HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM



tải về 437.9 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích437.9 Kb.
#19856
  1   2   3   4   5   6   7



HÀN MẠC TỬ,
NGƯỜI KITÔ HỮU TRẺ
TRÊN LỐI VÀO NỘI TÂM


Bài chia sẻ của linh mục TRĂNG THẬP TỰ

nhân kỷ niệm 70 năm nhà thơ Hàn Mạc Tử qua đời





Lời thưa

Trong cuộc gặp gỡ các tác giả văn thơ Công giáo tại Tòa giám mục Phan Thiết, 20-01-2010, đã nổi cộm nỗi bức xúc về tình trạng Việt văn suy kém của sinh viên học sinh hiện nay, một trở ngại lớn cho việc đào tạo người phục vụ Tin Mừng, và sự khan hiếm các cây bút trẻ Công giáo, là điều rất đáng lo khi nghĩ về công cuộc phúc âm hóa trong tương lai.

Để gây ý thức cho sinh viên, học sinh, cho phụ huynh và cả cho các mục tử, có ba đề xuất khả thi:

- Tổ chức thi sáng tác thơ văn cho học sinh giáo lý ở cấp giáo phận,

- Quy tụ các Câu lạc bộ Sáng tác Thơ văn Công giáo tại các Giáo hạt và Giáo phận để chăm sóc cho các em có năng khiếu,

- Nhân kỷ niệm 70 năm ngày nhà thơ Hàn Mạc Tử (HMT) qua đời, tổ chức tưởng niệm ở các cấp Giáo xứ, Giáo hạt và Giáo phận để học sinh lớn nhỏ đều biết đến nhà thơ này và từ đó thêm lòng yêu mến thơ văn nói chung và thơ văn Công giáo nói riêng.

Để thực hiện điểm thứ ba, một vài nơi đã bắt đầu chuẩn bị đêm thơ HMT hoặc ngày tưởng niệm HMT; hai ban biên tập chuyên san Đồng Xanh Thơ (dongxanhtho@gmail.com) và chuyên san Vườn Ôliu (vuonoliu@gmail.com) đã gom góp một số bài về HMT để cung cấp cho những nơi và những người có nhu cầu; cụ Phạm Đình Khiêm và nhà thơ Lê Đình Bảng đang chuẩn bị xuất bản một quyển sách nhân giỗ HMT.

Khi được cụ Phạm Đình Khiêm yêu cầu góp phần vào quyển sách đang thành hình, tôi đã tập trung ghi lại những điều tôi trực giác về đời sống tâm linh của Hàn Mạc Tử. Tôi ghi hết tất cả những điều đã và đang tìm kiếm được, cho nên bài viết quá dài, không thể đưa vào quyển sách, phải thay vào đó bằng một bài thơ nhỏ. Khi tôi gởi cho Thầy Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương xem, Thầy lại thêm nhận xét rằng bài viết thích hợp để nói với người Công giáo hơn là với người ngoài. Do đó, tôi tạm thời gởi đến một số bạn đọc Công giáo để cùng suy nghĩ nhân giỗ HMT lần thứ 70. Sau ngày giỗ này, tôi sẽ rút ngắn bài viết lại và trình bày hệ thống theo hướng nghiên cứu văn học để góp phần tưởng nhớ 100 năm ngày sinh của nhà thơ (22/9/1012 – 22/9/201).

Để thực hiện bài viết thư hai, tôi ước mong sẽ nhận được góp ý rộng rãi của bạn đọc. Xin gởi các góp ý về gopnhattho@yahoo.com và ghi rõ: góp ý cho bài viết về HMT.

Xin chân thành cám ơn.

Lm Trăng Thập Tự


VÀI NÉT VỀ HÀN MẠC TỬ


Hàn Mạc Tử tên thật là Phanxicô Assisi Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22.9.1912 tại Lệ Mỹ (thuộc giáo xứ Tam Tòa), tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, Đồng Hới, Quảng Bình. Cha Hàn là ông Vinh Sơn Phaolô Nguyễn Văn Toản và mẹ là bà Maria Nguyễn Thị Duy.

  • Từ 1924-1926: Trí học tiểu học ở Quảng Ngãi

  • Tháng 7-1926: ông Toản qua đời, Trí theo mẹ vào Qui Nhơn ở với anh là Nguyễn bá Nhân, xướng họa ký tên Minh Duệ Thị

  • Từ 1928-1930: bắt đầu theo học trung học Pellerin ở Huế. Đến kỳ thi tháng 6, được cấp bằng Pháp Việt sơ học.

  • 1931: làm thơ Đường đăng báo ký tên Phong Trần

  • 1932: Hàn làm viên chức sở đạc điền ở Quy Nhơn, yêu Hoàng Cúc.

  • 1933: lãnh bí tích Thêm Sức tại Nhà Thờ Chánh Tòa Qui Nhơn với tên thánh Phanxicô Xaviê

  • Năm 1934, vào Sài Gòn làm báo – đổi bút danh là Lệ Thanh rồi Hàn Mạc Tử (nhiều bài ký Hàn Mặc Tử)1

  • 1935-1936: gặp gỡ Mộng Cầm

  • 1936 in tập Gái Quê, về Quy Nhơn chữa bệnh

  • 1937: Biết mình mắc bệnh phong, cắt đứt thư từ và xa lánh bạn bè.

  • 1938: Hoàn thành tập Thơ Điên (Đau Thương)

  • 1939: Viết Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí – quen biết Thương Thương, viết Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ, Quần Tiên Hội

  • 20/9/1940: Vào nhà thương Quy Hoà, mang số hiệu bệnh nhân 1134

  • Qua đời vì bệnh kiết lỵ, tại Quy Hòa, lúc 05 giờ 45 phút ngày 11.11.1940.

Hàn Mạc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí...

(Theo Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng: Hàn Mặc Tử, Về Tác Gia Và Tác Phẩm, Nxb Giáo Dục, 2002, trang 36-39; Lê Đình Bảng, Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, trang 175-177)



HÀN MẠC TỬ,
NGƯỜI KITÔ HỮU TRẺ
TRÊN LỐI VÀO NỘI TÂM

Mãi đầu những năm 1990, tôi mới được biết tác phẩm Lâu Đài Nội Tâm (LĐNT) của Thánh nữ Têrêxa. Khi đọc đến dãy cư xá thứ sáu, tôi chợt thấy một cái gì rất gần với những đau thương của Hàn Mạc Tử (HMT). Tôi đã trao đổi với cụ Võ Long Tê nhưng chưa có thêm ánh sáng.

Nay để đánh dấu giỗ lần thứ 70 của HMT, một người bạn của cụ Võ là cụ Phạm Đình Khiêm gợi ý tôi viết một bài giúp độc giả biết rằng HMT không chỉ là một nhà thơ lỗi lạc mà lắm đau thương nhưng còn là một Kitô hữu trẻ đã tiến xa trên đường nên thánh.2

Đề nghị của cụ Phạm là dịp tốt cho tôi viết lên điều mình trực giác về HMT để giúp các bạn trẻ Công giáo biết một khía cạnh rất bất ngờ nơi nhà thơ trẻ tài hoa này: đời sống tâm linh. Xin được dành một phút tưởng niệm giáo sư Phan Cự Đệ (1933-2007). Tôi đã có thể viết bài này rất nhanh chính là nhờ tham khảo công trình sưu tập xếp đặt rất khoa học của ông, với hai quyển: Hàn Mặc Tử – Tác Phẩm, Phê Bình Và Tưởng Niệm, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2002” (sẽ viết tắt là PCĐ-1) và quyển hai, soạn chung với ông Nguyễn Toàn Thắng: Hàn Mặc Tử – Về Tác Gia Và Tác Phẩm, Nxb Giáo Dục, 2002” (sẽ viết tắt là PCĐ-2).

Năm 1970 tác giả Đặng Tiến đã có bài viết rất sâu sắc về đức tin trong hồn thơ HMT. Có một đôi điểm tôi không đồng ý nhưng dù sao bài viết của tôi có phần tiếp nối bài viết của ông. Nhà nghiên cứu này phân tích nội dung thơ HMT theo mầu nhiệm tử nạn phục sinh của Chúa và lịch sử ơn cứu rỗi. Ông dựa trên trình tự sáng tác của nhà thơ. Tôi cũng dựa trên trình tự ấy nhưng không phải để nói về nội dung thơ mà nói về những biến chuyển nội tâm của nhà thơ theo một quan điểm huyền học Kitô giáo.

Câu hỏi nêu ra là tại sao có sự đột biến trong thơ HMT? Tại sao trước khi biết rõ mình bị bệnh phong (1937), HMT làm thơ rất hay, và sau khi biết điều ấy anh lại làm thơ cực hay? Tại sao trước đó anh chỉ làm thơ đời là chính còn sau đó anh lại nghiêng về thơ đạo? Tôi sẽ lý giải theo quan điểm của các vị thánh Dòng Cát Minh Têrêxa. Độc giả sẽ hiểu sâu hơn khi dấn thân thực hiện quan điểm này cho chính mình, vì thế ở cuối tôi sẽ viết một phần mang tính thực tập cho các bạn trẻ Công giáo, cách riêng là những bạn trẻ dấn thân theo ơn gọi tận hiến và những bạn trẻ thích viết văn, làm thơ.



Каталог: home -> dulieu -> timhieu
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> +++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm
dulieu -> Dọn đường cho Chúa đến
timhieu -> Bản tiếng Anh trên trang everystudent

tải về 437.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương