+++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina



tải về 0.52 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.52 Mb.
#30968
  1   2   3   4   5   6   7   8
Mục lục và Tài liệu về Giáo Hội toàn cầu

Tháng 5 năm 2009

+++

MỤC LỤC

1. Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina (01 tháng 5 năm 2009)

2. Đức Thánh Cha ca ngợi Ngân Quỹ Giáo Hoàng (02 tháng 5 năm 2009)

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các dân tộc Giordani, Israel và Palestine (ngày 06-5-2009)

4. Tình hình Thánh Địa trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI (07-5-23009)

5. Muốn hiểu chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng, phải quay về với Thánh Kinh (08-5-2009)

6. Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Thánh Địa: Giordani (1) (08-6-2009)

7. Thánh Lễ cử hành tại thủ đô Giorđani ngày Chúa Nhật 10-5-2009 (10-5-2009)

8. Đức Thánh Cha giã từ Giordani sang thăm Israel (11-5-2009)

9. Huấn dụ Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng (17-05-2009)

10. Đức Thánh Cha tiếp kiến 53 Giám Mục Peru (18-5-2009)

11. Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại Monte Cassinô (24-5-2009)

12. Huấn dụ của Đức Thánh Cha dành cho Dòng Biển Đức (24-5-2009)

13. Đức Thánh Cha kêu gọi gia tăng tình liên đới và sống thanh đạm để vượt thắng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh (29-5-2009)

14. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Vatican (31-5-2009)

+++++++++++++++++++

TÀI LIỆU

  1. Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina (01 tháng 5 năm 2009)

Hôm qua, tại Roma, ngày 30 tháng 4 năm 2009, trong dịp gặp các Giám mục Argentina đi hành hương viếng Mộ Thánh Phêrô, ĐGH Bênêđitô XVI nói về chân dung của Đấng Chăn Chiên Nhân Lành.

Đức Thánh Cha nói: “Sự thường xuyên suy niệm về hình ảnh của Đấng Chăn Chiên Nhân Lành sẽ giúp quý vị noi gương bắt chước, kích thích những cố gắng của quý vị trong việc loan báo và truyền rao Tin Mừng, và sẽ thúc đẩy quý vị  chăm sóc đoàn chiên với sự âu yếm và nhân từ, sẽ thúc đẩy quý vị bênh vực những người hèn kém và sống hết mình trong sự tận tuỵ liên lĩ và đại độ để phục vụ Dân Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha mời gọi các giám mục Argentina tiếp tục thi hành những hoạt động bác ái, nhưng phải dành ưu tiên cho sự cầu nguyện để đừng rơi vào “thuyết duy hoạt động”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng phận vụ của các giám mục là mang đến cho thế giới “một thông điệp hoà bình và hoà giải”, là “dẫn dắt Dân Chúa đến ơn cứu độ với tình của một người cha.”

Theo quan niệm của Đức Thánh Cha, giám mục phải tỏ mình là “một người phục vụ” đoàn chiên theo gương của Đức Kitô, “Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để phục vụ”, “Đấng đã ban mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “làm giám mục là một vinh dự nếu sống phận sự của mình trong tinh thần phục vụ kẻ khác bằng cách thông hiệp với sứ mệnh của Đức Kitô một cách vô vị lợi.”

Mặc dầu phải năng nổ trong hoạt động bác ái, nhưng phải tránh rơi vào “thuyết duy hoạt động” hoặc “sống theo một nhãn quan thế tục về vấn đề bác ái”, vì thế, không được lơ là việc cầu nguyện.

“Sự chuyên cần tiếp xúc với Đức Kitô trong cầu nguyện biến đổi quả tim của người tín hữu và làm cho trái tim người tín hữu hướng về những nhu cầu của tha nhân”, bằng cách “chỉ để cho đức tin soi đường hướng dẫn”, chứ không chịu “nhượng bộ trước những ý thức hệ của một thế giới tốt đẹp hơn.”

Đức Thánh Cha cũng mời gọi các giám mục Argentina thắt chặt những giây liên tình với các linh mục, yêu thương và tin cậy các linh mục, khuyên các linh mục hãy trở nên “những mẫu mực nhân đức” và “những mẫu gương” cho các người đã được chịu phép Rửa Tội.

Đối với vai trò của người giáo dân, Đức Thánh Cha dạy các giám mục hãy làm cho giáo dân “ý thức sự dấn thân của họ khi chịu phép Rửa Tội” bằng cách thúc giục họ “không những tham gia tích cực vào sứ mệnh của Giáo Hội”, mà còn tham gia vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội, bao gồm cả lãnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người công giáo phải tham gia “vào việc làm cho bầu khí xã hội được tốt đẹp hơn”, giúp làm sao để “truyền bá những giá trị thiết yếu cho xã hội con người, đó là giá trị hoà bình, công bình, liên đới, gia đình, hôn nhân giữa người nam và người nữ, bảo vệ sự sống khi mang thai theo mục đích tự nhiên” và “quyền của các bậc cha mẹ trong việc làm cho con cái mình được giáo dục về mặt tôn giáo.”


  1. Đức Thánh Cha ca ngợi Ngân Quỹ Giáo Hoàng (02 tháng 5 năm 2009)

Ngày 02-5-2009, phái đoàn thuộc Ngân Quỹ Giáo Hoàng ở Hoa kỳ, do ĐHY Anthony Bevilacqua, TGM giáo phận Philadelphia, hướng dẫn, đến trao cho Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI ngân phiếu trợ giúp thường niên do Quỹ này mang lại.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc đến nhu cầu hòa bình của thế giới ngày nay, trước thảm họa chiến tranh, chia rẽ, nghèo đói và thất vọng, đồng thời ngài khẳng định rằng: ”Trong vài ngày nữa, tôi được đặc ân viếng thăm Thánh Địa. Tôi đến đó như người lữ hành hòa bình. Như anh chị em đã biết, từ hơn 60 năm nay, miền này, nơi Chúa chúng ta đã sinh ra, chịu chết và sống lại, nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo lớn độc thần trên thế giới, đang phải chịu tai ương bạo lực và bất công. Tình trạng này đưa tới một bầu không khí nghi kỵ, bấp bênh và sợ hãi, khiến cho những người láng giềng và anh em chống đối nhau. Trong lúc tôi chuẩn bị cho cuộc hành trình quan trọng này, tôi xin anh chị em cùng với tôi cầu nguyện cho các dân tộc tại Thánh Địa và Trung Đông. Ước gì họ được ơn hòa giải, hy vọng và hòa bình”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến tình trạng kinh tế khó khăn của thế giới, khiến  nhiều người trong lúc này bị cám dỗ muốn làm lơ những khó khăn đối với người không có tiếng nói và chỉ nghĩ đến những khó khăn của mình. Ngài nói: ”Nhưng trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chính trong những lúc khó khăn mà chúng ta phải nỗ lực hoạt động hơn nữa để sứ điệp an ủi của Chúa được lắng nghe. Thay vì co cụm vào mình, chúng ta phải tiếp tục là những ngọn đuốc hy vọng, sức mạnh và nâng đỡ cho tha nhân, nhất là những người không được ai quan tâm giúp đỡ”.

Đức Thánh Cha ca ngợi Ngân Quỹ Giáo Hoàng, nhờ lòng quảng đại của nhiều thành viên, đã thi hành nhiều công tác trợ giúp nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Ngài nói: ”Tôi rất biết ơn sự hy sinh và lòng tận tụy của anh chị em, nhờ sự hỗ trợ này, sứ điệp Phục Sinh vui tươi, hy vọng, hòa giải và hòa bình càng được loan truyền rộng rãi”.

Từ khi được thành lập hồi năm 1990 đến nay, số tiền do Ngân Quỹ Giáo Hoàng dành cho các công tác bác ái lên tới gần 50 triệu mỹ kim.

Cũng nhờ số tiền này, nhiều linh mục, tu sĩ sinh viên các đại học Giáo Hoàng ở Roma được trợ giúp, cũng như các dự án cứu trợ khác dành cho người nghèo, các tổ chức của Giáo Hội ở các nơi trên thế giới như các giáo phận, các học viện, chủng viện, tu viện.



G. Trần Đức Anh OP

  1. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các dân tộc Giordani, Israel và Palestine (ngày 06-5-2009)

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 gửi sứ điệp chào thăm các dân tộc tại 3 quốc gia ở Thánh Địa ngài sắp viếng thăm từ 8 đến 15-5-2009 và đặc biệt, kêu gọi gia tăng nỗ lực hòa bình cho miền này.

Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng 6-5-2009 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:

”Các bạn thân mến, thứ sáu này, tôi sẽ rời Roma lên đường tông du tại Giordani, Israel và lãnh thổ Palestine.

Sáng nay, tôi muốn nhân cơ hội này, qua đài phát thanh và truyền hình, chào thăm tất cả các dân tộc tại các lãnh thổ này. Tôi cũng nóng lòng đến với các bạn để chia sẻ những khát mong và hy vọng, cũng như những đau khổ và tranh đấu của các bạn. Tôi sẽ đến với các bạn như một người lữ hành hy vọng. Chủ ý đầu tiên của tôi là viếng thăm những nơi đã được thánh hóa nhờ cuộc đời của Chúa Giêsu, và để tại đó, tôi cầu xin hồng ân hòa bình và hiệp nhất cho gia đình các bạn, cũng như cho tất cả những người có quê hương tại Thánh Địa và Trung Đông.

Trong số nhiều cuộc gặp gỡ tôn giáo và dân sự sẽ diễn ra trong tuần lễ viếng thăm, sẽ có những cuộc gặp gỡ với các đại diện của các Cộng đoàn Hồi giáo và Do thái mà nhiều nỗ lực đã được thực hiện để đối thoại và trao đổi văn hóa với các cộng đoàn này.

Đặc biệt tôi nồng nhiệt chào thăm các tín hữu Công Giáo trong vùng và xin anh chị em cùng với cầu nguyện để cuộc viếng thăm này mang lại nhiều thành quả cho đời sống thiêng liêng và dân sự của mọi người đang sống tại Thánh Địa.

Tất cả chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa vì lòng từ nhân của Ngài. Chúng ta hãy trở thành những người hy vọng. Ước gì tất cả chúng ta kiên trì trong ước muốn và nỗ lực hòa bình” (SD 6-5-2009)

G. Trần Đức Anh OP

4. Tình hình Thánh Địa trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI (07-5-23009)

Trong các ngày từ mùng 8 tới 15 tháng 5 này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm Giordania và Thánh Địa. Đức Thánh Cha sẽ thăm Amman, Giêrusalem, Bếtlehem và Nagiarét và gặp gỡ các giới chức đạo đời, hội kiến với đại diện các Giáo Hội Kitô cũng như các tôn giáo khác, và chủ sự các buổi cử hành phụng vụ cho các tín hữu công giáo.

  Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha xảy ra sau các cuộc tranh luận sôi nổi về vụ Đức Cha Williamson, thuộc nhóm ly khai Lefèvre, chối bỏ vụ diệt chủng do thái, và sau cuộc chiến kéo dài 22 ngày hồi tháng 2 năm nay giữa Israel và người Palestine trong giải Gaza. Trong gần 1 tháng trời, không quân Israel đã liên tục bỏ bom và oanh tạc vùng Gaza và các đường hầm chuyên chở khí giới trong vùng giáp giới với Ai Cập, đã khiến cho hơn 1.330 người bị chết và 5.000 người bị thương, hơn 1 triệu người lâm vào cảnh thiếu lương thực, thuốc men và và xăng dầu.

Bối cảnh chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng xảy ra sau cuộc đầu phiếu và thay đổi chính phủ tại Israel. Tân chính quyền Israel do thủ tướng Binyamin Netanyahu lãnh đạo đã bắt đầu làm việc từ ngày 31-3-2009. Sự kiện thủ tướng Netanyahu lên thay thủ tướng Ehud Olmert khiến cho người ta lo ngại cho tiến trình hòa bình tại Thánh Địa, vì ông Netanyahu đã nhất quyết từ chối đề cập tới một quốc gia cho người Palestine.

Mặc dù trong những ngày qua, Ủy ban song phương giữa Israel và Tòa Thánh đã nhóm họp hai lần tại Giêrusalem, lần cuối cùng hôm 30-4-2009, nhưng vẫn chưa đạt được hiệp định về vấn đề tài chánh và thuế khóa của các sơ sở công giáo tại Thánh Địa.

Bên cạnh đó, là vấn đề cấp hộ chiếu nhập cảnh cho các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh của Giáo Hội. Sự kiện cách đây 10 năm, bộ trưởng nội vụ thuộc đảng Shas cực đoan đã hoàn toàn ngưng cấp chiếu khán cho các nhân viên của Giáo Hội, đã khiến cho dư luận thế giới bất bình phản đối.

Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, chính quyền Israel đã nới lỏng một chút, nhưng vấn đề cấp chiếu khán vẫn chưa được giải quyết một cách dứt khoát.

Hiện nay, chiếu khán của hàng chục linh mục tu sĩ nam nữ đã hết hạn, nhưng vẫn chưa được gia hạn, khiến cho các vị bị rơi vào tình trạng ”di cư bất hợp pháp”, có nguy cơ bị cảnh sát bắt và trục xuất.

Các cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và chính quyền Israel đã bắt đầu từ năm 1993 và đi tới một Hiệp định nền tảng, nhưng cho tới nay, chính quyền Israel vẫn chưa ký nhận Hiệp định này.

Các cuộc họp của Ủy ban song phương bắt đầu từ năm 1999 tới nay, vẫn chưa đưa tới kết qủa cụ thể nào. Nhiều lần, phía Israel đơn phương hủy bỏ cuộc họp mà không nêu lên lý do chính đáng nào.

Thông cáo chung công bố tại Giêrusalem hôm 30-4-2009 cho biết hai bên tái quyết tâm đẩy mạnh các cuộc thảo luận hầu sớm đạt tới một hiệp định.

Khóa họp lần tới sẽ diễn ra tại Vaticăng ngày mùng 10 tháng 12 năm nay.

Sau đây, chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn, một số nhận định của Đức Tổng Giám Mục Antonio Franco, Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, và của Linh Mục Faysal Hijazen, cha sở Beit Shahour, về hiện tình Thánh Địa và chuyến viếng thăm lịch sử này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh, chuyến công du Giordania và Thánh Địa trong các ngày tới đây của Đức Thánh Cha có ý nghĩa gì?

Đáp:

Đây là một chuyến tông du hết sức đặc biệt, trong một vùng đất có rất nhiều vấn đề. Khi loan tin chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha đã cho biết sứ điệp nòng cốt của chuyến đi: đó là ”một cuộc hành hương” cầu nguyện cho hòa bình và sự hiệp nhất của các dân tộc, cho các quốc gia, cho các Giáo Hội Kitô, và cho nội bộ của Giáo Hội Công Giáo.

Chúng ta đừng quên rằng tại Thánh Địa cũng có các anh em chính thống và tin lành sinh sống, và có tới 6 Giáo Hội Công Giáo theo lễ nghi latinh cũng như các lễ nghi khác. Vì thế, cần phải củng cố các mối dây hiệp thông giữa các tín hữu công giáo với nhau.

Hỏi: Thưa Đức Cha, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha xảy ra sau biết bao nhiêu tranh luận liên quan tới nạn diệt chủng do thái, các cãi vã, chiến tranh và bạo lực giữa Israel và người Palestine, giữa người Palestine với nhau và giữa người Do thái với nhau, Đức Cha nghĩ gì về tình hình rối ren này?

Đáp:

Trong vùng đất này, có rất nhiều vấn đề, và thật là điều trừu tượng khi nghĩ tới một giải pháp tức thì trong tương lai. Một cách thực tế, chúng tôi phải sống với các vấn đề đó trong một ít lâu nữa. Nhưng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có ý nghĩa chính vì có các tình hình căng thẳng và khó khăn đó. Đức Thánh Cha có thể làm chứng cho tình liên đới với các nhóm khác nhau và tìm ra giải pháp cho các vấn đề. Cần phải có biết bao nhiêu cố gắng và thiện chí từ tất cả mọi phía.



Hỏi: Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha được định nghĩa là một ”cuộc hành hương”, và trong đó, có một sứ điệp tôn giáo rất mạnh mẽ. Nhưng mà thế giới chờ đợi ở đó một cử chỉ chính trị cơ mà. Vậy thì chuyến hành hương có ảnh hưởng xã hội nào không, nếu không nói là cả ảnh hưởng chính trị nữa, thưa Đức Sứ Thần?

Đáp:

Chuyến hành hương được lồng khung vào trong các tình hình gắn liền với các địa điểm này, chứ nó không phải là một điều trừu tượng. Các cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha là các cuộc gặp gỡ các con người và các cộng đoàn nhân loại. Cần phải có sự dấn thân của tất cả mọi người trong việc chuẩn bị để cho chuyến viếng thăm có ý nghĩa, có thể được tiếp nhận và có hiệu qủa nơi tâm trí của mọi người. Cuộc hành hương này của Đức Thánh Cha có thể góp phần tạo dựng hòa bình, sự cảm thông và tình liên đới giúp bảo đảm thiện ích cho vùng đất này.



Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Franco, trong các tuần qua, đã xảy ra tranh luận từ phía các Kitô hữu không muốn Đức Thánh Cha sang thăm Thánh Địa, nếu Thỏa hiệp nền tảng giữa Israel và Tòa Thánh không được ký kết trước. Riêng Đức Cha, Đức Cha nghĩ sao?

Đáp:

Ủy ban song phương và chúng tôi, tất cả đều đang làm việc hết sức với tất cả sự liêm chính, và chúng tôi đang tìm các giải pháp. Tôi không biết các giải pháp đó khi nào mới tới, nhưng chúng tôi có các hướng đi chính xác. Tôi hy vọng là công việc đã bắt đầu, sẽ được tiếp tục, vì tình hình hiện nay cũng khó khăn.

***

          Sau đây là một số nhận định của Linh Mục Faysal Hijazen, cha sở Beit Shahour. Trong tuần vừa qua cha, đã hướng dẫn phái đoàn giới trẻ Palestine viếng thăm Andria là trung tâm kết nghĩa anh em với trung tâm Beit-Shahour, rồi đã cùng phái đoàn về Roma tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha sáng thứ tư 29-4-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.



Hỏi: Thưa cha Faysal, tình hình Thánh Địa hiện nay ra sao? Cuộc sống của người Palestine như thế nào?

Đáp:

Cuộc sống hiện nay tại Thánh Địa rất khó khăn. Người trẻ Palestine không thể tự do đi lại, vì có bức tường phân cách và khép kín tất cả. Người Palestine không thể sang đất Israel hay về Giêrusalem. Họ cũng không thể di chuyển một cách dễ dàng từ thành phố này sang thành phố khác: chẳng hạn từ Bếtlehem tới Ramallah có tới 5 trạm kiểm soát. Kiểu sống của người trẻ Palestine là lo học hành, và trong giáo xứ, chúng tôi tổ chức rất nhiều sinh hoạt cho giới trẻ.



Hỏi: Giới trẻ và tín hữu Kitô Palestine chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha với các tâm tình nào, thưa cha?

Đáp:

Người trẻ của chúng tôi chờ đợi Đức Thánh Cha trong niềm vui lớn. Chúng tôi chờ đợi sự hiện diện của ngài để đào sâu lòng tin của mình. Như qúy vị biết đó, Kitô hữu chỉ là một thiếu số tại Thánh Địa. Bên Giordania, tín hữu Kitô được 2% tổng số dân; trong các vùng đất của người Palestine, chỉ có 1%, và tại Israel, có 2%. Vì thế, như là một đoàn chiên nhỏ, chúng tôi cần được củng cố, và Đức Thánh Cha sẽ giúp chúng tôi củng cố lòng tin của mình.

Chúng tôi muốn Đức Thánh Cha nói với chúng tôi về hòa bình, người dân Palestine yêu cầu được có các quyền của mình và có một quốc gia riêng như quốc gia Israel. Và chúng tôi muốn hai dân tộc chung sống hòa bình với nhau.

Hỏi: Nhưng mà cũng có một số người Palestine yêu cầu điều này bằng cách bắn hỏa tiễn sang đất Israel, và bằng phong trào khủng bố phá hoại. Cha thì cha nghĩ sao?

Đáp:

Chúng tôi khẳng định rằng: Bạo lực sẽ không thể nào đem lại hòa bình. Cả bất công cũng sẽ không bao giờ đưa tới hòa bình. Vì thế chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Âu châu thúc đẩy người Israel thực sự tiến tới một giải pháp làm hài lòng tất cả mọi người, để mỗi người có thể sống trong đất nước của mình với tất cả sự tự do.



Hỏi: Thưa cha, trong quá khứ, Đức Thánh Cha đã hơn một lần kêu gọi hòa bình cho vùng Trung Đông và cho Thánh Địa. Thế cộng đoàn công giáo tại Thánh Địa đã tiếp nhận các lời kêu gọi đó của Đức Thánh Cha như thế nào?

Đáp:

Chúng tôi đánh giá rất cao các lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, vì Tòa Thánh Vaticăng luôn luôn ủng hộ hòa bình cho đất Palestine. Chúng tôi trân trọng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Chúng tôi cũng đã nói rất nhiều về việc thực hiện nền hòa bình này tại Thánh Địa. Và Đức Giáo Hoàng cũng đã lên tiếng nhiều lần về vần đề này.



Hỏi: Thưa cha Hijazen, như là các chủ chăn, các cha cũng phải là những người đầu tiên hoạt động cho hòa bình bằng cách phố biến Tin Mừng. Việc phổ biến Tin Mừng trong một vùng đất có hai tôn giáo khác chiếm đa số dân, chắc chắn là có nhiều khó khăn, có đúng thế không?

Đáp:

Vâng, đúng vậy. Nhưng sự khoan nhượng của Tin Mừng trợ giúp chúng tôi rất nhiều, bởi vì Kitô giáo là một tôn giáo thúc đẩy tiến tới hòa bình, yêu thương kẻ thù mà không khước từ các quyền riêng của mình. Như thế, chúng tôi không có vấn đề với người Do thái, chúng tôi cũng không có vấn đề với người Palestine hồi giáo. Chúng tôi thúc đẩy mọi người tiến tới sự khoan nhượng, tiến tới cuộc đối thoại. Và như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường ngăn cách, chúng tôi muốn tạo ra các cây cầu của tình huynh đệ, các cầy cầu của công lý, các cây cầu xây trên các quyền con người, của người Israel cũng như của người Palestine. Chúng tôi muốn thừa nhận nhau giữa dân tộc Palestine và dân tộc Israel.



Linh Tiến Khải (ASIANEWS 9-3-2009; RG 1-5-2009)

5. Muốn hiểu chuyến tông du của Đức GH, phải quay về với Thánh Kinh (08-5-2009)

George Weigel, trên Newsweek số ngày 6 tháng Năm, cho rằng dù Tòa Thánh muốn nói sao thì nói về chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng, các nhà lãnh đạo chính trị trong vùng ngài sắp viếng thăm không thể nào không nhằm mục tiêu chính trị. Nhà lãnh đoạ chính trị nào thì cũng thế thôi. Họ có thể bất cần Ban Ki-moon (Tổng thư ký LHQ) nghĩ về họ ra sao, nhưng ngay những lãnh tụ như Kim Jong Il (Bắc Hàn) và Mahmoud Ahmadinejad (Iran) cũng hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ xếp họ vào hàng ngũ thiên thần.

Bởi thế mà trong mấy ngày qua, đủ mọi chính kiến đã được nêu ra, đến quên cả sự kiện hết sức bản thân của cuộc viếng thăm này: nó là cuộc hành hương của một con người Thánh Kinh tới lãnh thổ Thánh Kinh. Muốn hiểu cuộc hành hương này phải khởi đi từ gốc ngọn thực sự trong tư duy của Đức Bênêđíctô XVI, tức Thánh Kinh.

Dù nhiều người ngày nay hay khoác cho tư duy thần học của ngài nhãn hiệu “bảo thủ”, nhưng lúc còn là một đại chủng sinh và là sinh viên tiến sĩ thời Tây Đức hậu chiến, Joseph Ratzinger đã là một nhà canh tân thần học rồi. Bởi từ lúc ấy, người sinh viên này đã biết nhấn mạnh tới việc thần học phải bắt đầu với Thánh Kinh và phải trở về với Thánh Kinh như điểm tham chiếu chủ chốt. Nhận ra thứ luận lý lạnh lùng của nền thần học lúc ấy đầy buồn tẻ và phi nhân, Ratzinger bị lôi cuốn vào phương thức thần học của những con người sống vào thiên niên kỷ đầu hết mà người ta thường gọi là “Giáo Phụ”: những nhà trí thức và mục tử vĩ đại như Ambrose, Augustine, John Chrysostom, Basil, Gregory Nazianzen, Gregory thành Nyssa và Ephrem người Syrian. Đối với các vị này, thần học chẳng là gì khác ngoài việc giải thích Thánh Kinh. Người sinh viên trẻ tuổi Joseph Ratzinger nghĩ rằng trở về với Thánh Kinh và Giáo Phụ là tái năng lực hóa thần học sau những thảm họa của nửa phần đầu thế kỷ 20. Ngài đã hiến hơn nửa thế kỷ cuộc đời học giả của mình cho dự án tái sinh lực hóa ấy.

Thích thú một điều: phương thức căn bản của Đức Bênêđíctô đối với Thánh Kinh gần như có thể mô tả là Thệ Phản: bởi vì đối với nhà thần học Joseph Ratzinger, Thánh Kinh “trước hết và đầu hết là lời Thiên Chúa nói với Giáo Hội”, như Cha Thomas Rausch thuộc trường Đại Học Loyola ở Marymount đã viết trong một cuốn sách mới về cái nhìn thần học của Đức Bênêđíctô. Nói cách khác, đối với Đức Bênêđíctô, Thánh Kinh không phải đơn giản chỉ là một bản văn. Thánh Kinh là một phần yếu tính trong việc Thiên Chúa đi tìm chúng ta… Điểm dị biệt giữa ngài và Thệ Phản là: ngài không giải thích Thánh Kinh một cách chiểu tự (literalist). Ngài cũng khác với những nhà thần học lớn tuổi hơn thuộc các thế hệ 1940 và 1950, vì ngài không coi Thánh Kinh như một thư viện để người ta lục lọi mà lôi ra các điểm thần học trừu tượng. Đúng hơn, như Cha Rausch viết, các chú giải Thánh Kinh của Đức Bênêđíctô dựa trên “một nhậy cảm hết sức đồng điệu với các chủ đề và hình ảnh Thánh Kinh, một nhậy cảm mà ngài khám phá dễ dàng trong cả hai giao ước”.

Theo chân Thánh Bonaventure, vị thánh mà ngài dành luận án tiến sĩ thứ hai để viết về, Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng Thánh Kinh có cả tính bản thân lẫn tính chữ nghĩa. Hiểu một cách đúng đắn, Thánh Kinh là một cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa hằng sống và dân tộc mà Người muốn đem tới sự sống viên mãn, dân tộc từng sống mấy thiên niên kỷ qua và dân tộc đang sống bây giờ. Như thế, rút gọn “Thánh Kinh” hay Lời Chúa vào duy chữ nghĩa mà thôi là làm nó mất hết chiều kích bản thân mà tự thân vốn mang tính nhân và thần.

Xác tín về chiều kích bản thân của Thánh Kinh ấy là trọng điểm trong cái hiểu của Ratzinger về phương pháp nghiên cứu Thánh Kinh hiện đại thường gọi là “phương pháp phê bình sử học” (historical-critical method). Đức Bênêđíctô không cực đoan hay duy chiểu tự. Ngài sẵn sàng để cho những điều các học giả tìm tòi được liên quan tới nguồn gốc và sự biến hóa của bản văn Thánh Kinh lên khuôn cho cách đọc Thánh Kinh của ngài. Điều ngài không chấp nhận là rút gọn Thánh Kinh vào các mẫu mực khảo cổ. Theo Đức Bênêđíctô, khoa phê bình lịch sử về Thánh Kinh có thể cho ta biết nhiều điều, nhưng nó không thể cho ta biết bản văn ấy có nghĩa gì đối với chúng ta hiện nay.

Cuộc gặp gỡ thâm hậu của nhà thần học Ratzinger với Thánh Kinh Hybálai và Tân Ước Kitô Giáo trong hơn nửa thế kỷ qua giúp ngài vừa hết sức tôn kính Thánh Kinh vừa hết dạ tôn kính Do Thái Giáo sống động, một dạ tôn kính có cơ sở thần học. Lòng tôn kính này là căn bản chắc chắc nhất cho tình thân hữu chân chính và lòng tôn trọng lẫn nhau. Đức Bênêđíctô biết rằng Thánh Kinh Hybálai hết sức yếu tính đối với Kitô Giáo. Như có lần ngài viết: “Tân Ước không phải là một sách khác của một tôn giáo khác, một sách mà vì lý do này hay lý do nọ đã nhận vơ Sách Thánh của người Do Thái làm một thứ cấu trúc mào đầu của mình. Tân Ước không là gì khác hơn là lời giải thích ‘Lề Luật, các Tiên Tri và Lời Dạy’ tìm thấy hay chứa đựng trong truyện kể về Chúa Giêsu.”

Sau cùng, cũng có thể gọi Đức Bênêđíctô là một nhà dân túy về Thánh Kinh (biblical populist). Vốn là người từng góp phần soạn ra Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Vatican II, nhà thần học Joseph Ratzinger muốn phục hồi Thánh Kinh cho dân Giáo Hội, để Thánh Kinh ấy, một lần nữa, trở thành nguồn suối cho lời kinh và cái hiểu của Kitô hữu. Một trong những điểm ngài hết sức chỉ trích những người quá thổi phồng phương thức phê bình lịch sử là họ đã lấy Thánh Kinh ra khỏi dân Giáo Hội, bằng cách dạy các tín hữu bình thường rằng cái bản văn cổ xưa hết sức phức tạp này chỉ dành cho các chuyên viên thành thạo đọc mà thôi.

Weigel cho rằng trong chuyến tông du tới Đất Thánh lần này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ nói và làm nhiều chuyện. Những chuyện ấy sẽ được sàng sẩy qua cái lọc của truyền thông và được mô sẻ qua mọi sắc thái chính trị. Nhưng bên dưới những chuyện ngài nói và làm ấy, sẽ là lòng tôn kính sâu xa của ngài đối với Thánh Kinh. Ngài hoàn toàn xác tín rằng những sách cổ xưa ấy nói lên các lời chân lý và ánh sáng cho thời đại ta. Ngài sẽ nói điều ấy, dưới nhiều hình thức khác nhau của cùng một chủ đề vĩ đại. Hãy chờ xem ai là người biết lắng nghe.



Каталог: home -> dulieu
dulieu -> Tông huấn "Lời Chúa" của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương