Vệ sinh an toàn trong Sản xuất, kinh doanh thực phẩm 20 Mục 3 25 Thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận 25


Chương 4: BIỆN PHÁP CHUNG VÀ CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ



tải về 2.81 Mb.
trang20/28
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.81 Mb.
#2092
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28

Chương 4:

BIỆN PHÁP CHUNG VÀ CẢI THIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ.



1. Điều tra ban đầu về thức ăn đường phố:

Muốn có một kế hoạch can thiệp nhằm cải thiện vệ sinh an toàn thức ăn đường phố, cần phải nắm được một số thông tin cơ bản sau:

+ Số liệu về người bán hàng thức ăn đường phố

+ Phân loại mặt hàng kinh doanh

+ Phân loại theo cách chế biến (tại chỗ, đem từ nơi khác đến)

+ Tính chất quầy hàng: Bán trong cửa hàng, quầy cố định hè phố, xe lưu động, gánh rong,.....

+ Phương tiện dụng cụ: Bàn, tủ thức ăn, dụng cụ chế biến, chia, gắp thức ăn, đồ bao gói.

+ Cơ sở cửa hàng, nước điều kiện vệ sinh môi trường

+ Nguồn cung cấp thực phẩm, gia vị, phụ gia.

+ Người bán hàng, chế biến, phục vụ: nghề chính hay phụ, văn hoá, hộ khẩu tại chỗ hay các tỉnh khác, sức khoẻ, văn hoá, bệnh tật, kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.



2. Ban hành chính sách văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn đường phố:

- Quy định của Chính quyền về điều kiện kinh doanh thức ăn đường phố: Nhằm hỗ trợ và kiểm soát được thức ăn đường phố.

- Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn đường phố của ngành y tế.

- Quy định trách nhiệm của các ban ngành liên quan đến thức ăn đường phố.



3. Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, địa điểm và trang thiết bị:

- Gắn quản lý dịch vụ thức ăn đường phố với chương trình phát triển đô thị.

- Cải tạo nhà cửa, mặt bằng, điện, nước.

- Trang bị, dụng cụ phù hợp với từng cơ sở nhưng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Có thể quy hoạch thành các chợ ẩm thực, phố ẩm thực, song phải đảm bảo thuận tiện cho cộng đồng mới phát triển được.

- Những vấn đề trọng tâm: Nước sạch, xử lý chất thải rắn, lỏng, các công trình vệ sinh.

- Với hàng rong: Thiết kế xe đẩy, gánh hàng đảm bảo VSATTP

4. Huấn luyện cho người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố:

- Huấn luyện cho người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố về các mối nguy, cách xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thức ăn đường phố.

- Huấn luyện các nguyên tắc HACCP để họ áp dụng vào việc kinh doanh dịch vụ của mình.

- Huấn luyện về vệ sinh an toàn trong chế biến, bảo quản.

- Cấp chứng chỉ sau huấn luyện

5. Tổ chức cấp chứng nhận đủ điều kiện VSATTP và cam kết của người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố với chính quyền và y tế về việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn đường phố:

+ Căn cứ vào pháp lệnh VSATTP, dịch vụ thức ăn đường phố là một loại hình kinh doanh thực phẩm phải được cấp giấy phép đủ điều kiện VSATTP. Cơ quan y tế có trách nhiệm thẩm định các điều kiện VSATTP về cơ sở, thiết bị dụng cụ và con người, nếu đảm bảo các yêu cầu VSATTP thì trình UBND cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, cơ sở mới được hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố.

- Duy trì chế độ kiểm tra liên ngành của Chính quyền và ban ngành liên quan của địa phương để chấn chỉnh duy trì cấp cơ sở kinh doanh dịch vụ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn vừa đảm bảo văn minh đô thị. Duy trì tổ kiểm tra tự quản của xã, phường (Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ....) các thành viên của tổ có đeo băng: kiểm tra viên VSATTP thức ăn đường phố và văn minh đô thị

6. Tuyên truyền giáo dục người tiêu dùng:

Thông qua sức mua của mình, người tiêu dùng trở thành lực lượng mạnh nhất thúc đầy hay làm phá sản cơ sở dịch vụ, thức ăn đường phố. Ngoài tiêu dùng thông thái là người biết mua, ăn uống cái gì ở đâu.

- Sử dụng đa dạng các phương pháp tuyên truyền giáo dục: phát thanh, truyền hình, sinh hoạt nhóm cộng đồng, mở các lớp theo cụm dân cư về VSATTP.....

- Mục đích cuối cùng là phải làm cho người tiêu dùng biết thế nào là thực phẩm vệ sinh an toàn và thực phẩm không vệ sinh an toàn để quyết định mua, ăn uống ở quán nào.

- Chú ý nhóm đối tượng là trẻ em: tổ chức giáo dục ở trong trường học về VSATTP

- Nhóm đối tượng là nội trợ cũng cần quan tâm giáo dục tuyên truyền.



Chương 5:

SÁU NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Qua 5 năm triển khai mô hình điểm về thức ăn đường phố cũng như 3 đề tài nghiên cứu về thức ăn đường phố, đã chỉ ra, việc kiểm soát VSATTP thức ăn đường phố muốn đạt được kết quả, cần thực hiện 6 nguyên tắc sau đây:
I/ NGUYÊN TẮC 1: Chính quyền phường, xã là người chủ trì trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

1. Cơ sở pháp lý:

+ Mục 4 Điều 43 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: “UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương”.

+ Điều 29 Nghị định số 163 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm” của Chính phủ: UBND các cấp, có trách nhiệm phối hợp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn trong suốt quá trình sản xuất nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm tới tay người tiêu dùng: Quản lý vệ sinh an toàn đối với thức ăn đường phố, chợ, khu du lịch, lễ hộ.

2. Nội dung nguyên tắc:

- Có ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm do lãnh đạo ủy ban làm trưởng ban với các thành viên là: y tế, công an, quản lý thị trường, kế hoạch đầu tư......

+ Có quy hoạch phát triển đô thị gắn với dịch vụ thức ăn đường phố, quy hoạch các cửa hàng ăn uống, quán ăn, khu phố ẩm thực, chợ, lễ hội ......

+ Điều phối các hoạt động liên ngành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

+ Có đầu tư cho dịch vụ thức ăn đường phố: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, xử lý chất thải, cung cấp điện...

+ Thu hồi và cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố trong địa bàn.


II. NGUYÊN TẮC 2: Y tế là tham mưu cho ban chỉ đạo về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn đường phố.

1. Cơ sở lý luận:

+ Mục 2 Điều 43 Pháp lệnh vệ sinh an toàn phẩm: “Bộ y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm).



+ Các nội dung quy định ở Điều 15, 18, 1, 29, 30, 32 của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và Điều 5, 12, 16, 30, 21, 33, 42 của Nghị định 163.

2. Nội dung của nguyên tắc: Y tế phường, xã giúp UBND (Ban chỉ đạo)

+ Xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăm đường phố, tổ chức thực hiện và đánh giá thực hiện.

+ Đề xuất các biện pháp có hiệu quả

+ Điều phối hoạt động liên ngành

+ Thực hiện các biện pháp chuyên môn: Thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đánh giá thực hiện tiêu chuẩn, quy định, quy trình,....
III. NGUYÊN TẮC 3: Huy động được hoạt động liên ngành trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

1. Cơ sở pháp lý:

Mục 3 Điều 43 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm “các Bộ, ngành trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ ty tế thực ihện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các nguyên tắc sau:



a. Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ y tế, các bộ ngành có liên quan thực hiện.

b. Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông do Bộ y tế chủ trì phối hợp với các bộ ngành có liên quan thực hiện”

2. Nội dung nguyên tắc:

+ Huy động thanh kiểm tra liên ngành: y tế, công an,quản lý thị trường .....

+ Huy động “tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố” do Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ....

+ Phối hợp liên ngành trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

+ Phối hợp hoạt động liên ngành trong xây dựng, quy hoạch đô thị gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng đời sống văn hoá sức khoẻ.
IV/ NGUYÊN TẮC 4: Tập huấn giáo dục, tuyên truyền

1. Cơ sở pháp lý:

Mục 2 Điều 29 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm “Bộ y tế quy định tiêu chuẩn sức khoẻ, yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất , kinh doanh”.

+ Mục 3 Điều 4 Nghị định 163:Người sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Có kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Điều 7 pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng có quyền được thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm....

+ Mục 2 Điều 29 Nghị định 163 “UBND các cấp chỉ đạo tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

2. Nội dung nguyên tắc:

+ Tổ chức tập huấn 100% cho tất cả những người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố và kiểm tra, cấp chứng chỉ.

+ Tổ chức các hình thức nói chuyện, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm , duy trì phát thanh trên hệ thống loa đài của phường , xã (tuần 3 lần x30 phút về vệ sinh an toàn thực phẩm) cho rộng rãi người tiêu dùng.
V/ NGUYÊN TẮC 5: Thực hiện cam kết của cơ sở với chính quyền và cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Cơ sở pháp lý:

+ Điều 4 pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm:

1) Kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện

2) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh”.

+ Mục 2 Điều 12 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: “Chịu trách nhiệm về xuất xứ thực phẩm do mình sản xuất kinh doanh”.

+ Mục 2 Điều 28 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”.

+ Điều 4 Nghị định 163: Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.



(1). Điều kiện về cơ sở

(2). Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

(3). Điều kiện về con người.”

+ Điều 14 Nghị định 163: “Danh mục các thực phẩm có nguy cơ cao:

(1) Thịt và các sản phẩm từ thịt;

(2) Sữa và các sản phẩm từ sữa;

(3) Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng;

(4) Thủy sản tươi sống và đã qua chế biến;

(5) Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên;

(6) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm;

(7) Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay;

(8) Thực phẩm đông lạnh;

(9) Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành;

(10) Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay;

+ Điều 15 và 16 Nghị định 163 quy định thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.



2. Nội dung nguyên tắc:

+ Sau khi tổ chức tập huấn, các cơ sở phải ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và cam kết đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

+ Sau khi thẩm định thấy đủ điều kiện, UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở. Chỉ khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở mới được hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm.
VI. NGUYÊN TẮC 6: Duy trì kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các vi phạm:

1. Cơ sở pháp lý:

+ Mục 3 Điều 16 Nghị định 163: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra, thanh tra về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nếu cơ sở không đáp ứng quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

+ Mục 2 và 3 Điều 29 Nghị định 163: “UBND các cấp: tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.... Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý, giám sát việc bản đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương”.

+ Điều 15 và 16 Nghị định 163 quy định thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.



2. Nội dung nguyên tắc:

+ Duy trì “tổ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố và văn minh đô thị” do Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ,.... trung bình 1 tuần 1 lần.

+ Duy trì đoàn kiểm tra liên ngành do UBND phường xã chủ trì, thanh tra, kiểm tra 1 tháng/1 lần. Mỗi lần thanh , kiểm tra có dán biểu tượng ở 1 chố dễ thấy nhất định trước cửa hàng, quầy hàng.

+ Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tốt: Mầu đỏ.

+ Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trung bình: Mầu xanh

+ Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đạt: Mầu trắng

Nếu mầu trắng là không đạt và phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thức ăn đường phố để chấn chỉnh, tu sửa, 1 tháng sau phúc tra, nếu đạt thì được thay biểu tượng và cho phép hoạt động trở lại. Nếu vẫn chưa đạt, vẫn không cho phép hoạt động, vì sẽ gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

+ Ngoài hình thức trên, cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.




Каталог: vbpl
vbpl -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> THỦ TƯỚng chính phủ
vbpl -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
vbpl -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb

tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương