Dọn đường cho Chúa đến



tải về 330.51 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích330.51 Kb.
#35807
  1   2   3   4   5   6   7
CÁC BÀI SUY NIỆM

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - C


CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG - Dọn đường cho Chúa đến

Dọn đường cho Chúa đến


Lc 3,1-6

Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên,2 Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa.3 Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội,4 như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng.6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.



Dọn đường cho Chúa đến

Có vô vàn ngăn trở khiến con người không thể đến được với nhau.

Ngăn cách vì tường cao luỹ sâu, vì đồi núi chập chùng hiểm trở đã hoá thành xưa cũ, không còn là vấn đề đối với phương tiện đi lại tân tiến hôm nay.

Ngăn cách vì đường xa thiên vạn lý đã dần dần bị thu ngắn lại; hai người ở cách nhau nửa quả địa cầu có thể gặp nhau sau một vài ngày lên máy bay.

Thậm chí ngăn cách giữa các hành tinh xa xôi diệu vợi cũng đã được bắc cầu.

Bên cạnh những ngăn cách về không gian, về đường sá thì ngăn cách về quan điểm, về ý thức hệ đáng quan ngại hơn nhiều.

Đã có thời, ngăn cách bởi ý thức hệ (cộng sản và tư bản), bởi những quan điểm và chủ trương khác nhau, đã tạo nên những chia cắt rất sâu sắc giữa cộng đồng nhân loại, tạo nên những khoảng cách tưởng chừng không bao giờ có thể vượt qua. Vậy mà hôm nay những chia cắt như thế xem ra đã được thu hẹp rất nhiều.

Rốt cuộc, chỉ còn ngăn cách vô hình trong lòng người, do lòng hận thù, do ghen tị, do hiểu lầm nhau mới là ngăn cách đáng quan ngại nhất và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử loài người.

Những ngăn cách loại nầy đã khiến cho hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau được, khiến cho hai người bạn cùng chung sở làm không nhìn mặt nhau; thậm chí hai anh em ruột thịt, hai vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn xa nhau vạn dặm.

Con người đã xây dựng được nhiều nhịp cầu thật dài và kiên cố, bắc qua những dòng sông rộng mênh mông, để nối kết đôi bờ; nhưng ai có thể xây dựng những nhịp cầu thiêng liêng để kết nối những tâm hồn xa cách?

Thánh Gioan Tẩy Giả là người được sai đến để dựng xây những nhịp cầu như thế.

Theo Tin Mừng hôm nay, Ngài được sai đến làm tiền hô, làm kẻ bắc cầu, dọn đường cho Chúa đến:

"Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng."

Phải dọn đường đón tiếp Chúa thế nào đây?

Người ta thường rất sùng mộ Thiên Chúa uy linh ngự trên cõi trời cao thẳm mà lãng quên các chi thể của Ngài đang sống kề cận quanh mình. Chính những chi thể của Thiên Chúa quanh ta mới cần ta dọn đường để đón tiếp.

Chúa Giê-su luôn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng Ngài đang hiện diện trong các anh chị em chung quanh và những gì chúng ta làm cho những người chung quanh là làm cho chính Ngài. (Mt 25, 40)

Vậy thì dọn đường Chúa đến với ta không gì khác hơn là dọn đường cho anh chị em chung quanh có thể đến được với mình.

Các chủ quán Bê-lem hôm xưa khước từ hai người lữ hành lạc lõng đi tìm chỗ trọ (thánh Giu-se và Mẹ Maria) là trực tiếp khước từ Thiên Chúa.

Hài Nhi Giê-su phải sinh trong chuồng bò vì con người đã không tiếp nhận con người.

Tất cả những ai hành xử như thế với người chung quanh sẽ bị Chúa Giê-su cảnh cáo: "Ta là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước" (Mt 25, 43)

Vậy thì đón tiếp Chúa không là gì khác ngoài việc hoà thuận tiếp nhận mọi người không trừ ai.

Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc xoá bỏ đi những ngăn cách do chúng ta dựng lên giữa mình với tha nhân mà chúng ta giáp mặt hằng ngày.

Chỉ khi nào giữa chúng ta và mọi người chung quanh không còn phân li ngăn cách, ấy mới là lúc đường sá đã dọn xong và Chúa mới có thể đến được với mình.

LM Inhaxiô Trần Ngà

 
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG C- Biến đổi đời sống để đón Chúa đến




BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN

(Lc 3, 1 – 6 )

Thưa quý vị,

Thường thường Phúc Âm không bận tâm lắm về ngày tháng. Vì thế các bài đọc ba mở đầu với những câu chung chung như “ngày đó … vào lúc đó… sau việc ấy…”. Hẳn não trạng tân thời rất khó chịu, bởi tính tò mò không được thoả mãn. Chúng ta ưa chuộng một lối hành văn chính xác hơn, theo kiểu các sử gia hiện đại. Nhưng xin nhớ lịch ngày tháng lúc ấy không phổ biến như bây giờ. Đòi hỏi chính xác là quá đáng với người xưa. Chúng ta nên bằng lòng với hiện trạng chứ đừng đặt nghi vấn: lúc nào? Ở đâu? Hỏi như vậy tỏ ra mình ngớ ngẩn đối với trình độ xưa. Tuy nhiên bài đọc Tin Mừng hôm nay lại nói rõ ràng ngày tháng Chúa Giêsu khởi sự rao giảng nước trời công khai.: “ năm thứ 15 dưới thời hoàng đế Tibêrio, thời Phanxio Philato làm thái thú miền Giuđê. Khanan và Cai pha làm thượng tế…” Người ta có thể so sánh với sử liệu đế quốc Rôma hoặc nước Do thái, không thể lầm lẫn được. Vậy biến cố Gioan dọn đường và sứ vụ của Chúa không phải là bịa đặt hay huyền thoại tôn giáo. Người ta phải thừa nhận nó là biến cố lịch sử, sự thực đã xảy ra trong Do thái giáo, tại đất Palestin hơn hai ngàn năm trước. Thái độ nghi ngờ bày tỏ tính ấu trỉ của đương sự. Thánh Luca không ngần ngại chỉ rõ thời gian Chúa Giêsu sinh ra và rao giảng để mọi người nhận biết sự thật cứu độ đã diễn ra ở thời đại nào và địa điểm nào trong lịch sử loài người. Nhiều trường hợp khác ông cũng nói rõ như vậy: thí dụ 1, 5 : “thời vua Hêrôđê cai trị miền Giuđea, có một vị tư tế thuộc nhóm Avigia, tên là Dacaria” hoặc 2, 1 : “thời ấy hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ…”. Phúc Âm hôm nay cũng tương tự.

Do đó chúng ta có thể nhận định thánh Luca nhìn ra việc Chúa Giêsu đến trần gian là một phần của kế hoạch Thiên Chúa cứu rỗi loài người. Phần thứ nhất từ việc tạo dựng nhân loại và kết thúc với Gioan tẩy giả. Phần thứ hai, Gioan loan báo Chúa Giêsu xuất hiện, sứ vụ rao giảng, khổ nạn và lên trời. Phần thứ ba, từ biến cố Chúa Giêsu lên trời cho đến tận cùng thời gian, lúc Ngài trở lại phán xét kẻ sống và kẻ chết. Thánh nhân viết Tin Mừng cho những tín hữu sống ở giai đoạn thứ ba. Và là giai đoạn khó khăn nhất. Chúng ta đang ở trong mùa vọng, được nhắc nhớ mình sống trong thời kỳ thử thách và căng thẳng. Nhưng Kinh Thánh nói rằng thời kỳ này kết thúc với việc Chúa vinh quang đến để loan báo tính viên mãn của nước trời trên thế giới đầy hận thù và tội lỗi. Như phụng vụ chỉ rõ, mùa vọng là cơ hội tốt để chúng ta nhớ lại việc Chúa đến lần thứ nhất và cũng là hy vọng, phấn khởi. Chúa trở lại oai hùng khi thời gian đã hết, ngõ hầu kẻ lành được thưởng và kẻ dữ chịu hình phạt. Chúng ta không được thất vọng và buông xuôi, nhưng hãy cố gắng ăn ở tỉnh thức và cầu nguyện.

Như vậy thánh Luca không mơ hồ. Ngài xác định rõ ràng Thiên Chúa hoạt động cụ thể trong lịch sử loài người, và bổn phận của chúng ta trước mặt Ngài. Chúng ta không thể lơ là ăn ở vô tâm vô tính hoặc trác táng sa đoạ, lấy vui sướng vật chất làm mục đích sống. Thiên Chúa không ngự từ tắp xa vời trên các tầng mây xanh, chẳng quan tâm đến những khó khăn vất vả, chiến đấu, vật lộn của các tín hữu. Nhưng qua Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài, Thiên Chúa dính líu sâu đậm vào lịch sử nhân loại và từng linh hồn. Theo thánh Luca chúng ta không thể nào chối cãi sự thật là trong Chúa Giêsu Thiên Chúa sánh bước song hành, vai kề vai với chúng ta trên từng quãng đường, trong từng tình huống mà thân phận con người phải gánh chịu. Than ôi, chúng ta thường quên lãng sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời mình mà chạy theo tiếng gọi của satan, xác thịt, thế gian. Xin hãy nghe kỹ Luca nói với linh hồn mỗi người qua bài Phúc Âm hôm nay: Thiên Chúa chẳng hề bỏ mặc con dân Ngài. Tiên tri Baruc trong bài đọc một cũng có những lời khuyên tương tự: “Giêrusalem hỡi, hãy cởi bỏ áo tang khổ nhục, và mặc lấy vinh quang vĩnh cửu mà Thiên Chúa ban cho ngươi…” Lúc ấy tuyển dân đang mang ách nô lệ của đế quốc Batư. Thành thánh bị phá huỷ và dân chúng đi đày. Tự mình họ chẳng thể giải thoát nhưng Thiên Chúa có đủ quyền năng và Ngài sẽ hành động cứu vớt dân Ngài. Vì thế tiên tri đoan hứa với thành thánh, như người mẹ an ủi các con trong lao tù: “Giêrusalem hỡi, hãy đứng ở nơi cao và hãy nhìn về phía đông: kià xem con cái ngươi từ đông sang tây tụ họp về theo lời Đấng thánh đã truyền dạy…” Tuyển dân sẽ thoát cảnh đoạ đày và trở về quy tụ thành dân thánh.

Nhưng Giêrusalem đã làm gì để được cứu thoát? Chẳng làm chi cả. Chỉ vì Thiên Chúa đã tuyển chọn, yêu thương và cứu vớt. Đó là công việc của tình yêu không phải của công nghiệp. Chúng ta không quan niệm sai lầm và kiêu căng. Tự mình đề ra tiêu chuẩn cho mình để được cứu độ. Ơ đây lại một câu chuyện khác của ơn thánh trong lịch sử loài người. Giêrusalem được tái thiết! Không do công nghiệp của nó mà do bàn tay Thiên Chúa. Nhưng thành thánh chẳng bao giờ chu toàn bổn phận là thành của Thiên Chúa và nó sẽ bị phá tan năm 70 sau công nguyên! Liệu có phải là số phận của mỗi linh hồn chạy theo lầm lạc thế gian? Thời tiên tri Baruc, quốc gia Do thái đang ở vị thế bấp bênh, phải dựa vào thế lực nước ngoài để đứng vững. Nhưng vị tiên tri đã nói đến khôi phục và Israel sẽ là một thực thể giữa các quốc gia! Đúng là một hy vọng liều lĩnh! Tuy nhiên tiên tri không nói đến nó như một thực tại chính trị trần tục mà như nơi Thiên Chúa ngự trị. Ngài mời gọi mọi dân tộc, mọi màu da tiếng nói qui tụ về hợp thành nước trời, mới mẻ thánh thiện và bền vững : Mãi mãi Thiên Chúa sẽ gọi ngươi là “bình an xây dựng trên công chính” và “vinh quang phát xuất từ lòng kính sợ Chúa” Chừng nào vậy? Và những ai sẽ được ở trong đất nước đó?

Muộn thời hơn, thầy thuốc kiêm sử gia Luca trả lời: “Vào năm thứ mười năm thời hoàng đế Tibêrio, Ponxio Philato làm thái thú miền Giusđa…Anna và Caipha làm thượng tế…”. Thánh nhân còn cho biết dấu hiệu của nước đó xuất hiện là sứ vụ rao giảng của Gioan Tiền Hô. Ong sẽ là vị ngôn sứ chuẩn bị lòng dân Do thái đón nhận Chúa Cứu Thế mà ông kêu là đang tới gần: “Có lời Thiên Chúa phán cùng ông Gioan, con ông Dacaria trong hoang địa. Ong đi khắp vùng ven sông Giođan rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.” Công việc của Gioan phản ánh các ngôn sứ trong lịch sử Do thái mỗi khi Thiên Chúa can thiệp để giải thoát dân Ngài. Khác biệt là ông không nói sự kiện xảy ra ở tương lai, nhưng hiện tại, vào chính thời buổi dân chúng đang sống, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Người ta phải lưu tâm đáp trả cách cụ thể, tức ăn năn thống hối để được ơn cứu độ. Như vậy thánh nhân cũng kêu gọi chúng ta bước vào Mùa Vọng với tâm tình thánh thiện: ăn chay và cầu nguyện. Kinh nghiệm cho hay không ăn chay thì cũng không cầu nguyện được, vì no đủ quá rồi còn thiếu thốn gì đâu mà cầu xin? Chúng ta phải gỡ bỏ mọi trở ngại trên đường thiêng liêng bằng khổ chế để có thể đón Chúa vào cuộc đơì mình. Ngoài ra là dối trá. Cũng như các mùa vọng khác, mùa vọng này đến rồi lại đi. Liệu còn để lại chi trong nếp sống mỗi người? Câu trả lời tuỳ vào mỗi lương tâm. Nhưng Gioan chỉ cho chúng ta thấy đường lối: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng.” Baruc, Isaia và các ngôn sứ khác đều kêu gọi tương tự để dọn linh hồn người ta chào đón Chúa. Liệu chúng ta nghe tỏ? Luca lại còn rõ ràng hơn: “Vào năm thứ mười năm triều đại Tibêriô làm hoàng đế Rôma.” Than ôi, chúng ta cứng lòng mãi, giả điếc làm ngơ, rồi tự phong mình là thánh thiện.

Vậy thì những ai được hưởng ân huệ này? Cũng thánh Luca trả lời: “Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Người phàm ở đây là các linh hồn nghe lời kêu gọi của các ngôn sứ. Liệu chúng ta thuộc về nhóm họ không? Chẳng ai trả lời được trừ ra những kẻ thật lòng ăn năn sám hối, cải hoá tự tân. Phúc Âm Luca thấm nhuần tinh thần ơn cứu độ phổ quát này. Nhưng người ta cố tình dập tắt nó đi bằng gương mù gương xấu, rồi giảng giải lung tung. Các tổ phụ Cựu Ước hằng hy vọng vào ơn cứu độ này, các tiên tri cố gắng duy trì ngọn lửa khao khát ấy hơn 600 năm trước công nguyên. Baruc nhắc lại: “Vì Thiên Chúa sẽ dẫn Israel đi trong hoan lạc, dưới ánh vinh quang của Chúa cùng với lòng từ bi và sự công chính của Người”. Tất cả đều hội tụ vào con người Đức Giêsu thành Nazareth. Hôm nay Gioan thắp lên ngọn lửa hy vọng xưa và truyền đến tay Đức Kitô. Ngài sẽ khởi sự giai đoạn kết thúc của lịch sử nhân loại. Đức Kitô đã đến và sẽ đến đối với những linh hồn mong đợi với ngọn đèn cháy sáng trong tay bằng ăn chay cầu nguyện, sẵn sàng đạp đổ mọi thần tượng xác thịt, để khi Ngài đến vui mừng tiến ra chào Ngài trong công chính và thánh thiện.

Xin nhắc laị, Gioan không đùa cợt, ông nghiêm khắc với chính bản thân và thành thật trong lời rao giảng cho người khác về tội lỗi. Ong mời gọi mọi người ăn năn sám hối và biến đổi đời sống. Thiên Chúa sẽ ban ơn nhiều hơn là loài người dự kiến hoặc xứng đáng, Ngài tha thứ hết thảy để chúng ta đón Chúa Kitô. Đó là Tin Mừng. Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho những ai thành tâm kêu xin. Vậy thì phải làm chi ở đầu Mùa Vọng này? Xưng thú tội lỗi và xin ơn tha thứ. Đó là tất cả chúng ta phải làm. Tạ ơn Chúa bởi vì tự thân chúng ta chẳng thể nào bẻ gẫy mọi tính hư, nếp xấu. Và chẳng ai có thể chối từ sức nặng của tội lỗi trên mỗi cuộc đời, trên toàn thế giới. Sử gia Luca khởi đầu bài Tin Mừng với những bộ mặt “ghê gớm”: Tibêrio, Ponxio philato, Herodê, Philipphê tiểu vương Iturê, Lyxania tiểu vương Abilên, Caipha, Anna. Một nhóm những bạo chúa và tư tế gian ác, nắm chặt Israel trong tay. Nhưng thánh nhân cũng cho biết, dầu vậy ơn giải phóng và cứu độ còn to lớn hơn: “Có Lời Thiên Chúa phán cùng Gioan, con ông Dacaria trong hoang địa…” như thể thánh nhân nhắn nhủ: “hãy ngẩng đầu lên và đứng thẳng: mọi sự sắp thay đổi một cách hết sức ngoạn mục: người quyền thế sắp bị hạ xuống. Kẻ khiêm cung sẽ được nâng lên… Ước chi mùa vọng này chúng ta là những linh hồn khiêm cung đích thực để được Chuá nâng lên. Amen.



LỜI HAY Ý ĐẸP :

Bài giảng phải biểu lộ tốt ý nghĩa cử chỉ phụng vụ phù hợp để dẫn dắt giáo dân tham dự đầy đủ vào việc thờ phượng đức tin. Sửa soạn tâm hồn họ thấm nhuần phụng vụ, ngõ hầu hiệu quả của Thánh Thể vượt qua việc cử hành hiện tại mà vươn tới mọi lãnh vực của cuộc sống và của toàn thể Hội Thánh.(Fr. John Burke, op. trong Gospel Power tr.79.)


Lm. Jude Siciliano, OP.

 
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG. Năm C- TÌNH CA CHO NGƯỜI ĐƯỢC YÊU




Каталог: home -> dulieu -> ngaychuanhat
dulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
dulieu -> Thánh nhạc và đời sống đức tin của Dân Chúa tại Việt Nam 50 năm qua
dulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
dulieu -> Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
dulieu -> HÀn mạc tử, ngưỜi kitô HỮu trẻ trên lối vào nội tâM
dulieu -> +++ MỤc lụC Đức Thánh Cha gặp các Giám mục Argentina đi ad limina
dulieu -> Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)
ngaychuanhat -> Dọn đường cho Chúa đến
dulieu -> MƯỜi lăm sự thưƠng khó ĐỨc chúa giêsu thứ nhất thì gẫm

tải về 330.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương