ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại đa phương Việt Nam- asean I. Sự thành lập và phát triển, mục tiêu hoạt động của asean



tải về 213.54 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2023
Kích213.54 Kb.
#54832
1   2   3   4   5   6   7   8
Chính sách đối ngoại đa phương VN ASEAN (NHÓM 13)

một thách thức mới đối với Việt Nam là trong chiến lược phát triển của ASEAN "tầm nhìn ASEAN 2020", điểm quan trọng là mục tiêu tiền tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng hay khu vực kinh tế ASEAN (AER), theo đó sau năm 2003, các loại thuế và những biện pháp bảo hộ khác sẽ được xoá bỏ hoàn toàn. Qua hai năm tham gia trực tiếp vào các hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN đội ngũ cản bộ quản lý và chuyên môn của Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, làm quen dần với phương thức hợp tác trong ASEAN. Tuy nhiên việc đảo tạo đội ngũ cán bộ và nguồn lực nói chung vẫn đòi hỏi phải có nhiều cố gắng để có thể đáp ứng những bước đi tiếp theo khó khăn và phức tạp hơn trong hợp tác ASEAN.
Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí, trong đó quan trọng nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước. Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác.
Quá trình hội nhập quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Những nỗ lực này đòi hỏi nguồn lực lớn để tổ chức thực hiện như cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế, nguồn lực để thực hiện các chính sách về xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội và các dịch vụ thiết yếu khác. Đồng thời, sự chênh lệch về trình độ và nhận thức của người lao động Việt Nam so với lao động trong khu vực cũng khiến giá thành lao động rẻ mạt, khó cạnh tranh với nguồn nhân lực chất lượng cao tại các nước ASEAN, cơ hội việc làm đối với lao động không có tay nghề ngày càng thấp,… Điều này đặt ra thách thức cho Việt Nam buộc phải đổi mới quá trình đào tạo tay nghề, trang bị kỹ năng cũng như đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị trường lao động ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có cơ hội dịch chuyển lớn về tỷ trọng lao động qua đào tạo vì lao động không có kỹ năng sẽ không được di chuyển tự do, với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước ASEAN. Do đó, đây là cơ hội cũng đồng thời là áp lực buộc phải đổi mới quá trình đào tạo tay nghề, trang bị kỹ năng cũng như đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị trường lao động ASEAN.
Thêm vào đó, hiện trình độ khoa học – công nghệ của Việt Nam vẫn đang ở mức độ trung bình, hạn chế quá trình hội nhập khi so sánh với các nước khác trong khu vực. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia mà còn là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, hạn chế các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và các ứng dụng công nghệ. Công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và lạc hậu để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và cùng thực hiện các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu.
tải về 213.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương