Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãI



tải về 2.82 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.82 Mb.
#1843
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

V. Kế hoạch kiên cố hoá

1. Từ năm 2012 - 2013:

- Số tuyến kiên cố hóa: 175 tuyến.

- Chiều dài kiên cố: 145,486 km.

- Diện tích tưới (sau kiên cố hóa so với thực tế): 4.180 ha/3.113 ha.

2. Năm 2014:

- Số tuyến kiên cố hóa: 116 tuyến.

- Chiều dài kiên cố: 94,507 km.

- Diện tích tưới (sau kiên cố hóa so với thực tế): 2.151 ha/1.502 ha.

3. Năm 2015:

- Số tuyến kiên cố hóa: 103 tuyến.

- Chiều dài kiên cố: 93,628 km.

- Diện tích tưới (sau kiên cố hóa so với thực tế): 2.108 ha/1.540 ha.

(Có Phụ lục III-2: Danh mục kiên cố hóa kênh mương tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015 phân theo từng năm kèm theo)



VI. Khái toán kinh phí đầu tư, nguồn vốn và cơ chế huy động vốn

1. Khái toán kinh phí đầu tư là: 433.943 triệu đồng.

2. Nguồn vốn:

- Ngân sách Trung ương (TW), tỉnh, vốn lồng ghép các Chương trình (dự án) khác: 353.733 triệu đồng.

- Vốn ngân sách huyện, xã và nguồn vận động nhân dân: 80.210 triệu đồng.

3. Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm:

- Năm 2012-2013 : 191.892 triệu đồng

- Năm 2014 : 121.067 triệu đồng

- Năm 2015 : 120.984 triệu đồng

4. Cơ chế huy động vốn:

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và các quy định hiện hành, cơ chế huy động vốn thực hiện Đề án như sau:

- Các huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành):

+ Vốn ngân sách TW, ngân sách tỉnh, Chương trình (dự án) khác: 80%.

+ Vốn ngân sách huyện, xã và nguồn vận động nhân dân: 20%.

- Các huyện miền núi (Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long, Trà Bồng) và huyện đảo Lý Sơn: Vốn ngân sách TW, ngân sách tỉnh, Chương trình (dự án) khác: 100%.

5. Cơ chế thực hiện:

Thực hiện theo Quy chế quản lý, thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương thủy lợi thuộc 33 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 – 2015 do UBND tỉnh ban hành.

VII. Giải pháp

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống kênh mương phù hợp với quy hoạch thủy lợi của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh với các giải pháp chủ yếu như sau:

1. Về tuyên truyền, vận động:

- Các Sở, ngành, UBND các huyện tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, quản lý khai thác sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kênh mương đã được kiên cố hóa.

- UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên cơ sở Đề án và kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy ý kiến của nhân dân vùng hưởng lợi về việc ưu tiên lựa chọn các danh mục công trình kiên cố hóa trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng và vận động đóng góp của nhân dân.

- Đối với nguồn vốn đóng góp của nhân dân, chủ yếu vận động bằng hình thức đóng góp ngày công, vật liệu, cát, đá, sỏi có sẵn tại địa phương theo tinh thần tự nguyện, đúng Quy chế dân chủ cơ sở và quy định hiện hành của pháp luật.

2. Về vốn đầu tư:

- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư và bố trí đủ vốn để thực hiện kiên cố hóa kênh mương theo cơ cấu vốn được duyệt trong Đề ánkể cả việc nghiên cứu bổ sung thêm nguồn vốn vay tín dụng nhăm đảm bảo đủ vốn để thực hiện Đề án.

- Lồng ghép kế hoạch kiên cố hóa kênh mương thủy lợi bằng các nguồn vốn đầu tư của các chương trình (dự án) khác để huy động nguồn lực tổng hợp thực hiện Đề án.

- Hằng năm, ngân sách tỉnh ưu tiên bố trí đủ vốn cho các huyện miền núi và huyện đảo Lý Sơn. Đối với các huyện còn lại, ưu tiên bố trí vốn nếu ngân sách huyện, xã và phần huy động đã bố trí đủ theo Đề án được duyệt.

- Các huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh trước kỳ phân bổ vốn cuối năm 2012 và những năm tiếp sau để có cơ sở xem xét phân bổ vốn (phần ngân sách tỉnh quản lý); đồng thời các huyện phải chủ động bố trí phần vốn huyện, xã và nguồn vận động nhân dân để thực hiện Đề án.

3. Giải pháp công trình:

- Loại hình kênh kiên cố hóa: Tùy thuộc vào địa hình, địa chất vùng tuyến kênh để lựa chọn hình thức kênh hở, kênh ống hoặc kênh hộp có nắp tấm đan và mặt cắt ngang phù hợp như : Chữ nhật, hình thang hoặc ống buy.

- Công tác khảo sát xây dựng, lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước hoặc có thể áp dụng thiết kế kênh định hình hoặc sử dụng lại thiết kế đã có theo quy định hiện hành.

- Kết cấu chủ yếu: Kiên cố bằng bê tông và bê tông cốt thép các loại.

- Giải pháp thi công xây dựng: Thi công kiên cố hóa kênh mương nhưng phải đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất theo mùa vụ của địa phương.

4. Các giải pháp khác:

- Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xuyên suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương và thông báo cho nhân dân các nội dung đã thực hiện.

- Tăng cường tập huấn về quản lý chất lượng công trình và quản lý vốn đầu tư cho đội ngũ cán bộ cấp xã, hợp tác xã.

- Rà soát kế hoạch hàng năm, ưu tiên lựa chọn đầu tư xây dựng các tuyến kênh thuộc vùng có diện tích tưới lớn, vùng có khả năng mở rộng diện tích tưới, vùng chuyển đổi lúa từ 3 vụ sang 2 vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh.

- Nghiên cứu xây dựng đề án kiên cố hóa kênh mương thủy lợi để thực hiện mở rộng đối với các xã còn lại trong giai đoạn tiếp theo hoặc khi huy động được nguồn vốn khác.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi giai đoạn 2012-2015; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, thực hiện Đề án kiên cố cố hóa kênh mương thủy lợi thuộc 33 xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2015.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án với Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi giai đoạn 2012-2015, bảo đảm hoàn thành mục tiêu của Đề án.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện:

- Chủ trì và chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án Kiên cố kênh mương thủy lợi giai đoạn 2012-2015 tại các xã; xây dựng và phê duyệt Kế hoạch kiên cố hóa kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện để thực hiện.

- Chủ động bố trí và huy động phần vốn huyện, xã gửi UBND tỉnh trước kỳ phân bổ vốn cuối năm 2012 và các kỳ phân bổ vốn hàng năm để UBND tỉnh có cơ sở xem xét phân bổ vốn (phần ngân sách do tỉnh quản lý)

- Chủ động nghiên cứu thực hiện mở rộng đối với các xã còn lại trong giai đoạn tiếp theo hoặc ngay trong giai đoạn này khi chủ động các nguồn vốn, hoặc tranh thủ lồng ghép vào các chương trình dự án khác.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp tại Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 29/4/2011 ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các quy định hiện hành khác của nhà nước.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý chất lượng công trình xây dựng và quản lý vốn đầu tư kiên cố hóa kênh mương cho cấp cơ sở (nếu cần thiết).

4. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi:

Phối hợp với các địa phương về việc sắp xếp lịch cắt nước đảm bảo thi công xây dựng công trình kiên cố hóa để không làm ảnh hưởng đến lịch thời vụ sản xuất; hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương quản lý kỹ thuật kiên cố hoá kênh loại III trong hệ thống thủy lợi do Công ty quản lý để phát huy hiệu quả công trình.

5. Các tổ chức khác:

Mặt trận, Hội, Đoàn thể, Lực lượng vũ trang có trách nhiệm phối hợp với UBND các cấp vận động nhân dân tham gia thực hiện hoàn thành Đề án.

6. Chế độ thông tin báo cáo:

Các Chủ đầu tư lập và gửi báo cáo lên cấp trên của mình phải đảm bảo đầy đủ nội dung và đúng thời hạn như sau:

a) Nội dung báo cáo:

- Số liệu kết quả thực hiện báo cáo định kỳ (theo mẫu Phụ lục IV đính kèm).

- Đề xuất kế hoạch thực hiện kiên cố hóa cho kỳ tiếp theo (kể cả nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch Đề án và các danh mục ưu tiên đầu tư).

- Lập Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2012-2015.

b) Thời gian gửi và nhận báo cáo:

- Các đơn vị gửi Báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm cho cấp trên của mình vào ngày 05 tháng đầu của quý tiếp theo.

- Báo cáo của các huyện, thành phố gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào ngày 10 tháng đầu của quý tiếp theo./.

PHỤ LỤC I



KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 2006-2010 TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 24/10/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện, TP/loại kênh

Số tuyến KCH

Chiều dài KCH
(m)

Diện tích tưới
(ha)

Kinh phí được duyệt theo NQ43 (tr.đồng)

Vốn đầu tư thực hiện (tr.đồng)

Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn KH NQ43
(%)

KH theo NQ43

Thực tế

KH theo NQ43

Thực tế

Tỷ lệ đạt so với KH
(%)

Thực tế

Sau kiên cố hóa

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NS+Vốn Vay ưu đãi

Vốn huyện, ND + Khác

Vốn DA lồng ghép

NS tỉnh

Vốn huyện, ND + Khác

Vôn lồng ghép

1

2

3

4

5

6

7

8

9













14

16




20







TỔNG SỐ:

314

266

506,207

204,312

40,4%

9,233

12,992

342,249

117,994

42,264

179,561

161,798

69,347

66,295

24,226

47%

A

KÊNH LOẠI II

10

2

53,341

12,262

23%

785

2,726

47,100

44,670







10,819

10,819

0

0

23%




Cty TNHH MTV Khai thác CT Thủy lợi

10

2

53,341

12,262

23%

785

2,726

47,100

44,670







10,819

10,819

0

0

23%

B

KÊNH LOẠI III

262

221

247,636

157,991

63,8%

7,812

9,735

115,588

73,324

42,264

0

124,823

58,528

66,295

0

108%

1

H.Bình Sơn

53

34

41,152

22,852

56,53%

1,341

1,665

15,448

9,329

6,119

0

15,560

8,981

6,579

0

101%

2

H.Sơn Tịnh

34

77

30,713

53,850

175,3%

3,155

3,312

12,975

7,785

5,190

0

42,087

6,648

35,439

0

324%

3

TP Quảng Ngãi

4

1

3,384

2,325

69.0%

57

64

1,692

1,015

677

0

1,040

729

311

0

61%

4

H.Tư Nghĩa

20

16

25,645

14,768

65,2%

474

1,185

12,174

7,304

4,870

0

17,561

10,637

6,924

0

144%

5

H.Mộ Đức

38

32

32,339

25,399

78,6%

839

1,053

13,910

8,346

5,564

0

16,566

10,245

6,321

0

119%

6

H.Đức Phổ

24

20

23,916

19,896

83,2%

922

1,142

12,490

7,656

4,834

0

17,876

10,876

7,000

0

143%

7

H.Nghĩa Hành

17

16

22,060

5,560

25,2%

583

737

9,405

5,643

3,762

0

3,971

2,584

1,387

0

42%

8

H.Minh Long

10

4

12,127

2,846

23,5%

76

109

4,699

3,289

1,410

0

1,419

993

426

0

30%

9

H.Ba Tơ

14

5

14,700

2,648

18,1%

63

82

9,420

6,594

2,826

0

2,023

1,573

450

0

21%

10

H. Trà Bồng

13

4

12,800

1,873

14,63%

106

139

7,600

5,320

2,280

0

1,177

824

353

0

15%

11

H.Tây Trà

10

2

4,300

1,184

27,53%

10

13

3,225

2,258

967

0

1,862

1,862

0

0

58%

12

H.Sơn Hà

11

3

15,000

1,483

9,9%

60

75

7,850

5,495

2,355

0

1,276

893

383

0

16%

13

H.Sơn Tây

14

7

9,500

3,307

34,81%

126

159

4,700

3,290

1,410

0

2,405

1,683

721

0

51%

C

DỰ ÁN LỒNG GHÉP

42

43

205,230

34,059

16,6%

636

531

179,561







179,561

26,156

0

0

24,226

15%


tải về 2.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương