Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp



tải về 0.57 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#15645
1   2   3   4   5   6

(Nguồn: Số liệuFAO, 2006)

Trên thực tế, có rất nhiều nước như Pháp, Áo, Látvia, Cộng hoà Séc… diện tích rừng rất thấp thường nhập khẩu gỗ nguyên liệu thô từ các nước nhiều gỗ nhưng chưa có chứng chỉ rừng sau đó đem chế biến và lại xuất khẩu ra thế giới với nhãn hiệu của mình nên sản lượng gỗ xuất khẩu thống kê thực tế của các nước này trên thế giới đạt tỷ lệ rất cao.



1.6. Các hình thức tổ chức sản xuất của ngành hàng trong nước: quy mô, nguồn vốn, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình sản xuất theo số liệu gần nhất.

I.6.1. Các tỉnh phía Bắc và các vùng khu IV cũ

- Tổng số 410 doanh nghiệp

- Máy móc thiết bị chậm được đổi mới và chủ yếu phục vụ cho mục tiêu chế biến gỗ từ rừng tự nhiên.

- Sản phẩm chủ yếu là đồ mộc nội thất, sản phẩm gỗ mỹ nghệ.

- Mức độ cơ giới hoá chưa cao.

- Nguồn nguyên liệu là gỗ rừng tự nhiên.

- Khả năng đáp ứng khối lượng hàng hoá không lớn.

- Hiện nay số lượng công nhân tuy được đào tạo nhưng thiếu công nhân và cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy theo các mục tiêu mới.



I.6.2. Các tỉnh Nam bộ, Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên.

- Tổng số 790 doanh nghiệp

- Hệ thống trang thiết bị, máy móc được đổi mới nhanh và hiện đang đáp ứng được với mục tiêu chế biến gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên.

- Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là đồ mộc ngoài trời, ván nhân tạo.

- Mức độ cơ giới hoá và phân cấp trong sản xuất tương đối cao.

- Khả năng đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng với khối lượng khá lớn.

- Hiện nay đang có tình trạng thiếu công nhân có tay nghề cao và cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy, bài bản.

*Nhìn chung có thể thấy tình trạng máy móc, trang thiết bị chế biến lâm sản chưa được đầu tư đổi mới nhiều, tỷ lệ phần trăm công suất chế biến theo các loại thiết bị như sau:

- Thiết bị cưa xẻ gỗ và đồ gỗ sơ chế chiếm 30% tổng công suất chế biến, trong đó chủ yếu là máy cưa vòng, cưa đĩa, máy bào một mặt… được chế tạo trong nước, chỉ có một số ít của Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Tiệp.

- Thiết bị đồ gỗ tinh chế hoàn chỉnh sản phẩm chiếm khoảng 50% tổng công suất chế biến gồm các máy bào 2, 3 hay 4 mặt, máy phay 1 hoặc 2 mặt… Những năm gần đây, đa số các doanh nghiệp nhập các thiết bị lẻ có chất lượng cao của Nhật, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc…

- Dây chuyền thiết bị sản xuất ván nhân tạo chỉ chiếm khoảng 20% tổng công suất chế biến. Một số dây chuyền tuy đồng bộ nhưng thuộc loại thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên các dây chuyền được xây dựng từ năm 1995 trở lại đây có công nghệ, thiết bị tiên tiến hơn.

- Tổng năng lực sản xuất chế biến khoảng 4 triệu m3 gỗ tròn/năm, nhưng mới thực hiện sản xuất chế biến được hơn2 triệu m3/năm.



      1. Các loại gỗ:

Đơn vị: 1000đ/m3

Nhóm, loại gỗ, loài cây trong nhóm

Gỗ tròn

Gỗ xẻ

Hàng gỗ tinh chế


Đường kính < 50cm

Đường kính ≥ 50cm

Nhóm I: Trừ các loại cây có ghi chú

Nhóm II


Cẩm xe, sến mật

Sao xanh


Kiền kiền, xoay

Các loại khác


Nhóm III


Giổi, vên vên, bằng lăng

Các loại khác


Nhóm IV


Sao cát, sến, bo bo, dầu mít

Thông nàng, thông 3 lá

Các loại khác

Nhóm V

Dầu các loại

Thông 2 lá

Các loại khác



Nhóm VI

Trám hồng, kháo vàng, hồng quang, xoan đào

Các loại khác

Nhóm VII

Vạn trứng, trám trắng, lòng mức, sữa

Các loại khác

Nhóm VIII

Tất cả các loại


2.350
1.300

1.150

1.050


950
850

750
950

700

650
650



700

550


600

450


550

350
350


2.400
1.350

1.200

1.100


1.000
900

800
1.000

750

700
1.000



750

600


650

500


600

400
400




3.900
2.500

2.500

2.100


2.000
2.000

1.600
1.950

1.550

1.500
1.900



1.550

1.300


1.350

1.100


1.280

950
920


6.000
4.000

4.000

3.500


3.400
3.300

2.800
3.300

2.800

2.700
3.200



2.800

2.400


2.500

2.200


2.400

1.950
1.900


- Giá bán tối thiểu các loại lâm sản rừng trồng được giảm 20% đới với các nhóm tương ứng so với giá quy định tại Quyết định này.

- Ván lạng dày 0,8mm giá 1.600đ/m2 tương đương 2.000.000đ/m3 (trường hợp lạng kích thước khác thì nội suy trên cơ sở lạng kích thước 0,8 mm đế tính).

- Ván ép giá: 3.300.000đ/m3

- Giá gia công: + Từ gỗ tròn ra gỗ xẻ: 85.000đ/m3 gỗ tròn

+ Từ gỗ tròn ra gỗ xẻ phôi làm hàng xuất khẩu: 120.000đ/m3 gỗ tròn

- Gổ xẻ làm bao bì ( xẻ tận dụng từ bìa bắp) áp dụng theo giá gỗ xẻ nhóm 8

- Củi 50.000đ/ster



1.7.2 . Lâm sản khác ngoài gỗ:

1. Song mây:


Đường kính

Song mây tươi

Song mây sơ chế




đồng/sợi

đồng/sợi

đồng/sợi

đồng/sợi

a. Song mây bột

dưới 20mm

từ (20-30)mm

trên 30mm

b. Mây mật, đá, cành

c. Các loại mây khác



7.000

12.000


18.000

2.700


1.000

4.000

5.000


6.200

2.200


2.000

9.800

15.000


21.000

3.200


5.500

6.400


7.500

2.300



2. Các loại lâm sản phụ khác:


Loại lâm sản

Đơn vị tính

Đơn giá

Vỏ bời lời đỏ

Vỏ bời lời xanh

Vỏ bời lời nước (giả)

Chai cục


Củ riềng khô

Củ riềng tươi

Hột ươi

Quả cà na



Nhựa thông

Vàng đắng tươi

Quả mơi

Bột Becberin



Đũa sơ chế

Cây lồ ô


Bông đót

Nứa, le sậy

Rùa, ba ba

Cua đinh


Kỳ đà, tê tê

đ/kg

đ/kg


đ/kg

đ/kg


đ/kg

đ/kg


đ/kg

đ/kg


đ/kg

đ/kg


đ/kg

đ/kg


1.000đ/kg

đ/kg


đ/cây

đ/cây


đ/kg

đ/kg


đ/kg


6.500

3.200


2.800

1.000


1.800

500


8.000

1.000


3.500

1.200


8.000

120


800

2.500


30.000

4.000


50.000

80.000


100.000

(Nguồn: UBND tỉnh KonTum)

1.7.2. Gỗ ván sàn

* Gỗ ván sàn công nghiệp: 200-300.000VNĐ/m3

* Gỗ ván sàn tự nhiên:

Đơn vị: 1.000VNĐ/m3


Loại gỗ

Thô

Thành phẩm

Lim

200

400

Thông Lào

190-200

350-800

Pơ mu




450-500

Gõ đỏ




600



(Nguồn: vinanet)

2. Tình hình thị trường trong nước

2.1. Các kênh marketing của sản phẩm

Trên thị trường thế giới, các giao dịch được tiến hành theo những cách nhất định được gọi là các phương thức giao dịch mua bán. Sau đây là một số phương thức giao dịch chung và phổ biến trên thị trường gỗ và lâm sản quốc tế.



2.1.1. Giao dịch trực tiếp

Trong giao dịch trực tiếp, người mua (hoặc bán) thoả thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp (thông qua thư từ, điện tín...) với người bán (hoặc mua) về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán...



Trình tự và văn bản:

-  Hỏi giá là việc bên bán (hoặc mua) hỏi bên mua (hoặc bán) về các điều kiện giao dịch như giá cả, thời gian giao hàng...

- Chào hàng là đề nghị của một bên gửi tới bên kia, biểu thị muốn bán hoặc mua một số hàng nhất định theo những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện thanh toán. Có hai cách chào hàng:

Chào hàng tự do là việc người bán chào bán một lô hàng được gửi cho nhiều đối tác, nhiều người mua mà không ràng buộc về pháp lý. Trong nội dung soạn thảo, cần sử dụng các từ: "without engagement", "with our final comfirmation", "subject to prior salle" or "quotation"...

Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào bán bị ràng buộc trách nhiệm.

- Đặt hàng là lời đề nghị của người mua gửi cho phía đối tác đề nghị mua hàng.

- Hoàn giá được sử dụng chủ yếu để hoàn giá chào hàng cố định và thường được sử dụng như một phương tiện thương lượng.

- Chấp nhận và xác nhận: Chấp nhận là do người bán đưa ra theo bản hoàn giá hoặc do người mua đưa ra theo bản chào hàng cố định. Còn xác nhận là văn bản ghi lại tất cả các nội dung thoả thuận đã có ở các văn bản giao dịch trước đó và cả hai bên cùng ký vào bản xác nhận, và nó được coi như một hợp đồng để cả hai bên cùng tổ chức thực hiện.

2.1.2. Giao dịch qua trung gian (giao dịch gián tiếp)

2.1.2.1. Đại lý

Đại lý là những cá nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷ thác của người uỷ thác. Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.

- Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được uỷ thác, người ta phân ra ba loại đại lý:

+  Đại lý toàn quyền

+  Tổng đại lý

+ Đại lý đặc biệt



Căn cứ vào nội dung quan hệ giữa người đại lý với người uỷ thác, người ta phân ra ba loại đại lý:

+  Đại lý thụ ủy

+ Đại lý hoa hồng

+   Đại lý kinh tiêu

Ngoài ra, còn có một số kiểu đại lý như: phắc-tơ, đại lý gửi bán, đại lý đảm bảo thanh toán, đại lý độc quyền…

2.1.2.2. Môi giới

Môi giới là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc mua uỷ thác tiến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ. Người môi giới không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được người mua uỷ quyền.

2.1.3. Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.

Các loại hình buôn bán đối lưu:

-  Nghiệp vụ hàng đổi hàng.

-  Nghiệp vụ bù trừ.

-  Nghiệp vụ mua đối lưu.

-  Nghiệp vụ chuyển nợ.

-  Giao dịch bồi hoàn.

-  Nghiệp vụ mua lại sản phẩm.

2.1.4. Đấu giá quốc tế

Đây là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất định, tại đó, sau khi xem trước hàng hoá, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả, cuối cùng hàng hoá sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất. Trong phương thức này, có nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán, và người mua cạnh tranh lẫn nhau và có xu hướng đẩy giá lên cao. Loại giao dịch này đặc biệt thích hợp cho những hàng hoá có khối lượng lớn và chất lượng đồng đều như các sản phẩm gỗ và lâm sản.

2.1.5. Phương thức giao dịch tại hội chợ và triển lãm

Hội chợ là một thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở vào một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.

Triển lãm là nơi trưng bày, giới thiệu hàng hoá, doanh nghiệp và các thành tựu khoa học kỹ thuật… của một ngành hoặc của cả một nền kinh tế.

2.1.6. Giao dịch tái xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập về với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch ngày luôn luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.



2.2. Quy mô và nhu cầu của thị trường nội địa đối với ngành hàng

Một điểm yếu của các DN gỗ Việt Nam là nguồn nguyên liệu chế biến gỗ chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Thống kê của Vifores cho thấy, hàng năm, ngành gỗ phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu. Đáng lưu ý là, nguyên liệu gỗ chiếm tới 60% giá thành sản phẩm, có nghĩa là trong 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả năm 2006, thì chi phí cho nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm trên 1 tỷ USD1.

Hơn nữa, vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu còn khá nhiều bất cập, đầu tư phát triển rừng chưa được quan tâm. Thêm vào đó, việc xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thống nhất. Cụ thể cho thấy, thời gian qua, có quá nhiều các cơ sở chế biến băm dăm (xuất khẩu gỗ tươi) hình thành, điều này không chỉ làm cho nguồn nguyên liệu trong nước thêm khan hiếm, mà còn dẫn đến nghịch lý là các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu bột gỗ để chế biến thì các doanh nghiệp khác lại xuất khẩu gỗ tươi.

* Nguồn khai thác trong nước

Nguyên liệu cho sản xuất và chế biến gỗ có từ hai nguồn chính: khai thác trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trước đây nguồn gỗ để khai thác chủ yếu phụ thuộc vào rừng tự nhiên nhưng hiện nay đã chuyển sang gỗ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác từ rừng trồng. Hiện nay hơn 80% gỗ khai thác từ các rừng trồng được sử dụng làm nguyên liệu thô cho ngành công nghệp giấy. Chỉ khoảng 300.000-400.000m3 gỗ khai thác từ các khu rừng trồng có chất lượng tốt được sử dụng cho lĩnh vực chế biến đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ.

* Nguồn nhập khẩu

Để đáp ứng nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp gỗ Việt nam hang năm nhập khẩu từ 250.000-300.000m3 gỗ nguyên liệu từ nước ngoài. Lượng gỗ nhập khẩu tăng theo thời gian. Tổng kim ngạch gỗ nhập khẩu vào Việt nam trong giai đoạn 2001 – 2005 là 1.770 triệu USD, với tốc độ tăng bình quân hàng năm 33,8%.

Bảng 04: Kim ngạch gỗ nhập khẩu

Đơn vị: triệu USD



Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Kim ngạch

161

179

240

539

651

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thương mại Việt nam 2005, Tài liệu phục vụ Hội nghị thương mại toàn quốc trong tháng 3 – 2006, Bộ Thương mại)

Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hai nhóm thị trường cơ bản:

- Từ các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia… Việc nhập khẩu gỗ từ thị trường này có thuận lợi là chi phí vận chuyển thấp do khoảng cách địa lý ngắn, loại gỗ được trồng có khí hậu tương tự Việt nam nên các doanh nghiệp Việt nam không cần phải mất thời gian để tìm hiểu về đặc tính của từng chủng loại gỗ. Tuy nhiên, nhập khẩu từ các nước này cũng có rủi ro là chính sách quản lý rừng ở nước này thay đổi thường xuyên nên ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gỗ dân đến ảnh hưởng đến chế biến gỗ. Hơn nữa, đây không phải là thị trường dài hạn của do các nước này ngày càng hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu bởi tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.

- Từ các nước có khoảng cách xa về địa lý nhưng có ngành công nghiệp gỗ phát triển như New Zealand, Australia, Nam Phi, Canada và các nước thuộc địa bán đảo Scandinavia như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan…Do khoảng cách giữa Việt nam và các nước này xa nên chi phí vận chuyển lớn, dẫn đến giá thành nguyên liệu gỗ cao. Tuy nhiên, đây là những nước có ngành công nghiệp gỗ phát triển vì vậy nguồn cung cấp đầu vào ổn định, chất lượng gỗ tốt và các khu rừng được cấp chứng chỉ.



2.3. Số lượng cơ sở sản xuất chính của ngành hàng

Hàng năm lượng sản phẩm đồ gỗ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu rất lớn đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp chế biến. Chính điều này đã tạo sức hút to lớn dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Nếu như năm 1957 chỉ có 3 nhà máy chế biến gỗ , năm 1975 tăng lên 65 cơ sở, năm 1990 có 62 xí nghiệp thì đến nay số lượng này đã tăng lên 1200 cơ sở trong đó có 300 doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… hàng năm tiêu thụ lượng gỗ lên đến 100.000m3/năm.

Cùng với đồ gỗ, xuất khẩu LSNG cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Thoát khỏi tình trạng trì trệ của nền kinh tế bao cấp khiến cho thị trường xuất khẩu LSNG bị thả nổi suốt trong giai đoạn từ năm 1985 - 1989, 1990-1995, từ năm 1999 xuất khẩu LSNG phát triển mạnh cùng với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các làng nghề: 88 xí nghiệp chế biến tre trúc, 36 xí nghiệp chế biến song mây, 11 xí nghiệp chế biến các loại LSNG khác, 713 làng nghề sản xuất mây tre, 8 làng nghề sản xuất thủ công từ Dó, Dướng.

(Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp)

2.4. Sản lượng tiêu thụ nội địa theo chuỗi thời gian hàng năm và giải thích sự biến động

Theo thống kê của USDA, sản lượng tiêu thụ nội địa hàng năm của Việt Nam nằm trong khoảng từ 2,3 triệu m3 đến 2,5 triệu m3 gỗ. Với lượng tiêu thụ này thì chỉ tiêu bình quân của nước ta chỉ đạt 9,16 m3 gỗ/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là và 75 m3 gỗ/người.



3. Tình hình thị trường quốc tế

3.1. Quy mô thị trường nước ngoài của ngành hàng

3.1.1. Đồ gỗ

Thị trường gỗ xuất khẩu của Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng qua các năm. Hiện nay gỗ và lâm sản đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam.

Trong những năm gần đây, ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã tăng gần 10 lần, từ 219 triệu USD năm 2000 lên 1,57 tỷ USD năm 2005 và dự kiến đạt 2 tỷ USD trong năm 2006. Sản phẩm gỗ đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ 5 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất2.

Báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho thấy, nước ta hiện có tới 2.000 doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng gỗ và lâm sản. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Vifores, mặc dù có bước phát triển khá nhanh, song đồ gỗ Việt Nam lại rất... “chông chênh” trong xuất khẩu. Đây là thách thức lớn đối với ngành gỗ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Đồ gỗ của Việt nam được xuất khẩu thông qua hai hình thức chủ yếu là:

+ Gia công xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu Đài loan, Singapore, Hàn quốc…để các nước này tiếp tục xuất khẩu sang các nước thứ ba dưới nhãn hiệu của họ. Đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt nam trước đây do khả năng chế biến và thiết kế mẫu mã sản phẩm còn kém nhưng hiện nay hình thức xuất khẩu này càng thu hẹp dần, hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm chủ yếu.

+ Xuất khẩu trực tiếp sang thị trường như Mỹ, Nhật bản, EU, Nga… với nhãn hiệu của chính doanh nghiệp Việt nam. Hiện nay trên thị trường thế giới, Việt nam đang nổi lên là nước có tiềm năng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm đồ gỗ.

a. Thị trường Mỹ

Đây là thị trường lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam, Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ đạt 11,9 triệu USD, năm 2003 đạt 167 triệu USD, năm 2004 đạt 400 triệu USD và năm 2005 đạt 450 triệu USD. Điểm nổi bật của thị trường Mỹ là nhu cầu tăng thường xuyên, sản phẩm tiêu dùng rất đa dạng với khối lượng lớn, Tuy nhiên thị trường Mỹ cũng là một thị trường cạnh tranh khốc liệt, Do vậy đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng đối với chế biến và sản xuất gỗ xuất khẩu.

b. Thị trường EU

Hàng năm EU nhập một khối lượng lớn gỗ, sản phẩm gỗ và đang có xu hướng ngày càng tăng, Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu được 291 triệu EURO, năm 2003 khoảng 320 triệu EURO, năm 2004 đạt trên 400 triệu EURO.

Các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ có khối lượng lớn của Việt Nam trong EU như: Pháp (29,1%), Anh (24,8%), Italia (12,6%), Hà lan (9%),…

Cơ cấu một số mặt hàng gỗ nhập khẩu của EU:

Đồ gỗ nội thất: 20%

Đồ gỗ xây dựng: 5%

Đồ gỗ văn phòng: 15%

Các loại gỗ khác: 20%

Các loại gỗ kết hợp vật liệu khác : 14%

Bàn ghế ngoài trời: 26%

Với kim ngạch và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu như trên thì đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm được 1% thị phần đồ gỗ nhập khẩu của Châu Âu, Do đó, khả năng mở rộng thị trường này là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong những năm tới.

c. Thị trường Nhật

Đặc điểm chủ yếu của thị trường gỗ của Nhật là nhập nguyên liệu thô, khoảng 100 triệu m3 gỗ nguyên liệu/năm, Đối với đồ gỗ nội thất nhập tương đối ổn định khoảng 1,6 tỷ USD/năm.

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:

Bàn ghế gỗ: 28,6%

Nội thất phòng ngủ, nhà bếp: 71,4%

Đối với Việt Nam thị trường Nhật bản còn đầy tiềm năng và hứa hẹn đặc biệt là tiềm năng sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến dăm và bột giấy.



III.1.2. LSNG

Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng thủ công mây tre đan giữ vai trò quan trọng ở các thị trường mới của Việt Nam. Hàng mây tre đan đã có mặt ở nhiều nước Châu Âu và Hoa Kỳ với sản lượng ngày càng lớn.


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương