Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp


Các bệnh dịch liên quan đến ngành hàng, số liệu thiệt hại



tải về 0.57 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#15645
1   2   3   4   5   6

6.1. Các bệnh dịch liên quan đến ngành hàng, số liệu thiệt hại

Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng cũng như chất lượng của lâm sản nước ta là dịch sâu bệnh. Dịch sâu bệnh ảnh hưởng xuyên suốt từ quá trình trồng rừng cho đến khi chế biến thành thành phẩm gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn.



- Năm 1997: Trên cây quế ở Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn có khoảng 248 ha bị sâu

Đo. Trên cây luồng ở Lâm trường Lương Sơn, Hoà Bình có khoảng 120 ha bị

châu chấu gây hại, mật độ > 100 c/m2 (trước đây chưa có), nhưng cũng đã

được tổ chức phòng trừ tích cực và có kết quả.



- Năm 1998:

+ Trên cây luồng: ở Hoà Bình, châu chấu vẫn xuất hiện gây hại khoảng 100 ha ở khu vực bị hại trong năm 1997 (Lâm trường Lương Sơn) với mật độ phổ biến 20-30 con/cây, cao 500-600 con/cây vào trung tuần tháng 5

+ Rừng giang: Xuất hiện chuột khuy gây hại khá nặng với số lượng hàng ngàn con/đàn (tỉnh Hoà Bình).

+ Trên cây thông: Sâu róm phát sinh, gây hại nặng hơn năm 97 cả về phạm vi và mức độ gây hại. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích bị nhiễm sâu róm là 4325 ha. Sâu xuất hiện, gây hại 224 ha ở lâm trường Chí Linh (Hải Dương) vào đầu tháng 6, 321 ha ở lâm trường Sóc Sơn (Hà Nội) vào đầu tháng 7, 80 ha ở huyện Ba Bể (Bắc Cạn) vào cuối tháng 10; 3700 ha ở Hà Tĩnh vào đầu tháng 12... sâu đã gây trụi lá hàng trăm ha. Chính phủ đã cấp cho tỉnh Hà Tĩnh (không thu tiền) 6 tấn thuốc Sumithion từ quỹ thuốc dự trữ Quốc gia để trừ diệt kịp thời dịch sâu róm, bảo vệ rừng thông. Ở Thừa Thiên Huế xảy ra hiện tượng chết hàng loạt cây thông 3 lá ở huyện A Lưới.

+ Trên cây keo: Sâu đo xanh hại 2000 ha cây keo từ 3 - 8 tuổi ở hầu hết các lâm trường thuộc tỉnh Tuyên Quang vào trung tuần tháng 9, mật độ phổ biến 300-400 con/cây. Ở Hà tây, vườn cây keo ở Suối Hai và vườn Quốc gia Ba Vì xuất hiện sâu kèn và sâu đo gây hại, mật độ lên tới 5-15 ngàn con/cây.

- Năm 1999:

+ Trên cây thông: sâu róm thông phát triển, gây hại ở một số rừng thông của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là một số rừng thông mã vĩ thuộc huyện Đình Lập, huyện Lộc Bình và các rừng biên giới ở các cột mốc 38, 39, 40 thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn; diện tích thông mã vĩ bị nhiễm sâu róm của tỉnh Lạng Sơn là 1731 ha, trong đó có 521 ha ở khu vực biên giới bị hại nặng, mật độ sâu nơi cao tới hàng ngàn con/cây (tại cột mốc 38, Khuối tắt có 13 ha rừng thông bị hại nặng làm trụi toàn bộ lá); cao điểm gây hại vào tháng 1, tháng 2/99. Ở Thừa Thiên Huế, có hiện tượng cây thông mã vĩ bị chết nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, toàn tỉnh có 76 ha có hiện tượng cây chết, trong đó có 71,5 ha ở mức 5-7 cây chết/ha và 4,5 ha ở mức 20-25 cây chết/ha.

+ Trên cây luồng, cây lành hanh: ở Hoà Bình, trên cây luồng, châu chấu vẫn xuất hiện gây hại ở khu vực đã bị hại trong năm 1998 (Lâm trường Lương Sơn) và phát triển, gây hại thêm 15 ha rừng lành hanh với mật độ hàng ngàn con/đàn vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, châu chấu non đã di chuyển xuống 5 ha lúa và một số diện tích mía, ngô vùng lân cận, do phát hiện và diệt trừ kịp thời nên thiệt không đáng kể.

+ Trên cây keo tai tượng: sâu đo nâu, bệnh phấn trắng hại trên cây keo tai tượng giai đoạn vườn ươm ở tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên mật độ sâu, tỷ lệ bệnh thấp; mức độ hại nhẹ hơn so với

năm 98. Từ cuối tháng 6 đến tháng 8, sâu kèn có mật độ nơi cao hàng vạn con/cây tại tỉnh Hà Tây. Bọ cánh cứng xuất hiện trên diện tích 70 ha ở Phú Lương (Thái Nguyên).

Ngoài ra, 165 ha quế bị sâu đục cành gây hại ở Văn Yên (Yên Bái), 65 ha bị hại rất nặng, trong đó có 35 ha ở vườn ươm bị chết hoàn toàn.



- Năm 2000

+ Trên cây thông:

ở Sơn La, Hà Nam, Ninh Bình... sâu róm xuất hiện và gây hại cục bộ, riêng huyện Phù Yên có 30 ha bị nhiễm, trong đó có 7 ha có mật độ sâu cao và bị hại nặng. Nhìn chung, trong năm 2000, tình hình sâu róm hại cây thông ở mức độ nhẹ, không có nơi nào sâu phát triển thành dịch.

+ Trên cây vầu:

ở Bắc cạn, châu chấu xuất hiện gây hại ở xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn từ đầu đến trung tuần tháng 5. Có 4 ha với mật độ 50-60 con/m2, trong đó có 1 ha có mật độ 80-100 con/m2, cao 500-600 con/m2.

+ Trên cây quế:

ở Yên Bái, hiện tượng chết cây quế vẫn tiếp tục phát triển ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên với diện tích 400 ha (tăng gấp 2 lần so với năm 1999), trong đó riêng huyện Văn Yên có 285 ha bị hại; diện tích bị hại nặng là 117 ha (tăng 2,2 lần so với năm 1999). Hiện tượng chết cây quế vẫn tiếp tục gia tăng ở các huyện trồng quế của tỉnh Yên Bái và vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như biện pháp phòng trị.

- Năm 2001:

+ Trên cây thông:

Nhìn chung, trong năm 2001, tình hình sâu róm hại cây thông ở mức độ nhẹ, không có nơi nào sâu phát triển thành dịch lớn. Bệnh rơm lá thông xuất hiện ở tỉnh Kon Tum vào tháng 2 trên rừng thông lâu năm và gây hại trong tháng 4, chủ yếu trên cây thông 3-4 năm tuổi tại huyện Ngân Sơn-Bắc Cạn, diện tích nhiễm bệnh là 4,5 ha.

+ Trên cây quế:

ở Yên Bái, hiện tượng chết cây quế vẫn tiếp tục phát triển ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên... vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như biện pháp phòng trị.

+ Trên cây bồ đề:

Sâu đo xanh hại bồ đề tại Tuyên Quang, Yên Bái vào tháng 7 với diện tích hơn 3000 ha. Mật độ trung bình 400-1000 con/cây, nơi cao trên 5000 con/cây. Sâu đã ăn trụi lá một số cây. Do cây cao, tán lá rộng nên việc diệt trừ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra sâu ăn lá hại cây mỡ, dế cắn gốc hại cây keo đã xuất hiện rải rác tại tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Sơn La.



- Năm 2002:

+ Trên cây thông:

Sâu róm hại cây thông phát triển và gây hại một số rừng thông từ Ninh Bình đến Thừa Thiên Huế, nhưng gây hại năng hơn ở 2 tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 3/2002. Nhìn chung, trong năm 2002, tình hình sâu róm hại cây thông ở mức độ nhẹ hơn năm 2001, không có nơi nào sâu phát triển thành dịch lớn. Các loại sâu bệnh khác phát sinh và gây hại cục bộ.

+ Trên cây quế:

ở Yên Bái, hiện tượng sùi cành cây quế do bọ xít nâu sẫm gây hại vẫn tiếp tục phát triển ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên... Bọ xít nâu sẫm thường gây hại quế từ 4 đến 6 năm tuổi, cao điểm gây hại vào cuối tháng 4, cuối tháng 6 và cuối tháng 8 hàng năm. Diện tích cây bị sùi cành do bọ xít nâu sẫm gây hại ở Yên Bái đã lên tới hàng trăm ha.

- Năm 2003:

+ Trên cây thông:

Sâu róm hại cây thông phát triển và gây hại một số rừng thông của tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng gây hại thành dịch ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh từ tháng 9 đến cuối tháng 10/2003. Mật độ sâu róm trung bình 400-600 con/cây, cao 2000 con/cây (Hà Tĩnh). Tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh có 17.301 ha rừng thông bị nhiễm sâu róm, trong đó có 4867 ha bị hại nặng.

+ Ngoài ra, có 19.000 khóm tre chắn sóng của một số huyện ven sông Hồng của tỉnh Hưng yên và tỉnh Thái Bình bị châu chấu gây hại vào tháng 5 và tháng 8, nhưng đã được phòng trừ kịp thời.



- Năm 2004:

+ Trên cây thông:

Sâu róm hại cây thông vẫn tiếp tục phát triển và gây hại trong tháng 2 và đầu tháng 3. Diện tích rừng thông bị nhiễm sâu róm tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là 28.087 ha, trong đó có 8.445 ha bị nhiễm nặng. Mật độ phổ biến 50-100 con/cây, cao 350 con/cây, cá biệt 1000 con/cây.

- Năm 2005:

+ Trên cây thông:

Sâu róm hại cây thông vẫn tiếp tục phát triển và gây hại các rừng thông ở các tỉnh khu 4 và phía Bắc với mật độ cao hơn và diện phân bố rộng hơn so với cùng kỳ năm 2004. Diện tích rừng thông bị nhiễm sâu róm là 23.000 ha, trong đó có 5.500 ha bị nhiễm nặng, tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lạng Sơn. Mật độ phổ biến 150-200 con/cây, cao 350 con/cây, cá biệt 800 con/cây.

+ Ngoài ra, sâu lông hại cây Bần thuộc Bộ Lepidoptera phát sinh thành dịch ở Sóc Trăng, Trà Vinh; Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã phối hợp với trường đại học Cần Thơ tiến hành nghiên cứu và đã có kết quả bước đầu. Sâu đục cànhĩúât hiện và gây hại trên cây Đước, cây Mấm ở Bến Tre, Kiên Giang



(Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)
5.1.2. Quy trình quản lý và đề phòng dịch bệnh liên quan đến lâm sản

5.1.3.1. Quy trình lâm sinh trong phòng trừ sâu, bệnh và lập báo cáo

Công tác bảo vệ rừng được thừa kế thành tựu của ngành bảo vệ thực vật thế giới. Cho đến nay chúng ta đã khống chế nhiều dịch hại thành công, nhưng nghiên cứu để hình thành quy trình lâm sinh phòng trừ sâu bệnh hại thì mới có quy trình phòng trừ ong ăn lá mỡ. Một số quy trình, quy phạm trồng rừng cũng đã khuyến cáo trồng rừng hỗn giao để hạn chế dịch sâu bệnh hại hoặc không nên trồng rừng thuần loài có quy mô lớn, nếu trồng sẽ dễ gây ra dịch sâu bệnh hại.

Việc lập báo cáo về quản lý sâu bệnh hại rừng. Trước tiên phải thông qua công tác điều tra sâu, bệnh hại. Mục đích điều tra sâu bệnh để cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản về sâu bệnh của một khu vực phục vụ việc dự tính dự báo sâu bệnh hại, yêu cầu cần thu thập đầy đủ các thông tin về đặc điểm của những loài sâu bệnh hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng hay những loại bệnh hại nguy hiểm hiện thời. Các chỉ tiêu điều tra là đặc điểm của quần thể như mật độ sâu hại, tỷ lệ con cái của sâu hại, chỉ số P% (tỷ lệ có sâu hại, tỷ lệ có bệnh hại), chỉ số R% (mức độ gây hại của sâu bệnh), mật độ và tỷ lệ con cái của thiên địch. Mật độ, chỉ số R% của 1 ô tiêu chuẩn, mật độ, tỷ lệ con cái, chỉ số P%, chỉ số R% của cả khu vực mà điều tra cung cấp về mặt thống kê sinh học là những số trung bình. Các số trung bình này được xác định ở các cấp độ khác nhau: Cấp ô tiêu chuẩn hay điểm điều tra, cấp nhóm ô tiêu chuẩn (có cùng điều kiện như cùng tuổi cây, cùng vị trí địa hình… hay của toàn khu vực điều tra).

Quá trình điều tra sâu bệnh hại cụ thể cho 1 loài nào đó đòi hỏi phải hiểu về đặc tính sinh học của loài và các nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của loài sâu, bệnh muốn dự báo. Quá trình điều tra phải theo dõi thường xuyên và tích luỹ số liệu nhiều năm. Có như vậy mới dự đoán trước khả năng phát sinh phát triển của loài sâu bệnh để chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ và bảo vệ cây rừng.

Kết quả điều tra sâu bệnh hại tiến hành từ cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu là cung cấp thông tin về dịch sâu hại, các thông tin liên quan đến diễn biến của dịch sâu. Các báo hàng tháng phải được thực hiện từ cơ sở rải đều khắp toàn quốc, từ các đội, tiểu khu rừng và thực hiện nghiêm chỉnh theo quy trình, gửi về các trung tâm xử lý số liệu theo từng loài cây, loại rừng, theo từng cấp đất, cấp tuổi, mục đích kinh doanh, lưu trữ số liệu sâu xử lý. Như thế qua nhiều năm cập nhật, sẽ tính toán và tìm ra quy luật sâu bệnh hại chính xác hơn và ở bất cứ thời điểm nào có thể biết ngay được mật độ của sâu hại vào thời gian trước khi xảy ra dịch. Tập hợp tất cả số liệu đó theo loài cây, cấp tuổi, cấp đất và tính mật độ trung bình cho các giai đoạn trước giai đoạn gây dịch (trứng, nhộng) thì sẽ có mật độ tương ứng với ngưỡng phòng trừ.

5.1.3.2. Các biện pháp và cơ chế quản lý sâu, bệnh hại rừng trồng

a. Các biện pháp quản lý sâu bệnh hại rừng

- Quản lý sâu bệnh hại bằng biện pháp hành chính thông qua việc ban hành các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại như quy định việc tổ chức quản lý sâu bệnh hại ở địa phương; ban hành các quy định về quản lý, sử dụng thuốc trừ sâu .... Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến các vi phạm trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Chế độ đối với người làm công tác quản lý sâu bệnh hại.

- Quản lý công tác bảo vệ rừng bao gồm: việc dự tính, dự báo sâu bệnh hại; kiểm dịch phòng trừ và thuốc phòng trừ ...

- Quản lý kỹ thuật bảo vệ rừng bao gồm: nội dung của công tác phòng trừ; việc sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh hại (sinh học và hoá học, ...); biện pháp kỹ thuật phòng trừ về sinh thái như sử dụng giống chống chịu sâu bệnh , bảo vệ các nhóm thiên địch đặc thù trong từng hệ sinh thái....

- Quản lý sâu bệnh hại rừng thông qua biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền các cấp.

b. Xu hướng và nhu cầu quản lý sâu bệnh hại rừng hiện nay

Quản lý sâu bệnh hại rừng hiện nay tiến hành theo xu thế quản lý tổng hợp. Bởi vì, các biện pháp đơn lẻ đã trình bày ở phần trên đã thể hiện ưu, nhược điểm. Cây rừng và sâu bệnh là quan hệ hết sức phức tạp, có cạnh tranh có hỗ trợ, có ức chế, có tiêu thụ. Thậm chí giữa các nhóm sâu hại với rừng cũng có những quan hệ không đơn giản. Việc xác định được các loài gây hại chủ yếu, loài thứ yếu trên mỗi loại cây rừng, ở những giai đoạn sinh trưởng nhất định của cây, cụ thể trên từng vùng sinh thái khác nhau để áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tác động từ nhiều phía lên nhiều mặt khác nhau mới bảo vệ được cây trồng và tuỳ theo điều kiện cụ thể mà áp dụng số lượng biện pháp nhiều hay ít, có thể tác động một lúc nhiều biện pháp nhưng cũng có thể áp dụng rải rác nhiều lần. Cho nên, phương pháp phòng trừ tổng hợp đang và sẽ là chiến lược phòng trừ dịch hại trên cơ sở sinh thái học, là nội dung cơ bản để phát triển một nền lâm nghiệp bền vững.

Trong quản lý dịch hại tổng hợp, các biện pháp áp dụng không phải chỉ hướng vào việc tác động trực tiếp lên các đối tượng gây hại như sâu, bệnh, cỏ dại, lửa rừng… mà chủ yếu là nhằm tác động vào các yếu tố của hệ sinh thái để khống chế sự phát triển của dịch hại. Ví dụ trong vườn ươm, làm đất kỹ để tiêu trừ mầm mống sâu bệnh cỏ dại, bón phân hợp lý để cây sinh trưởng khoẻ mạnh, đề kháng được sâu bệnh, lấn át cỏ dại, phát huy vai trò của thiên địch để khống chế sâu, bệnh hại… Hiệu quả của các biện pháp phòng trừ tổng hợp không phải chỉ đánh giá ở mức độ sâu bệnh hại ở một giai đoạn nhất định của cây trồng mà là ở hiệu quả kinh tế thu được, sự ổn định của hệ sinh thái trong nhiều năm tiếp theo, ở cân bằng sinh học giữa thiên địch và sâu bệnh hại và sự an toàn đối với môi trường.

J.E. Funderburk (1993) trong bài “những chiến lược phòng trừ tổng hợp dịch hại tương lai” trình bày tại Hội nghị khoa học cây trồng thế giới tại Iowa (Mỹ) tháng 7/1992 đã quan niệm: Phòng trừ tổng hợp là một phương pháp phòng trừ dịch hại theo kiểu sinh thái. Đường Hồng Dật (1981) nêu tinh thần cơ bản của phòng trừ tổng hợp là “điều khiển các hệ sinh thái, giải quyết tốt các mối quan hệ nhiều mặt giữa các thành phần sinh vật, làm cho hệ sinh thái hoạt động bình thường, phát triển tốt để đạt tới năng suất kinh tế cao”.

BA.Croft (1993) coi phòng trừ tổng hợp như là một triết học trong phòng trừ dịch hại. Ông nói: “nó cần phải là một nhiệm vụ không bao giờ kết thúc… về mặt lý thuyết, không ai có thể nói rằng phòng trừ tổng hợp đã được thực hiện một cách đầy đủ, bởi vì ngay chính mục tiêu của nó đang tiếp tục thay đổi”.

Tại Hội nghị môi trường và phát triển của liên hiệp quốc (VNCED) họp tại Rio-de-Janeiro (Brazil) năm 1992 đã thừa nhận những kết quả rộng rãi của phòng trừ tổng hợp trong việc giải quyết những vấn đề dịch hại và coi đó là một biện pháp để giảm bớt việc sử dụng thuốc ngày càng tăng trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp thâm canh, dẫn đến những tiềm năng rủi ro đối với sự an toàn  của con người, gia súc và môi trường. Phòng trừ tổng hợp có thể được coi là xuất phát điểm để nâng cao sự ổn định về kinh tế, xã hội và môi trường. (FAO plant Prot, Bulletin, No 3-4/19930).

Xu hướng nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh trong thời gian tới là chiến lược phòng trừ tổng hợp: trong đó đẩy mạnh công tác kiểm dịch thực vật, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật cho từng công đoạn sản xuất lâm nghiệp (tạo cây con - trồng rừng - chăm sóc bảo vệ rừng - khai thác rừng - sơ chế bảo quản lâm sản - tái sinh rừng) vì đây là biện pháp kỹ thuật phòng trừ về sinh thái, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh một nội dung cơ bản trong phòng trừ tổng hợp, bảo vệ phát huy thế mạnh của các thiên địch của sâu, bệnh trong tự nhiên bằng cách đó phát triển mối quan hệ ký sinh - ký chủ như cuộc đấu tranh liên tục không kết thúc. Nghiên cứu bảo vệ các nhóm thiên địch đặc thù trong từng hệ sinh thái, nuôi nhân giống và sử dụng các chế phẩm sinh học (ví dụ chế phẩm Boverin)… cũng như các biện pháp vật lý cơ giới, biện pháp hoá học có chọn lọc với các chế phẩm không hoặc ít gây độc hại cho cây trồng, con người, gia súc và môi trường.

c. Một số hoạt động ưu tiên trong quản lý sâu bệnh hại rừng hiện nay

Để công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng có hiệu quả, bảo đảm cho các lâm phần rừng trồng ít bị sâu bệnh hại và giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất do sâu bệnh gây ra tạo điều kiện cho rừng trồng phát triển bền vững, mục tiêu trước mắt cần tập trung một số nội dung sau:

Tạo ra những khu rừng trồng an toàn về sâu bệnh bằng việc chọn giống cây trồng có khả năng kháng bệnh cao.

Đưa công tác phòng trừ sâu bệnh cho rừng trồng thành nề nếp, biết sử dụng phương pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) và lợi dụng triệt để phòng trừ tự nhiên (lợi dụng thiên địch, ký sinh sâu hại) để diệt sâu bệnh hại.

Tạo ra một phong trào quần chúng rộng rãi về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng, đặc biệt là các chủ rừng có diện tích rừng dễ nhiễm sâu bệnh hại.

Ngay từ khi thiết kế trồng rừng phải đề ra các giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại từ khâu chọn giống, xử lý hạt, làm đất, tạo cây con ở vườn ươm và suốt trong thời kỳ chăm sóc nuôi dưỡng cho đến khi rừng được khai thác.

Các hành động để thực hiện mục tiêu ưu tiên:

Hành động 1: Xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ thuật, chuyên môn, trực tiếp phụ trách công tác phòng trừ bệnh hại trên phạm vi cả nước, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về lĩnh vực phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

Hành động 2: Tăng cường trang bị kiến thức phòng trừ sâu bệnh hại rừng cho các chủ rừng bằng cách mở các lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày.

Hành động 3: Đưa công tác điều tra, dự báo sâu bệnh hại thành nề nếp và dự báo kịp thời để khỏi dẫn tới phát dịch nhằm giảm thiểu thiệt hại cho rừng trồng.

Hành động 4: Xây dựng một cơ chế pháp lý cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng trong đó có việc ban hành các quy trình, quy phạm, khung pháp lý cần thiết để buộc các chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng đồng thời có chính sách khuyến khích trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

Các nội dung triển khai thực hiện:

1) Nội dung thực hiện Hành động 1:

Tiến hành chọn các giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh. Các cơ quan cung cấp giống phải có thương hiệu, nhãn hiệu và ghi rõ trên bao bì xuất xứ, đặc điểm và bảo hành giống.

Tăng cường kiểm tra các cơ sở cung cấp giống trong ngành nông nghiệp  và các cơ sở dịch vụ tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giống.

Chọn vùng lập địa thích hợp cho từng loại cây để cây trồng phát triển tốt, có khả năng chống sâu bệnh và không tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.



2) Nội dung thực hiện Hành động 2:

Tổ chức tập huấn rộng rãi phương pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM), phương pháp sử dụng thiên địch ký sinh trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng lâm nghiệp.

Bảo đảm việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên từ Trung ương đến địa phương và chủ rừng

3) Nội dung thực hiện Hành động 3:

Thường xuyên tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của sâu bệnh hại rừng trồng để mọi người có ý thức phòng trừ ngay từ các khoảnh rừng của các chủ rừng.

Xây dựng các cam kết, đưa vào các quy ước bảo vệ rừng thôn bản những quy định về phòng trừ sâu bệnh hại để mọi người dân cùng thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng.

4) Nội dung thực hiện Hành động 4:

Cơ quan cung cấp giống lâm nghiệp quốc gia phải xây dựng được tiêu chuẩn giống cây kháng sâu bệnh nguy hiểm và ban hành rộng rãi tiêu chuẩn đó bằng một quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Công bố tiêu chuẩn tập đoàn cây trồng lâm nghiệp bảo đảm tăng trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt.

Ban hành quy phạm tạo cây con vườn ươm để đảm bảo cho cây con trước khi trồng đủ tiêu chuẩn sinh trưởng phát triển tốt có khả năng chống chịu được với sâu bệnh.

Quy hoạch tốt đất trồng rừng để đảm bảo “Đất nào cây ấy” với vùng sinh thái thích hợp sẽ tạo cho cây trồng khả năng chống lại được với sâu bệnh.

(Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp)



5.1.3.2. Các biện pháp và cơ chế quản lý sâu, bệnh hại lâm sản

Để bảo vệ gỗ và lâm sản tránh được sự giảm phẩm chất do sâu nấm gây ra cần phải áp dụng các phương pháp bảo quản hợp lý. Có thể tác động bảo quản lâm sản theo nhiều phương thức:

- Bảo quản lâm sản không dùng hoá chất còn gọi là các phương pháp bảo quản kỹ thuật.

- Xử lý lâm sản bằng hoá chất có hiệu lực phòng trừ sinh vật hại lâm sản gọi là các phương pháp bảo quản bằng hoá chất.

- Kết hợp cả hai phương thức trên.

Các phương pháp bảo quản kỹ thuật

Bóc vỏ: Để hạn chế sự xâm nhập của mọt gỗ, xén tóc gỗ tươi thì gỗ sau khi chặt thường được bóc vỏ (trừ các loại gỗ chuyên dùng cần phải giữ vỏ), bóc vỏ làm cho gỗ ráo mặt nhanh, độ ẩm của gỗ giảm xuống tạo điều kiện bất lợi cho các loại sinh vật hại gỗ tươi xâm nhập phát triển. Bóc vỏ còn nhằm phục vụ khâu xử lý hoá chất tiếp theo. Nhưng bóc vỏ phải đạt được cả hai mục đích. Nhưng bóc vỏ phải đạt được hai mục đích là: hạn chế sự xâm nhập và phát triển của sinh vật, hạn chế được nứt nẻ.

Hong phơi: Hong khô là một biện pháp bảo quản gỗ vì gỗ có độ ẩm cao nếu xếp thành đống chồng lên nhau, hoặc xếp không thông thoáng thì việc thoát nước từ gỗ sẽ rất chậm và không đều trên mặt gỗ. Gỗ có độ ẩm cao trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho một số sinh vật hại có nhu cầu cao về độ ẩm xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, do gỗ thoát ẩm không đồng đều nên dễ bị cong vênh, nứt nẻ. Nếu gỗ được kê xếp thông thoáng, nước trong gỗ sẽ thoát nhanh hơn, đều hơn trên toàn bộ bề mặt gỗ. Gỗ càng khô nhanh bao nhiêu càng bất lợi cho sự phát triển của một số loại côn trùng và nấm mốc. Việc xếp gỗ hong phơi tuỳ thuộc vào các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng.

Ngâm nước, phun nước: Ngâm gỗ nguyên liệu trong hồ nước là một phương pháp bảo quản nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và phá hại của sâu nấm, vì khi ngâm nước, gôc được nước bao bọc bảo vệ. Nếu một phần gỗ nổi trên mặt nước thì phần nổi đó vẫn có nguy cơ bị sinh vật xâm nhập gây hại. Hoặc có thể thay việc ngâm nước bằng biện pháp phun nước liên tục để tạo cho gỗ nổi luôn luôn có độ ẩm cao không thích hợp với sự phát triển của sinh vật hại lâm sản.

Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng các phương pháp bảo quản bằng hoá chất tuân theo các nguyên tắc sau: xử lý kịp thời, màng chế phẩm bảo quản phải liên tục, sử dụng đúng chế phẩm, đủ liều lượng quy định, xử ly ngâm tẩm phải đúng phương pháp.



7. Các trang web và tổ chức có liên quan đến ngành hàng

7.1. Tên các trang web thông tin về ngành hàng

http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=47&DocID=12005

http://www.ntfp.org.vn/?page=news_detail&portal=news&news_id=10

http://dof.mard.gov.vn/baiviet_index.aspx?ct=1&id=105&so=3-2006

http://210.245.64.232/loadasp/hang/go-spec-detail.asp?tn=tn&id=1485575

http://210.245.64.232/loadasp/hang/go-thitruong.asp?type=631

http://210.245.64.232/loadasp/hang/go-thitruong.asp?type=111

http://210.245.64.232/loadasp/hang/go-thitruong.asp?type=613

http://210.245.64.232/hang/go/xnk.asp

http://www.chebien.gov.vn/

http://www.ntfp.org.vn/

http://www.fao.org

http://www.vietfores.org/

http://www.globalwood.org/

http://thuvien.mard.gov.vn/

www.vietnamforestry.org.vn

http://agro.gov.vn/news/groups_news.asp?CAT_ID=7

7.2. Tên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyên nghiên cứu về sản phẩm

- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

- Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA)

- Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF)

- Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

- Hội Khoa học – Kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam



7.3. Các báo cáo các hội thảo về ngành hàng trong nước và quốc tế

- Dự thảo chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020

- Bản tin dự án LSNG

- Báo cáo hoạt động thương mại Việt Nam 2006

- Báo cáo diễn biến tài nguyên rừng năm 2006 – cục Kiểm lâm

- Báo cáo ngành hàng gỗ và lâm sản quý III, IV

- Bản tin dự án trồng mới 5 triệu ha rừng


1 http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=47&DocID=12005

2 http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=47&DocID=12005



B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương