TIÊu chuẩn việt nam tcvn 6745-1: 2000 iec 794-1: 1993 with amendment 1 : 1994 and amendment 2 : 1995



tải về 409.79 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích409.79 Kb.
#13875
  1   2   3   4   5
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6745-1:2000

IEC 794-1:1993

WITH AMENDMENT 1 : 1994

AND AMENDMENT 2 : 1995

CÁP SỢI QUANG - PHẦN 1: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHUNG



Optical fibre cables - Part 1: Generic specifications

Lời nói đầu

TCVN 6745-1 : 2000 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 794-1 :1993, sửa đổi 1:1994 và Sửa đổi 2 :1995;

TCVN 6745-1 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E7 Cáp quang biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
CÁP SỢI QUANG - PHẦN 1: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHUNG

Optical fibre cables - Part 1: Generic specifications

Mục 1 - Qui định Chung

1.1. Phạm vi áp dụng và mục đích

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cáp sợi quang dùng cho thiết bị viễn thông và thiết bị có kỹ thuật liên quan đến cáp sợi quang và áp dụng cho cáp gồm hỗn hợp cả sợi quang và dây dẫn điện.

Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra các yêu cầu thống nhất về các đặc tính hình học, đặc tính truyền dẫn, đặc tính cơ và đặc tính khí hậu của cáp sợi quang và yêu cầu về điện, nếu có.

1.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 68 - 1 :1988 Thử nghiệm môi trường. Phần 1 : Quy định chung và hướng dẫn;

IEC 68 - 2 - 10 : 1988 Thử nghiệm môi trường. Phần 2 : Thử nghiệm - Thử nghiệm J và hướng dẫn: Thử nghiệm nấm mốc;

IEC 68 - 2 - 14 : 1984 Thử nghiệm môi trường. Phần 2 : Thử nghiệm - Thử nghiệm N: Thử nghiệm thay đổi nhiệt độ;

IEC 189 -1: 1986 Cáp tần số thấp và dây có cách điện và vỏ bọc bằng PVC. Phần 1 : Phương pháp thử nghiệm chung và phương pháp đo;

TCVN 6610-2 : 2000 (IEC 227 - 2 : 1979) Cáp cách điện bằng PVC điện áp danh định đến và bằng 450 / 750 V. Phần 2 : Phương pháp thử nghiệm;

TCVN 6614 (IEC 332) Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy;

TCVN 5936 : 1995 (IEC 540 : 1982) Phương pháp thử nghiệm đối với cách điện và vỏ bọc của dây và cáp điện (hợp chất nhiệt dẻo và đàn hồi);

IEC 793-1:1992 Sợi quang. Phần 1 : Quy định kỹ thuật chung;

TCVN 6614 (IEC 811) Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện;

IEC 874 - 1 . 1987 Bộ nối dùng cho sợi quang và cáp. Phần 1 Quy định kỹ thuật chung.

1.3. Định nghĩa

Đang xem xét.



1.4. Cáp sợi quang

Cáp sợi quang có chứa các sợi quang và có thể cả các ruột dẫn điện gồm các loại sau đây:

1.4.1. Cáp dùng để chôn trực tiếp.

1.4.2. Cáp dùng để lắp đặt trong cống hoặc đường hầm.

1.4.3. Cáp treo.

1.4.4. Cáp đặt dưới nước (cáp thả sông, hồ qua một đoạn ngắn).

1.4.5. Cáp đặt trong nhà.

1.4.6. Cáp di động

1.4.7. Cáp dùng cho thiết bị.

1.4.8. Cáp dùng cho mục đích đặc biệt.

1.4.9. Cáp đặt dưới biển.

1.5. Vật liệu



1.5.1. Vật liệu sợi quang

Sợi quang phải đồng nhất về chất lượng và các đặc tính của chúng phải thỏa mãn các yêu cầu của IEC 793 - 1.



1.5.2. Ruột dẫn điện

Ruột dẫn điện phải đồng nhất về chất lượng và không có khuyết tật. Đặc tính của chúng phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan như đã nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể.



1.5.3. Vật liệu khác

Vật liệu sử dụng trong kết cấu của cáp sợi quang phải tương thích với các tính chất quang và lý của sợi quang và phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan như đã nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể.

1.6. Kết cấu của cáp

Kết cấu, kích thước, khối lượng, các đặc tính về quang và điện của mỗi loại cáp sợi quang phải như đã nêu trong qui định kỹ thuật cụ thể liên quan.

Mục 2 - Phương pháp đo kích thước

2.1. Mục đích

Các kích thước của sợi quang, ruột dẫn điện và cáp phải được xác định trên các mẫu chịu các thử nghiệm ở bảng 1. Các thử nghiệm được áp dụng, các chuẩn cứ để chấp nhận và số lượng mẫu phải được như đã nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Bảng 1 - Phương pháp đo kích thước

Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm

Các đặc tính được đề cập của phương pháp thử nghiệm

IEC 793 - 1 A1

Trường khúc xạ gần

Đường kính lõi

Đường kính lớp vỏ phản xạ

Độ không tròn

Sai lệch độ đồng tâm



IEC 793 - 1 - A1B

Phương pháp giao thoa ngang




IEC 793 - 1 - A2

Phân bố trường ánh sáng gần

Đường kính lõi

Đường kính lớp vỏ phản xạ

Đường kính lớp bọc sơ cấp

Đường kính lớp đệm

Độ không tròn

Sai lệch độ đồng tâm



IEC 793 - 1 - A3

Bốn vòng tròn đồng tâm

Đường kính lõi

Đường kính lớp vỏ phản xạ

Độ không tròn

Sai lệch độ đồng tâm



IEC 793 - 1 - A4

Đo đường kính cơ học

Đường kính lớp vỏ phản xạ

Đường kính lớp bọc sơ cấp

Đường kính lớp đệm

Độ không tròn



IEC XXX - 1 - A5

Đo độ dài cơ học (đang xem xét)

Chiều dài cáp

IEC 793 - 1 - A6

Trễ của xung truyền dẫn và/hoặc xung phản xạ

Chiều dài cáp

IEC 793 - 1 - C1C

Kỹ thuật tán xạ ngược

Chiều dài sợi

IEC 1891)

Cơ học

Đường kính ruột dẫn điện

TCVN 5936:1995 (IEC 5402) IEC 1891)

Cơ học

Chiều dày cách điện

Chiều dày vỏ bọc

Kích thước tổng thể


1) Cáp tần số thấp và dây có cách điện và vỏ bọc PVC.

2) Phương pháp thử nghiệm đối với cách điện và vỏ bọc của cáp và dây điện (hợp chất nhiệt dẻo và đàn hồi).

Mục 3 - Phương pháp đo các đặc tính cơ

3.1. Mục đích

Mục này mô tả phương pháp đo để áp dụng cho các thử nghiệm cơ của cáp quang. Các phương pháp này được sử dụng để kiểm tra cáp sợi quang đối với mục đích thương mại.

Các đặc tính cơ của cáp sợi quang được xác định trên mẫu chịu các thử nghiệm ở bảng 2. Các thử nghiệm được áp dụng, các chuẩn cứ để chấp nhận và số lượng mẫu phải như đã nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Chú thích - Không phải tất cả các thử nghiệm đều được áp dụng cho tất cả các cáp.

Bảng 2 - Phương pháp đo các đặc tính cơ

Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm

Các đặc tính được đề cập của phương pháp thử nghiệm

TCVN 6745-1-E1 (IEC 794-1-E1)

Tính năng kéo

Độ bền cơ

IEC XXX-1-E2

Mài mòn (đang xem xét)

TCVN 6745-1-E3 (IEC 794-1-E3)

Nén

TCVN 6745-1-E4 (IEC 794-1- E4)

Va đập

lEC XXX-1- E5

Áp suất thay đổi (đang xem xét)

TCVN 6745-1-E6 (IEC 794-1-E6)

Uốn lặp lại

Không bị móc giữ ràng buộc

TCVN 6745-1-E7 (IEC 794-1-E7)

Xoắn

TCVN 6745-1-E8 (IEC 794-1-E8)

Mềm dẻo

TCVN 6745-1-E9 (IEC 794-1 -E9)

Giật

TCVN 6745-1-E10 (IEC 794-1-E10)

Bẻ gập

TCVN 6745-1-E11 (IEC 794-1-E11)

Uốn

3.2. Các định nghĩa về vận hành

Đang xem xét.

3.3. Phương pháp TCVN 6745-1 -E1 (IEC 794 -1- E1) - Tính năng kéo

3.3.1. Mục đích

Phương pháp đo này áp dụng cho cáp sợi quang được thử nghiệm với độ bền kéo cụ thể để kiểm tra xu hướng suy hao và/ hoặc độ biến dạng của sợi dưới dạng hàm số của lực kéo cáp có thể xuất hiện trong quá trình lắp đặt. Phương pháp này được sử dụng làm phương pháp thử không phá huỷ (lực đặt vào phải nằm trong phạm vi các giá trị làm việc).

Dưới đây là hai phương pháp đo:

- Phương pháp E1A: quy trình để xác định sự thay đổi suy hao;

- Phương pháp E1B: quy trình để xác định độ giãn dài của sợi.

Phương pháp E1B có thể cung cấp các thông tin cả về lực kéo cho phép lớn nhất để lắp đặt ở hiện trường và độ giãn cho phép của cáp.

Phải sử dụng phương pháp này hoặc phương pháp kia, hoặc cả hai, hoặc riêng biệt hoặc hỗn hợp theo quy định kỹ thuật cụ thể hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng và người chế tạo.

3.3.2. Chuẩn bị mẫu

a) Mẫu thử nghiệm

Một đoạn cáp đem thử, vừa đủ để đạt được độ chính xác mong muốn được lấy ra từ cuộn cáp hoặc lõi quấn

Mặt cắt ở hai đầu của sợi thử nghiệm phải được tạo thành mặt phẳng.

b) Sợi chuẩn

Xem IEC 793-1-phương pháp XXX (phương pháp đo độ giãn dài của sợi).

3.3.3. Thiết bị

a) phương pháp E1A: Thiết bị đo suy hao để xác định sự thay đổi suy hao (xem IEC 793-1 mục 4)

và/hoặc

Phương pháp E1B: Thiết bị đo độ biến dạng giãn dài của sợi (xem IEC 793-1 phương pháp XXX: Phương pháp đo độ giãn dài của sợi).



b) 1) thiết bị đo độ bền kéo có khả năng thích ứng với đoạn cáp ngắn nhất được thử nghiệm (xem hình 1).

2. cảm biến tải có sai số lớn nhất là ± 3% của dải lớn nhất.

3) thiết bị kẹp

Lô quấn có đường kính lõi thích hợp hoặc hệ thống tương đương. Cơ cấu chuyển hướng có đường kính thích hợp để làm gọn nhẹ hệ thống.

Chú thích - Cần lưu ý để phương pháp bắt chặt các phần tử của cáp không được làm ảnh hưởng đến kết quả.

c) nếu có yêu cầu, các phương tiện về điện hoặc cơ dùng để đo độ giãn dài của cáp phải được chuẩn bị đầy đủ.

Phép đo chiều dài của cáp cần đảm bảo độ chính xác tối thiểu là ± 0,01 %.

d) ví dụ về thiết bị thích hợp được cho trên hình 1

Khoảng cách giữa các cơ cấu chuyển hướng cũng như đường kính của cơ cấu chuyển hướng phải được kiểm tra sao cho chúng không ảnh hưởng đến điều kiện thử nghiệm.

3.3.4. Tiến hành thử nghiệm

a) thử nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ môi trường

b) đặt cáp vào đồ gá thử kéo và kẹp chặt cáp. Ở cả hai đầu của đồ gá thử kéo phải sử dụng biện pháp an toàn cho cáp để giữ cáp sao cho tất cả các phần tử của cáp được khống chế trong giới hạn dịch chuyển của chúng. Đối với hầu hết các kết cấu (ví dụ như cáp bện) việc kẹp các phần tử cáp, trừ các sợi, được coi là thực tế và thích hợp nếu đạt được sự thay đổi suy hao và/hoặc cả tải kéo cho phép lớn nhất và độ giãn cho phép của cáp. Tuy nhiên đối với một số kết cấu (ví dụ như ống lồng đơn) có thể cần thiết phải đề phòng sự trượt cáp để đạt được kết quả giãn cho phép chính xác. Lô quấn hoặc trục quấn có ít nhất ba vòng cáp quấn quanh lô là thích hợp.

Khi sử dụng hành trình kép của cáp trên đồ gá nhằm thỏa mãn chiều dài nhỏ nhất quy định của cáp bị giãn, việc cố định ở đầu cáp ở chỗ cáp đi ngược trở lại phải đảm bảo quay tự do.

Chú thích - Đối với các loại cáp treo, nếu có yêu cầu của quy định kỹ thuật cụ thể thì việc kẹp cáp phải được thực hiện bảng các cơ cấu khóa néo tương ứng với loại cáp đó.

c) nối sợi cáp thử nghiệm vào thiết bị đo

Thực hiện thử nghiệm kéo. Đối với phương pháp E1B, và khi sử dụng phương pháp B của IEC 793 - 1 - XXX (phương pháp đo độ giãn dài của sợi) cần lưu ý để quá trình kéo mẫu không làm thay đổi chiều dài chuẩn.

d) lực kéo phải được tăng đều đặn đến giá trị quy định được cho trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Chú thích - Tốc độ tăng lực kéo đang xem xét.

e) sự thay đổi suy hao và/hoặc độ giãn của sợi phải được ghi lại theo hàm của lực kéo hoặc độ giãn dài.

f) đối với cáp có nhiều sợi có thể sử dụng thiết bị đo đa năng để đo độ giãn của sợi và/hoặc suy hao.

g) số sợi đại diện và/hoặc số chu kỳ thử nghiệm phải được thỏa thuận giữa người chế tạo và khách hàng.

3.3.5. Kết quả

a) phép đo kết thúc

Suy hao và/hoặc độ giãn của mẫu không được vượt quá các giá trị cho trong quy định kỹ thuật cụ thể liên quan.

b) các dữ liệu sau đây phải được trình bày cùng với các kết quả:

1) chiều dài của cáp và chiều dài đem thử kéo;

2) phương pháp chuẩn bị các đầu sợi;

3) các nội dung chi tiết về cảm biến tải;

4) các nội dung chi tiết về điều kiện thử và thiết bị đo suy hao;

5) các nội dung chi tiết về thiết bị đo độ giãn dài, nếu sử dụng;

6) mức độ ngặt nghèo của thử nghiệm;

7) sự thay đổi suy hao và/hoặc độ giãn dài của sợi ở bước sóng quy định dưới dạng hàm của tải;

8) tốc độ tăng tải;

9) nhiệt độ:

10) đối với phương pháp E1B:

Nếu có yêu cầu bởi quy định kỹ thuật cụ thể thì phải đo độ giãn dài cho phép sau khi bỏ tải.

Tập dữ liệu này được trình bày cùng với các kết quả phải tính đến đường cong hiệu chuẩn hoặc hệ số của việc đảo pha đo hoặc độ trễ xung cản trở đến sự giãn dài của sợi tương ứng.

Ví dụ về mối quan hệ độ giãn dài của cáp và của sợi đối với cấu trúc ống lỏng được cho trên hình 2.

Nếu có yêu cầu cần xác định giá trị tải khi bắt đầu xuất hiện sự giãn của sợi, trên đồ thị giãn của sợi ứng với tải là giao điểm của đoạn tuyến tính của đường cong với trục tọa độ biểu diễn.

Chú thích - Ngoại trừ loại cáp có cấu trúc bọc chặt, với mức gần đúng ban đầu, chiều dài của sợi khi thử giãn dài được lấy bằng chiều dài của cáp khi thử tải kéo. Tuy nhiên cần lưu ý là giá trị tính toán của độ giãn dài bị ảnh hưởng bởi độ chính xác của chiều dài cáp và chiều dài vượt trội của sợi trong cáp mà điều này phụ thuộc vào thiết kế cáp (cấu trúc lỏng)



Hình 1 - Ví dụ về thiết bị đo tính năng kéo

Chú thích - To tương ứng với tải mà sợi quang bị giãn dài

Tmax tương ứng với tải kéo quy định lớn nhất

Hình 2 - Ví dụ về độ giãn dài của sợi và cáp dưới dạng hàm của tải



3.4 Phưong pháp TCVN 6745-1-E2 (IEC 794 - 1 - E2) - Mài mòn

3.4.1. Lời giới thiệu

Khả năng chịu mài mòn của cáp sợi quang gồm hai khía cạnh: 1) khả năng chịu mài mòn của vỏ bọc và 2) khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp.



3.4.2. Phương pháp TCVN 6745-1-E2A (IEC 794 - 1 - E2A) - Khả năng chịu mài mòn của vỏ bọc cáp sợi quang

a) Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu mài mòn của vỏ bọc cáp sợi quang.

b) Thiết bị

Thiết bị thử mài mòn gồm một dụng cụ được thiết kế để làm mòn bề mặt của cáp theo cả hai chiều song song với trục của cáp trên một đoạn dài 10mm ± 1mm với tần số 55 chu kỳ / min ± 5 chu kỳ / min. Một chu kỳ gồm một chuyển động của dao mài về mỗi hướng.

Dao mài phải có dạng hình kim bằng thép có đường kính như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

Thiết bị dạng điển hình được chỉ ra trên hình 3.

c) Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện khí quyển tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68-1.

d) Tiến hành thử nghiệm

Gá chắc chắn mẫu cáp, có chiều dài khoảng 750mm vào tấm đỡ nhờ kẹp cáp. Dao mài phải được tỳ với tải cần thiết để tạo ra lực như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể để tránh gây xốc mạnh trên cáp.

Mỗi mẫu phải được thực hiện bốn thử nghiệm bằng cách cho dao mài chuyển động tịnh tiến 100mm. Giữa các thử nghiệm xoay mẫu một góc 90° theo cùng một chiều.

e) Yêu cầu

Không được có lỗ thủng đối với vỏ bọc và tính liên tục về quang phải được bảo toàn sau khi thực hiện số chu kỳ thử nghiệm được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.4.3. Phương pháp TCVN 6745-1-E2B (IEC 794 - 1 - E2B) - Khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp sợi quang

a) Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp sợi quang.

Tuỳ thuộc vào loại nhãn và chỉ dẫn trong quy định kỹ thuật cụ thể, một trong hai phuơng pháp sau đây phải được sử dụng .

Phương pháp 1 thích hợp cho kiểu nhãn liền vỏ bọc như in nổi, in chìm.

Phương pháp 2 được áp dụng cho kiểu nhãn khác với kiểu trên.

b) Thiết bị

1) Phương pháp 1

Thiết bị thử nghiệm có tính điển hình được chỉ ra trên hình 3.

Thiết bị được thiết kế để mài mòn nhãn của cáp, song song với trục dọc của cáp trên một đoạn dài 40 mm với tần số 55 chu kỳ / min ± 5 chu kỳ / min. Một chu kỳ gồm một chuyển động của dao mài về mỗi hướng.

Dao mài phải có dạng hình kim bằng thép có đường kính 1mm như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

2) Phương pháp 2

Thiết bị gồm:

- hệ thống thử nghiệm để đặt lực vào miếng phớt bằng len. Ví dụ điển hình được chỉ ra trên hình 4;

- miếng phớt bằng len có màu trắng;

- các quả cân để đặt lực vào mẫu.

c) Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện khí hậu tiêu chuẩn cho thử nghiệp phù hợp với 5.3. của IEC 68 - 1.

d) Tiến hành thử nghiệm

1) Phương pháp 1

Gá chắc chắn mẫu cáp, có chiều dài khoảng 750mm vào tấm đỡ nhờ kẹp cáp. Mẫu được đặt sao cho nhãn cáp nằm ngang phía dưới của dao mài. Đặt tải vào dao mài nhờ những quả cân để tạo ra lực tỳ như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể tránh gây xốc mạnh trên cáp.

2) Phương pháp 2

Mẫu cáp có nhãn phải đặt nằm giữa hai miếng phớt bằng len.

Miếng phớt phải được ngấm nước hoàn toàn.

Lực bình thường (F) được cho trong quy định kỹ thuật cụ thể phải được đặt vào nhãn ở trên mẫu. Mẫu này được chuyển động tịnh tiến qua một đoạn dài 100mm. Số chu kỳ phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

e) Yêu cầu

Nhãn vẫn phải rõ ràng sau khi kết thúc toàn bộ thử nghiệm với số chu kỳ được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.



Hình 3 - Hệ thống thử nghiệm điển hình đối với thử nghiệm E2A và E2B, phương pháp 1

Hình 4 - Hệ thống thử nghiệm điển hình đối với thử nghiệm E2B, phương pháp 2



3.5. Phương pháp TCVN 6745-1-E3 (IEC 794 - 1 - E3) - Nén

3.5.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu nén của cáp sợi quang.



3.5.2. Thiết bị

Thiết bị phải cho phép mẫu cáp được nén giữa tấm thép cố định và tấm thép di động được đặt một lực nén đều trên một đoạn mẫu dài 100mm.

Các mép của tấm thép di động phải được lượn tròn với bán kính khoảng 5mm. Các mép này không được tính vào phần phẳng 100mm của tấm thép. Thiết bị thích hợp được chỉ ra trên hình 5.

3.5.3. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện ở điều kiện khí hậu tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68 - 1.



3.5.4. Tiến hành thử nghiệm

Mẫu cáp được lắp đặt giữa các tấm thép sao cho mặt ép tránh nghiêng về một phía và lực được đặt từ từ không xảy ra thay đổi một cách gián đoạn. Nếu lực được đặt theo cách tăng nhảy bậc thì bậc tăng không được vượt quá 1,5 : 1.

Nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể thì lực phải được đặt tại ba vị trí khác nhau trên mẫu cách nhau không nhỏ hơn 500mm mà không xoay cáp.

Nếu có yêu cầu trong quy định kỹ thuật cụ thể thì thử nghiệm bổ sung hoặc thử nghiệm thay thế có thể thực hiện bằng cách đặt một hoặc nhiều trục thép (đường kính 25mm, nếu không có quy định nào khác trong quy định kỹ thuật cụ thể) vuông góc với mẫu nhằm thể hiện các điều kiện làm việc cụ thể của cáp.

Lực tổng cộng và thời gian đặt lực phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.5.5. Yêu cầu

Chuẩn cứ để chấp nhận đối với thử nghiệm phải được nêu ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.





Hình 5 - Thử nghiệm nén

3.6. Phương pháp TCVN 6745-1-E4 (IEC 794 -1 - E4) - Va đập



3.6.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu va đập của cáp sợi quang.



3.6.2. Thiết bị

Thiết bị phải cho phép búa rơi theo phương thẳng đứng vào miếng kim loại để truyền va đập này vào mẫu cáp. Mẫu cáp này được cố định vào tấm đế bằng thép.

Thiết bị thích hợp được chỉ ra trên hình 6. Tuy nhiên thiết bị tương đương khác cũng có thể được sử dụng. Bề mặt của miếng thép trung gian tiếp giáp với mẫu phải được lượn tròn. Bán kính R của bề mặt này phải được quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.

3.6.3. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm phải được thực hiện ở điều kiện khí hậu tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với 5.3 của IEC 68 - 1 hoặc 9.5.6 của TCVN 5936 - 1995 (IEC 540).

3.6.4. Tiến hành thử nghiệm

Khối lượng của quả cân và độ cao mà búa rơi xuống phải được điều chỉnh để đạt được giá trị thế năng ban đầu được chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể. Số lần va đập phải như quy định trong quy định kỹ thuật cụ thể.



3.6.5. Chuẩn cứ để chấp nhận

Chuẩn cứ để chấp nhận đối với thử nghiệm phải được nêu ra trong quy định kỹ thuật cụ thể.



Kích thước tính bằng milimét



Hình 6 - Thử nghiệm va đập

3.6.6. Thử nghiệm va đập

Thử nghiệm này được thực hiện theo điều 9 của TCVN 5936 - 1995 (IEC 540), ở nhiệt độ được chỉ ra trong quy định kỹ thuật cụ thể. Bổ sung vào yêu cầu 9.5.6 trong TCVN 5936 - 1995 (IEC 540), không một sợi nào được đứt trong quá trình thử nghiệm.




tải về 409.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương