Xã hội mở Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu


Các nguyên lí của xã hội mở



tải về 1.75 Mb.
trang10/25
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.75 Mb.
#13428
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25

Các nguyên lí của xã hội mở

Sau sự chuẩn bị này, tôi cuối cùng đã sẵn sàng nói: Tôi hiểu xã hội mở là gì. Nó có thể gây thất vọng. Tôi sẽ phân biệt các nguyên lí có hiệu lực phổ quát mãi mãi và một mô tả cụ thể, có giới hạn thời gian của cái mà một xã hội mở phải có ở thời điểm hiện tại của lịch sử. Tất nhiên, các thời đại khác nhau, các xã hội, và các cá nhân cũng có thể cho các định nghĩa khác nhau về các nguyên lí phổ quát. Định nghĩa của tôi bao gồm các quyền tự do khác nhau và quyền con người, pháp trị, và ý thức nào đó về trách nhiệm xã hội và công bằng xã hội.

Quyền tự do tư tưởng và ngôn luận và quyền tự do lựa chọn có thể dẫn ra từ tính có thể sai của chúng ta: Vì chân lí cuối cùng là ngoài tầm với của chúng ta, chúng ta phải để cho người dân suy nghĩ cho bản thân họ và thực hiện sự lựa chọn của riêng họ. Sự thực rằng hiểu biết của chúng ta là không hoàn hảo không có nghĩa là không có chân lí cuối cùng; ngược lại, thiếu tri thức thoả đáng ngụ ý nhu cầu về một yếu tố niềm tin. Xã hội mở chẳng có gì chống tôn giáo. Nhưng các nguyên lí của xã hội mở sẽ bị vi phạm nếu tôn giáo cố sai khiến những người không đồng ý với nó.

Quyền tự do tư tưởng cho phép tư duy phê phán và quyền tự do lựa chọn cho phép cơ chế thị trường hoạt động. Cả hai đều là các quá trình giữa cá nhân với nhau; bằng cách đảm bảo các điều kiện cho hoạt động đúng đắn của chúng, tất cả chúng ta đều được lợi. Quyền tự do hội họp liên quan nhiều đến việc chúng ta là các động vật xã hội.

Các quyền con người riêng có thể được dẫn ra từ việc chúng ta là các tác nhân có tư duy, ý thức được về mình và có khả năng tự lấy các lựa chọn. Tư tưởng về quyền con người cũng gắn vào tư tưởng Thiên chúa giáo về tâm hồn con người.

Chúng ta phải, tuy vậy, nhận ra rằng các quyền con người khác nhau có thể đi đến mâu thuẫn với nhau. Thí dụ, quyền của phụ nữ đã được để ngược lại với quyền của bào thai. Vì tôi dẫn quyền con người từ việc là một tác nhân có tư duy, tôi không có do dự nào về quyền của ai được ưu tiên hơn; thế mà có những người đặt cơ sở cho lí lẽ của họ vào linh hồn con người và đi đến phía ngược lại. Đây là một vấn đề gây chia rẽ ở Hoa Kì ngày nay. Các xã hội khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau, và sự phát triển của chúng có thể có các hình thức khác nhau. Vì thế thực hiện quyền con người có thể khác nhau giữa các xã hội. Các nhà cai trị của các nước chậm phát triển đòi rằng chúng phải được thực hiện ở mức thấp hơn. Họ có điểm đúng trong chừng mực liên quan đến các điều kiện sống, nhưng không ở khía cạnh quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Tôi có thể lí lẽ rằng quyền con người của những người có thể nghĩ cho chính mình cần phải thậm chí được bảo vệ tha thiết hơn ở các nước chậm phát triển so với ở các nền dân chủ chín muồi vì chúng có giá trị khan hiếm.

Tôi hoàn toàn láu cá về cái gọi là quyền tự do xã hội và kinh tế và quyền con người tương ứng: quyền tự do khỏi bị đói hoặc quyền được ăn no. Quyền cần được thực thi; thực thi các quyền kinh tế có thể rơi vào nhà nước và điều đó sẽ cho nhà nước vai trò quá lớn trong nền kinh tế. Điều này có thể ít đáng trách nếu giả như nhà nước thực ra là cơ quan tốt nhất để lo về các nhu cầu kinh tế. Nhưng đề xuất đó đã được thử và hoá ra là thất bại hoàn toàn. Tôi thích thừa nhận nhu cầu giảm đói nghèo trực tiếp hơn bằng đưa ra ý thức nào đó về công bằng xã hội như một trong những nguyên lí cốt lõi của xã hội mở. Cách tiếp cận này có lợi thế là nó cắt ngang các đường biên giới. Chúng ta phải thừa nhận rằng, dưới chủ nghĩa tư bản toàn cầu, các nhà nước riêng có năng lực hạn chế để lo về phúc lợi cho công dân của mình nhưng người giàu phải có nhiệm vụ giúp đỡ người nghèo; vì thế công bằng xã hội là vấn đề của mối quan tâm quốc tế.

Công bằng xã hội dứt khoát không có nghĩa là bình quân, vì điều đó kéo thẳng chúng ta lại với chủ nghĩa cộng sản. Tôi ưa khái niệm về công bằng xã hội của Rawls hơn, cho là một sự tăng lên về tổng của cải cũng phải mang lại lợi ích nào đó cho người chịu thiệt thòi nhất. “Nào đó” có nghĩa là gì phải được mỗi xã hội xác định cho chính mình, và định nghĩa hẳn có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn phải được xác định rõ như một mục tiêu của các định chế quốc tế. Tôi sẽ phát triển tư tưởng này ở Chương 12.

Còn quyền sở hữu thì sao? Chúng phải được thừa nhận như một nguyên lí cốt lõi giống như quyền con người? Tôi có thể trả lời câu hỏi theo cả hai cách. Tôi không nghi ngờ rằng quyền sở hữu tư nhân là căn bản đối với quyền tự do và tự trị và với tư cách đó là một phần không thể tách rời của xã hội mở; song tôi cũng tin chẳng có quyền nào mà không có nghĩa vụ. Điều đó đúng với quyền con người và quyền sở hữu; song trong trường hợp sở hữu, quyền và nghĩa vụ rơi vào cùng một cá nhân, trong khi với nhân quyền có sự phân biệt rõ giữa cá nhân người hưởng các quyền và các nhà chức trách nhất thiết phải tôn trọng chúng. Chúng ta có thể bao hàm quyền sở hữu giữa các quyền tự do và quyền, song chúng ta không được quên mặt khiếm nhã của nó: trách nhiệm xã hội như được biểu lộ, thí dụ, ở việc đóng thuế và thuế (thừa kế) lúc chết.

Nhìn chung, có xung đột diễn ra giữa quyền và nghĩa vụ mà cần đến các thoả hiệp và luôn cần tính toán và xem xét lại. Isaiah Berlin nhắc đến xung đột tiềm tàng này giữa các giá trị xã hội khác nhau như “đa nguyên giá trị”. Các thoả hiệp phải lộ ra ở đâu không thể được quyết định trên cơ sở của các nguyên lí cơ bản, song các nguyên lí phải được tôn trọng để một xã hội có tư cách như một xã hội tự do và mở. Vì người ta được giả thiết là học bằng thử và sai, thật tự nhiên là quan điểm của họ phải tiến hoá theo thời gian, nhưng không xã hội nào có thể tồn tại lâu dài mà không có ý thức nào đó về công bằng xã hội mà hầu hết thành viên của nó thấy có thể chấp nhận được.

Một xã hội mở không thể được thoả mãn, tuy vậy, bởi một định nghĩa tương đối như thế về các nguyên lí cơ bản của nó, vì sự chuyên chế của đa số (hoặc của thiểu số, như trường hợp Nam Phi dưới apartheid) không tạo thành một xã hội mở. Dân chủ bầu cử là không đủ; nó phải được bổ sung bằng sự bảo vệ hiến định của các quyền thiểu số. Lại lần nữa, các quyền đó là gì sẽ thay đổi tuỳ từng trường hợp. Tôi đã giải thích những nguyên lí cốt lõi của xã hội mở bao gồm pháp trị (rule of law). Danh mục không có nghĩa là toàn diện; nó đơn thuần chỉ ra cụm các ý tưởng tạo thành các nguyên lí của xã hội mở.

Làm sao các nguyên lí này có thể chuyển thành các điều kiện cụ thể của một xã hội mở tại thời điểm hiện nay của lịch sử? Chủ tịch quỹ của tôi, Aryek Neier, gợi ý bảy điều kiện:


  • Bầu cử tự do, công bằng và đều đặn;

  • Truyền thông đại chúng tự do và đa nguyên;

  • Pháp trị được duy trì bằng tư pháp độc lập;

  • Bảo vệ hiến định cho các quyền thiểu số;

  • Một nền kinh tế thị trường tôn trọng quyền sở hữu và tạo cơ hội và mạng lưới an sinh cho người thiệt thòi;

  • Cam kết giải quyết xung đột một cách hoà bình; và

  • Luật được thực thi để hạn chế tham nhũng.

Những người khác có thể đưa ra các danh mục khác. Điểm lí thú là chúng ta có thể thấy: Riêng từng nước ít nhiều thoả mãn các tiêu chuẩn này, nhưng xã hội toàn cầu của chúng ta thì không. Thiếu sót rành rành nhất là không có pháp trị quốc tế; và chúng ta bị tước mất những dàn xếp sơ đẳng nhất cho duy trì hoà bình.

Hình dạng chính xác mà những dàn xếp này phải lấy là gì không thể được dẫn ra từ các nguyên lí cơ bản. Đi tái thiết kế thực tại từ trên xuống sẽ vi phạm các nguyên lí của xã hội mở. Đó là chỗ tính có thể sai khác với tính duy lí. Tính có thể sai có nghĩa rằng chúng ta không biết lợi ích chung là gì. Tuy thế, tôi tin rằng tính có thể sai và cá nhân can dự tạo một cơ sở tốt hơn để thiết lập các qui tắc nền tảng cho một xã hội mở toàn cầu so với lí trí và cá nhân không can dự.

Lí trí thuần tuý và qui tắc đạo đức dựa trên giá trị cá nhân là các phát minh của văn hoá Phương Tây; chúng có ít cộng hưởng trong các nền văn hoá khác. Thí dụ, đạo đức Khổng giáo dựa trên gia đình và mối quan hệ và không khớp với các khái niệm phổ quát nhập từ Phương Tây. Tính có thể sai cho phép một dải rộng của sự khác biệt văn hoá, và cá nhân can dự cho các mối quan hệ tầm quan trọng đúng. Truyền thống trí tuệ Phương Tây không được áp đặt một cách bừa bãi lên phần còn lại của thế giới nhân danh các giá trị phổ quát. Hình thức dân chủ đại diện của Phương Tây có thể không phải là hình thức duy nhất của chính phủ tương thích với một xã hội mở.

Tuy nhiên, phải có các giá trị phổ quát nào đó được chấp nhận rộng rãi. Xã hội mở có thể là đa nguyên về quan niệm, song nó không thể đi quá xa trong việc theo đuổi chủ nghĩa đa nguyên đến mức không còn phân biệt được giữa đúng và sai. Khoan dung và sự điều độ cũng có thể được đưa đến thái quá. Chính xác cái đúng là gì có thể được phát hiện chỉ bằng quá trình thử và sai. Định nghĩa hẳn có thể thay đổi với thời gian và địa điểm, nhưng phải có một định nghĩa tại bất kể thời gian và địa điểm nào.

Trong khi Thời Khai sáng đưa ra triển vọng của chân lí vĩnh cửu, xã hội mở thừa nhận rằng các giá trị là phản thân và phải thay đổi trong tiến trình lịch sử. Các quyết định tập thể không thể dựa trên tiếng gọi của lí trí; thế mà chúng ta không thể hoạt động mà không có các quyết định tập thể. Chúng ta cần đến luật chính xác là vì chúng ta không thể chắc chắn cái gì là đúng và sai, vì thế chúng ta cần có nó để giải thích rõ ràng. Chúng ta cần các định chế thừa nhận tính có thể sai riêng của mình và cung cấp một cơ chế cho sửa sai lầm riêng của chúng.

Một xã hội mở toàn cầu không thể được hình thành mà không có những người tán thành các nguyên lí cơ bản của nó. Người ta phải nhận ra xã hội mở như một dạng đáng mong mỏi của tổ chức xã hội để xã hội mở thắng thế. Đó là thành phần còn thiếu trong thế giới ngày nay. Tính có thể sai và tính phản thân là các điều kiện phổ quát. Nếu chúng được kết hợp với sự công nhận các lợi ích chung trên qui mô toàn cầu, chúng có thể tạo nền tảng chung cho tất cả mọi người trên thế giới. Một xã hội mở toàn cầu sẽ là nền tảng chung đó - và nhận thức về tính có thể sai của chúng ta sẽ giúp chúng ta tránh một số cạm bẫy gắn với các khái niệm phổ quát.

Tất nhiên, xã hội mở không phải không có các nhược điểm của mình, nhưng thiếu sót của nó là ở chỗ nó chào mời quá ít hơn là quá nhiều. Chính xác hơn, khái niệm là quá chung để cung cấp một công thức cho các quyết định cụ thể. Các qui tắc không được thiết lập bằng lập luận suy diễn. Sẽ mâu thuẫn với nguyên lí về tính có thể sai nếu mọi vấn đề đều có giải pháp. Những người cho rằng mình biết tất cả các lời giải sẽ tạo ra một xã hội đóng. Bằng cùng cách, sự thực là chúng ta không biết lợi ích chung là gì không biện minh cho chúng ta từ chối sự tồn tại của nó. Rõ ràng là, ý tưởng rằng theo đuổi tư lợi sẽ chăm lo cho lợi ích chung là quyến rũ, song là ý tưởng sai.

Chúng ta cần tạo ra các định chế để đẩy mạnh lợi ích chung, biết thật đầy đủ rằng chúng nhất thiết là không hoàn hảo. Chúng ta cũng phải xây dựng trong các định chế này một năng lực để thay đổi phù hợp với những nhận thức về lợi ích chung đang tiến hoá - một đòi hỏi rất khó dưới ánh sáng của tính ỳ định chế. Các đòi hỏi này chỉ có thể thoả mãn bởi một quá trình liên tục của thử và sai.

Có khả năng để tiến tới một sự đồng thuận về các nguyên lí của xã hội mở? Đây là các nguyên lí triết học, trừu tượng, và suy ra từ tính có thể sai của chúng ta, rằng các niềm tin của chúng ta không được lí trí sai khiến: Vì thế không có khả năng để nhận được sự chấp nhận chung cho các nguyên lí đó, đơn giản bằng cách giải nghĩa chúng - khá xa sự không thoả đáng riêng của tôi về việc trình bày chúng. Cái gì đó khác cần phải xảy ra. Người dân phải được khuấy động, cổ vũ, và họ phải kết hợp lại xung quanh sự nghiệp chung để cho lợi ích chung hơn hẳn các lợi ích đặc biệt.

Nó có thể xảy ra trong một xã hội đóng, nơi sự khao khát tự do tạo ra một sự nghiệp chung cho người dân với các lợi ích khác hẳn nhau. Nó có thể xảy ra trong một xã hội mở? Tôi đã phải tự hỏi mình, liệu tôi có cam kết đến như vậy cho xã hội mở như một lí tưởng, nếu giả như tôi đã không học được vào thời trẻ rằng một xã hội đóng có thể nguy hiểm đến thế nào cho sức khoẻ của bạn?

Tôi đã thấy xã hội mở chiến thắng như một tư tưởng ở đất nước quê hương tôi, Hungary. Tất cả những người phản đối chế độ đã tập hợp quanh quỹ của tôi. Quỹ đã ủng hộ phe đối lập gồm nhiều loại - và nó được họ ủng hộ theo nghĩa là ngân quỹ được sử dụng đúng mà không có bất kể sự giám sát nào - nhưng một khi chế độ bị lật đổ, những loại (người) khác nhau này quay ra chống lẫn nhau. Đó là cách nó phải là trong một nền dân chủ. Phiền nỗi, các đảng khác nhau một thời đã liên kết trong việc phản đối của họ với xã hội đóng đã không còn được hướng dẫn bởi các nguyên lí của xã hội mở trong việc phản đối lẫn nhau. Nó là một bài học thực tế, buộc tôi phải nhận ra sai sót trong khái niệm xã hội mở mà tôi đã chỉ nhận thức lơ mơ. Tôi đã biết, thí dụ, rằng khái niệm có sai sót vì mọi kiến trúc của con người đều có sai sót, nhưng đó đã là một lí lẽ trừu tượng; ở đây tôi đã đối mặt với một kinh nghiệm cụ thể.

Tôi có khó khăn nào đó trong việc trình bày vấn đề. Một cách để diễn đạt là xã hội mở cần những kẻ thù. Karl Popper đặt tên cho cuốn sách của mình là Xã hội Mở và Những Kẻ thù của Nó (Open Society and its Enemies). Tôi, thực tế, cũng tạo ra một kẻ thù mới bằng cách tấn công thuyết thị trường chính thống. Những kẻ thù xây dựng các cộng đồng: Chính là những người xây các thành phố có tường bao bọc cũng như người dân sống trong các thành phố này. Đây là một cách khác để nói rằng xã hội mở không phải là một cộng đồng và rằng chỉ các cộng đồng có thể có các ý tưởng được chia sẻ cái có quyền ưu tiên hơn tư lợi của các thành viên của chúng.

Điều này làm rõ tình thế khó xử mà chúng ta đối mặt trong nỗ lực tạo ra một xã hội mở toàn cầu. Các cộng đồng được xây dựng trên sự loại trừ (người khác), trong khi xã hội mở tìm cách bao hàm tất cả trên qui mô toàn cầu. Liệu có thể thấm nhuần xã hội mở với một nội dung tích cực hay nó luôn phải chống lại cái gì đó? May thay, luôn có cái gì đó để đấu tranh chống lại: nghèo đói, bệnh tật, hiểm hoạ môi trường. Kẻ thù không cần phải là một nhà nước kình địch. Nhưng trừ phi chúng ta nhận ra một kẻ thù chung mà chúng ta có thể liên hiệp để chống lại, thì chúng ta chắc sẽ có một thế giới chia rẽ, trong đó, các nhà nước quốc gia sẽ chiến đấu chống lại nhau. Chúng ta đã tìm cách để liên kết ở mức của nhà nước có chủ quyền: Chúng ta có các nhà nước dân chủ với pháp trị và tôn trọng lẫn nhau. Bây giờ chúng ta phải đối mặt với vấn đề ở qui mô toàn cầu.

Giải pháp không thể giống hệt như ở quy mô nhà nước: Một nhà nước toàn cầu sẽ tạo thành một mối đe doạ lớn hơn đối với tự do so với nhà nước riêng biệt. Chúng ta cũng không thể phác hoạ một giải pháp trừu tượng: Điều đó cũng sẽ mâu thuẫn với các nguyên tắc của xã hội mở. Vì thế chúng ta phải xem xét tình hình như nó là hiện nay. Đó là cái tôi sẽ làm ở nửa sau của cuốn sách này. Dựa vào sự đánh giá ấy, khi đó chúng ta có thể thử phát triển một chương trình để tạo ra một xã hội mở toàn cầu. Tôi sẽ làm việc đó ở các chương kết thúc. Vì mục đích giữ đúng thứ tự, tôi muốn chỉ ra trước rằng tôi sẽ dùng thuật ngữ “xã hội mở” còn theo một nghĩa khác nữa. Ở đây, tôi đã thử xác lập nó như một tư tưởng phổ quát; tại đó tôi sẽ thử chứng tỏ làm thế nào nó có thể chuyển thành hiện thực ở thời điểm hiện tại của lịch sử.

[9/17]

© 2004 talawas




[1]Roger Scruton, Kant (Oxford, U. K.: Oxford University Press, 1989).
[2]Viết đoạn này tôi chịu ảnh hưởng của Michael Sandel, Democracy’s Discontent (Cambridge: Havard University Press, 1996).


Chương 6: Vấn đề về các giá trị xã hội

Trong chương này, tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho việc xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay.


Các giá trị thị trường đối lại các giá trị xã hội

Mối quan hệ giữa các giá trị thị trường và giá trị xã hội không dễ tháo gỡ. Vấn đề không phải là xác lập rằng có sự khác biệt giữa hai thứ; mà là trong quyết định khi nào chúng ta phải được hướng dẫn bởi một thứ và khi nào bởi thứ khác. Những người theo thuyết thị trường chính thống cố thử bỏ qua các giá trị xã hội bằng lí lẽ rằng các giá trị đó - bất luận chúng là gì - được thể hiện trong ứng xử thị trường. Thí dụ, nếu người ta muốn quan tâm đến những người khác hay bảo vệ môi trường, họ có thể phát biểu ý kiến đó bằng chi tiêu tiền; chủ nghĩa vị tha của họ trở thành một phần của tổng sản phẩm quốc nội (GNP) hệt như tiêu dùng dễ thấy của họ. Tất nhiên, có các vấn đề cần đến các quyết định tập thể, nhưng các lựa chọn xã hội được hướng dẫn bởi cùng các nguyên lí như lựa chọn cá nhân.

Để chứng minh rằng lí lẽ này là sai, tôi không cần viện dẫn đến trừu tượng hoá, mà chúng ta đã có quá nhiều rồi; tôi có thể rút ra từ kinh nghiệm cá nhân của mình.

Với tư cách một người tham gia ẩn danh trong các thị trường tài chính, tôi chẳng bao giờ phải cân nhắc các hậu quả xã hội của các hành động của tôi. Tôi đã luôn ý thức được rằng, trong những hoàn cành nào đó, các hậu quả có thể có hại, nhưng tôi đã cảm thấy được biện minh trong việc bỏ qua chúng trên cơ sở là tôi đã chơi theo luật. Trò chơi là cạnh tranh, và nếu tôi áp đặt các ràng buộc thêm lên mình, tôi có thể kết thúc như một người thua cuộc. Hơn nữa, tôi đã hiểu rõ rằng sự đắn đo cá nhân chẳng tạo ra sự khác biệt về kết quả: Nếu tôi kiêng kị, ai đó khác sẽ lấy chỗ của tôi. Trong quyết định mua hay bán cổ phiếu hay đồng tiền nào, tôi được chỉ dẫn bởi duy nhất một cân nhắc: để tối ưu hoá tiền lời của tôi trên vốn bằng cách cân nhắc rủi ro đối lại phần thưởng. Tuy nhiên, các quyết định của tôi đã có các hậu quả xã hội: Khi tôi mua cổ phần của Lockheed và Northrop sau khi các ban quản lí bị buộc tội tham nhũng, tôi đã giúp duy trì giá của cổ phiếu của họ. Khi tôi bán non đồng Bảng anh năm 1992, Ngân hàng Anh quốc đã ở phía bên kia của các giao dịch của tôi, và tôi thực tế đã lấy tiền từ túi của những người Anh đóng thuế. Nhưng nếu giả như tôi đã thử tính đến các hậu quả xã hội, nó sẽ vứt tính toán rủi ro-phần thưởng của tôi đi, và lợi nhuận của tôi đã giảm xuống. May thay, tôi đã không cần cân nhắc các hậu quả xã hội, vì chúng đằng nào cũng xảy ra: Nếu giả như tôi đã không mua Lockheed và Northrop, thì ai đó khác đã mua. Người Anh phá giá đồng Bảng, bất luận tôi đã sinh ra hay không. “Nếu tôi không làm việc đó, ai khác đó sẽ làm” là sự giũ trách nhiệm thông thường; nhưng trong trường hợp này nó có căn cứ vững vàng. Các thị trường tài chính có nhiều người tham gia đến mức không một người tham gia đơn lẻ, ẩn danh nào có thể có một ảnh hưởng, có thể cảm nhận được về kết quả. Kéo lương tâm xã hội của tôi vào quá trình ra quyết định sẽ chẳng làm nên sự khác biệt nào trong thế giới thực; nhưng nó có thể tác động xấu đến kết quả riêng của tôi.

Lí lẽ này đúng chỉ cho các thị trường tài chính. Nếu giả như tôi đối phó với con người chứ không phải các thị trường, tôi có thể đã không tránh lựa chọn đạo đức và, là người hơi khó tính, có thể đã không thành công đến vậy trong kiếm tiền. Đội ơn vận may đã dẫn tôi đến các thị trường tài chính và để cho tôi giữ cho bàn tay tôi sạch: Pecunia non olet (tiền không có mùi). Những người tham gia thị trường nói chung được miễn trừ các lựa chọn đạo đức chừng nào họ chơi theo luật. Trong nghĩa này, các thị trường tài chính không trái đạo đức; chúng là phi đạo đức. Những người hoàn toàn đáng kính mua và bán cổ phần và hàng hoá có thể ảnh hưởng đến vận may của người dân ở những nơi xa xăm: các thợ mỏ đồng ở Châu Phi hay các công nhân xây dựng ở Indonesia có thể mất kế sinh nhai vì một sự thay đổi về giá hàng hoá hay tỉ giá hối đoái. Nhưng các kết quả này không bị ảnh hưởng bởi các quyết định của những người tham gia thị trường riêng biệt; cho nên chúng không cần đi vào tính toán của họ. Các vấn đề do biến động thị trường gây ra chỉ có thể được đề cập ở mức chính sách.

Tôi hiểu rõ là lí lẽ này không còn áp dụng được bây giờ khi tôi đã trở thành một nhân vật được nhiều người biết đến mà các hành động và tuyên bố của tôi có thể tác động đến các thị trường. Điều này làm nảy sinh các vấn đề đạo đức mà trước đây tôi đã được miễn trừ và làm cho địa vị của tôi như một người tham gia thị trường phức tạp hơn nhiều.

Đây là một thí dụ: Tôi đã là một người ủng hộ tích cực hiệp ước cấm mìn, nhưng các quỹ của tôi đã có cổ phần trong một công ti sản xuất mìn. Tôi cảm thấy bắt buộc phải bán các cổ phần đó, dẫu cho tôi đã coi chúng là một khoản đầu tư hấp dẫn, và thực ra chúng đã lên giá đáng kể sau khi tôi bán nó. Tôi đã có thể không bán nó trước khi tôi thành một nhân vật nổi tiếng. Thật ra mà nói, việc bán cổ phần của tôi đã chẳng có ảnh hưởng gì đến sản xuất mìn, nhưng tôi không còn có thể biện minh cho sự sở hữu chúng bằng cách cho rằng mình là một người tham gia thị trường ẩn danh.

Không còn là ẩn danh, tôi phải cực kì cẩn trọng về cái tôi nói. Tôi nêu rõ một điểm là không nói bất cứ thứ gì có thể mang lợi cho tôi như một nhà đầu tư. Dù sao đi nữa, tôi vẫn thường bị rắc rối. Bức thư của tôi cho tờ Financial Times tại thời điểm của khủng hoảng Nga (xem Chương 9) là một trường hợp như vậy. Thế lưỡng nan thậm chí còn gay gắt hơn nữa, lúc tôi phải quyết định có nên nói hay không những điều mà, khi ở vị thế cuả nhà đầu tư , chúng sẽ quay lại hại chính tôi. Thí dụ, khi ủng hộ thuế Toobin (xem Chương 10), tôi đã trực tiếp đi chống lại các lợi ích kinh doanh của chính mình. Thường tôi bênh vực Tu chính lần thứ Năm [1] (Fifth Amendment); tức là, tôi cố không làm hại lợi ích riêng của tôi, song đôi khi tôi không thể tránh nói cái tôi tin. Sự thực, là một nhân vật nổi tiếng trên thực tiễn làm cho không thể đồng thời là một nhà đầu tư tích cực. [2] May thay, tôi không còn tích cực trong quản lí các quỹ của tôi, và tôi đã uỷ quyền cho các nhà quản lí tích cực bỏ qua vị trí của tôi như một nhân vật nổi tiếng khi ra các quyết định đầu tư. Song đây là một thoả hiệp rầy rà, và nó làm cho tôi đánh giá cao lợi thế của ẩn danh.

Thật quan trọng khi phân biệt giữa phi đạo đức (amorality) và trái đạo đức (immorality). Coi các thị trường tài chính như trái đạo đức có thể can thiệp vào vận hành bình thường của chúng và tước mất một trong các thuộc tính hữu dụng nhất của chúng - cụ thể là, tính phi đạo đức của nó. Tính phi (ngoài) đạo đức giúp cho các thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Đạo đức nêu ra các vấn đề khó mà những người tham gia trong các thị trường tài chính có thể lảng tránh một cách thuận tiện bằng cách dựa vào lí lẽ mà tôi đã dùng.

Lí lẽ đứng vững, dù các nhà đầu tư có lo âu về đạo đức hay không. Cho đến khá gần đây, nhiều nhà đầu tư đã tránh mua cổ phần của các nhà máy rượu, nhưng các quyết định của họ như các nhà đầu tư đã tạo ra sự khác biệt rất nhỏ đối với tiêu thụ rượu cồn. Cũng thế với môi trường. Đúng, đã có những thay đổi quan trọng trong thái độ của các công ti, nhưng những thay đổi này xảy ra như kết quả của áp lực xã hội, chính trị, và pháp lí, chứ không phải quyết định của cá nhân các nhà đầu tư. Cổ phần thuốc lá không được ưa thích, nhưng sự sa sút của chúng là do quyết định của toà án gây ra, cái được phản ánh đúng trong đánh giá của thị trường.

Phải thừa nhận, các thị trường tài chính không chỉ phản ánh thụ động những cái căn bản; chúng cũng có thể có vai trò tích cực trong định hình thực tại. Tuy vậy, chúng ta cần phân biệt ứng xử tập thể và ứng xử cá nhân. Ứng xử tập thể của các thị trường có các hệ quả sâu rộng; ứng xử cá nhân của những người tham gia thị trường chỉ có một tác động nhỏ nhoi, vì luôn có người chơi khác sẵn sàng vào cuộc với một giá khác chút ít. Chính định nghĩa của thị trường hiệu quả là không người tham gia đơn độc nào có thể ảnh hưởng đến giá.

Các thị trường tài chính có thể được dùng như vũ đài của hành động tập thể. Thí dụ, sự tẩy chay các khoản đầu tư Nam Phi hoá ra đã thành công để thúc đẩy sự thay đổi chế độ ở Nam Phi. Nhưng hành động tập thể là ngoại lệ hơn là lệ thường, và nó phải như vậy, vì công trạng chủ yếu của các thị trường là khả năng của chúng để biểu lộ các sở thích cá nhân. Các lợi ích tập thể phải được bảo vệ bằng hành động chính trị và công dân. Sử dụng các thị trường tài chính cho hành động công dân là một khả năng, nhưng đó không phải là việc sử dụng chính của chúng. Chấp nhận sự thực rằng các thị trường là thuần khiết phi đạo đức phải dẫn đến sự thừa nhận rằng chúng ta không thể hoạt động được mà không có khu vực phi thị trường. Tính phi đạo đức của thị trường làm cho việc các giá trị xã hội được diễn đạt trong các qui tắc chi phối thị trường (cũng như các khía cạnh khác của xã hội) càng quan trọng hơn bao giờ hết. Người tham gia ẩn danh có thể bỏ qua những cân nhắc đạo đức, chính trị, và xã hội, song nếu chúng ta ngó tới tác động do các thị trường tài chính gây ra, chúng ta không thể không tính đến những cân nhắc như vậy. Như đã thấy trong khủng hoảng 1997-1999, các thị trường tài chính có thể hành động như trái đạn phá, phá đổ các nền kinh tế. Mặc dù chúng ta được biện minh là chơi theo luật, chúng ta cũng phải chú ý đến luật mà chúng ta chơi. Qui tắc do các nhà chức trách tạo ra, nhưng trong các nền dân chủ, các nhà chức trách bị ảnh hưởng bởi những người chơi.


Каталог: xahoi
xahoi -> TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử
xahoi -> THẢm trạng buôn bán ngưỜi nguyễn Đức Tuyên Tháng 12 2013 NỘi dung
xahoi -> TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử ĐỀ chính thứC
xahoi -> 1. Nơi nóng nhất, sa mạc Lut Desert (Iran), 71 độ C
xahoi -> HƯỚng dẫn học sinh đỌc hiểu văn bản sử thi trong nhà trưỜng người trình bày: Trần Hải Tú
xahoi -> I. infinitives
xahoi -> Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật qua các truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình thpt
xahoi -> Phong cách kí hoàng phủ ngọc tưỜng qua “ai đà ĐẶt tên cho dòng sôNG?” A- mở ĐẦU
xahoi -> Tư liệu văn học Ôn thi hsg môn Ngữ Văn nhậN ĐỊnh về VĂn học I. Văn xuôi
xahoi -> R­êng thpt chuyªn Lª Hång pHong Líp 10 Chuyªn ho¸

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương