World Bank Document



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang36/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

Chênh lệch vùng miền
Chênh lệch lớn vẫn tồn tại trong môi trường giáo dục mầm non giữa các vùng ở Việt Nam, như việc tiếp 
cận lớp học, tài liệu và giáo viên ở các địa phương có hoàn cảnh khó khăn (Việt Nam 2017). Mặc dù 
Chính phủ ưu tiên phân bổ mức chi tiêu công cao hơn cho mỗi học sinh ở khu vực có điều kiện kinh tế xã 
hội khó khăn nhưng tổng ngân sách cho giáo dục ở mỗi khu vực lại phụ thuộc vào khả năng tài chính và 
ý chí của chính quyền địa phương. Đồng bằng sông Hồng nói chung có điều kiện tốt nhất trong tất cả các 
khu vực trong khi đồng bằng sông Cửu Long thường gặp nhiều khó khăn nhất. Ví dụ, đồng bằng sông 
Hồng có tỷ lệ bỏ học thấp nhất ở cấp tiểu học và trung học cơ sở cũng như trung học phổ thông bên cạnh 
tỷ lệ nhập học trung học cơ sở và trung học phổ thông cao nhất, trong khi khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long đối mặt với tỷ lệ bỏ học cao nhất và tỷ lệ nhập học thấp nhất. Tỷ lệ nhập học chung thấp ở đồng 
bằng sông Cửu Long có thể xuất phát từ những thách thức về địa lý như điều kiện giao thông khó khăn, 
khoảng cách xa xôi từ nhà đến trường, và tình trạng di cư trong nước. Quan điểm chưa thực sự đề cao 
giáo dục, cùng với chi phí cơ hội cao hơn do có nhiều việc làm kể cả cho lứa tuổi nhỏ, là những nguyên 
nhân dẫn đến tỷ lệ nhập học thấp trong khu vực (Bộ GD&ĐT, UNICEF và UNESCO/IIEP 2016).
Chính sách dự kiến để khắc phục những chênh lệch này và cân bằng cơ hội học tập bao gồm: (1) phổ 
cập chương trình phát triển trẻ thơ rộng hơn phạm vi chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 
46
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai


em 5 tuổi bởi tiếp cận cơ hội phát triển trẻ thơ 
công bằng là một trong những yếu tố thành 
công của điểm PISA cao; (2) hỗ trợ tài chính 
mục tiêu dưới hình thức trợ cấp cho học sinh 
trung học phổ thông để giải quyết các vấn đề 
về khả năng chi trả và chi phí cơ hội; (3) hỗ 
trợ cơ hội học tập thứ hai cho trẻ chưa từng đi 
học và học sinh bỏ học thông qua các ưu đãi 
trong trường và quan hệ đối tác ba bên giữa 
nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội 
dân sự (CSO); và (4) tách yêu cầu đăng ký 
nhà nước với các dịch vụ xã hội như việc xin 
học tại trường công lập.
Vốn Nhân lực Việt Nam: Thành tựu Giáo dục và Thách thức trong Tương lai

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương