ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại đa phương Việt Nam- asean I. Sự thành lập và phát triển, mục tiêu hoạt động của asean


Việc đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc



tải về 213.54 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2023
Kích213.54 Kb.
#54832
1   2   3   4   5   6   7   8
Chính sách đối ngoại đa phương VN ASEAN (NHÓM 13)

Việc đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
+ Phó thủ tướng lưu ý một hoạt động đối ngoại rất quan trọng của 2020 là bảo hộ công dân. Việt Nam là một trong số ít các nước có các chuyến bay đưa công dân học tập hoặc thăm viếng ở nước ngoài bị mắc kẹt muốn về nước. Việt Nam đã triển khai trên 260 chuyến bay chở 73.000 công dân Việt ở 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hồi hương.
+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử. Với Việt Nam, Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. RECP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiêu dùng lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia. Hiệp định này sẽ giúp các nhà sản xuất tại Việt Nam giảm thiểu chi phí và tiếp cận chuỗi cung ứng khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Phần lớn nguyên liệu thô phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam được nhập từ các nước tham gia RCEP.
+ Ngày 18/7/2022, phiên họp thường kỳ lần thứ 27 của Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires (ACBA) đã diễn ra tại trụ sở Đại sứ quán Malaysia với sự tham gia của Đại sứ các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam với trọng tâm là việc chuyển giao vai trò Chủ tịch luân phiên ACBA từ Đại sứ Malaysia Nur Azman Abdul Rahim sang Đại sứ Việt Nam Dương Quốc Thanh và thông qua các hoạt động của ACBA. Các Đại sứ ASEAN tại Buenos Aires bày tỏ tin tưởng Đại sứ Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ACBA trong 6 tháng tới góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của các nước ASEAN tại Argentina và khu vực.
+ Việt Nam tăng cường mối quan hệ giữa các nước trong khu vực ASEAN như: TQ, HQ, NB, Ấn Độ,... để tăng cường hợp tác về kinh tế, an ninh, giáo dục, văn hóa, y tế,... Cụ thể, Việt Nam là cây cầu kết nối Hàn Quốc với ASEAN và là trọng tâm trong “Chính sách hướng Nam mới” của nước này. Hàn Quốc rất coi trọng Việt Nam với tư cách thị trường có sức mua ngày càng tăng, với dân số gần 100 triệu người, có nguồn lao động trẻ dồi dào, giá rẻ... Hàn Quốc coi trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc vì Việt Nam có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và trong ASEAN, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai nước, nhất là về kinh tế. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước tăng gần 40% và đến nay đã tăng gấp 128 lần so với khi mới thiết lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam đã trở thành địa điểm thu hút du khách Hàn Quốc đến nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Năm 2017, số khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tăng 50%. Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, an toàn năng lượng, như thành lập và vận hành Trung tâm huấn luyện và thử nghiệm an toàn năng lượng; nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Hai nước cũng thực hiện hiệu quả dự án Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), đồng thời tham gia cổ phẩn hóa dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, phát triển điện gió. Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là một điển hình thành công của chính sách đối ngoại, cụ thể là chính sách ngoại giao kinh tế. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho cả hai phía.

tải về 213.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương