Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp



tải về 0.57 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.57 Mb.
#15645
1   2   3   4   5   6

5. Nhận định chuyên gia và đề xuất

5.1. Kết luận về cung cầu trong nước và quốc tế đã diễn ra và dự đoán nhu cầu trong tương lai của cả thị trường trong nước và quốc tế

5.1.1. Thị trường quốc tế

Cơ quan Lâm nghiệp Nhật Bản (JFA) đã đưa ra dự báo về tình hình cung ứng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của nước này trong quý 4/06 và quý 1/07. Theo JFA, nhu cầu tiêu thụ gỗ súc và gỗ xẻ của Nhật Bản từ khu vực Đông Nam Á trong quý 4/06 có thể giảm lần lượt xuống còn 306.000 m3 và 125.000 m3, kéo theo cả năm 2006 dự báo chỉ đạt 1,26 triệu m3 và 516.000 m3, giảm tương ứng 12% và 8% so với năm 2005. Tuy nhiên, nhập khẩu gỗ dán của Nhật Bản trong quý 4/06 dự báo tăng lên 1,16 triệu m3, khiến nhập khẩu cả năm 2006 có thể tăng 7% so với năm 2005, lên 4,8 triệu m3. Nhìn chung, nhu cầu về gỗ súc và gỗ xẻ của Nhật Bản từ Đông Nam Á trong năm 2006 sẽ vượt nguồn cung lần lượt ở các mức 1,5% và 3,8%. JFA dự báo, nhu cầu nhập khẩu gỗ súc của Nhật Bản từ Nga năm 2006 có thể đạt 4,9 triệu m3, tăng 2% so với năm 2005. Với việc dần dần chuyển hướng sang mặt hàng gỗ mềm làm nguyên liệu sản xuất gỗ dán trong bối cảnh nguồn cung gỗ súc nhiệt đới bị thắt chặt, nguồn cung gỗ súc và gỗ xẻ từ Nga đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản.

Số liệu gần đây nhất của Cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade) cho thấy, Trung Quốc (tính cả Hồng Kông và Ma cao) đã vượt qua Italia để trở thành thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới trong năm 2005. Nhờ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước tăng vững, sản xuất đồ gỗ của Trung Quốc luôn duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua. Giai đoạn 1999-2005, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc đã tăng 7 lần, tăng từ 932 triệu USD, lên đạt 7,15 tỷ USD, và khối lượng đồ gỗ xuất khẩu chiếm 1/4 tổng sản lượng trong năm 2005. Các thị trường tiêu thụ đồ gỗ chủ chốt của Trung Quốc là Mỹ (chiếm 50% giá trị xuất khẩu), Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Được biết, xuất khẩu đồ gỗ của Italia tương đối ổn định với kim ngạch đạt khoảng 5 tỷ USD/năm trong giai đoạn 1995-2002. Trong thời gian này, xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp (SPWP) của Italia nhìn chung chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giữa tỷ giá đồng Euro/USD và sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc, Ba Lan.

Sự phát triển mạnh mẽ về xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc được tạo động lực bởi sự phát triển của ngành sản xuất SPWP. Năm 2003, Trung Quốc đã thay thế Italia để trở thành nước xuất khẩu SPWP lớn nhất thế giới.

Gần đây, Ban phụ trách mặt hàng gỗ (TC) thuộc Uỷ ban Kinh tế châu Âu của Liên hiệp quốc (UNECE) đã đưa ra báo cáo phân tích về tình hình thị trường các sản phẩm lâm sản của các nước thành viên UNECE, trong đó chú trọng đặc biệt đến tầm ảnh hưởng của Trung Quốc lên thị trường khu vực này. Theo TC, thị trường lâm sản khu vực UNECE đã đạt những bước tiến kỷ lục năm 2005 và dự đoán sẽ tiếp tụ đà tăng trưởng năm 2006 và 2007. Sự phát triển vượt bậc của ngành lâm nghiệp Trung Quốc và những ảnh hưởng không thể đoán trước của ngành này lên thị trường thế giới cùng với những tác động từ các yếu tố khác như sự thay đổi khí hậu, giá năng lượng tăng cao và lo ngại về hoạt động khai thác rừng không theo qui hoạch đã tạo ra những thách thức và cơ hội cho cả người tham gia thị trường và các nhà hoạch định chính sách. Các yếu tố này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra ảnh hưởng dẫn đến sự biến đổi thị trường lâm sản của khu vực UNECE, mà một trong những kết quả của quá trình này là sự cạnh tranh về nguyên liệu ngày càng gia tăng.

Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu sản phẩm lâm sản lớn nhất thế giới tính theo giá trị và chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ về nhập khẩu. Các cánh rừng của Trung Quốc hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu đầu vào của ngành gỗ nội địa. Hiện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu gỗ khúc mềm và cứng lớn nhất thế giới. Nga là nước cung ứng gỗ khúc chính của Trung Quốc, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ của nước này. Chỉ có một lượng nhỏ gỗ nhập khẩu của Trung Quốc có chứng nhận xuất xứ trong khi phần lớn gỗ được nhập từ những nguồn khai thác trái phép. Theo số liệu chính thức của Nga, Trung Quốc đã nhập khẩu 19,2 triệu m3 gỗ khúc từ nước này, nhưng các chuyên gia Nga cho rằng, ngoài số lượng trên còn một lượng lớn gỗ khúc được nhập khẩu từ vùng Viễn Đông là khai thác trái phép.

Với sự trợ giúp của chính phủ, việc đầu tư vào các công xưởng và vận tải đã góp phần dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế tạo các sản phẩm gỗ có giá trị cao, đặc biệt là đồ gỗ. Trong thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu gồ gỗ của Trung Quốc ước đạt mức tăng trưởng bình quân 34%/năm. Trung Quốc đã trở thành nước cung ứng đồ gỗ lớn nhất cho thị trường Mỹ và đứng ở vị trí thứ 2 về xuất khẩu sản phẩm lâm sản sang Canada. Lợi thế đối với ngành gỗ Trung Quốc là chi phí nhân công rẻ có thể bù đắp cho sự gia tăng chi phí nguyên liệu, năng lượng và vận tải. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đối với các sản phẩm gỗ giá rẻ của Trung Quốc cũng dẫn đến sự gia tăng các tranh chấp thương mại. Nhiều nhà cung ứng gỗ tại thị trường Mỹ, Canada, Đức và Italia đã đệ đơn khiếu kiện đối với các nhà xuất khẩu gỗ của Trung Quốc.

Song song với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ nội địa sản phẩm gỗ của Trung Quốc (chiếm 75% sản lượng) cũng đang tăng lên cùng với mức sống của người dân. Các công ty sản xuất sản phẩm lâm sản thuộc khu vực UNECE đang phải đối mặt với sự chuyển biến mau lẹ của thị trường: một số công ty thành công trong việc tham gia đầu tư và kinh doanh với các đối tác Trung Quốc, trong khi các công ty khác thì không thể trụ vững khi doanh thu suy giảm.

Ngành sản xuất gỗ ván sàn Trung Quốc cũng đang tạo ra ảnh hưởng mạnh đến thị trường thế giới khi tích cực gia tăng thị phần tại châu Âu. Mặc dù vậy, gỗ ván sàn Trung Quốc tại châu Âu cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sản phẩm phi gỗ và ván sàn nhập khẩu từ các thị trường khác. Riêng gỗ lót ván sàn, Trung Quốc đã tăng thị phần mặt hàng này tại châu Âu từ 10% năm 2000, lên đạt trên 35% năm 2005. Để giải toả các áp lực cạnh tranh, ngành gỗ ván sàn Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch marketing nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng gỗ ván sàn thật thay vì sử dụng các vật liệu ván sàn khác.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Malaysia năm 2006 ước đạt 23,6 tỷ RM, tăng khoảng 5% so với 21,5 tỷ RM năm 2005. EU, Nhật Bản và Mỹ là ba thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chính của Malaysia.

Ông Datuk Teo Wee Cheng, Giám đốc Điều hành Công ty SHH Resources Holdings Bhd., cho biết, xuất khẩu đồ gỗ nội thất năm 2007 của Malaysia sang thị trường Mỹ có thể sẽ suy giảm do sức mua tại thị trường này giảm sút. Nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất trên thị trường Mỹ giảm chủ yếu do nền kinh tế Mỹ, sau khi tăng trưởng mạnh vào đầu năm 2006, đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại vì tính bấp bênh trong tỷ lệ lãi suất của nước này, giá năng lượng cao và sự chậm lại theo chu kỳ kinh tế thông thường. Bên cạnh đó, Malaysia cũng sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước sản xuất đồ gỗ nội thất có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam và Trung Quốc. Tuy vậy, ông Datuk vẫn bày tỏ tin tưởng đối với ngành đồ gỗ nội thất của Malaysia sẽ có thể duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới miễn là các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu của nước này chú trọng hơn vào cải tiến mẩu mã thiết kế và nâng cao tính sáng tạo để tiếp tục tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Mặc dù Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của SHH Resources Holdings Bhd, nhưng công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới tại các thị trường khác để giảm bớt lệ thuộc vào thị trường Mỹ. Hiện công ty đang nhắm vào thị trường châu Âu và Ấn Độ, được đánh giá là những thị trường xuất khẩu có tiềm năng trong tương lai.

Theo một thoả thuận hợp tác kinh tế mới đây giữa Nhật bản và Indonesia, các sản phẩm gỗ Indonesia sẽ được tiếp cận thị trường Nhật Bản. Nhât cam kết sẽ giảm khoảng 90% thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm lâm nghiệp của Indonesia tuy nhiên, thuế suất đối với gỗ dán vẫn giữ nguyên. EPA sẽ giúp các sản phẩm của Indonesia có khả năng cạnh tranh với các nước Đông Nam á khác như Malaysia. Nhật Bản hiện là nhà tài trợ và đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia.

Theo Russ Taylor, người phụ trách ấn phẩm Wood Markets (Các Thị trường Gỗ) có trụ sở tại Vancouver, Canada dự đoán, thị trường gỗ khu vực Bắc Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục xấu đi trong năm 2007 do nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng dân sự thấp. Hoạt động xây mới nhà ở tại Mỹ năm 2006 ước giảm 13% và có thể sẽ tiếp tục giảm ít nhất 11% trong năm 2007. Vì vậy, ông khuyến cáo các nhà sản xuất gỗ cần phải nhận ra rằng họ mới chỉ đứng ở giữa chu kỳ suy giảm trong thị trường nhà ở và nhu cầu gỗ thấp hơn tại Mỹ sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2007. Các đợt cắt giảm sản lượng trong năm 2006 vẫn chưa đủ thấp. Bởi vậy, năm 2007, cần phải tiếp tục cắt giảm sản lượng nhằm cân bằng nguồn cung với nhu cầu đang suy giảm

vì nếu các nhà sản xuất không mạnh tay trong vấn đề này thì giá gỗ có thể sẽ còn sụt giảm mạnh hơn nữa. Dự báo thị trường nhà ở tại Mỹ sẽ rơi vào điểm tồi tệ nhất vào giữa năm 2007, sau đó sẽ bắt đầu khôi phục nhẹ nhờ nhu cầu sửa sang lại nhà cửa tăng lên vào dịp cuối năm. Với tình hình trên, xuất khẩu gỗ năm 2007 của Canada sang thị trường Mỹ dự đoán sẽ giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu gỗ trên thị trường châu Âu đang tăng lên và đó sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất gỗ khu vực Bắc Mỹ tái thâm nhập vào thị trường này nhằm bù đắp cho nhu cầu suy giảm trên thị trường Mỹ.

(Nguồn: Báo cáo ngành hàng lâm sản quý III, IV)

5.1.2. Thị trường trong nước

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lâm sản năm 2006 của Việt Nam đạt 2,2 tỉ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó: các sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỉ USD, tăng 23%; Các mặt hàng làm từ mây, tre, cói, thảm ước năm 2006 ước đạt 190 triệu USD, tăng 5%; đặc biệt mặt hàng quế có lượng xuất khẩu tăng gấp 2 lần năm trước, đạt 15 ngàn tấn, kim ngạch đạt 14 triệu USD, tăng 90% về lượng và 78% về giá trị. Tuy nhiên, giá quế XK bình quân năm nay chỉ đạt 943 USD/tấn, giảm 6% so với năm trước.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam về sản phẩm này khá đa dạng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định. EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và cũng là thị trường đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm 37,94% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU chiếm 25,2%, tăng 28,6%; kim ngạch xuất sang Nhật chiếm 14,3% và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2005.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5. Đây là mặt hàng có thị trường xuất khẩu khá đa dạng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhất định. Tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu đã giảm so với trước. Dự báo năm 2007, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Những năm gần đây, ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã tăng gần 10 lần, từ 219 triệu USD năm 2000 lên 1,57 tỷ USD năm 2005 và đạt khoảng 2,2 tỉ USD trong năm 2006. Sản phẩm gỗ đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ 5 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Bảng 17: Dự báo nhu cầu lâm sản của Việt Nam đến năm 2010

Nhu cầu

Đơn vị tính

Số lượng

Gỗ trụ mỏ

1.000m3

350

Nguyên liệu giấy

1.000m3

18.500

Nguyên liệu ván nhân tạo

1.000 tấn

3.500

Gỗ xây dựng cơ bản và gia dụng

1.000m3

3.500

Củi

1.000 Ster

10.500

Song mây, tre nứa

1.000 tấn

300-350

Hồi

1.000 tấn

30

Nhựa Thông

1.000 tấn

40

Gỗ nhập khẩu

1.000m3

500

(Nguồn: Chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006-2020)

5.2. Đề xuất các vấn đề nghiên cứu sâu hơn về ngành hàng

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Vifores cho biết, số DN tham gia xuất khẩu gỗ lên tới 300 DN, song hầu hết là DN nhỏ và vừa. “Số DN có thể xuất khẩu 100 container/tháng trở lên, hoặc có diện tích rừng trên 10 ha rất hiếm. Với quy mô như vậy, chúng ta không thể đủ năng lực cạnh tranh với các DN gỗ các nước trong khu vực”. Đứng trước thực trạng đó, trong chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006-2020, các chuyên gia đã đưa ra một số vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành hàng lâm sản trong tương lai.

- Nghiên cứu các biện pháp lâm sinh phù hợp để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên đặc biệt là các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên trên đất nương rẫy không sử dụng, ở rừng đã khai thác cạn kiệt nhằm phục hồi cảnh quan, nâng cao khả năng phòng hộ và cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, coi trọng việc đầu tư cho bảo vệ, khoanh nuôi và súc tiến tái sinh tự nhiên.

- Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung và nâng cao kỹ thuật canh tác.

- Lựa chọn hướng phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng vùng, từng loại hình nguyên liệu lâm sản và quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

- Thực hiện liên kết giữa các hộ gia đình, các trang trại với các chủ doanh nghiệp, các nhà khoa học và các cấp chính quyền ở địa phương.

- Kết hợp hài hoà giữa chế biến quy mô lớn, tập trung chế biến thủ công với sơ chế của cơ sở  biến vừa và nhỏ và của hộ gia đình.

(Nguồn: Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020)

5.3. Dự đoán những thách thức và cơ hội của ngành hàng

Sự kiện Việt nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới đồng thời chứa đựng không ít những thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lâm sản ở Việt Nam trên con đường hội nhập thị trường lâm sản quốc tế



5.3.1. Cơ hội mở ra cho doanh nghiệp Lâm sản Việt Nam

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam xuất khẩu các loại lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ gỗ, tăng khả năng hội nhập với thị trường thế giới nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi vào thị trường các nước thành viên, kể cả những ưu đãi thuộc quy chế MFN dành cho các nước thành viên WTO.

- Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp gỗ có cơ hội thuận lợi mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, đồng thời tận dụng được lợi thế sẵn có về nhân công, tài nguyên thiên nhiên rừng phong phú nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Các doanh nghiệp có khả năng rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tranh thủ và bổ xung các lợi thế sẵn có giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu kỹ thuật công nghệ, đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác.

- Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường gỗ là lâm sản thế giới được cải thiện nhờ quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

5.3.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam :

- Năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản Việt Nam còn thấp. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm chạp, do đó khả năng và tính năng động của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu.

- Còn nhiều vấn đề trong việc cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

- Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập kinh tế, chưa đưa ra được các chiến lược, chính sách thích ứng để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố. Mức độ phổ cập thông tin liên quan đến WTO tới doanh nghiệp và cán bộ còn thiếu và và không đồng bộ. Nội dung được phổ biến còn mang tính khái quát, chưa gắn với doanh nghiệp và những mục tiêu chính sách hội nhập của doanh nghiệp. Nhìn chung đa phần các doanh nghiệp chưa định ra được chiến lược và chính sách cạnh tranh sản phẩm để đến thời điểm gia nhập WTO, các doanh nghiệp có thể chủ động cạnh tranh để chiếm thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới. Một tỷ trọng tương đối lớn các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp gỗ và lâm sản là sản phẩm, sử dụng nhiều lao động, do đó khả năng cạnh tranh yếu so với sản phẩm của các nước khác.

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản nói chung của thị trường nội địa còn nhỏ, hạn chế việc kích thích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong nước mà còn làm giảm tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn nhiều người chưa ý thức được ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức mà WTO mang lại, nên việc định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp còn lúng túng, chưa chủ động có các biện pháp đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội của việc gia nhập WTO.

- Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn do những điểm yếu của việc xử lý đối với các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm gỗ của Việt nam để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và khả năng cạnh tranh thấp, nên khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít đối thủ cạnh tranh từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển hơn, với trình độ kỹ thuật cao hơn.

- Chiến lược Lâm nghiệp được thực thi và Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú hơn đòi hỏi các doanh nghiệp gỗ phải không chỉ có phương án kinh doanh hiệu quả, có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mà phải có trình độ thông thạo về hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể khai thác lợi thế mà WTO và chiến lựợc Lâm nghiệp mang lại.

Như vậy, để phù hợp với xu thế hội nhập trên, Nhà nước cần có những chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lâm sản hoạt động có hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mãu sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước; đồng thời phải đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ rừng cho các mặt hàng xuất khẩu. Trong những năm tới, cần tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn là đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ LSNG. Cần chú ý đến các thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản.

(Nguồn: Bản tin dự án trồng mới 5 triệu ha rừng số 2-2006)

5.4. Đề xuất các cơ chế và chính sách tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành hàng

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất được cấp Chứng chỉ rừng. Chứng chỉ rừng được coi là công cụ mềm để thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về môi trường và xã hội. Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững". Để xác nhận QLRBV thì phải tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ rừng. Hiện đã có các tổ chức cấp chứng chỉ, như: Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) hoặc được FSC uỷ quyền (như  Smartwood, Hội đất/soil association), SGS). Việc cấp chứng chỉ rừng chỉ thực hiện ở đơn vị quản lý, chưa có cấp chứng chỉ ở cấp quốc gia. Lợi ích của cấp chứng chỉ là sản phẩm từ rừng có tính cạnh tranh cao trên những thị trường coi trọng bảo vệ rừng và môi trường. Nếu có quy trình theo dõi quá trình hình thành sản phẩm từ khâu khai thác đến thành phẩm, gọi là chuỗi hành trình (Chain of custody) thì sản phẩm được dán nhãn của tổ chức cấp chứng chỉ.

- Mở rộng hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng. Khuyến khích tập trung đất đai hình thành các trang trại trồng rừng nguyên liệu. Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm rõ và đơn giản hoá thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền
- Nhà nước cần có chính sách đối với các tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với loài cây trồng và đặc điểm sinh thái từng vùng. Đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác được áp dụng mức lãi ưu đãi so với các ngành công nghiệp khác.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý, trồng cây đặc sản; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nông dân ở nơi khó khăn trong việc phát triển rừng, chế biến, tiêu thụ lâm sản.

- Đối với rừng tự nhiên Nhà nước hạn chế sản lượng khai thác gỗ, chỉ khai thác ở những khu rừng giàu hoặc trung bình, đình chỉ khai thác gỗ ở những vùng rừng quá nghèo, thực hiện các biện pháp tiết kiệm gỗ, thay thế sử dụng gỗ củi bằng nguyên vật liệu khác, nhập khẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu trước mắt về gỗ trong nước.

- Đối với rừng trồng tổ chức hoặc cá nhân bỏ vốn để trồng rừng thì tổ chức, cá nhân đó có quyền quyết định thời điểm và phương thức khai thác theo quy định về quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản được tự do mua bán lâm sản khai thác hợp pháp từ rừng trồng. Các đơn vị kinh doanh lâm sản có đủ điều kiện được phép nhập khẩu gỗ với số lượng không hạn chế, trong đó được miễn thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu.



- Xây dựng chính sách và chiến lược thị trường lâm sản. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, nghiên cứu tìm hiểu thị trường và thị hiếu ngưòi tiêu dùng để sản xuất những sản phẩm thích hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Nghiên cứu để đưa ra các chính sách tiêu thụ sản phẩm cho dân, chú trọng sản phẩm từ rừng trồng. Rà soát và xoá bỏ các thủ tục phiền hà cản trở việc tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng. Khuyến khích chế biến và xuất khẩu sản phẩm từ rừng trồng đã qua chế biến.

(Nguồn: Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020)

6. Cơ sở dữ liệu về tình hình dịch bệnh

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương