Viết tắt Từ



tải về 0.86 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.86 Mb.
#21183
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

1. Mô tả

Hiện nay, nhà trường có 04 trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Sản xuất - Thực nghiệm, Trung tâm đào tạo nghề và ứng dụng công nghệ sinh học, Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; mỗi trung tâm đều có quyết định thành lập, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong quyết định thành lập (H2.02.05.01). Ngoài ra, còn có các phòng thí nghiệm, các phòng máy phục vụ tích cực cho cán bộ, giảng viên và sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học (H2.02.05.02).



2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng các trung tâm, cơ sở thực hành, nghiên cứu khoa học hoạt động theo quy định.



3. Những tồn tại

Các trung tâm thực hành, thực tập, nghiên cứu hoạt động chưa mạnh mẽ, chưa ngang tầm với đầu tư của nhà trường; các tổ chức nghiên cứu và phát triển hoạt động chưa hiệu quả.



4. Kế hoạch hành động

Từng bước hoàn thiện và củng cố các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trung tâm thực hành thực tập; có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ việc thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên; tiến hành điều chỉnh chương trình theo hướng cập nhật, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của xã hội và Bộ Giáo dục & Đào tạo đề ra. Đồng thời phát động mạnh mẽ nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giáo viên và HSSV của nhà trường.



5. Tự đánh giá: đạt.

Tiêu chí 2.6. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả

Trường có bộ phận chuyên trách về công tác đẩm bảo chất lượng gồm 3 người. Bộ phận đảm bảo chất lượng thuộc Phòng Công tác khoa học, đảm bảo chất lượng và thanh tra.

Phòng Công tác khoa học, đảm bảo chất lượng và thanh tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến đảm bảo chất lượng giáo dục (H2.02.06.01). Phòng có 06 người, trong đó có 02 thạc sỹ, 02 kỹ sư và 02 cử nhân (H2.02.06.02). Hàng năm Phòng đã xây dựng kế hoạch triển khai các công việc liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của trường; đã tổ chức xây dựng chương trình, mở mã ngành, chuyên ngành, tổ chức hội thảo bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục, tự đánh giá kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác xây dựng chương trình, giáo trình, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, khảo thí, nghiên cứu khoa học, kiểm định chất lượng, nghiên cứu khoa học, đồng thời tổ chức nghiệm thu các đề tài khoa học cấp trường và báo cáo công tác nghiên cứu khoa học về cấp trên (H2.02.06.03).

2. Những điểm mạnh

Đội ngũ Phòng QLKH, ĐBCL & HTQT nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, hoạt động có kế hoạch, chương trình cụ thể. Đã triển khai tốt các hoạt động tự đánh giá nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.



3. Những tồn tại

Đội ngũ còn mỏng, phần lớn đều là giảng viên kiêm nhiệm.



4. Kế hoạch hành động

Năm 2013, Phòng nghiên cứu đề xuất tăng cường cán bộ chuyên trách, triển khai thường xuyên hơn các hoạt động đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.7. Tổ chức Đảng trong trường cao đẳng phát huy được vai trò lãnh đạo và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

1. Mô tả

Đảng bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam luôn thể hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo trong mọi hoạt động của nhà trường, đã phát huy tốt vai trò và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật (H2.02.07.01).

Hiện nay, Đảng bộ trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam có 08 Chi bộ với 128 Đảng viên (H2.02.07.02). Đảng bộ và các Chi bộ duy trì sinh hoạt đều đặn, không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt, thường xuyên đấu tranh phê và tự phê, nâng cao ý thức đoàn kết xây dựng Đảng; quy chế dân chủ cơ sở và nguyên tắc tập trung dân chủ được đảm bảo và phát huy trong mọi hoạt động của đơn vị (H2.02.07.03).

Trong những năm qua, các Chi bộ trong Đảng bộ đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đặc biệt năm 2010, 2011, 2012 đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (H2.02.07.04).



2. Những điểm mạnh

Đảng bộ luôn đề ra Nghị quyết để lãnh đạo nhà trường phát triển toàn diện.



3. Những tồn tại

Nội dung sinh hoạt Chi bộ chưa được đổi mới nhiều.



4. Kế hoạch hành động:

Năm 2012, Đảng ủy có kế hoạch đổi mới và nâng cao chất lượng các cuộc họp chi bộ gắn với cuộc vận động về: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010”.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.8. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường cao đẳng góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.

1. Mô tả

Công đoàn thu hút 100% cán bộ viên chức và người lao động trong nhà trường tham gia sinh hoạt. Trong những năm qua, Công đoàn nhà trường đã đi đầu trong các cuộc vận động; tham gia các Hội đồng trong nhà trường; đóng góp ý kiến xây dựng các nội quy, quy chế (H2.02.08.01). Công đoàn đã giới thiệu nhiều đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp (H2.02.08.02).

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trên 7.500 đoàn viên luôn giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động văn hóa, thể thao của nhà trường, là tổ chức luôn giữ vai trò tập hợp thanh niên tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường,… (H2.02.08.03). Trong những năm qua, Đoàn trường đã giới thiệu hàng trăm đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp (H2.02.08.04).

2. Những điểm mạnh

Các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng nhà trường phát triển toàn diện.



3. Những tồn tại

Hoạt động còn mang nặng tính phong trào, chưa gắn với nhiệm vụ chuyên môn của Nhà trường.



4. Kế hoạch hành động

Năm 2013 trở đi, đổi mới phương thức, nội dung hoạt động để mang lại hiệu quả thiết thức nhằm giáo dục nâng cao nhận thức về tư tương, chính trị; nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, viên chức, HSSV và góp phần vào việc đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.9. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1. Mô tả.

Hiện nay nhà trường có 24 đơn vị trực thuộc với 54 cán bộ quản lý các phòng, khoa, trung tâm và bộ môn thuộc trường. Có 04 lãnh đạo trường, 6 trưởng phòng, 08 phó trưởng phòng; 09 trưởng khoa/Bộ môn thuộc trường, 10 phó trưởng khoa; 05 giám đốc, 05 phó giám đốc trung tâm; 01 trưởng ban quản

(H2.02.09.01).

Năm 2012, 100% cán bộ quản lý đều có phẩm chất tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (H2.02.09.02); 100% đạt Lao động tiên tiến, 39 Chiến sĩ thi đua cơ sở; 03 đề nghị Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 11 tập thể lao động xuất sắc, 5 đề nghị bằng khen cấp tỉnh, 11 người đề nghị bằng khen Bộ Giáo dục & Đào tạo (H2.02.09.03).



2. Những điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.



3. Những tồn tại

Một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn về chuyên môn và chính trị theo quy định.



4. Chương trình hành động

- Tiến hành rà soát, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ quản lý.

- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo yêu cầu, tiêu chuẩn.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chuẩn 3. Chương trình đào tạo

Hiện tại Nhà trường đang đào tạo 13 ngành trình độ cao đẳng: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Quản lý đất đai, Trồng trọt, Nuôi trồng thuỷ sản, Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin, Quản lý xây dựng, Tài chính – Ngân hàng, Dịch vụ pháp lý. Chương trình đào tạo các ngành học đều được xây dựng theo đúng quy định và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Chương trình đào tạo được xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng, trong đó chú trọng đúng mức cả nội dung chuyên môn, nghiệp vụ và tư tưởng, chính trị. CTĐT được thiết kế theo một cấu trúc hợp lý cả 2 giai đoạn đại cương và giáo dục nghề nghiệp, theo đó các kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành được phân bổ từ thấp đến cao, từ các môn tiên quyết đến các môn chuyên ngành.

CTĐT của Trường đáp ứng được tương đối linh hoạt nhu cầu nhân lực, nhu cầu học tập của người học và thị trường lao động, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nghề nghiệp, giúp HSSV dễ tìm được việc làm. CTĐT cũng được thiết kế nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên nghành giúp SV mau chóng đáp ứng yêu cầu công việc.



Tiêu chí 3.l. Chương trình đào tạo của trường cao đẳng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng theo qui định.

1. Mô tả

Chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (H3.03.01.01). Từ năm 2006-2012 Nhà trường đã xây dựng được 13 chương trình đào tạo bậc cao đẳng , 10 ngành trình độ nghề bậc cao đẳng (H3.03.01.02). Nhà trường đã thành lập Hội đồng xây dựng chương trình gồm giảng viên, giáo viên (H3.03.01.03). Chương trình đào tạo được sự tham gia góp ý, xây dựng của những nhà tuyển dụng lao động, và các nhà quản lý lao động (H3.03.01.04). Các chương trình này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thẩm định và cho phép ban hành. (H3.03.01.05)



2. Những điểm mạnh

Chương trình đào tạo bậc cao đẳng của trường đều dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và có sự tham gia của các giảng viên, giáo viên, nhà tuyển dụng lao động, nhà quản lý lao động.



3. Những tồn tại

Chương trình đào tạo xây dựng có sự tham gia của các chuyên gia trong tỉnh Quảng Nam chưa mời các chuyên gia ở cho các tỉnh khác.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2012-2015 khi xây dựng chương trình đào tạo một số ngành mới thì có kế hoạch mời các chuyên gia không những trong tỉnh Quảng Nam mà còn ở các tỉnh khác.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

1. Mô tả:

Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động (H3.03.01.02).

Chương trình đào tạo 13 chương trình cao đẳng và 10 chương trình liên thông được ký ban hành đều có nêu mục tiêu đào tạo trong từng chương trình (H3.03.01.02). Chương trình đào tạo bậc cao đẳng trong nhà trường đã được phân bố chương trình chi tiết cho từng học phần và được bố trí trước sau một cách hợp lý để người học tiếp thu các học phần một cách có hệ thống. (H3.03.01.02)

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy trong từng chuyên ngành (H3.03.02.01). Chương trình đã được sự tham gia góp ý của các nhà quản lý lao động và đại diện cho học sinh - sinh viên trong nhà trường. (H3.03.01.04).



2. Những điểm mạnh

- Chương trình đào tạo đã đặt ra mục tiêu rõ ràng đối với từng ngành học, từng chuyên ngành đào tạo.

- Chương trình đào tạo được thiết kế theo hệ thống đảm bảo học phần trước là điều kiện tiên quyết của học phần sau.

- Chương trình nhằm mục đích nâng cao kỹ năng thực hành nghề của người học.



3. Những tồn tại

Chưa có ý kiến đóng góp cho từng chương trình đào tạo của các cựu học sinh - sinh viên nhà trường.



4. Kế hoạch hành động

Hằng năm khi điều chỉnh chương đào tạo phải có tham khảo ý kiến của các cựu học sinh – sinh viên trong nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.3. Các học phần, môn học trong chương trình đào tạo có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

1.Mô tả

Hàng năm nhà trường đều chú trọng đến việc biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng và được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu nhiệm vụ được ghi vào nghị quyết hàng năm của trường (H3.03.03.01).

Theo quy định, khi xây dựng các chương trình đào tạo, tất cả các học phần đều phải có đủ đề đề cương chi tiết được thể hiện trong CTĐT. Giảng viên, giáo viên được phân công có trách nhiệm xây dựng đề cương chi tiết học phần, sau đó được thông qua bộ môn và khoa, vì vậy tất cả các học phần trong các CTGD hiện nay đều có đề cương chi tiết. (H3.03.03.02)

Trên cơ sở đề cương chi tiết các học phần, khoa và bộ môn phân công Giảng viên, giáo viên viết đề cương bài giảng theo quy trình, quy định của nhà trường để làm tài liệu giảng dạy chung trong nhà trường, việc biên soạn đề cương bài giảng được nhà trường đánh giá là đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, do vậy hiện nay các học phần đều có bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng được mục tiêu của học phần (H3.03.03.03)

Tất cả các học phần đều thông qua Hội đồng khoa học nhà trường xét duyệt, góp ý sau đó hoàn chỉnh để giảng dạy. (H3.03.03.04)

2. Những điểm mạnh

Các học phần đều có đủ đề cương chi tiết, bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo.



3. Những tồn tại

Việc thẩm định, phê duyệt các đề cương bài giảng, giáo trình đã được biên soạn còn chậm.



4. Kế hoạch hành động

Vào cuối năm học của mỗi năm các khoa, bộ môn, trung tâm phối hợp với Phòng Công tác khoa học, đảm bảo chất lượng và thanh tra tiếp tục tổ chức biên soạn bổ sung đề cương bài giảng phù hợp với yêu cầu đào tạo hiện nay, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhu cầu xã hội.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.4. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các nhà tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

1.Mô tả

Hàng năm nhà trường đều có chủ trương và xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng chương trình đào tạo để mở ngành học mới và điều chỉnh, bổ sung các chương trình đào tạo (H3.03.03.01). Từ đó nhà trường ra quyết định thành lập các tổ xây dựng và điều chỉnh các chương trình đào tạo để triển khai thực hiện (H3.03.01.03). Việc xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình tiên tiến của một số trường (H3.03.04.01)

Trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các chương trình đào tạo, nhà trường đặc biệt chú ý đến việc gắn kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. (H3.03.01.04). Mỗi học phần giáo viên, giảng viên phải xây dựng được địa bàn thực hành thực tập cụ thể ngoài trường cho học sinh, sinh viên. (H3.03.04.02)

2. Những điểm mạnh

Tất cả các chương trình đào tạo được điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho khóa học mới trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến của một số trường, ý kiến của các nhà tuyển dụng lao động.



3. Những tồn tại

Chưa tham khảo được các chương trình quốc tế trong quá trình xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các chương trình giáo dục của nhà trường.

Chưa tham khảo được nhiều ý kiến của các cựu sinh viên vào việc điều chỉnh, bổ sung các CTGD.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2013 tổ chức đánh giá chất lượng Chương trình đào tạo của 8 ngành đã có sinh viên tốt nghiệp ra trường để có cơ sở điều chỉnh.



5. Tự đánh giá: Chưa đạt

Tiêu chí 3.5. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác..

1. Mô tả

Đến tháng 11/2012 trường đã xây dựng được 13 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy (Kế toán, Quản trị kinh doanh, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Quản lý đất đai, Trồng trọt, Nuôi trồng thuỷ sản, Công nghệ kỹ thuật điện- điện tử, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin, Quản lý xây dựng, Tài chính – Ngân hàng, Dịch vụ pháp lý); 10 chương trình đào tạo liên thông từ bậc TCCN lên cao đẳng (Kế toán, Lâm nghiệp, Chăn nuôi, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật điện, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Quản lý đất đai, dịch vụ pháp lý, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin) (H3.03.01.02). Các chương trình trên hoàn toàn phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục, chức năng và nhiệm vụ của nhà trường, gắn với nhu cầu của người học và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động đồng thời cũng đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo (H3.03.01.02) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông từ bậc TCCN lên cao đẳng hệ chính quy (H3.03.05.02).



2. Những điểm mạnh

Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo tính liên thông với các trình độ đào tạo khác và liên thông với chương trình đào tạo khác của Trường và các cơ sở giáo dục khác.



3. Những tồn tại

Các văn bản quy định về liên thông giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường chưa được công bố trên Website của trường.



4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2013 trở đi tăng cường trao đổi với các cơ sở giáo dục khác để điều chỉnh làm tăng tính hội nhập của chương trình đào tạo.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 3.6. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1. Mô tả

Chương trình đào tạo của trường được định kỳ rà soát, bổ sung và điều chỉnh từ 2 đến 4 năm một lần (H3.03.01.03). Năm 2009 - 2012 nhà trường đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ở khu vực miềm Trung – Tây nguyên (H3.03.04.01) Đại học Đà Nẵng, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Kinh tế Huế, Đại học Thủy sản Nha Trang, Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi…) xây dựng chương trình đào tạo của trường. Sau khi xây dựng, chương trình đào tạo đã được Hội đồng Khoa học và đào tạo trường góp ý và thông qua, Hiệu trưởng ký ban hành năm 2012 và áp dụng cho các khóa đào tạo tuyển sinh từ năm học 2012 - 2013. (H3.03.06.01)

Các chương trình đào tạo đã triển khai thực hiện từ năm 2006, đã bộc lộ một số bất cập, cần thiết phải bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhà trường đã chỉ đạo các khoa chuyên môn rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo, chương trình môn học theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp, hiện đại, tiến tiến, phát triển đáp ứng yêu cầu của người học và nhu cầu phát triển của xã hội. (H3.03.06.02)

2. Những điểm mạnh

Đã định kỳ rà soát chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của một số trường đại học, cao đẳng để bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.



3. Những tồn tại

Chưa tổ chức lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng lao động, doanh nghiệp, các chuyên gia để xem xét tính phù hợp của chương trình với thị trường lao động hiện nay.



4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2012 – 2013, tổ chức lấy ý kiến của các nhà truyển dụng, doanh nghiệp, các chuyên gia để xem xét tính phù hợp của chương trình với thị trường lao động hiện nay. Đến năm 2015 đánh giá lại tất cả chương trình đào tạo hiện có.

Đơn vị thực hiện: Phòng QLKH, ĐBCL & HTQT và các khoa chuyên môn.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo

Hoạt động đào tạo là việc tổ chức thực hiện tất cả các khâu của quá trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu đề ra bao gồm công tác tuyển sinh, giảng dạy và học tập, đánh giá kết quả học tập, đánh giá chất lượng dạy và học, thi và cấp bằng tốt nghiệp, lưu trữ kết quả. Chất lượng hoạt động đào tạo được đánh giá thông qua các tiêu chí sau đây:



Tiêu chí 4.1. Công tác tuyển sinh được đảm bảo thực hiện công bằng, khách quan theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả

Tuyển sinh là khâu đầu tiên của hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và quy mô đào tạo, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật bắt đầu tuyển sinh trình độ cao đẳng từ năm học 2007 - 2008. Công tác tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (H4.04.01.01)



Hội đồng tuyển sinh Cao đẳng của trường đã xây dựng được kế hoạch tổ chức tuyển sinh Cao đẳng một cách cụ thể, rõ ràng (H4.04.01.02).

Công tác tuyển sinh được công bố công khai rộng rãi trên trang Website của trường www.ktktqn.edu.vn và trên Pano, áp phích quảng cáo (H4.04.01.03), trên đài phát thanh, truyền hình (H4.04.01.04).

Đối tượng tuyển sinh của nhà trường là công dân Việt Nam đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học bổ túc văn hóa hoặc tương đương, trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. (H4.04.01.05)

Kết quả thi tuyển được công khai, công bằng, khách quan, đầy đủ chính xác trên trang Website của trường để tất cả thí sinh trên toàn quốc biết. (H4.04.01.06)



2. Những điểm mạnh

- Công tác tuyển sinh được triển khai sớm, có kế hoạch cụ thể, thông tin tuyển sinh được công bố công khai trên các kênh thông tin đại chúng, thí sinh được hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ thi tuyển;

- Hồ sơ, tài liệu về hoạt động của Hội đồng tuyển sinh được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định và được bảo quản, lưu trữ cẩn thận;

- Công tác thi tuyển thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ;

- Kết quả thi tuyển chính xác, công bằng, khách quan; được công bố sớm và công khai trên Website của trường;

- Mọi quyền lợi của thí sinh đều được thực hiện đầy đủ, chính xác, công bằng.



3. Những tồn tại: Không

4. Kế hoạch hành động

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín nhà trường.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 4.2. Công khai số liệu hàng năm về người tốt nghiệp và có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

Каталог: uploads -> news -> 2013 01
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2013 01 -> Những phím tắt quan trọng nhất khi dùng máy tính Bạn nên dùng các tổ hợp phím tắt để tăng tốc độ làm việc mà không cần đến con trỏ chuột

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương