ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại đa phương Việt Nam- asean I. Sự thành lập và phát triển, mục tiêu hoạt động của asean



tải về 213.54 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2023
Kích213.54 Kb.
#54832
1   2   3   4   5   6   7   8
Chính sách đối ngoại đa phương VN ASEAN (NHÓM 13)

1.3. Mục đích

  • Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc

  • Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính

  • Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính

  • Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân

  • Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á

  • Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này

II. Quá trình gia nhập ASEAN của VN
2.1. Quá trình gia nhập

  • Tháng 1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Sau Hiệp định Paris, Việt Nam dù không có quan hệ với ASEAN nhưng vẫn hợp tác song phương với các nước thành viên của tổ chức này

  • Quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu xuất hiện những bước khởi đầu tốt đẹp từ chuyến thăm lần lượt các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh vào cuối năm 1977 và đầu năm 1978

  • Tại hội nghị được tổ chức vào tháng 2/1985, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã thống nhất việc đối thoại trực tiếp với Đông Dương nhằm giải quyết vấn đề Campuchia và lập lại hòa bình ổn định khu vực

  • Năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó “tư duy đối thoại mới” hình thành, cách nhìn nhận với ASEAN đã có chuyển biến → Đảng ta cũng xác định “phải tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á”

  • Vào tháng 8/1987, trong cuộc gặp tại TPHCM giữa Việt Nam với Indonesia - đại điện ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch bày tỏ nguyện vọng muốn gia nhập ASEAN

  • Từ ngày 24/10 - 1/11/1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lần lượt thăm hữu nghị chính thức Indonesia, Thái Lan và Singapore → tạo điều kiện cho quá trình đàm phán gia nhập ASEAN của Việt Nam được đẩy nhanh

  • Ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13/NQ-TW về “nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”, nhấn mạnh chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại hòa bình

  • Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hằng năm. Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN

  • Đến tháng 10/1993, Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm mới, trong đó khẳng định “chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Sau đó, vào tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này

  • Ngày 28/7/1995, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) diễn ra ở thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN - ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam

→ Giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng Hiệp hội ra cả 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố hòa bình, ổn định ở một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về địa - chính trị và địa - kinh tế, là trung tâm kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

tải về 213.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương