ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại đa phương Việt Nam- asean I. Sự thành lập và phát triển, mục tiêu hoạt động của asean



tải về 213.54 Kb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2023
Kích213.54 Kb.
#54832
  1   2   3   4   5   6   7   8
Chính sách đối ngoại đa phương VN ASEAN (NHÓM 13)


Môn: Ngoại giao đa phương
Nhóm 13:
Trịnh Phùng Thủy Tiên – 3120540162
Nguyễn Ngọc Thúy Vy – 3120540196
Hoàng Thị Phương – 3120540127
Nguyễn Thị Thanh Trúc - 3120540179
ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại đa phương Việt Nam- Asean
I. Sự thành lập và phát triển, mục tiêu hoạt động của ASEAN
1.1. Quá trình hình thành của ASEAN

  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok)

  • Ngày 8/1/1984, Brunei được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước

  • Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước

  • Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội, Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999 trở thành thành viên thứ mười cũng như hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

1.2. Các dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN

Thời gian

Nội dung

8/8/1967

Mục tiêu: tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực thế giới

Năm 1971

ASEAN ra Tuyên bố về khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hoà bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực

Năm 1976

Sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hoà bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hoà bình

Năm 1992

Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hoá kinh tế khu vực. Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hoà bình

Năm 1993 -1994

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập

Năm 1995

- Kết nạp Việt Nam vào ASEAN, bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN
- Ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)

Tháng 12/1997

Trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hoà bình, ổn định, hài hoà và phát triển thịnh vượng

Năm 1998

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998 – 2004

Năm 2002

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh

Năm 2003

ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra đời Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập một cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột:
- Cộng đồng chính trị - an ninh
- Cộng đồng kinh tế
- Cộng đồng văn hoá – xã hội

Năm 2005

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand

Năm 2007

Hiến chương ASEAN được ký ngày 20/11/2007 là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng, Hiến chương có hiệu từ ngày 15/12/2008

Tháng 02/2009

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hủa Hỉn, Thái Lan, bao gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa Xã hội ASEAN

Năm 2009

Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập

Năm 2010

Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC): Để hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực năng động đang hình thành, các nước ASEAN đã nhất trí tăng cường kết nối ASEAN và giữa ASEAN với khu vực

Tháng 11/2011

Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Tuyên bố Hòa hợp Bali III)



tải về 213.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương