Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp



tải về 0.57 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#15645
1   2   3   4   5   6

(Nguồn: Số liệu FAO, 2006)
Bảng 09: Kim ngạch xuất khẩu gỗ ván của một số nước chính (1996-2005)

Đơn vị: 1.000USD




Năm

Nước


1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Áo

544.093

550.892

600.796

598.075

633.455

666.569

802.017

980.297

1.078.132

1.155.630

Canada

1.516.960

1.605.820

2.057.043

2.716.058

2.525.865

2.307.454

2.404.937

3.303.896

4.527.566

4.291.751

Trung Quốc

596.499

765.089

511.282

372.136

564.96

637.25

873.705

945.851

1.781.272

2.564.920

Phần Lan

637.308

634.144

652.193

627.521

598.262

579.746

621.276

740.752

857.569

876.279

Pháp

721.24

708.614

740.217

735.201

692.942

642.878

680.935

835.647

988.931

1.072.490

Đức

1.124.871

1.227.545

1.440.054

1.490.998

1.614.883

1.704.938

2.010.596

2.384.048

2.701.123

2.639.850

Inđônêsia

3.654.843

3.483.464

2.192.439

2.330.590

2.060.275

1.901.737

1.818.219

1.726.563

1.669.096

1.465.548

Malaysia

2.127.992

1.971.588

1.262.050

1.362.595

1.544.449

1.338.567

1.404.271

1.509.954

1.878.103

1.929.311

Hoa Kỳ

839.117

1.027.783

904.402

955.118

1.007.800

888.442

927.617

904.148

1.017.257

1.007.220

Thế giới

16.603.897

17.054.857

15.722.432

16.551.071

16.594.598

16.075.649

17.766.323

20.761.052

25.960.405

27.539.443

( Nguồn:Số liệu FAO, 2006)

3.3. Thị phần sản lượng ngành hàng do Việt Nam sản xuất so với tổng sản lượng thế giới theo chuỗi thời gian

Bảng 10: Thị phần sản lượng nghành hàng do Việt Nam sản xuất so với tổng sản lượng thế giới (1996-2005)

Đơn vị: CUM



Năm

Gỗ tròn

Gỗ xẻ

Thế giới

Việt Nam

%

Thế giới

Việt Nam

%

1996

3.234.184.405

31.641.126

0,978

387.083.897

1.398.000

0,361

1997

3.304.731.863

31.324.706

0,948

393.782.973

1.184.000

0,301

1998

3.224.256.110

31.032.974

0,962

378.638.401

2.705.000

0,714

1999

3.292.851.290

30.220.324

0,918

389.041.080

2.937.000

0,755

2000

3.358.225.430

30.868.548

0,919

386.014.342

2.950.000

0,764

2001

3.270.696.081

30.798.186

0,942

379.548.829

2.036.000

0,536

2002

3.298.725.978

30.729.500

0,932

394.239.535

2.667.000

0,676

2003

3.367.921.027

26.437.000

0,785

400301925

2450000

0,612

2004

3.423.037.038

26.487.000

0,774

419978876

2900000

0,691

2005

3502714943

31.587.212

0,902

428459032

3110000

0,726

(Nguồn: Số liệuFAO, 2006)


3.4. Những thay đổi về thị phần quốc tế xuất khẩu ngành hàng (gỗ và sản phẩm gỗ)

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến một số thị trường chính năm 2000

Đơn vị: 1.000USD



Thị trường

Kim ngạch

Đài Loan

49.729

Nhật Bản

79.50

Anh

21.841

Hàn Quốc

15.359

Pháp

14.719

Hồng Kông

13.677

Đan Mạch

12.170

Trung Quốc

11.360

Đức

9.875

Hoa Kỳ

9.040







Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến một số thị trường chính năm 2001

Đơn vị: 1.000USD



Thị trường

Kim ngạch

Đài Loan

52.308

Nhật Bản

96.074

Anh

26.696

Pháp

18.587

Hàn Quốc

18.013

Hồng Kông

16.215

Hoa Kỳ

16.124

Trung Quốc

9.278

Đức

8.583

Đan Mạch

8.224







Bảng 13: Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến một số thị trường chính năm 2002

Đơn vị: 1.000USD



Thị trường

Kim ngạch

Hoa Kỳ

51.265

Nhật Bản

117.663

Đài Loan

49.309

Anh

36.379

Hàn Quốc

24.365

Hồng Kông

21.289

Pháp

18.481

Trung Quốc

13.312

Úc

12.558







Bảng 14: Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến một số thị trường chính năm 2003

Đơn vị: 1.000USD



Thị trường

Kim ngạch

Hoa Kỳ

120.350

Nhật Bản

136.349

Anh

52.212

Đài Loan

48.969

Pháp

24.097

Hồng Kông

23.989

Hàn Quốc

23.764

Úc

22.404

Đức

18.598






Bảng 15: Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến một số thị trường chính năm 2003

Đơn vị: 1.000USD



Thị trường

Kim ngạch

Trung Quốc

30.126

Nhật Bản

60.847

Hoa Kỳ

28.976

Đài Loan

27.300

Xing-ga-po

8.206

Anh

7.893

Hàn Quốc

7.458

Pháp

4.957

Ma-lai-xia

4.298







Bảng 16: Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến một số thị trường chính năm 2003

Đơn vị: 1.000USD



Thị trường

Kim ngạch

Hoa Kỳ

566.968

Nhật Bản

240.873

Anh

114.929

Đức

75.311

Pháp

74.202

Trung Quốc

60.341

Hàn Quốc

49.678

Hà Lan

45.443

Úc

41.865






( Nguồn: Bộ Thương mại)

4. Dữ liệu về chính sách

4.1. Các chính sách quốc tế liên quan đến phát triển ngành hàng:

Các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ, tiêu thụ trên thị trường có thể được sản xuất ra một cách an toàn đối với môi trường như không làm mất rừng hay suy giảm chất lượng rừng, hoặc ngược lại, một cách không an toàn, tức là tác động xấu đến môi trường. Khái niệm thương mại và phát triển bền vững được hình thành trên cơ sở cho rằng có thể sử dụng các biện pháp thương mại để kiểm soát một cách có hiệu quả các tác hại về môi trường: phát triển một hệ thống thị trường chỉ chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm có chứng chỉ an toàn môi trường. Cuối những năm 1980 nhiều tổ chức phi chính phủ vận động tẩy chay gỗ rừng nhiệt đới để giảm nhu cầu trên thị trường thế giới. Sau đó chính quyền nhiều thành phố lớn ở Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ cũng có lệnh cấm sử dụng gỗ rừng nhiệt đới trong những công trình xây dựng bằng vốn ngân sách. Đến 1990 quốc hội Australia ban hành luật hạn chế nhập khẩu gỗ từ những nước không thực hiện QLRBV. Biện pháp cấm và tẩy chay thương mại và sử dụng gỗ rừng nhiệt đới cũng thường xuyên được thảo luận ở Hội đồng gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTC) trong suốt những năm 1988-1992. Nhiều thị trường rộng lớn Châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách chỉ cho phép gỗ có chứng chỉ được tham gia. Đến đầu những năm 2000 Nhóm G8 (các nước giàu nhất) tuyên bố các chính phủ thành viên cam kết tìm biện pháp đáp ứng những nhu cầu về gỗ và nguyên liệu giấy của mình chỉ từ những nguồn hợp pháp và bền vững. Những cam kết này sau đó đã trở thành chính sách của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Liên minh Châu Âu (EU). Gần đây EU đã đề ra Kế hoạch hành động thi hành Luật lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại, trong đó công cụ thương mại được coi là chìa khoá để thực hiện cam kết của các nước thành viên. Trên thị trường nảy sinh vấn đề: người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi sản phẩm mà họ mua phải có nguồn gốc từ rừng đã được quản lý bền vững, người sản xuất muốn chứng minh rừng của mình đã được quản lý bền vững. Chứng chỉ rừng độc lập cung cấp thông tin tin cậy cho người tiêu dùng về những yêu cầu mà họ quan tâm. Vì vậy, đối với chứng chỉ rừng vấn đề quan trọng bậc nhất chính là độ tin cậy về đảm bảo tiêu chuẩn, tính độc lập và khách quan của tổ chức chứng chỉ.

 Nhằm hỗ trợ cho phát triển chứng chỉ rừng Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã thành lập tổ chức gọi là Sáng kiến Rừng toàn cầu và Thương mại với mục đích thúc đẩy thiết lập các Mạng lưới Rừng và Thương mại Toàn cầu (GFTN). Thành viên của mạng lưới gồm các nhóm bảo vệ môi trường, công nghiệp gỗ, và những nhà quản lý rừng cùng cam kết chỉ sản xuất và buôn bán những sản phẩm từ rừng có chứng chỉ QLRBV. Hiện nay GFTN đã có mạng lưới thành viên ở nhiều nước có thương mại gỗ rất phát triển như Australia, Bỉ, Braxin, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Anh, Italy, Nhật Bản, Mỹ. Để thúc đẩy thương mại sản phẩm rừng có chứng chỉ thì phải tăng cường chứng chỉ rừng và chứng chỉ CoC, nhưng muốn tăng cường chứng chỉ rừng thì quản lý rừng phải được cải thiện để đạt các tiêu chuẩn. Do nhu cầu về sản phẩm có chứng chỉ trên thị trường đang tăng nhanh, thế giới ngày càng tăng cường tẩy chay sản phẩm khai thác bất hợp pháp hay không an toàn môi trường, trong khi đó chứng chỉ rừng tiến triển rất chậm chạp ở nhiều nước đang phát triển nhiệt đới nên các nước này không thâm nhập được các thị trường lớn của thế giới. Đây cũng là tồn tại lớn nhất hiện nay của tất cả các quy trình CCR trên thế giới. 


4.2. Chính sách trong nước liên quan đến phát triển ngành hàng: đầu tư, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ, chuyển đổi cơ cấu, chính sách thương mại.

Các chính sách trong nước về lâm nghiệp thường tập trung vào một số mặt cơ bản sau:



4.2.1. Chuyển từ một nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng tài nguyên rừng là chính sang bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng và làm giàu vốn rừng

IV.2.1.1. Chính sách quản lý, bảo vệ rừng

- Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, căn cứ vào mục đích sử
dụng, rừng được phân ra làm 3 loại, đó là: rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ, rừng sản xuất. Cùng với việc phân loại rừng, Nhà nước đã ban
hành quy chế quản lý 3 loại rừng và các văn bản pháp luật khác như: phòng chống cháy rừng, lập lại trật tự trong quản lý bảo vệ rừng, quy định việc xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng và các
quy trình, quy phạm về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, quy định về việc quản lý và bảo vệ độngvật rừng và thực vật rừng quý hiếm ...

+ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Trước đó Bộ Lâm nghiệp đã ban hành Quyết định số 1171/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

+ Nghị định số 22/CP ngày 9/3/1995 của Chính phủ quy định về Phòng cháy, chữa cháy rừng

+ Chỉ thị số 90/CT ngày 19/3/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về Thực hiện những biện pháp cấp bách để chặn đứng nạn phá rừng.

Chỉ thị số 283/TTg ngày 14/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thực hiện các biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý hiếm.

Chỉ thị số 462/TTg ngày 11/9/1993 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ.

Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.

Chỉ thị số 287/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc Truy quét những cá nhân và tổ chức phá hoại rừng.

+ Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định Danh mục và Chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm.

Nghị định số 14/CP ngày 5/12/1992 và Nghị định số 77 CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

+ Quyết định số 300 LN/KL ngày 12/8/1991 và Quyết định số 302 LN/KL ngày 12/8/1991 của Bộ Lâm nghiệp về thể lệ quản lý, sử dụng búa kiểm lâm.

Quyết định sô 276 LN/KL ngày 2/6/1991 của Bộ Lâm nghiệp Quy định về việc quản lý, bảo vệ và xuất nhập khẩu động vật rừng.

Quyết định số 02/1999/QĐ/BNN/PTLN ngày 5/1/1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản.

Quyết định số 47/1999/QĐ/BNN/KL ngày 12/8/1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản.

- Theo Quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010, để
làm giàu vốn rừng Nhà nước đã hạn chế việc khai thác gỗ rừng tự
nhiên tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên, việc sử dụng gỗ khai thác từ
rừng tự nhiên chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu và cho việc phòng chống thiên tai, hạn chế việc xuất khẩu gỗ tròn, gỗ sơ chế có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, khuyến khích tiêu thụ gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng.

+ Chỉ thị số12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.

+ Chỉ thị số 19/1999/CT-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.

IV.2.1.2. Chính sách xây dựng rừng

Nhà nước có chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển rừng, như chương trình 327 , Dự án 661, Trồng rừng kinh tế chủ lực... nhằm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao diện tích đất có rừng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Ban hành các quy trình, quy phạm về kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật trồng rừng, quy định về công tác giống cây trồng về xây dựng rừng giống, vườn giống và việc xây dựng phương án điều chế rừng....

+ Quyết định 264/CT ngày 22/7/1993 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng về Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển rừng.

+ Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về Một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.

+ Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

+ Tờ trình số 736 BNN/PTLN ngày 21/3/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Đề án trồng rừng nguyên liệu phục vụ chương trình chế biến nguyên liệu giấy và chế biến lâm sản đến năm 2010.

+ Nghị định số 07/CP ngày 05/02/1996 của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng.

+ Quyết định số 804-QĐ/KT ngày 2/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp về Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống, quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá.

Chỉ thị 08/KHKT ngày 24/5/1993 của Bộ Lâm nghiệp về Công tác giống cây rừng.

Nghị định số 07/CP ngày 05/02/1996 của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng.

Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của chính phủ về Bảo hộ giống cây trồng.

+ Chỉ thị số 15-LS/CNR ngày 19/7/1989 của Bộ Lâm nghiệp về Công tác xây dựng phương án điều chế rừng đơn giản cho các lâm trường.

4.2.1.3. Chính sách sử dụng rừng

- Về khai thác gỗ và lâm sản: Bộ Lâm nghiệp đã ban hành các văn bản quy định thiết kế khai thác gỗ và lâm sản quy định phân loại gỗ .

+ Quyết định số 364LSCN ngày 19/9/1991 của Bộ Lâm nghiệp ban hành Điều lệ tạm thời về thiết kế khai thác gỗ, tre, nứa rừng tự nhiên.

+ Quyết định số 2189/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp ban hành Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước

- Về chế biến gỗ và lâm sản, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản: Trước năm 1992 việc quản lý nhà nước về chế biến gỗ do Bộ Công nghiệp quản lý, nhưng từ năm 1992 Chủ tịch HĐBT đã giao cho Bộ Lâm nghiệp.

+ Quyết định số 14-CT ngày 15/1/1992 của Chủ tịch HĐBT về việc Giao cho Bộ Lâm nghiệp thống nhất quản lý Nhà nước về công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác.

4.2.2. Chuyển từ một nền lâm nghiệp quảng canh và độc canh cây rừng sang nền lâm nghiệp thâm canh và đa canh cây rừng theo phương thức lâm-nông kết hợp và kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng

Nhà nước xây dựng và thực hiện đề án trồng rừng kinh tế chủ lực, có các chính sách khuyến khích áp dụng phương thức lâm-nông kết hợp, khuyến khích sử dụng và phát triển các lâm sản ngoài gỗ. Phát triển và đầu tư chiều sâu cho các cơ sở chế biến gỗ



4.2.3. Chuyển từ một nền lâm nghiệp Nhà nước quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang một nền lâm nghiệp xã hội và thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.

Xắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, thực hiện chính sách giao, bán, cho thuê, khoán kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước, giải thể các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có hiệu quả và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực. Đối với các lâm trường được sắp xếp lại, theo hướng: Lâm trường được tiếp tục duy trì, củng cố; chuyển một số lâm trường thành Ban quản lý rừng phòng hộ; chuyển lâm trường sang loại hình kinh doanh khác. Những lâm trường được tiếp tục duy trì, củng cố phải thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chuyển chế độ cấp phát phân phối vật tư lâm sản theo giá thấp được Nhà nước bù lỗ sang chế độ kinh doanh lâm sản.

Phát triển kinh tế dân doanh và thu hút đầu tư vào lâm nghiệp

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp thông qua việc Nhà nước có chính sách khoán, giao, cho thuê đất đai, rừng lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Ban hành chính sách hưởng lợi, chính sách phát triển kinh tế trang trại, Chính sách tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng kinh tế , với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi về đầu tư, tín dụng, lưu thông và thuế .

Nhà nước có chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt tiếp nhận các tài trợ về lâm nghiệp của các tổ chức quốc tế từ nguồn vốn ODA, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á, Chương trình Lương thực thế giới (PAM), Cộng đồng Châu Âu, của các nước Thuỵ Điển, Nhật Bản, CHLB Đức, Hà Lan, Đan Mạch và Bộ Nông nghiệp và PTNT thay mặt Nhà nước đã ký kết với các đối tác trong việc hỗ trợ ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.

+ Nghị định số 388/HĐBT ngày20/11/1991 của HĐBT về việc đăng ký thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước.

Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về Thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước.

Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Nghị định số 12 CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ ban hành quy định về Sắp xếp lại tổ chức và cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước.

Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ về Thành lập các tập đoàn kinh doanh.

Quyết định số 65/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đến năm 2005.

+ Nghị định số 28 CP ngày 7/5/1996 về việc Chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.

Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.

Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về Giao, cho thuê, bán, khoán kinh doanh các doanh nghiệp Nhà nước

+ Chỉ thị số 08/2003/CT-TTg ngày 04/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

+Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh.

+ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 Của Chính phủ về Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

+ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTgngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

+ Nghị Quyết số 03 NQ/CP  ngày 2/2/2000 của Chính phủ về Phát triển kinh tế trang trại

+ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

+ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

Quyết định số 264/CT ngày 22/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển lâm nghiệp.

Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

+ Nghị định số 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về Chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển Nông-Lâm-Ngư-Diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.

Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng chính phủ về Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Nghị định số 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi.

Quyết định số 175/2000/QĐ-TTg ngày 2/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2000

+ Luật Thuế sử dụng đất (1994), Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (1994), Pháp lệnh Thuế tài nguyên (1990), Luật Thuế giá trị gia tăng (2000), Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (1991), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (1991).

+ Văn bản thoả thuận Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp ngày 12/11/2001 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác quốc tế.

4.2.4. Phân cấp quản lý về lâm nghiệp bao gồm cả phân cấp quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý sản xuất kinh doanh

- Quản lý Nhà nước về lâm nghiệp

Nhà nước đã phân cấp quản lý về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền địa phương và làm rõ trách nhiệm của từng cấp từ trung ương đến cấp xã. Đồng thời tổ chức xây dựng các chính sách về lâm nghiệp; xây dựng chiến lược lâm nghiệp quốc gia; xây dựng quy hoạch phát triển rừng; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về lâm nghiệp.

+ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

- Quản lý sản xuất kinh doanh

Chức năng quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và quản lý nhà nước về rừng được phân định rõ ràng, theo đó Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chuyển phần lớn các doanh nghiệp nhà nước (Lâm trường, Công ty, Tổng công ty) do Trung ương quản lý (Bộ Lâm nghiệp) cho các địa phương.

+ Quyết định số 632/LSCN ngày 18/8/1993 của Bộ Lâm nghiệp Phân cấp xét duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình lâm nghiệp.

4.3. Lộ trình hội nhập

Lâm nghiệp Việt Nam đang gặp 5 thách thức cần vượt qua trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế. Một là, mặc dù ngành lâm nghiệp đã định hướng chiến lược phát triển rừng kinh tế chủ lực giai đoạn 2001-2010 (với 3 mục tiêu cơ bản là nâng độ che phủ rừng toàn quốc lên 43%; đạt kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản 2,5 tỷ ŒSD; thu hút từ 6-8 triệu lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp), nhưng hiện nay chiến lược này không còn phù hợp với chính sách tổng thể, khung thể chế ngành và không cập nhật các hoạt động của ngành. Hai là, việc phát triển ngành tổng thể không tương xứng với nhu cầu hiện tại, khi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế nhận thấy đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp ở nước ta có nhiều rủi ro, lãng phí thời gian, nên nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng giảm. Ba là, nhu cầu các nguồn tài nguyên rừng gia tăng đã làm giảm diện tích rừng, dẫn đến việc suy giảm chất lượng rừng. Bốn là, Việt Nam hiện đã gia nhập AFTA và WTO điều này đồng nghĩa với việc nước ta phải đối mặt với sự cạnh trạnh khốc liệt trong quản lý và buôn bán lâm sản ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩm từ rừng trồng như gỗ ván. Cuối cùng thách thức lớn nhất đặt ra cho ngành lâm nghiệp là làm sao để tìm ra phương thức hài hòa hóa giữa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tỷ lệ đói nghèo ở các khu vực có rừng và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

Có thể thấy rõ ràng rằng khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt nam sẽ được hưởng những điều kiện đối xử tối huệ quốc của tất cả các nước thành viên WTO với hàng rào thuế quan thấp, tạo điều kiện cho hàng Việt nam xâm nhập vào thị trường nước ngoài, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các cường quốc thương mại lớn, được hưởng hệ thống ưu đãi phổ cập cho các nước đang phát triển, và từ đó củng cố những cải cách kinh tế của Việt nam. Một cách cụ thể hơn, gia nhập WTO đem lại cho Việt nam những lợi ích sơ lược sau:

- Đẩy mạnh quan hệ thương mại của Việt nam với các nước thành viên WTO: Hiện tại kim ngạch trao đổi thương mại quốc tế giữa các nước thành viên WTO chiếm 90% kim ngạch trao đổi buôn bán trên thế giới. Đồng thời, Việt nam cũng thu được nhiều lợi ích từ việc cắt giảm thuế đối với các mặt hàng có hàm lượng sử dụng nhân công cao.

- Khai thác được quyền lợi và ưu đãi đối với các nước có thu nhập thấp trong WTO: Theo nguyên tắc và các Hiệp định của WTO, những nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp như Việt nam (thu nhập bình quân dưới 1000 USD/người/năm) sẽ được miễn trừ khỏi sự ngăn chặn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hoá là loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm.

- Cải thiện tiến trình giải quyết tranh chấp trong quan hệ thương mại với các cường quốc thương mại lớn trên thế giới: Gia nhập WTO cho phép Việt nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại. Đồng thời, cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả trong WTO cũng giúp Việt nam có vị trí bình đẳng hơn, và xác lập một chế tài rõ ràng hơn khi tranh chấp thương mại với các nước thành viên khác.

- Nâng cao vai trò và vị trí của Việt nam trên thương trường và chính trường quốc tế.

- Thúc đẩy tiến trình cải tiến, hoàn thiện hệ thống luật pháp, thủ tục hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, theo đúng yêu cầu của WTO và tương đồng với hệ thống luật pháp và thủ tục của các quốc gia thành viên.

Bên cạnh đó, trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc Việt nam phải thực hiện một loạt các cam kết bắt buộc đối với các nước thành viên. Đây chính là những thách thức không nhỏ với Việt nam.

- Việt nam phải nghiêm túc thực hiện chương trình cắt giảm thuế, hạn chế các công cụ quản lý xuất nhập khẩu phi thuế quan theo đúng lộ trình quy định của WTO và cam kết khi gia nhập của Việt nam. Việt nam phải tạo các điều kiện thuận lợi cho hàng nông nghiệp và công nghiệp của các nước thành viên.

- Việt nam phải mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ vẫn do Nhà nước giữ quyền kiểm soát chặt chẽ như ngân hàng, bưu chính, viễn thông, hàng không, bảo hiểm, kỹ thuật, tư vấn v.v. Một chương trình riêng biệt về dịch vụ phải được đàm phán và đưa vào nghị định thư gia nhập của Việt nam.

- Việt nam sẽ phải cam kết bảo vệ ở mức độ phù hợp về quyền sở hữu trí tuệ bằng các thủ tục pháp lý và các biện pháp thực thi hữu hiệu đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu quốc tế. Đây là một trong những lĩnh vực gặp khó khăn lớn của Việt nam.

- Việt nam phải tiến hành hàng loạt các cải cách hành chính, chính sách và hệ thống luật pháp quản lý liên quan đến hoạt động thương mại trên toàn quốc. Mở rộng quyền kinh doanh và sử dụng ngoại tệ cho các doanh nghiệp, hoàn thiện quy chế hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước, có những chế tài mới đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” đối với các doanh nghiệp nước ngoài. 

(Nguồn: Lâm nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập – web: http://www.vitas.gov.vn)


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương