Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004



tải về 400.64 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích400.64 Kb.
#14685
  1   2   3   4   5



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH THUẬN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________




_______________________________________

Số: 205/2010/QĐ-UBND




Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 04 tháng 3 năm 2010


QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án kiểm soát dân số vùng biển và ven biển

tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2020

__________________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số;

Căn cứ Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số;

Căn cứ Quyết định 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 357/TTr-SYT ngày 25 tháng 02 năm 2010 và Báo cáo thẩm định số 122/BC-STP ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án kiểm soát dân số các vùng biển và ven biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2020 (kèm theo Đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lưu Xuân Vĩnh


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án: kiểm soát dân số vùng biển và ven biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2020.

2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

3. Cơ quan quản lý: Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận.

4. Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Ninh Thuận.

5. Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và ngành thành viên.

6. Mục tiêu: kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số vùng biển và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình và các mục tiêu của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

7. Địa bàn triển khai: 5/7 huyện, thành phố với 19 xã, phường, thị trấn (có Phụ lục kèm theo).

8. Tổng mức đầu tư của đề án: 24.836.500.000 đồng.

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 23.836.500.000 đồng;

- Các nguồn khác: 1.000.000.000 đồng.

9. Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.

- Giai đoạn I (từ năm 2010 đến năm 2015): nâng cao chất lượng dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; phấn đấu đạt mức sinh thay thế trong toàn vùng; nâng cao chất lượng thông tin quản lý về dân số và kế hoạch hoá gia đình;

- Giai đoạn II (từ năm 2016 đến năm 2020): nâng cao chất lượng dân số; vận hành hệ thống thông tin quản lý về dân số và kế hoạch hoá gia đình; mở rộng, triển khai đồng bộ các hoạt động trên địa bàn của Đề án.




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BPTT

Biện pháp tránh thai

DS-KHHGĐ

Dân số và kế hoạch hoá gia đình

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

SKBMTE

Sức khoẻ bà mẹ trẻ em

SKSS

Sức khoẻ sinh sản


I. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

a) Khái quát điều kiện tự nhiên:

Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung bộ, nằm ở vị trí địa lý từ 11018’14” đến 12009’45”độ vĩ Bắc và từ 108039’08” đến 109014’25” độ kinh Đông. Phía Bắc giáp Khánh Hoà, phía Nam giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 3.357,99km2 với 7 huyện, thành phố, quy mô dân số khoảng 565.700 người. Ninh Thuận nằm ở vị trí trung tâm điểm giao thông dọc theo Quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc - Nam, Quốc lộ 27 lên Nam Tây nguyên đến các thành phố lớn Hồ Chí Minh, Nha Trang và là địa bàn kinh tế trọng điểm ở phía Nam, cửa ngõ ra biển của tỉnh Lâm Đồng và Đắc Lắc.

Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là khô, nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 1.670 - 1.827mm. Nhiệt độ trung bình năm là 270C, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 - 11 và mùa khô từ tháng 12 - 8 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm 750mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên 1.100mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 71 - 75%, năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/m2, tổng lượng nhiệt 9.500 - 10.0000C.

Bờ biển Ninh Thuận dài hơn 105km, trải dài từ vĩ tuyến 11018’ - 11050’N, phía Bắc giáp vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà), phía Nam giáp huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Diện tích vùng biển nội thủy 1.800km2, diện tích vùng đặc quyền kinh tế 24.480km2, vùng lãnh hải rộng 18.000km2;

b) Tình hình kinh tế - xã hội:

Sau khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế - xã hội Ninh Thuận đã có những bước chuyển đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, ... song, về cơ bản Ninh Thuận vẫn là tỉnh nghèo, chưa bắt nhịp được tốc độ phát triển của khu vực và cả nước. Thế nhưng, điều đáng ghi nhận là trong giá trị sản xuất khiêm tốn ấy, khu vực kinh tế biển chiếm tỷ trọng đáng kể. Năm 2008 tỷ trọng GDP kinh tế biển chiếm 22,79%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu kinh tế biển chiếm 11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất, dịch vụ kinh tế biển đến năm 2008 là 1.369,1 tỷ đồng (giá so sánh 1994) trong đó, ngành thủy sản chiếm 75,08%, công nghiệp ven biển chiếm 13,22%, du lịch biển chiếm 11,7%. Có thể nói, kinh tế - xã hội Ninh Thuận đã in đậm vai trò của biển và nếu tính giá trị sản xuất của các ngành kinh tế có liên quan đến biển thì tỷ trọng của kinh tế biển trong GDP của Ninh Thuận có thể lên tới 40,8 - 42% năm 2010 và 51,9 - 54% vào năm 2020.

Tỉnh Ninh Thuận có 1 thành phố và 4 huyện ven biển, đó là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Thuận Nam và huyện Thuận Bắc. Các huyện và thành phố ven biển nêu trên có diện tích tự nhiên là 1.559,36km2 và dân số là 469.956 người, chiếm khoảng 46,48% diện tích tự nhiên và 83,08% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số vào khoảng 301 người/km2. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế biển đến năm 2008 là 35.619 người chiếm 12,14% lao động đang làm việc toàn tỉnh;

c) Khái quát tình hình chăm sóc SKSS/KHHGĐ:

- Những kết quả đạt được: những năm qua công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình của tỉnh được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tăng cường đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng: nhận thức của người dân có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình 1 hoặc 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,76 con (năm 2005) xuống còn dưới 2,28 con (năm 2008), tỷ suất sinh giảm từ 20,64‰ (năm 2005) xuống còn 17,2‰ (năm 2008), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,25% (năm 2008), tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai đạt 75,35%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 25,5% (năm 2008), những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng dân số từng bước được nâng cao. Đạt được những kết quả trên là có sự đóng góp không nhỏ của công tác dân số ở vùng biển.

- Những tồn tại:

+ Ở các vùng ven biển của tỉnh ta, quy mô dân số lớn chiếm 83,08% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số đông 301 người/km2 gấp 1,79 lần so với toàn tỉnh, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại còn thấp, năm 2009 là 69,74% so với mức chung của toàn tỉnh là 72,02%.

+ Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các xã vùng biển và ven biển còn ở mức cao, năm 2008 là 20,03% so với mức chung toàn tỉnh là 16,79%; nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao, nhất là sinh con trai. Vì vậy việc thực hiện mục tiêu giảm sinh ở xã ven biển vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiều năm tới.

+ Vấn đề chết mẹ do mang thai và sinh đẻ vẫn còn xảy ra, tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao (theo báo cáo chiến dịch tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đến 41 xã năm 2009 cho thấy tỷ lệ phụ nữ ở vùng ven biển mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục chiếm hơn 66% trong tổng số lượt phụ nữ được khám, trong khi đó tỷ lệ chung của tỉnh chiếm khoảng 52,6% trong tổng số lượt phụ nữ được khám).

+ Đa số chị em phụ nữ chuẩn bị kết hôn hoặc trước khi sinh, sống trong môi trường biển, ngập mặn chưa được tư vấn và khám để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai và chất lượng bào thai; trẻ sơ sinh chưa được phát hiện và can thiệp điều trị sớm các bệnh lý chuyển hoá, di truyền.

+ Cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở cấp xã còn yếu và thiếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu vùng biển; đáng chú ý là hiện vẫn còn một số xã ven biển chưa có bác sĩ (theo thống kê của ngành Y tế tỷ lệ xã ven biển có bác sĩ chỉ chiếm 42%).

+ Chưa thu thập được thông tin quản lý dân số - KHHGĐ với người dân làm ăn, sinh sống trên biển, do đó các thông tin quản lý dân số - KHHGĐ chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội tại vùng biển;

d) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Lao động nghề biển luôn phải tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, thiếu nước ngọt và ô nhiễm; nhu cầu lao động nam giới cao phải đi làm ăn xa nhà dài ngày, có nhiều rủi ro, dễ tiếp xúc với các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

- Tập quán, nhận thức, tâm lý của người dân vùng biển còn hạn chế về mang thai, sinh sản và phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai và trẻ sơ sinh.

- Cơ sở y tế cấp xã tại các vùng ven biển chưa tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thường xuyên và có chất lượng, do cán bộ y tế còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, không cập nhật kiến thức; trang thiết bị khám, chữa bệnh chưa đầy đủ, điều kiện địa lý khó khăn, ảnh hưởng của môi trường biển, chi phí đầu tư cao; chưa đáp ứng nhu cầu người lao động.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ, chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc SKSS/KHHGĐ chưa đủ điều kiện giải quyết các đặc thù, đặc điểm kinh tế - xã hội vùng biển của người dân sống ở ven biển, người lao động trên biển.

Thời gian qua, các vấn đề xã hội đã được quan tâm, đời sống nhân dân vùng biển ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên do điều kiện địa lý, khí hậu và đặc thù nghề nghiệp vùng biển, người dân sống làm việc trên biển dài ngày thường xuyên đối mặt với thiên tai. Với đặc thù của vùng biển nêu trên, người dân chưa có cơ hội và điều kiện được tiếp cận và được hưởng thụ đầy đủ các chính sách và dịch vụ xã hội cơ bản trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ.

Trong khi đó, chiến lược dân số 2001 - 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - KHHGĐ giai đoạn 2006 - 2010 và chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS/KHHGĐ giai đoạn 2001 - 2010 chưa đề cập đầy đủ đến những đặc thù của vùng biển. Mặt khác chiến lược biển đòi hỏi phải sử dụng các yếu tố dân số bao gồm quy mô, chất lượng, cơ cấu và phân bổ dân số là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biển để xây dựng chương trình, kế hoạch trong quá trình thực hiện. Do vậy, cần phải có Đề án kiểm soát dân số vùng biển và ven biển để đáp ứng yêu cầu của chương trình DS-KHHGĐ.

Đề án này chỉ tập trung hỗ trợ các hoạt động nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình của người dân vùng biển; nâng cao chất lượng dân số khi sinh (trước và ngay sau sinh); tăng cường thu thập và cung cấp thông tin dân số - kế hoạch hoá gia đình nhằm kiểm soát quy mô dân số, kiểm soát chất lượng dân số và nguồn lao động, tổ chức không gian kinh tế và phân bổ dân cư cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng biển (hoạt động kinh tế trên biển và các hoạt động kinh tế trên đất liền ven biển) phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng các vùng biển và ven biển.

2. Căn cứ xây dựng Đề án:

- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ mục tiêu “Phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP cả nước đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước” và định hướng: “sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của tổ quốc”;

- Căn cứ Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số;

- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Căn cứ Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số;

- Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam, giai đoạn 2001 -2010;

- Quyết định 170/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010;

- Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020;

- Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình;

- Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
II. Mục tiêu của Đề án

1. Mục tiêu tổng quát: kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số vùng biển và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình và các mục tiêu của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

- Quy mô dân số vùng biển và ven biển không vượt quá 475.700 người vào năm 2010, 504.900 người vào năm 2015 và 535.970 người vào năm 2020;

- Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng biển và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70% vào năm 2010, 72% từ năm 2015 đến năm 2020;

- Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống ở vùng biển và ven biển, trong các khu công nghiệp, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đình đạt 60% vào năm 2010, 80% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020;

- Tỷ lệ trẻ em tại vùng biển và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hoá và do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2010 - 2020;

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kế hoạch hoá gia đình tại vùng biển và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh nhà.



III. Địa bàn triển khai Đề án

Tại 13 xã, 5 phường, 1 thị trấn của 5 huyện, thành phố (đính kèm Phụ lục 2).


IV. Nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu

Каталог: cbaont.nsf -> a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Mẫu số 09-mst tình hình nộp thuế CỦA ĐƠn vị chuyểN ĐỊA ĐIỂm kinh doanh
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ubnd tỉnh ninh thuận bcđ phòng chống aids và pc tệ NẠn ma tuý, MẠi dâM
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
a4e3ff10b415a42f4725734c0015e7b9 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN

tải về 400.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương