bí học, tức là bạn hãy đi sâu vào tôn giáo của bạn để tìm nguyên lý, căn do, chứ đừng chịu đứng một chỗ bên mặt ngoài”. Đối với tín đồ tôn giáo khác, chúng tôi cũng nói như thế. Chúng tôi làm việc cho Phật Giáo với các Phật tử, cho Ấn Giáo với các tín đồ Ấn Giáo, cho Thiên Chúa Giáo với các con chiên Thiên Chúa v.v. . .



Theo chúng tôi các tôn giáo đều thiêng liêng, nên chúng tôi mong mỏi chúng phát triển nhiều hơn và trở nên cao đẹp hơn. Tóm lại là, làm sao cho các tôn giáo thừa nhận tình thương Thượng Đế và tình thương nhân loại để làm nền tảng chung24.

Tư tưởng thanh kỳ nầy được diễn tả như sau trong quyển sách Thiên Chúa Giáo:

“Bạn hãy kính Giáo hội của bạn, hầu thấu triệt nó với bản sắc đại đồng của cái Tinh thần thuần khiết. . .

“Bạn hãy trung thành với biểu tượng bạn tôn thờ, nhưng lòng kính mến và lối thực hành của bạn phải thấm nhuần tính cách đại đồng và Tinh thần thuần khiết. . .

“Bạn hãy thương yêu Thượng Đế và nhân loại một các chân thành, rồi bạn sẽ thấy không thể loại bỏ một tôn giáo hay một sự cúng kiến nào cả, vì chính dưới những nghi thức khác nhau mà mọi người tôn thờ một đấng duy nhất Thượng Đế. Và tình thương thuần khiết bạch ấy sẽ biến cải các lối thờ phượng thành một sự tôn thờ chung và duy nhất, các tôn giáo riêng biệt thành một Tôn Giáo Đại Đồng . . .

“Hãy tôn thờ Tinh thần và Chân lý ở Thượng Đế rồi các sự chia rẽ tôn giáo tan biến trong tình thương. Bạn sẽ thấy các tôn giáo là những lối biểu lộ của một Tinh thần và và một Chân lý duy nhất. Bạn sẽ an nghỉ trong một linh điện hòa đồng, nơi đó, ai ai cũng sẽ đến chiêm ngưỡng Đức Thượng Đế duy nhất mà Đức Ky Tô là vị Giáo chủ. Một tông đồ há chẳng nói: “Thượng Đế là Tình thương và ai sống trong Tình thương là sống trong

Thượng Đế và Thượng Đế ngự ở trong lòng người”25.

Tôi xin trở lại ý nầy. Tại sao lại chỉ nhìn vào một tia sáng thay vì ngước mắt nhìn lên Nguồn Sáng phát sinh ra tia ấy, Nguồn Sáng đó là Chân lý và là căn bản chung cho các tôn giáo?

Một chân trời hiện ra sẽ huy hoàng xiết bao, nếu chúng ta tiến đến tận nguồn của Sự Sống; nếu chúng ta nhìn nhận tất cả tôn giáo lớn là những ngọn đuốc phát sinh từ một Ngọn Lửa thiêng và được chăm nom bởi một Đấng Chí Tôn duy nhất; nếu chúng ta ý thức rằng các Giáo chủ là những sứ giả, những người con của một Đấng Cha Lành phái đến trong các thế kỷ khác nhau để giáo hóa và phổ độ chúng sinh.

XXVIII. CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐAU KHỔ VÀ CON ĐƯỜNG THỬ THÁCH


Tôi đã đi xa đề, xin quý bạn tha lỗi cho. Thật ra, đó cũng là điều rất cần để giúp chúng ta dứt khoát hẳn với mọi ý nghĩ không rõ ràng. Bây giờ chúng ta hãy trở lại cuộc hành hương đau khổ của chúng ta.

******

Quãng đầu của cuộc hành hương nầy là con đường thử thách dẫy đầy khó khăn nhưng vô cùng vinh diệu. Khi thí sinh bước chân vào, anh đã biết rõ những gì đang chờ đợi anh. Anh biết người ta sẽ đòi hỏi anh một sự cố gắng nhẫn nại liên tục trong các lãnh vực trí thức, đạo đức và tâm linh. Và trên các phương diện nầy, anh cảm thấy mình tầm thường, bé mọn và nghèo nàn.



Anh phải cố gắng nhiều để kiểm soát và tập trung tư tưởng, đồng thời chủ trị cái trí của anh. Đó là một điều không phải dễ. Cách đây 5000 năm, Arjuna nói với Krishna: “Hỡi Krishna, trí con lao chao, ồ ạt, chủ trị nó khó như chủ trị gió vậy.” (Bhagavad Gita)

Thí sinh còn phải chủ trị dục vọng và chiến thắng phàm nhơn. Anh phải trau luyện tánh tình, tập tận tụy, quên mình và cố hành thiện vì lòng yêu mến điều lành, chớ không phải để người thán phục và cũng không phải để được tiến hóa cao hơn người.

“Con hãy tăng trưởng như đóa hoa tăng trưởng, vô tình nhưng nồng nàn khao khát để mở lòng hoa ra không khí. Cũng bằng cách ấy, con nên thúc giục tâm hồn con khai mở trước đời sống vĩnh cửu. Nhưng con đừng ham tăng trưởng, mà hãy quý mến sự trường tồn, có thế, con tự mình phát triển tất cả nét quang huy của tấm lòng khiết bạch, thay vì tự con làm cho con chai đi bởi lòng say mê tư ngã.” (Ánh Sáng Trên Đường Đạo)

Chừng đó, anh sẽ gặp nhiều trở ngại vì một linh hồn nguyện hiến dâng mình cho nhân loại thì các nỗi khó khăn, thử thách sẽ xảy ra liên tiếp. Đó là bước đầu của con đường đau khổ. Anh cam chịu vì anh biết Ơn Trên đang dồn quả cho anh, để anh trả mau trong vài kiếp. Nhờ thế, gánh nặng sẽ vơi, và anh sẽ nhẹ tiến trên đường Đạo. Có thể, đôi khi anh thất bại, vấp ngã trước cám dỗ, có thể anh gặp những phút giây đen tối, nhưng anh quyết tiến nhờ sự gia hộ của các Đấng Cao Cả mà anh thành tâm phụng sự một khi linh hồn đã thoáng thấy ánh sáng thiêng liêng, nó không sao quên được. Khi nó đã ý thức được mục đích huy hoàng của nó, nó phấn khởi như có đôi cánh thần và sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, dù là hy sinh tính mạng để phụng sự Thiên Cơ. Có lẽ đôi khi anh cũng bị vấp ngã vì cám dỗ quá mạnh, hay vì bản tánh yếu hèn, nhưng anh không quên mục đích của anh. Trong những giờ phút khó khăn, lý tưởng anh vẫn hiện ra huy hoàng trước mắt anh.

Sau đôi ba kiếp thử thách như thế, anh được xem như là xứng đáng để bước sang Con Đường Đau Khổ. Trên con đường nầy, anh gặp đủ thứ chướng ngại, nhưng lần lần sự Duy Nhất hiện ra ở lòng anh, khiến tâm anh trở nên sáng suốt và an lạc. Anh cảm thấy một hài nhi thiêng liêng26 tượng hình ở lòng anh. Chừng đó anh sẽ tiếp xúc được với những Đấng mà bấy lâu anh tin tưởng và tôn thờ. Và, bàn tay trong bàn tay các Ngài, anh tiếp tục con đường vừa dốc vừa khó khăn. Anh sẽ gặp đủ thứ thử thách, đủ thứ đau khổ cứ mãi gia tăng, nhưng anh cứ đương đầu với những cơn bão tố dập dồn. Trên Con Đường Thử Thách, anh nguyện trả trong vài kiếp tất cả nợ nần, đồng thời anh cũng phát triển được nhiều hạnh kiểm và quyền năng. Bước đường của anh khó khăn, nhưng anh thấy lòng an tĩnh, phấn khởi nhờ bàn tay dìu dắt của Đức Thầy lúc nào cũng hiện diện bên anh. Như thế, một giai đoạn mới của Con Đường đã được vượt qua. Và đến một lúc nào đây, Con Đường trở nên tối tăm vô cùng! Anh cảm thấy buồn bả, hết sức bơ vơ, cô lẻ. . . đến . . . bàn tay của Đức Thầy cũng mất hút. . . . ! Anh như bị bỏ rơi! Nhưng anh cần tự mình rèn luyện những đức tánh cao quý và gội rửa lòng trần. Sự thật, Đức Thầy vẫn ở bên anh, và tập anh gánh chịu các tội lỗi và nhọc nhằn của nhân loại. Anh há không nguyện sẽ vác chiếc Thập tự giá nặng nề để trở thành một Đấng Cứu Thế đó sao?

XXIX. CÁC ĐẤNG CHƠN SƯ 


Sau cùng, khi anh đến cuối con đường đau khổ, anh sẽ thấy một Thánh Điện mở cửa rộng để đón anh. Anh đã được giải thoát. Bão tố đã chấm dứt, anh không còn đau khổ nữa, vì anh đã đạt quả vị siêu phàm, mà Đấng Siêu Phàm thì không bao giờ đau khổ. Nhưng ở đây, anh chấp nhận một hy sinh cao cả hơn các loại hy sinh là: từ chối bước vào cõi an lạc đời đời, niềm chân phúc khôn tả của Bậc Giác Ngộ, đã hiệp nhất với Thượng Đế, để lưu lại cõi trần phụng sự thế nhân đau khổ.

“Người nào đã chiến thắng và nắm trong tay phần thưởng cuối cùng mà từ chối phần thưởng cao quý ấy vì lòng thương nhân loại, người ấy rèn được hạnh Từ Bỏ cao cả. Ấy là Đấng Cứu Thế (Tiếng Nói Vô Thinh).

Các bậc siêu nhân ấy, chúng tôi gọi là Chơn Sư. Hai vị trong các Ngài đã đứng ra thành lập Hội Theosophy.

XXX. BÌNH AN CHO NHỮNG TÂM HỒN ĐAU KHỔ

Và giờ đây, hỡi quý bạn, quý bạn nghĩ sao về các đau khổ của quý bạn? Trước tương lai huy hoàng đang chờ đợi chúng ta, mục đích cao cả mà chúng ta chỉ có thể đạt được bằng sự từ bỏ và bền lòng, các bạn há không nghĩ chúng ta nên tập chịu đựng và chấp nhận các đau khổ đến với chúng ta? Các bạn há không nghĩ rằng chúng ta nên xem đau khổ như một sự giúp đỡ một bạn thân, và hãy tiếp đón nó như thế, không sợ hãi, không phản kháng, không nản lòng? Sao các bạn không nghĩ rằng: “Nếu các Đấng Cao Cả vì lòng thương nhân loại mà phải chịu đủ thứ gian lao, thì chúng ta há không nên cố gắng chịu đựng những phiền não mà chính chúng ta tự tạo ra, với tấm lòng nhẫn nại triệt để?

******


Hỡi bạn, bạn đang sống một cuộc đời túng thiếu, cơ cực, vì trong một kiếp trước, có lẽ bạn đã quá ích kỷ, bạn có hiểu chăng: các đau khổ ấy phải được xem như là những phương tiện vừa giúp bạn trả quả, vừa giúp bạn mở mang? Bạn có lao lực hằng ngày, bạn mới phát triển được nghị lực kiên trì, bền chí. Đó là những đức hạnh mà cuộc đời xa hoa dễ dãi không sao rèn luyện cho bạn. Và, nếu bạn chịu đựng bài học ấy một cách can đảm, bạn sẽ không học lại nó ở kiếp sau.

******


Còn anh, anh đã một một người bạn quý. Và chị, một bà mẹ đáng thương, mới vừa mất một đứa con thân yêu. Các bạn nên biết rằng, các người ấy, ở một tiền kiếp xa xôi, có thể đã sống bên các bạn, nhưng bị bỏ bê, hành hạ! Ngày nay, luật Nhân Quả cướp mất họ đi, dùng họ như những phương tiện trả vay. Các bạn đừng khóc nữa! Các bạn há không biết rằng các sợi dây yêu mến chân thành sẽ không bao giờ đoạn tuyệt. Chúng nó sẽ tiếp nối từ đời nầy qua đời khác sao? Các bạn sẽ gặp lại những người yêu quý ấy sau khi chết và sẽ sống bên cạnh nhau mãi mãi. Bạn còn biết rằng, ban đêm bạn có thể gặp lại họ, nếu trước khi ngủ, bạn thành tâm nghĩ đến họ. Bạn cũng biết rằng, chỉ tùy ở bạn, ở sự cố gắng của bạn mà một ngày kia, bạn sẽ được liên lạc với họ một cách ý thức. Vì lòng thương họ, các bạn không nên đau khổ. Cầu xin cho đau khổ bạn được lắng dịu!

******


Hỡi anh, anh đang đau đớn nhiều trong chứng bệnh trầm kha. Anh nằm trên giường bệnh, dai dẳng từ tháng nầy sang năm nọ. Anh hãy xem đó là nghiệp lực của Nhân Quả, vì anh chỉ gặt bằng thể xác những gì anh đã gieo trong một kiếp sống ở hồng trần. Bây giờ, nếu anh vui vẻ chịu đựng, anh sẽ tạo những quả tốt cho anh. Nhưng dù sao, có một điều an ủi lớn là: anh còn có thể giúp ích. Đành rằng anh không đi đứng được, chớ anh còn có thể chuyển những tư tưởng cho người khác, và cũng thế, anh cũng có thể phụng sự nhân loại.

******


Nầy em gái đáng thương, em bị người yêu phản bội, em hãy tin rằng sự phản bội ấy giúp em trả một số nợ lớn. Em đã vay người ta một sự đau khổ, nay em có dịp trả, thì em hãy trả một cách can đảm, chớ đừng trách móc thở than. Từ đây, dứt khoát nợ nần, em giải thoát được cái ma ảnh của quá khứ! Hãy xem người làm khổ em như một dụng cụ của số mệnh. Chỉ có thế thôi! Đừng bao giờ oán ghét, mà phải tha thứ, yêu thương. Với tấm lòng ấy, em sẽ thấy nỗi đau khổ của em sẽ nhẹ nhàng khôn xiết!

Phần bạn, bạn bị người ta nói xấu, nói hành bạn. Nhưng biết đâu bạn đã không có lần cư xử như thế với người khác, nếu không trong kiếp nầy, trong một quá khứ gần đây, thì ít ra, cũng trong một tiền kiếp ? Biết đâu đó không là cái quả của một hạt nhân mà bạn đã gieo? Vậy, bạn ơi! bạn nên vui vẻ nhận thức luật công bình “gieo gặt” ấy để an lòng lãnh cái quả không đẹp kia và sửa đổi tâm hồn thay vì  than thân trách phận.

******

Còn anh, anh muốn có một danh vọng lẫy lừng, nhưng lại bị giam hãm trong một cuộc đời chật hẹp, đó cũng là nghiệp quả nữa! Anh sẽ thấy dễ dàng điều nầy, nếu anh chịu khó tìm hiểu tinh tường tánh tình và thị hiếu của anh. Anh nên tự an ủi đi! Đó chẳng qua chỉ là những thất bại dành cho một kiếp thôi! Anh thất vọng, nhưng anh đừng buồn, kiếp nầy anh thất bại, nhưng còn những kiếp sau. Một ngày xa xôi nào kia, anh sẽ hoạch đắc các điều anh mong muốn bây giờ, nhưng có lẽ chừng ấy anh sẽ không còn thiết tha với chúng nữa. Trong lúc chờ đợi, anh nên chấp nhận cuộc sống khiêm nhường và ẩn dật bây giờ như một phương tiện để làm nẩy nở nơi anh hương vị thâm trầm của đức diệu hiền, của lòng kiên nhẫn và khiêm từ.



******

Chị, chị đang sống trong cảnh quạnh hiu, đơn độc. Thay vì âu sầu, chị nên hồi tưởng cái quá khứ xa xưa với bao nhiêu người quây quần thương mến chị, vui vẻ bên chị, nhưng chị lại khinh rẻ họ. Vì chị, bao nhiêu quả tim đã rướm máu, bây giờ đến lượt quả tim đơn côi của chị lại khát khao tình luyến ái. Chị hỡi! hãy can đảm chịu đựng gánh nặng của chị, đồng thời nên nghĩ đến gia đình nhân loại đang cần chị. Biết bao đau khổ cần được tát vơi, biết bao nỗi lòng cần được an ủi! Ở gác cùng, ngõ tối, trong bệnh viện, nơi ngục tù, biết bao người ngước mắt mong mỏi một ít tình thương. Chị hãy nghĩ đến họ, hãy thương mến họ, tìm đến với họ, rồi hoa tình thương sẽ nở ở lòng chị, ngào ngạt mùi hương trong cuộc sống hiện tiền và vươn mãi về xa . . .

******

Anh, anh đang buồn phiền vì không thực hiện được các nguyện vọng tâm linh cao đẹp. Anh tự thấy mình ươn hèn với các dục vọng thấp kém. Tại sao thế? Là vì ở các kiếp qua, chắc chắn anh đã sống những quãng đời thác loạn, ích kỷ. Chúng tạo cho anh những thể nặng trược (thân, tâm, trí) chỉ biết rung động với những thị dục đê hèn. Nhưng anh đừng buồn và đừng cho anh là những hạ thể ấy. Anh chớ quên anh là Chơn Ngã. Đừng đồng hóa với chúng, mà anh hãy chiến đấu với chúng. Mỗi cố gắng dù nhỏ nhen của anh là một bước tiến đến tình trạng tinh thần và đạo đức mà anh mong muốn. Anh có thể vấp ngã, nhưng anh hãy đứng lên và cương quyết cho đến mục đích cao đẹp, đến Chơn Ngã. Linh hồn siêu việt ấy chính là Con Người Thật của anh đó!



******

Chị, chị đang bồn chồn, khắc khoải với tôn giáo của chị. Chị hoài nghi và không còn sức cầu nguyện được. . . ! Chị tìm chân lý khắp nơi, và chị thất vọng liên tiếp. Chị cảm thấy khao khát một Chân lý cao đẹp. Chị nên biết rằng ở các tiền kiếp, chị đã có một lần thấy được ánh sáng của ngọn đuốc thiêng ấy. Nó lưu ở lòng chị một hương vị khôn phai, dù trong tâm thức hồng trần chị chưa từng biết nó. Cũng có thể ngọn đuốc thiêng ấy được đưa đến chị, nhưng chị không buồn lưu ý hoặc chị đã khinh miệt nó, cho nên bây giờ, chị phải cực nhọc tìm kiếm nhiều. Nhưng chị đừng chán nản. Chị hãy tiếp tục gõ cửa, rồi cửa sẽ mở. Nếu chị sưu tầm các tôn giáo, các triết lý mới và cũ mà không thấy lòng thỏa mãn, chị hãy đến với chúng tôi. MTTL là sự kết hợp, là căn bản các tôn giáo, nó giải thích một cách rõ ràng nguồn gốc, số mệnh và mục đích của con người, mà chắc chắn chị sẽ tìm được niềm tin và sự an tĩnh ở tâm hồn.

******

Anh, anh đang đau khổ nhiều trước cái nỗi khổ đau của nhân loại. Biết bao nhiêu buồn phiền mà anh không thể an ủi, biết bao nhiêu thương khó mà anh không thể hàn gắn, biết bao khổ đau mà anh không tát cạn! Nhưng bây giờ anh nên biết rằng: không có điều chi bất công, rằng tai ương và đau khổ rất cần cho sự tiến hóa của linh hồn, rằng các kinh nghiệm chua cay và đau khổ có hiệu năng rèn luyện con người. Anh biết: bánh xe Thiên Luật chuyển động không ngừng để đem lại cho mọi người cái quả thật của hành động tốt hay xấu của mình. Anh biết rằng: điều dữ vốn tạm thời và chỉ điều lành mới trường cửu, và nó sẽ chiến thắng không sai chạy, rằng: đó là luật Tiến Hóa, nó sẽ đưa con người đến sự Giải Thoát và An Lạc. Anh cũng trải qua lò đau khổ, ưu phiền ấy, nhờ vậy mà anh thành một người suy tư và đạo đức như hiện nay. Vậy, anh không nên lo âu trước các đau khổ dập dồn đến cho nhân loại. Lòng anh bây giờ lai láng tình thương và cũng bình an khôn tả. Anh chỉ còn biết ca tụng Thượng Đế và sự Công Bằng Vĩnh Cửu.



Các bạn ơi! Xin hãy hướng tâm hồn lên mãi chốn thanh cao, hãy cố hết sức mình sống theo gương Chúa . . . !

H Ế T





Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 341 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương