ĐỀ TÀI: Chính sách đối ngoại đa phương Việt Nam- asean I. Sự thành lập và phát triển, mục tiêu hoạt động của asean



tải về 213.54 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2023
Kích213.54 Kb.
#54832
1   2   3   4   5   6   7   8
Chính sách đối ngoại đa phương VN ASEAN (NHÓM 13)

2.Thách thức
Việc thực hiện AFTA(Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( AFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade Area ) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.) vốn đã không dễ dàng giữa các nước thành viên là cựu của ASEAN, sẽ càng khó khăn thêm với các nước thành viên mới, trong đó có Việt Nam. Hội nghị Bộ trưởng thương mại các nước ASEAN họp ở Singapore tháng 4 năm 1996 đã đi đến sự nhất trí chung là phần lớn hàng hoá của khu vực sẽ có mức thuế từ 0 đến 5% vào thời điểm hoàn tất AFTA, và có "nương nhẹ" hơn đối với một số mặt hàng nông sản nhạy cảm như gạo mà thời hạn cuối cùng thực hiện giảm thuế có thể kéo dài đến năm 2010. Nhưng cũng không phải tất cả các nước thành viên đều sẵn sàng chấp nhận thời hạn đó. Indonesia, với sự ủng hộ của Philippines sau đó đã đề nghị kéo dài thời hạn cho các mặt hàng nông sản đến năm 2020. ASEAN đã phải tiến hành đàm phán, thương lượng một số vòng để đạt được sự nhất trí trong nội bộ, và cuối cùng cả hai nước (Indonesia và Philippines) đều đồng ý trở lại thời hạn ban đầu là 2010 với điều kiện có sự linh hoạt đối với vấn đề mức thuế cuối cùng . Điều đó cũng cho thấy trong các nước ASEAN vẫn còn những ý kiến khác nhau ce thời hạn thực hiện AFTA. Một số nước muốn thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện AFTA vào năm 2000 chứ không phải 2003 nữa, trong khi một số nước còn ngần ngại, muốn bảo lưu một số mặt hàng chưa nói đến khả năng rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA thì việc thực hiện đúng tiến trình đã là thách thức đối với Việt Nam, vì chính trong việc thực hiện AFTA của Việt Nam cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế. Đánh giá tiến trình thực hiện AFTA đó ông Trần Xuân Thắng, Tổng của trưởng Tổng cục thuế cho biết: "Về mặt tổ chức và triển khai thực hiện CEPT(Hiệp định CEPT - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Common Effective Preferential Tariff, viết tắt là CEPT. Hiệp định CEPT hay còn gọi là Hiệp định về chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp định CEPT được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV vào tháng 01/1992 diễn ra tại Singapore. Hiệp định CEPT đề ra lịch trình 15 năm giảm thuế quan để tiến tới khu vực mậu dịch Tự do ASEAN. Theo đó, mỗi nước phải đệ trình các Danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục loại trừ tạm thời nhằm tiến đến đích chung là giảm thuế hầu hết các mặt hàng xuống từ 0 đến 5%. (Theo US-ASEAN Business Council)) của Việt Nam thời gian qua có thể nói rằng việc hợp tác thực hiện chưa được hiệu quả, còn mang tính bị động đối phó... Cho đến nay mới chỉ mới có các cơ quan cấp Bộ, ngành tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến AFTA, còn các doanh nghiệp hầu như vẫn đứng ngoài cuộc.” Bên cạnh đó “ để thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam bắt đầu từ năm 1995, thì thời gian còn lại cho các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, làm quen dần với môi trường cạnh tranh... là quá ngắn ngủi.”
Một cơ hội cho việc mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam trong khu vực, đồng thời cũng lại là
tải về 213.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương