Cẩm nang giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trung học Lưu hành nội bộ “HIỀn tài là nghuyên khí CỦa quốc gia”



tải về 4.26 Mb.
trang1/60
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích4.26 Mb.
#38011
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   60



LÊ VĂN HÙNG

(Sưu tầm và biên soạn)




(Cẩm nang giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh trung học)

Lưu hành nội bộ
HIỀN TÀI LÀ NGHUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”

...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”



Huế tháng 8 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, cờ bạc, đánh số đề, ghi tỷ số bóng đá, nghiện rượu; trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện tượng mơ hồ về truyền thống lịch sử, truyền thống dân tộc, thiếu lý tưởng sống, không quan tâm đến các tấm gương bất khuất, kiên cường, những vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các anh hùng liệt sĩ, những bậc kỳ tài, đức độ của dân tộc đã làm “rạng danh dân tộc ta, non sông đất nước ta” qua các thời kỳ; hiện tượng coi thường giá trị sống tốt đẹp đã đến mức đáng báo động trong một bộ phân không nhỏ trong giới trẻ hiện nay nói chung và học sinh phổ thông nói riêng;

“Ý thức tổ chức đáng chê,

Kỷ luật tồi tệ, bỏ bê học hành,

Lười lao động, chơi thì nhanh…

Nganh nganh cứ tưởng hùng anh giữa đời

Thiếu lễ phép, ham chơi bời

Thầy cô, cha mẹ nhẹ lời chẳng nghe

Nhiều khi vô lễ máu me

Ta đây đã lớn, thân này đã to

Thích gây rối, quá tự do

Trị an xã hội rối do bọn này…

Cướp giật, chém, giết gớm tay

Bởi vị một lẽ mê say bạc đề,…”

Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho học sinh.

Trong khi đó, chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non, đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những bài học về các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận lo công việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống. Lứa tuổi học trò là tuổi ước mơ và sống vì lý tưởng nhưng hiện nay, họ không có một mẫu người lý tưởng. Chính vì thế, những mối tình sét đánh, những nhân vật ăn chơi sành điệu, những sát thủ tàn bạo trên phim ảnh đã thành thần tượng của biết bao cô cậu học trò.

Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình – Nhà trường – Xã hội ... đã xô đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lỗi. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội.

“Con hư tại mẹ, tại cha

Gia đình trong sáng đâu mà khổ ri

Cha thời tỷ số, mẹ ghi

Con thơ nhỏ dại ngại gì không theo”

Bên cạnh đó, hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp cũng là một nguyên nhân khiến học sinh không biết lấy đâu làm “điểm tựa” để phấn đấu, một khi vai trò của người thầy không còn được đề cao như trước thì việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục giá trị sống trong bộ phận học sinh hiện nay cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm.

Hiện tượng học sinh phổ thông chán học hoặc là “sợ” môn Lịch sử trong nhà trường ngày càng phổ biến đã đến mức báo động:

“Mơ hồ truyền thống muôn phần,

Hiền thần chẳng nhớ, lẫn lờ tình quê

Tinh hoa dân tộc lại chê

Mãi mê ngoại quốc, đua đòi hoại ta”

Vì thế hơn ai hết, các thầy cô giáo phải là những người tiên phong trong việc giáo dục lối sống, đạo đức, pháp luật; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; giáo dục truyền thống lịch sử cho các em.

Ở nhà trường chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi quyết liệt hơn nữa. Cần dạy học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống, giá trị sống đúng đắn.

Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu “tầm chương trích cú” không còn phù hợp, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật.

Cần thay đổi cách đánh giá học sinh thay cách đánh giá đơn thuần bằng điểm số. Các trường học Các trường học nên có quy định khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, giáo viên phải ghi rõ những mặt mạnh, yếu, mặt nào cần rèn luyện, những biểu hiện sai lệch để học sinh cố gắng trong năm sau.

Với học sinh THPT cần đưa ra những tiêu chí định hướng cho học sinh rèn luyện cũng như những điều cần nhận xét như: năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, sở trường, cá tính, ý thức tập thể, chuyên cần thái độ với mọi người … Giáo viên phải tự tìm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất nhằm giúp học sinh có kỹ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Cần phát huy thế mạnh của các phương pháp như sắm vai (đóng kịch), thảo luận, tổ chức trò chơi, đề án, “Thực tế cho thấy học sinh rất thích học môn giáo dục công dân vì trong giờ học các em được bày tỏ ý kiến. Điều quan trọng là thầy cô phải là gương sáng mọi lúc mọi nơi để học sinh noi theo”.

Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.

Trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thì những ham muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt. “Môi trường tạo nên tính cách”, vì thế nếu cha mẹ rượu chè, cờ bạc, vi phạm pháp luật thì hình ảnh của họ sẽ như thế nào trong mắt con cái ?

Ra ngoài xã hội, lớp trẻ mà cụ thể ở đây là học sinh cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban ngành, đoàn thể mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanh niên. Các tổ chức Đoàn hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức làm người, giáo dục giá trị sống, giáo dục lịch sử truyền thống, lý tưởng sống cho thanh niên, cụ thể là trong những chương trình trọng điểm ở Đại hội Đoàn các cấp đưa ra chưa nhận thấy được diễn biến phức tạp trong tâm lý, đời sống lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay, không có nhiều chương trình và kế hoạch quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, không có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường trong việc quản lý, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Lẽ nào những hành vi, lối sống phi chuẩn của thanh niên trong thời gian qua chưa đủ để xã hội quan tâm ?

Lẽ nào chúng ta không có cách nào hiệu quả hơn để “một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hiện nay” thức tĩnh được, khơi dậy được, phát huy được lòng tự tôn, lòng tự hào dân tộc dân tộc, lòng yêu nước hay sao ?

Nhớ lại những lời răn dạy ngày xưa của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đối với các tướng sĩ chúng ta thấy nó vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay:

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích…”. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ.

Lẽ nào cứ để hiện tượng “một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hiện nay” có nhiều biểu hiện bất hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ; thờ ơ trách nhiệm với truyền thống gia phong dòng tộc của mình.

Lẽ nào để hiện tượng “một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên” sống đua đòi, buông thả, đề cao lối sống hưởng thụ, đề cao quá mức giá trị đồng tiền, chạy theo lối sống “chụp giật” để thỏa mãn những nhu cầu tầm thường của con người mà quên đi những giá trị sống cao đẹp của một kiếp người cần khát vọng vươn tới, để giúp ích cho đời, cần đóng góp để xây dựng cộng đồng và xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” khi còn tồn tại trên thế gian này.

Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Đừng để giới trẻ hiện nay bị tha hóa về đạo đức, mơ hồ truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

Trong di chúc của mình Bác hồ kính yêu đã từng căn dặn chúng ta:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho muôn đời sau là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết”.

Bác Hồ cũng từng viết và dạy chúng ta :

Dân ta phải biết sử ta



Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam”
Tài liệu “Danh nhân đạt Việt qua các thời kỳ” là kết quả của sự tra cứu, sưu tầm từ những cứ liệu lịch sử chính thống, những bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà sử học; là một cẩm nang tương đối đầy đủ, hệ thống về một số : anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, những nhà chính trị, nhà quân sự, những tác gia, tác giả lớn của đất nước trên các lĩnh vực qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của dân tộc ta. Bên cạnh nhằm tỏ lòng tri ân về các vị tiên liệt, hiền thần đại đức, đại tài đã làm nên lịch sử dân tộc; đồng thời góp phần làm phong phú thêm tài liệu để thuận lợi cho việc tra cứu những cứ liệu lịch sử thiết thực phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trong tình hình mới.

Dù đã có nhiều cố gắng song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý đồng nghiệp và bạn đọc.

Tháng 8 năm 2013
Tác giả

LỊCH SỬ VIỆT NAM

Quốc hiệu

Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác.   







Thời tiền sử

 Nước Việt Nam thời tiền sử bao gồm: thời đồ đá cũ, thời đồ đá mới.     







Thời kỳ dựng nước

  







Giai đoạn Bắc thuộc (111 TCN - 938)

Năm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Ðà, vua của nước Nam Việt chiếm, và đến năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị đế quốc Hán tiêu diệt. Âu Lạc bị chuyển sang tay nhà Hán và bị chia thành các quận, huyện. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kỳ chịu sự thống

trị của các đế chế Trung Hoa, kéo dài trong mười một thế kỷ.    

 


Các chính quyền tự chủ (43-905)

Trong suốt thời kỳ này, nhân dân Việt Nam luôn nổi dậy để giành lại nền độc lập, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43). Tiếp đó là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). Giữa thế kỷ 6, Lý Bí đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên, nước Vạn Xuân, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Dưới ách thống trị của các đế chế Trung Hoa đã bùng lên nhiều cuộc khởi nghĩa: Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791),... và cuối cùng, với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng năm 938, Ngô Quyền đã chấm dứt thời kỳ thống trị Trung Quốc hơn một nghìn năm, khôi phục nền độc lập cho đất nước.     







Triều Ngô Vương (Từ năm 939 - 965)

Ngô Vương (939-944)
Hậu Ngô Vương (950-965)   







Nhà Đinh

Nhà Ðinh trị vì đất nước ta trong khoảng 13 năm (968-980), trải qua 2 đời vua, bao gồm:
 - Đinh Tiên Hoàng;
 - Đinh Toàn.   







Nhà Tiền Lê

Nhà Tiền Lê trị vì đất nước ta trong 29 năm, trải qua 3 đời vua, bao gồm:
 - Lê Đại Hành (980-1005)
 - Lê Trung Tông (1005)
 - Lê Long Đĩnh (1005

1009)   




Nhà Lý

Nhà Lý trị vì đất nước ta được 215 năm (1010 - 1225), qua 9 đời vua, bao gồm:
 

 - Lý Thái Tổ (1010-1028)
 - Lý Thái Tông (1028-1054)
 - Lý T

ánh Tông (1054-1072)
 - Lý Nhân Tông (1072-1127)
 - Lý Thần Tông (1128-1138)

- Lý Anh Tông (1138-1175)
- Lý Cao Tông (1176-1210)
- Lý Huệ Tông (1211-1224).
- Lý Chiêu Hoàng (1225) 






Nhà Trần

Nhà Trần trị vì đất nước ta được 175 năm (1225 - 1400), qua 12 đời vua, bao gồm:
  

 - Trần Thái Tông (1225-1258)

 - Trần Thánh Tông (1258-1278)
 - Trần Nhân Tông (1279-1293)
 - Trần Anh Tông (1293-1314)
 - Trần Minh Tông (1314-1329)
 - Trần Hiển Tông (1329

1341)


- Trần Dụ Tông (1341-1369)
- Trần Nghệ Tông (1370-1372)
- Trần Duệ Tông (1372-1377)
- Trần Phế Ðế (1377-1388)
- Trần Thuận Tông (1388-1398)
Trần Thiếu Ðế (1398-1400)  







Nhà Hồ

Nhà Hồ tồn tại trong 7 năm (1400-1407) với 2 đời vua:
- Hồ Quý Ly (1400).
- Hồ Hán Thương (1401-1407).   







Thời Hậu Trần

Nhà Hậu Trần trị vì đất nước ta được 7 năm (1407-1413

, trải qua 2 đời vua, bao gồm:
- Giản Định Đế (1407-1409)
- Trùng Quang Ðế(1409 - 1413)   




Thời kỳ thuộc Minh (1414 - 1417) và Các cuộc khởi nghĩa

Nếu tính từ năm Bính Tuất (1407), từ khi quân Minh bắt đư

c cha con Hồ Quý Ly giải về Kinh Lăng cho đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi năm

ậu Thân (1428), nước ta bị giặc Minh chiếm đóng trong 20 năm.   






Thời Lê Sơ

Thời Lê Sơ trị vì đất nước ta trong vòng 100 năm (1428-1527), trải qua 10 đời vua, bao gồm: 

- Lê Thái Tổ (1428-1433)
- Lê Thái Tông (1434-1442)
- Lê Nhân Tông (1443-1459)
- Lê Thánh Tông (1460-1497)
- Lê Hiến Tông (1497-1504)

- Lê Túc Tông (1504)
- Lê Uy Mục (1505-1509)
- Lê Tương Dực (1510-1516)
- Lê Chiêu Tông (1516-1522)
- Lê Cung Hoàng (1522-1527)










Nhà Mạc

Nhà Mạc trị vì đất nước ta được 66 năm (1527-1592), trải qua 5 đời vua, bao gồm:



- Mạc Ðăng Dung (1527-1529)
- Mạc Đ

ng Doanh (1530-1540)
- Mạc Phúc Hải (1541-1546)



- Mạc Phúc Nguyên (1546-161)
- Mạc Mậu Hợp (1562-1592)




 

Thời Hậu Lê


Thời Hậu Lê - thời kỳ phân tranh (1533-1788) tồn tại trong 256 năm với diễn biến như sau:

Nam triều - Bắc triều (1533-1593)
Trịnh - Nguyễn phân tranh

Các đời chúa Trịnh (1545-1787)
Các đời chúa Nguyễn (1600-1802)

 







Trịnh - Nguyễn phân tranh

Nhà Lê nhờ có họ Trịnh giúp nên dứt được nhà Mạc, tưởng giang sớm thống nhất như cũ, ai ngờ họ Trịnh và họ Nguyễn lại sinh lòng ghen ghét, gây nên mối oán thù, rồi mỗi họ hùng cứ một phương, chia nưóc ta làm hai mảng: họ Nguyễn giữ xứ Nam, họ Trịnh giữ xứ Bắc. Từ đó giang sơn chia rẽ, Nam Bắc phân tranh.

Nam triều - Bắc triều (1533-1593)
Trịnh - Nguyễn phân tranh

Các đời chúa Trịnh (1545-1787)
Các đời chúa Nguyễn (1600-1802)

   






Các đời chúa Trịnh

Các đời chúa Trịnh tồn tại trong 243 năm (1545-1787), trải qua 12 đời chúa, bao gồm:

Trịnh Kiểm  (1545-1570)
Trịnh Tùng (1570-1623)
Trịnh Tráng (1623-1652)
Trịnh Tạc (1653-1682)
Trịnh Căn (1682-1709)
Trịnh Cương (1709-1729)

 


Trịnh Giang (1729-1740)
Trịnh Doanh (1740-1769)
Trịnh Sâm (1767-1782)
Trịnh Cán
Trịnh Tông (1782-1786)
Trịnh Bồng (từ 9/1786




Nam triều - Bắc triều (1533-1593)
Trịnh - Nguyễn phân tranh

Các đời chúa Trịnh (1545-1787)
Các đời chúa Nguyễn (1600-1802)

    

ến 9/1787)








Các đời chúa Nguyễn

Các đời chúa Nguyễn tồn tại 203 năm (1600-1802), trải qua 10 đời chúa, bao gồm:

Nguyễn Hoàng (1600-1613)
Nguyễn P

úc Nguyên (1613-1635)
Nguyễn Phúc Lan (1635-

648)
Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)


Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691)

Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
Nguyễn Phúc Chú (1725-1738)
Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765)
Nguyễn Phúc Thun (1765-1777)
Nguyễn Phúc Ánh (1780-1802)

Nam triều - Bắc triều (1533-1593)
Trịnh - Nguyễn phân tranh

Các đời chúa Trịnh (1545-1787)
Các đời chúa Nguyễn (1600-1802)






 


Nhà Tây Sơn

Triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778-1802), trải qua 3 đời vua, bao gồm:
 - Thái đức Hoàng đế (1778-1793)
 - Quang Trung Hoàng đế - Nguyễn Huệ (1789-1792)
 -
Cảnh Thịnh Hoàng đế (1793 - 1802)  













Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (1802-1945), trải qua 13 đời vua, bao gồm:

Gia Long Hoàng Ðế (1802-1819)
Minh Mệnh Hoàng Ðế (1820-1840)
Thiệu Trị Hoàng Ðế (1841-1847)
Tự Ðức Hoàng Ðế (1848-1883)
D

c Đức Hoàng Ðế (1883, 3 ngày)
Hiệp Hòa Hoàng Ðế (1883, 4 tháng).

 


Kiến Phúc Hoàng Ðế (1883-1884)
Hàm Nghi Hoàng Ðế (1884-1885)
Đồng Khánh Hoàng Ðế (1886-1888)
Thành Thái Hoàng Ðế (1889-1907)
Duy Tân Hoàng Ðế (1907-1916)
Khải Định Hoàng Ðế (1916-1925)Bảo Đại Hoàng Ðế (1926-1945)







Giai đoạn thuộc Pháp

 Năm 1857 chính phủ Pháp thông qua quyết định đánh chiếm Việt Nam. Nhưng do sự đánh trả quyết liệt của những người yêu nước Việt Nam, phải sau 30 năm, thực dân Pháp mới thiết lập được quyền thống trị của họ trên toàn lãnh thổ Việt Nam (1887).     







Nước Việt Nam (từ năm 1945)

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trườn

Ba Ðình

(Hà Nội), khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.   





HIỀN TÀI LÀ NGHUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”

...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”
(Thân Nhân Trung)

AN DƯƠNG VƯƠNG
Theo truyền thuyết sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán là cháu nước Thục. Nước Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua HùngVương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.

Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc, Vĩnh Phú).


AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN

Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời chiến quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập nên một nhà nước lớn mạnh. Để thõa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt.

Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhứt củ quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do viên tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến sâu đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và trốn rừng đến đó. Chẳng mấy chốc quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt, do Thục Phán làm tướng, mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt – Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi. Thục Phán đã thực sự nắm trọn uy quyền tuyệt đổi về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương ngày càng được cũng cố và nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc vững mạnh.

AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA

Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.


Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?

Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km... Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.
Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa ( Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)v.v... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.

Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sựtổng hợpcủa Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.

Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc.


AN DƯƠNG VƯƠNG BÃI CHỨC TƯỚNG QUÂN CAO LỖ

Chuyện xưa kể rằng:

Một lần Thục An Dương Vương hỏi tướng quân Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa:

Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa. Nay con trai họ là Trọng Thủy muốn cầu hôn với Mỵ Châu, ông nghĩ thế nào? Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt để hòa hiếu, tránh nạn binh đao?


Cao Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu :

Việc này hệ trọng lắm, xin Vương thượng cho nghĩ ba ngày.

Về nhà, Cao Lỗ suy nghĩ băn khoăn lắm. ý vua An Dương Vương đã rõ, nếu không chấp thuận, có thể bĩ bãi chức. Nếu đồng tình thì vận nước có cơ nguy.

Mấy hôm sau, vào chầu vua, Cao Lỗ tâu :

Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gửi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bố phòng của Loa Thành mà thôi. Việc ngàn lần không nên.

Thục An Dương bỗng nỗi giận :

Nhà Triệu đánh mãi Âu Lạc không thắng, muốn mượn chuyện cầu hôn để xí xóa hiềm khích, ta lẽ nào không thuận? Ông già rồi, ta cho ông về nghỉ.

Cao Lỗ không ngạc nhiên. Vốn điềm đạm, ông chỉ nói :

Việc đúng sai còn có vầng nguyệt soi sáng, thần không ân hận khi nói điều phải.

Vì không nghe lời khuyên của Cao Lỗ, An Dương Vương đã mắc mưu giặc khiến cho vận nước tan tành.

Lấy được nước Âu Lạc, nhà Triệu xác nhập vào quận Nam Hải với Âu Lạc thành nước Nam Việt.

Vốn là người quỷ quyệt, là rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thống trị người Nam Việt, cho nên Triệu Đà đã áp dụng chính sách hiểm độc gọi là "Dĩ di công di", tức là chính sách dùng người Việt trị người Việt. Triệu Đà vẫn giữ nguyên quyền vị cho các lạc tướng, dùng họ đễ cai trị nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà chỉ đặt một số ít quan lại và một số quân đồn thú để kiềm chế các lạc tướng và đốc thúc họ nộp phú công, mục tiêu chủ yếu của cuộc xâm lược lúc đó.




tải về 4.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương