World Bank Document


Thư ký Nhà chuyên môn bậc trung



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang40/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

Thư ký
Nhà chuyên môn bậc trung
Nhà chuyên môn bậc cao
Lãnh đạo và quản lý
Khác
50
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai


Trước hết, nâng cao chất lượng và mức độ phù hợp của các chương trình giáo dục nghề nghiệp 
là điều cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những học sinh không lựa chọn tiếp tục học lên 
bậc học sau phổ thông hoặc không thi đỗ vào các trường đại học có thể đi theo các chương trình 
giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, nhiều 
chương trình giáo dục nghề nghiệp đã trở nên lỗi thời, thiết kế thời lượng quá ngắn hoặc không phù 
hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Thứ hai, tỷ suất sinh lợi từ giáo dục đại học đối với cá nhân và xã hội đều cao ở Việt Nam, đó là 
động lực để thúc đẩy đầu tư tư nhân cũng như đầu tư công vào giáo dục đại học (Patrinos, Thang 
và Thanh 2018). Tuy vậy, bất chấp tỷ suất sinh lợi cao và tăng nhanh từ 13% trong năm học 1992-
93 (Moock, Patrinos và Venkataraman, 1998) lên 18-21% trong năm 2014
22
(Patrinos, Thang và 
Thanh 2018), tỷ lệ đầu tư vào giáo dục đại học vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và mức 
độ phù hợp của các chương trình đào tạo. Những bất cập trong hệ thống giáo dục đại học bao gồm 
thiếu giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, lương thấp cho giảng viên, buộc nhiều giảng viên phải 
đảm nhận khối lượng giảng dạy lớn tại nhiều trường, quy định hành chính nhiêu khê, không khuyến 
khích phương pháp giảng dạy sáng tạo, không thường xuyên cập nhật chương trình học và giáo 
trình đào tạo, cũng như thiếu linh hoạt trong việc lựa chọn chương trình học. Những cải cách gần 
đây nhằm nâng cao tự chủ đại học đã dỡ bỏ một số quy định đối với các trường đại học, nhưng 
mức độ tự chủ, đặc biệt là tự chủ về chuyên môn học thuật và nguồn nhân lực, vẫn còn hạn chế.
Thứ ba, đào tạo trong giáo dục đại học vẫn chưa gắn liền với nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu 
và các hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện vẫn đang tách biệt, dẫn đến tăng chi phí trong 
khi chất lượng và hiệu quả lại giảm đi. Mặc dù phần lớn các nhà nghiên cứu có bằng tiến sĩ công 
tác tại các sơ sở giáo dục đại học nhưng họ lại không nhận được nhiều nguồn tài trợ nghiên cứu từ 
Chính phủ. Như đã nêu trong Báo cáo Việt Nam 2035 (Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam 
2016), cùng với việc tiếp tục đạt được những bước tiến mới trong mục tiêu và nguyện vọng của 
mình, Việt Nam cần thống nhất hệ thống nghiên cứu và giáo dục đại học.
Tăng cường vốn nhân lực của đất 
nước nên bao gồm một cuộc đại cải 
cách trong lĩnh vực giáo dục đại học, 
tập trung vào (a) tăng cường quản trị 
đại học và tự chủ về tổ chức và trách 
nhiệm; (b) phân bổ hiệu quả ngân 
sách nhà nước cho giáo dục và nghiên 
cứu đại học, từ đó khuyến khích nâng 
cao hiệu quả và kết quả thực hiện; và 
(c) vận động sự tham gia của khu vực 
tư nhân thông qua hình thức đối tác 
công tư và tăng cường liên kết giữa 
trường đại học và doanh nghiệp.
22 
Demombynes và Testaverde (2018) ước tính tỷ suất sinh lợi từ giáo dục đại học là 66% trong năm 2014.
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương