Viết tắt Từ



tải về 0.86 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.86 Mb.
#21183
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Những điểm mạnh

Hằng năm nhà trường đầu tư kinh phí mua sắm máy móc, trang thiết bị cho một số ngành học.

Hằng năm phòng máy vi tính được lắp đặt thêm và nâng cấp cấu hình

3. Những tồn tại

- Một số vật tư, máy móc đã mua sắm nhưng chưa đưa vào sử dụng.

- Hiện nay còn thiếu cơ sở thực hành, rèn nghề cho HSSV.

- Việc đưa trang thiết bị vào giảng dạy còn hạn chế



4. Kế hoạch hành động

Trong những năm đến nhà trường đầu tư mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất ngang tầm với qui mô đào tạo.

Từng bước các Khoa, Trung tâm đưa máy móc, thiết bị vào giảng dạy theo chương trình giáo án điện tử.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.3. Có đủ phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu theo qui định.

1. Mô tả

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam có hai cơ sở đào tạo, tổng số phòng làm việc là 35 (H8.08.02.01) phòng trong đó:

- 4 phòng bố trí cho Lãnh đạo

- 31 phòng bố trí cho 24 đơn vị đơn vị thuộc trường

Ở cơ sở I số phòng làm việc được tập trung ở nhà Hiệu bộ 2 tầng rất thuận tiện cho việc phối hợp công tác và sinh hoạt. Phòng làm việc được bố trí đầy đủ bàn, ghế, tủ và các phương tiện làm việc như máy vi tính, điện thoại ...tạo điều kiện cho cán bộ quản lý cũng như giảng viên, giáo viên, nhân viên làm việc. Ngoài ra còn có một phòng họp được trang bị đầy đủ phương tiện với 50 chổ ngồi. (H8.08.02.03)

2. Những điểm mạnh

Nhà trường có đủ phòng làm việc cho Cán bộ Lãnh đạo, giảng viên, giáo viên, nhân viên.



3. Những tồn tại

Một số phòng làm việc được cải tạo lại từ khu nội trú của học sinh do đó diện tích còn hẹp, độ thông thoáng chưa đảm bảo.



4. Kế hoạch hành động

- Từ năm 2012 đến 2015 nhà trường sẽ xây dựng lại khu giảng đường A để bố trí phòng làm việc rộng và đầy đủ tiện nghi hơn cho cán bộ giáo viên công nhân viên thuận lợi trong công việc.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.4. Có phòng máy vi tính được nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của người học, có biện pháp hổ trợ người học tiếp cận với CNTT.

1. Mô tả

Hiện nay nhà trường đã trang bị 6 phòng máy với tổng số máy sử dụng cho thực hành trên 300 máy. (H8.08.02.01)

Hệ thống máy tính có cấu hình đảm bảo phục vụ tốt cho việc cài đặt tất cả các phần mềm ứng dụng trong học tập và nghiên cứu.

Mạng nội bộ được triển khai kết nối với tất cả máy tính với nhau để HSSV có thể truy xuất, chia sẻ dữ liệu, tài nguyên lẫn nhaun có hệ thống internet dây và không dây để cho giảng viên, học sinh sinh viên truy cập được thuận lợi nhằm tìm kiếm, tra cứ thông tin, tài liệu trong giảng dạy và học tập. (H8.08.04.01)

- Biện pháp hổ trợ: Với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin trong tình hình hiện nay cùng với chương trình phát triển công nghệ thông tin trong toàn ngành giáo dục, nhà trường đã có nhiều biện pháp hổ trợ như truy cập internet miễn phí giúp người học có thể tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên mạng (H8.08.04.02). Bên cạnh đó nhà trường còn thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỷ năng sử dụng CNTT bằng cách mở các lớp đào tạo về tin học cho học viên, với những kiến thức học được HSSV có thể sử dụng máy tính, các phần mềm ứng dụng, phục vụ tốt cho việc học tập và công việc sau khi ra trường (H8.08.04.03).

2. Đánh giá điểm mạnh:

- Hệ thống CNTT được đầu tư đồng bộ và kết nối tất cả các máy tính với nhau đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính.

- Mạnh Internet được phủ sóng tất cả khu làm việc và giảng đường để cán bộ, giảng viên và HSSV sử dụng khai thác phục vụ làm việc, tra cứu và học tập.



3. Những tồn tại:

- Số lượng máy ở các phòng máy còn hạn chế chưa đáp ứng so với nhu cầu thực hành của HSSV.

- Học sinh – sinh viên chưa khai thác tốt các trang mạng phục vụ cho nghiên cứu và học tập.

4. Kế hoạch hành động:

Theo đề án phát triển trường giai đoạn 2012-2015 nhà trường sẽ đầu tư xây dựng thêm nhiều phòng máy để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của HSSV



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.5. Có ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú và có các dịch vụ phục vụ người học theo qui định:

1. Mô tả:

Nhà trường có hai khu ký túc xá sinh viên, khang trang, đầy đủ tiện nghi, quy mô 1280 chỗ ở.

- Trước cổng trường có một điểm giao dịch ATM của Ngân hàng Đông Á. (H8.08.05.02)

2. Những điểm mạnh:

- Nhà trường đã cơ bản bố trí đảm bảo một phần chổ ở cho HSSV, số lượng HSSV còn lại đa số đều được Đoàn Thanh niên trường giới thiệu chổ thuê nhà trọ khu vực xung quanh trường ngay từ ngày đầu nhập học.



3. Những tồn tại:

Ký túc xá chỉ mới đảm bảo được 20% so với nhu cầu chỗ ở của học sinh, sinh viên.



4. Kế hoạch hành động:

Tiếp tục xin vốn để xây dựng thêm ký túc xá để tăng quy mô chỗ ở nội trú cho sinh viên



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.6. Có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao đảm bảo diện tích khu thể dục thể thao theo qui định:

1. Mô tả:

- Cơ sở đào tạo trường CĐ KT-KT Quảng Nam có hai sân bóng đá 7 người (1 tại cơ sở I và 1 ở cơ sở II); 3 sân bóng chuyền; 1 sân bãi rộng khoản 1000m2 dùng cho các hoạt động văn hóa ngoài trời. (H8.08.06.01)

Về trang thiết bị: Có hệ thống âm thanh phục vụ lớp học (các lớp có số lượng đông), một máy phát điện 7,5 KVA, có trạm hạ thế 250KVA, hệ thống điện chiếu sáng sân vườn, dụng cụ thể dục thể thao. (H8.08.02.03)

2. Những điểm mạnh:

- Nhà trường có đủ diện tích để xây dựng các sân bãi phục vụ cho hoạt động TDTT.

- Hoạt động Văn hóa, nghệ thuật, TDTT hiện nay trong nhà trường được duy trì thường xuyên.

3. Những tồn tại:

- Các sân bãi cho các hoạt động VH, TDTT còn tạm bợ, chưa được qui hoạch xây dựng đúng tiêu chuẩn.

- Trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu thiết bị chuyên dùng.

4. Kế hoạch hành động:

Trong thời gian đến nhà trường sẽ đầu tư xây dựng các sân bãi phục vụ cho các hoạt động Văn hóa, TDTT như nhà đa năng, sân bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông ...



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.7. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của trường:

1. Mô tả:

Tổng diện tích hiện có của Trường là 41.7ha (H8.08.07.01) trong đó cơ sở I đóng tại TP Tam Kỳ với diện tích là 4,0138ha, (H8.08.07.02) cơ sở II đóng tại Điện Bàn có diện tích 0,9536ha (H8.08.07.03) và Trung tâm SXTT đóng tại xã Tam Xuân II - Núi Thành - Quảng Nam có diện tích 7,604ha và tại xã Tam Phú Tam Kỳ Quảng Nam 20 ha. (H8.08.07.04)

- Nhà trường đã xây dựng đề án phát triển trường giai đoạn 2008 - 2015 (H8.08.07.05).

- Tại cơ sở I xây dựng nhà lớp học 5 tầng gồm 34 phòng học, (H8.08.07.06) xây dựng 2 khu nhà ở sinh viên 4 tầng (160 phòng) với sức chứa 1500 chổ ở (H8.08.07.07).

- Xây dựng khu hành chính, thư viện, thí nghiệm với 50 phòng. (H8.08.07.05)

2. Những điểm mạnh:

- Nhà trường đã xây dựng được Chiến lược phát triển giai đoạn 2008 - 2015, trong đó có chiến mở rộng mặt bằng và xây dựng, phát tiển cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường.

- Có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ cho công tác xây dựng, các kế hoạch này phát huy mọi nguồn lực, tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành và UBND tỉnh.

3. Những tồn tại:

- Việc đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình còn chậm so với kế hoạch do nguồn vốn còn thiếu ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của nhà trường.



4. Kế hoạch hành động:

- Thường xuyên điều chỉnh, cập nhật các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay.

- Tích cực huy động mọi nguồn vốn cùng với sự đầu tư của tỉnh và các cấp, các ngành để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 8.8. Có biện pháp bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học:

1. Mô tả:

- Bảo vệ tài sản cơ quan, giữ gìn an ninh trật tự cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học là trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, Phòng, Khoa, Trung tâm mà trực tiếp là lực lượng bảo vệ chuyên trách được sắp xếp bố trí từ những quân nhân xuất ngũ (H8.08.08.01). Năm 2012 lực lượng bảo vệ có 7 người (4 tại cơ sở I, 2 ở cơ sở II và 1 ở Trung tâm Sản xuất thực nghiệm). (H8.08.08.02)

- Thời gian trực bảo vệ cơ quan là 24/24 giờ. Nhiệm vụ chính là bảo vệ tài sản cơ quan và giữ gìn an ninh trật tự, tập trung vào những khu vực quan trọng như nhà xưởng, phòng thực hành, kho hóa chất và khu làm việc...(H8.08.08.02)

- Trong những ngày lễ, tết, thi tuyển sinh nhà trường tăng cường thêm Trung đội tự vệ, phối hợp với Công an Phường, Phòng PA83 - Công an tỉnh làm tốt công tác bảo vệ, tuần tra, canh gác giữ vững an ninh trật tự trong khu vực. (H8.08.08.03)

- Nhà trường có hệ thống tường rào ngăn cách giữa trường và khu nhà dân do đó công tác tuần tra, canh gác được thuận lợi, không để xảy ra mất mác tài sản. (H8.08.08.04)

- Hằng năm để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ, phòng PA 25 Công an tỉnh tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho công tác bảo vệ (H8.08.08.05).

- Với nhiệm vụ được phân công lực lượng tự vệ nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Công an tỉnh tặng giấy khen. (H8.08.08.06)

2. Những điểm mạnh:

- Nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác an ninh, trật tự; công tác quản lý tài sản cơ quan, tài sản của cán bộ công chức, viên chức và HSSV, thường xuyên phối hợp với lực lượng an ninh địa phương để đảm bảo an ninh trật tự.

- Thực hiện nghiêm túc các qui định, qui chế và các văn bản pháp qui về công tác bảo vệ an ninh trật tự.

3. Những tồn tại:

Tính linh động sáng tạo và xử lý tình huống đôi lúc chưa kịp thời.



4. Kế hoạch hành động:

Từng bước bố trí lực lượng bảo vệ có chuyên môn và năng lực, được đào tạo bài bản và thường xuyên cho đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chuẩn 9: Tài chính và quản lý tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ từ năm 2003. Là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Năm 2013 - 2015 là thời kỳ ổn định tài chính 3 năm tiếp theo. Nguồn tài chính của Trường bao gồm ngân sách cấp; nguồn thu học phí, lệ phí; liên kết đào tạo; dịch vụ kỹ thuật,v.v..

Tiêu chí 9.1. Có quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện quản lý tài chính theo quy định về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.

1.Mô tả:

Quy chế chi tiêu nộ bộ được xây dựng hàng năm, được gửi cơ quan tài chính cấp trên để báo cáo và gửi kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi. Công tác quản lý tài chính được thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định hiện hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Nhà trường triển khai các hoạt động tài chính theo hệ thống văn bản về tài chính sau đây:

+ QĐ số 07/2008/QĐ – UBND Về ban hành Quy định về tổ chức mua sắm tài sản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (H9.09.01.01).

+ QĐ số 10/2008/QĐ – UBND V/v ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (H9.09.01.02).

+ QĐ số 11/2008/QĐ – UBND V/v ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ luân chuyển và thu hút cán bộ (H9.09.01.03).

+ QĐ số 1753/QĐ – UBND Về việc giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2008 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (H9.09.01.04).

+ QĐ số 2077/QĐ – UBND Về việc quy định tạm thời mức trợ cấp xã hội đối với học sinh là người dân tộc thiểu số đang học tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề và các Trường THPT trên đại bàn tỉnh (H9.09.01.05).

+ QĐ số 448/QĐ – UBND V/v quy định mức thu, chi và quản lý học phí đối với các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các cơ sở đào tạo công lập thuộc tỉnh quản lý (H9.09.01.06).

+ QĐ số 44/2007/QĐ – BGDĐT Về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (H9.09.01.07).

+ QĐ số 06/2007/QĐ – UBND Ban hành Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế tóan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (H9.09.01.08).

+ Nghị định số 43/2006/NĐ – CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (H9.09.01.09).

+ Nghị định số 94/2006/NĐ – CP Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung: (350.000đ/tháng – 450.000đ/tháng) (H9.09.01.10).

+ Nghị định số 166/2007/NĐ – CP Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung: (450.000đ/tháng – 540.000đ/tháng) (H9.09.01.11).

+ Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT- BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/ QĐ – TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (H9.09.01.12).

+ Thông tư liên tịch số 43/2007/TTLT/BTC- BGDĐT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 82/2006/ QĐ – TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập (H9.09.01.13).

+ Thông tư số 71/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị số 43/2006/ NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (H9.09.01.14).

+ Thông tư số 91/2005/TT-BTC Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngòai do Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí (H9.09.01.15).

+ Thông tư liên tịch số 69/2005/TTLT-BTC – BGDĐT Sửa đổi, bổ sungThông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/ BTC – BGDĐT ngày 04/4/2003 của liên Bộ Tài Chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục – đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (H9.09.01.16).

+ Thông tư liên tịch số 120/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ – CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán (H9.09.01.17)..

+ Thông tư liên tịch số 47/2001/TTLT/BTC – BGDĐT Hướng dẫn mức chi bồi dưỡng cho công tác ra đề thi và tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, thi quốc tế và thi tốt nghiệp (H9.09.01.18).

+ Quyết định số 244/2005/QĐ – TTg – Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

+ Thông tư liên tịch số 69/2007/BTC – Hướng dẫn tạm thời về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực.

+ Công vắn số: 4358/BGDĐT – Hướng dẫn thực hiện kinh phí cho thanh tra, giám sát kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 200....

+ Quyết định số 465/QĐ- KTKT – Về việc quy định mức thi học phí.

+ Công văn số :1008/STC – Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

+ Quyết định số: 30/QĐ – KTKT – Ban hành quy chế trích lập và sử dụng quỹ năm 2008

+ Quyết định số: 3392/QĐ – UBND –Mức thu học phí năm học 2009 – 2010

+ Nghị định số: 28/100/NĐ – CP – Quy định mức lương tối thiểu chung

+ Nghị định số 49/2010 – Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí

+ Thông tư liên tịch số 29/2010/QĐ – Hướng dẫn thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ – CP

+ Quyết định số 32/2010/QĐ – UBND – Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011

+ Thông tư số 97/2010 – TT- BTC – Quy định chế độ công tác phí chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

+ Quyết định số: 05/2011/UBND – Về sửa đổi, bổ sung QĐ 15/2005/UBND ngày 23/7/2010 và quy định ban hành kèm theo của UBND tỉnh.

- Từng năm, Nhà trường xây dựng dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 43 của Chính phủ và đưa ra Hội nghị cán bộ công nhân viên chức thảo luận để điều chỉnh phù hợp và thực hiện cho năm sau (H9.09.01.19) (H9.09.01.20) (H9.09.01.21) (H9.09.01.31).

- Đối với nguồn kinh phí ngân sách cấp, hằng năm Nhà trường lập dự toán kinh phí trình Sở Tài chính và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt và thực hiện (H9.09.01.22) (H9.09.01.23) (H9.09.01.24) (H9.09.01.25).

- Hội nghị cán bộ CNVC thảo luận công bố việc phân bố kinh phí, sử dụng và thanh quyết toán hằng năm của Nhà trường, đồng thời thông qua các báo cáo công khai về trích lập và sử dụng các quỹ (H9.09.01.26).

- Hằng năm lập báo cáo quyết toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính lập biên bản và thông báo duyệt quyết toán (H9.09.01.27) (H9.09.01.28) (H9.09.01.29).



2. Những điểm mạnh:

Do bám sát các quy định về quản lý tài chính hiện hành và thực hiện đúng Quy chế chi tiêu nội bộ, Nhà trường lập báo cáo quyết toán theo đúng chế độ, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không có sai sót xảy ra.



3. Những tồn tại

Không có tồn tại gì cần trong việc quản lý tài chính theo chế độ hiện hành.



4. Kế hoạch hành động

Tranh thủ sự đầu tư của Tỉnh trong việc bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại để sinh viên học sinh có điều kiện tiếp xúc tốt hơn với các hoạt động sản xuất sau khi tốt nghiệp.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.2. Các nguồn tài chính ổn định, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hợp pháp khác của trường

1. Mô tả:

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam căn cứ Điều 31 Điều lệ Trường Cao đẳng hoạt động bằng các nguồn thu như sau:



a. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp:

  • Năm 2005: 2.181.222.300 (H9.09.02.01).

  • Năm 2006: 4.079.595.350 (H9.09.02.02).

  • Năm 2007: 4.915.157.300 (H9.09.02.03).

  • Năm 2008: 5.848.949.000 (H9.09.02.04).

  • Năm 2009: 8.464.405.000 (H9.09.02.05).

  • Năm 2010: 12.475.101.000 (H9.09.02.06)

  • Năm 2011: 15.638.867.000 (H9.09.02.07)

  1. Các nguồn thu hợp pháp của Trường:

  • Năm 2005: 3.782.000.000 (H9.09.02.01).

  • Năm 2006: 5.260.000.000 (H9.09.02.02).

  • Năm 2007: 9.965.000.000 (H9.09.02.03).

  • Năm 2008: 12.292.000.000 (H9.09.02.04).

  • Năm 2009: 15.934.508.000 (H9.09.02.05)

  • Năm 2010: 20.165.303.000 (H9.09.02.06)

  • Năm 2011: 25.719.161.000 (H9.09.02.07)

Tất cảc các nguồn thu trên được của Trường được quản lý và sử dụng đúng quy định hiện hành của Nhà nước, các khoản thu sự nghiệp ngoài ngân sách nhà nước được thu và gửi tại Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Nam.

Các nguồn thu được sử dụng tập trung thống nhất theo Quy chế chi tiêu nội bộ và chế độ tài chính hiện hành.



2. Những điểm mạnh

Nhờ sự quan tâm của Tỉnh, nguồn thu từ ngân sách nhà nước được cân đối kịp thời, đảm bảo các hoạt động đào tạo công lập, đồng thời bằng sự nỗ lực của Nhà trường các nguồn thu hợp pháp khác cũng được khai thác đúng mức để đảm bảo mở rộng được hoạt động chính quy ngoài ngân sách cấp, liên kết đào tạo.



3. Những tồn tại

Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường chỉ mới đạt 23 % so với nhu cầu kinh phí hoạt động của Trường.



4. Kế hoạch hành động

Tổ chức hoạt động dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo để tăng nguồn thu cho hoạt động thường xuyên.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 9.3. Thực hiện công khai tài chính để giảng viên, cán bộ, công nhân viên biết và tham gia kiểm tra, giám sát

1. Mô tả

Thông qua Hội nghị viên chức hằng năm, hoạt động tài chính được công khai các nội dung:



  • Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2005 (H9.09.03.01).

  • Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2006 (H9.09.03.02).

  • Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2007 (H9.09.03.03).

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2008 (H9.09.03.04).

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2009 (H9.09.03.12).

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2010 (H9.09.03.13).

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 (H9.09.03.14).

- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012 (H9.09.03.15).


  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2005 (H9.09.03.05).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2006 (H9.09.03.06).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2007 (H9.09.03.07).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2008 (H9.09.03.08).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2009 (H9.09.03.16).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2010 (H9.09.03.17).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2011(H9.09.03.18).

  • Dự toán kinh phí được duyệt năm 2012 (H9.09.03.19).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2005 (H9.09.03.09).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2006 (H9.09.03.10).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2007 (H9.09.03.11).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2008 (H9.09.03.20).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2009 (H9.09.03.21).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2010 (H9.09.03.22).

  • Thông báo duyệt quyết toán năm 2011 (H9.09.03.23).

Thực hiện công khai tài chính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên Website của trường: http://ckq.edu.vn.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường thực hiện đúng quy trình công khai tài chính, bộ phận quản lý tài chính cung cấp và báo cáo đầy đủ, chính xác các thông tin tài chính của Nhà trường cho cán bộ, giảng viên, giáo viên được biết.



3. Những tồn tại: Không

4. Kế hoạch hành động

Thực hiện việc công khai tài chính hàng năm đúng quy định



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội

Nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương, vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, vừa góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong trường. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý HSSV ngoại trú.



Tiêu chí 10.1. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương.

1. Mô tả

Nhà trường có mối quan hệ mật thiết với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương. Cụ thể: kết nghĩa, giao lưu với đơn vị Bộ đội biên phòng 270, Đài truyền hình, truyền thanh của tỉnh Quảng Nam, …(H10.10.01.01).

Hàng năm có những hội thi tài năng để HSSV khẳng định mình. Thông qua các đơn vị này để tuyên truyền quảng bá hình ảnh của nhà trường, của HSSV trường tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV có sân chơi lành mạnh, bổ ích; tạo cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường (H10.10.01.02).

2. Những điểm mạnh

Sự năng động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, hữu nghị, thân thiên đã đem lại nhiều kết quả mỹ mãn . Học sinh sinh viên tích cực tham gia nhiệt tình sôi nổi.



3. Những tồn tại

Chưa liên tục thường xuyên, thiếu kinh phí hoạt động

Nguyên nhân: do thời gian học tập của HSSV tại trường ngắn, do nguồn kinh phí có hạn của nhà trường.

4. Kế hoạch hành động

Có kế hoạch mở rộng các mối quan hệ với các cơ sở Văn hóa, thể thao trong và ngoài tỉnh, các huyện, trong tỉnh, có kế hoạch bố trí thời gian cụ thể hợp lý cho các hoạt động phong trào . Thông qua cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục HSSV.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 10.2. Thiết lập được mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hóa, xã hội.

1. Mô tả:

Đây là việc làm cần thiết, liên quan đến nhiều vấn đề như hoạt động, sinh hoạt, ăn ở, đi lại …của HSSV và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Mối quan hệ này được thực hiện thường xuyên, phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch hoạt động hội nghị, hội thảo theo định kỳ (H10.10.02.01).

Có hệ thống thông tin hai chiều để nắm bắt tình hình thực trạng của học sinh học tập tại trường và cư trú tại địa phương, có biện pháp quản lý chặt chẽ (H10.10.01.02).

2. Những điểm mạnh

- Sự phối kết hợp quản lý HSSV ngoại trú giữa nhà trường cụ thể là Phòng công tác sinh viên với cơ quan công an Thành PhốTam kỳ, Công an các phường An Sơn, An Xuân…

- Hoạt động giao lưu của Đoàn trường với các chi đoàn Phường …nơi trường đóng.

3. Những tồn tại: Không

4. Kế hoạch hành động

- Lập kế hoạch hội nghị về công tác ngoại trú của HSSV, mỗi năm 2 lần vào đầu kỳ I và cuối kỳ II. Phối hợp kiểm tra thường xuyên HSSV chấp hành luật pháp Nhà nước, nội quy, quy định của địa phương, xử phạt nghiêm minh những HSSV vi phạm.

- Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương ngày càng bền chặt hơn.

- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với đoàn thể địa phương.



5. Tự đánh giá: Đạt

IV. KẾT LUẬN

Công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường được thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục. Nhà trường đã triển khai công tác tự đánh giá cho tất cả các mặt hoạt động một cách toàn diện, cụ thể, sâu sắc.



Thông qua công tác tự đánh giá nhà trường nắm được các tồn tại trong công tác điều hành, hoạt động đào tạo, công tác tổ chức bộ máy và các hoạt động khác của trường được phát hiện. Nhà trường tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tồn tại, thời gian khắc phục tồn tại được xác định rõ nhằm đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học trình độ cao đẳng của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

HIỆU TRƯỞNG




Каталог: uploads -> news -> 2013 01
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2013 01 -> Những phím tắt quan trọng nhất khi dùng máy tính Bạn nên dùng các tổ hợp phím tắt để tăng tốc độ làm việc mà không cần đến con trỏ chuột

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương