Vệ sinh an toàn trong Sản xuất, kinh doanh thực phẩm 20 Mục 3 25 Thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận 25


CHỈ THỊ 05/2005/CT-BYT ngày  08  tháng  6  năm 2005 Về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố



tải về 2.81 Mb.
trang17/28
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.81 Mb.
#2092
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28

CHỈ THỊ 05/2005/CT-BYT ngày  08  tháng  6  năm 2005 Về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố



BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

----------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:  05/2005/CT-BYT

Hà Nội, ngày  08  tháng  6  năm 2005

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn

thức ăn đường phố

 

 Thức ăn đường phố là loại thức ăn, đồ uống đã làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay, kể cả rau, quả tươi sống không qua chế biến và được bày bán trên phố, những nơi công cộng.



 Thức ăn đường phố rất thuận tiện đối với người tiêu dùng về địa điểm bày bán, về chủng loại thức ăn phong phú, đa dạng, giá cả phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. Do đó, các dịch vụ cung cấp thức ăn đường phố ngày càng phát triển, nhưng do thiếu hạ tầng cơ sở, dịch vụ vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng nên dịch vụ thức ăn đường phố làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

  Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế từ năm 1999 đến năm 2004, cả nước có 1386 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có tới 1056 vụ ngộ độc là do thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể gây ra. Nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết là do nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thức ăn đường phố, chưa có quy hoạch cho loại hình dịch vụ này; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông chưa được đẩy mạnh. Người buôn bán và người tiêu dùng còn thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; sự phối hợp liên ngành chưa đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên và việc xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm; chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác giám sát vệ sinh, an toàn thức ăn đường phố.

  Để khắc phục tình trạng trên, từng bước tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:

1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục tới từng người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố.

b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các biện pháp khả thi phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương nhằm bảo đảm vệ sinh, văn minh thức ăn đường phố.

c) Đôn đốc và duy trì công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế và tiến tới không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do thức ăn đường phố gây nên.

d) Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã và trạm y tế xã, phường thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn đối với thức ăn đường phố theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

a) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm đầu mối huy động sự phối hợp của các tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan trên địa bàn tham gia triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố; xây dựng quy hoạch các điểm kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.

b) Huy động liên ngành dưới sự điều phối của Uỷ ban nhân dân các cấp tích cực tham gia các hoạt động kiểm soát thức ăn đường phố, đặc biệt là huy động sự phối hợp giữa các ngành công an, quản lý thị trường, y tế, văn hoá thông tin; gắn công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thức ăn đường phố với quy hoạch xây dựng đô thị văn minh và xây dựng làng, khu phố văn hoá- sức khoẻ.

 c)Xã hội hoá công tác giám sát, tự quản vệ sinh an toàn thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Phát huy vai trò của các tổ chức: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ trong các hoạt động vì phố phường, làng, xã đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn đường phố.

3. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp và đề xuất các giải pháp can thiệp có hiệu quả kiểm soát thức ăn đường phố, đồng thời soạn thảo các quy định, tiêu chuẩn còn thiếu về vệ sinh an toàn thức ăn đường phố để trình Bộ trưởng ban hành.

Nhận được Chỉ thị này, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và hàng năm (từ 20-30 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm- Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm) để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.




  

BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN

BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH VỀ

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Trần Thị Trung Chiến



KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ




Chương I:

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, LỢI ÍCH VÀ NHƯỢC

ĐIỂM CỦA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ


I/ KHÁI NIỆM:

1. Khái niệm về đường phố:

Đường phố gồm có đường ở thành thị, dọc hai bên có nhà cửa (chủ yếu là cửa hàng, cửa hiệu).



2. Thức ăn đường phố:

Thức ăn đường phố là những thức ăn, đồ uống đã làm sẵn hoặc được chế biến, nấu nướng tại chỗ, được bày bán để ăn ngay trên đường phố hoặc những nơi công cộng tương tự. Khái niệm này bao gồm cả rau quả, đồ ăn thức uống khác được bán rong trên đường phố.



II/ PHÂN LOẠI:

Có nhiều cách phân loại thức ăn đường phố tuỳ theo tiêu chí phân loại:



1. Phân loại theo chủng loại thức ăn:

- Phở - Miến

- Bún - Xôi

- Cháo - Chim, gà tần

- Giò, chả - Quán ăn thịt chó

- Quán thịt vịt, ngan, ngỗng - Bánh su – xê, bánh cốm

- Bánh gai, bánh đậu xanh - Bánh Cu – đơ

- Bánh cuốn - Bánh mỳ

- Bánh bao - Bánh kẹo

- Trà - Cà phê

- Kem - Bia, rượu

- Nước giải khát - Hoa quả

- Khoai luộc, ngô luộc ,..... - Cơm bình dân

- Thịt sống. - Thủy sản

- Gia cầm - Đồ hộp

- Bánh ngọt, bánh ga tô, bánh nướng, bánh dẻo - Sữa

- Chè đỗ đen, chè sen, chè thập cẩm,.... - Nước khoáng

1.1. Phân loại theo bản chất thức ăn:

- Bột, ngũ cốc. - Thịt, cá

- Rau quả, hoa quả - Đồ ướp đá.

- Đồ uống.



1.2. Phân loại theo kiểu chế biến thức ăn:

- Thức ăn sẵn - Thức ăn nấu tại chỗ

- Thức ăn tươi sống - Thức ăn không tươi sống

- Thức ăn chế biến, nấu từ nơi khác đem đến bán



1.3. Phân loại theo điều kiện bán hàng:

- Thức ăn đường phố bán trong cửa hàng (trong mặt phố)

- Thức ăn đường phố bán trên bàn, giá cố định trên hè phố

- Thức ăn đường phố bán trên xe cơ động, gánh hàng rong.



1.4. Phân loại theo phương thức bán hàng

- Thức ăn đường phố bán cả ngày: Bánh, kẹo, nước giải khát.

- Thức ăn đường phố bán hàng vào thời điểm nhất định trong ngày: Phở, miến, tiết canh, cháo, ốc luộc,....

1.5. Phân loại theo địa điểm:

- Thức ăn đường phố bán trên đường phố

- Thức ăn đường phố bán tập trung thành một khu riêng biệt (chợ ẩm thực).

- Thức ăn đường phố ở khu du lịch

- Thức ăn đường phố ở khu lễ hội

-Thức ăn đường phố ở hội chợ

- Thức ăn đường phố ở siêu thị

III/ LỢI ÍCH CỦA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ:

1. Thuận tiện cho người tiêu dùng:

Cùng với công nghiệp hoá, đô thị hoá, dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng.

- Đáp ứng các bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa sáng và bữa trưa cho những người làm công ăn lương, các công chức, viên chức.

- Thuận tiện cho học sinh, sinh viên, khách du lịch, khách vãng lai.

- Thuận tiện cho công nhân làm ca và dịch vụ cơ động.

- Thuận tiện cho người già, trẻ em

Kết quả điều tra tại Hà Nội của chúng tôi cho thấy: Tỷ lệ người tiêu dùng ăn sáng ở ngoài gia đình năm 2000 là 74,6% và năm 2004 đã tăng lên 90,8% ; ăn trưa năm 2000 là 71,7% và năm 2004 đã tăng lên 81,5% và ăn tối năm 2000 là 7,8% và năm 2004 là 17,7%.

2. Giá rẻ, thích hợp cho quảng đại quần chúng:

Giá cả của thức ăn đường phố nói chung là rẻ nhất trong các dịch vụ kinh doanh ăn uống. Một bát phở trung bình chỉ 6.000đ, 1 suất cơm bình dân chỉ 6.000đ đến 8.000đ. Thậm chí chỉ 4.000đ-5.000đ.



3. Nguồn thức ăn đa dạng, phong phú, hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng:

Từ thịt, cá, rau quả đến hạt, củ, đồ ướp lạnh, quay, nướng,.... loại nào cũng có và đáp ứng cho khách, là một kênh quan trọng của mạng lưới cung cấp thực phẩm ở đô thị.



4. Nguồn thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều người:

Nhất là những người di cư từ nông thôn ra đô thị, người nghèo ở đô thị, phụ nữ, trẻ em... những người ít hoặc không có vốn, văn hoá thấp không có trình độ tin học và ngoại ngữ, không có cơ sở và thiết bị dụng cụ. Kết quả điều tra ở Hà Nội năm 2004 cho thấy: Những người làm dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố có 80% là người nghèo, 78% là phụ nữ từ nông thôn ra đô thị và 55% là trẻ em dưới 18 tuổi.



5. Thời gian sử dụng ăn uống ở thức ăn đường phố rất nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu:

Thậm chí chỉ cần 1-2 phút đứng lại mua rồi vừa đi vừa ăn không làm ảnh hưởng tới hành trình của người sử dụng.



IV/ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ:

1. Thiếu hạ tầng cơ sở và các dịch vụ vệ sinh môi trường

(Cung cấp nước sạch; xử lý rác, chất thải; các công trình vệ sinh; thiết bị bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, buồng lạnh; thiết bị phòng chống côn trùng,...)



2. Khó kiểm soát do đa dạng

Cơ động tạm thời và mùa vụ



3. Người làm dịch vụ thức ăn đường phố thường nghèo:

Văn hoá thấp, thiếu kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm



4. Việc quản lý, thanh tra, kiểm tra xét nghiệm: còn hạn chế do chưa có quy định đầy đủ về phân cấp quản lý, thiếu chế tài xử lý và thiếu nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị và kinh phí)

5. Nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế:

Chưa thấy hết các mối nguy từ dịch vụ thức ăn đường phố nên còn chấp nhận các thức ăn và dịch vụ thức ăn đường phố chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm như: Vẫn ăn ở các quán có nhiều rác, nhiều ruồi, ăn thức ăn của người chế biến mất vệ sinh như bốc thức ăn bằng tay, chặt thái thức ăn sát đất,...



6. Thức ăn đường phố ảnh hưởng tới cảnh quan, văn minh đô thị và an toàn giao thông

- Xe cộ của khách ăn thức ăn đường phố để cản trở đường đi lối lại, lấn chiếm hè phố và đường phố, dễ gây tại nạn giao thông.

- Do xe cộ, rác thải, nước thải làm trơn bẩn đường phố dễ tai nạn và mất mỹ quan đô thị, cũng như làm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường đường phố.

- Do chế biến, bày bán trên mặt hè phố, mặt đường phố, không những làm cản trở giao thông mà còn làm mất “tính văn minh, văn hoá”, gây cảm giác “lạc hậu”, “chậm phát triển”, “mất vệ sinh” cho người tiêu dùng cũng như khách quốc tế qua lại, du lịch.

- Hè phố, đường phố Việt Nam vốn đã chật hẹp do thức ăn đường phố càng làm cho chật hẹp thêm và gây cản trở cho những người tham gia giao thông.

7. Thức ăn đường phố là mối nguy cho sức khoẻ cộng đồng. Kết quả điều tra của Cục ATVSTP (2004) cho thấy:

Những người làm dịch vụ thức ăn đường phố có:

+ Tỷ lệ bốc thức ăn bằng tay : 67,3%

+ Tỷ lệ không rửa tay : 46,1%

+ Tỷ lệ móng tay dài : 22,5%

+ Tỷ lệ nhổ nước bọt, xì mũi khi chia thức ăn : 26,7%

+ Tỷ lệ sử dụng phụ gia ngoài danh mục : 23,4%

- Tỷ lệ bàn tay có E.coli : 50%-90%

+ Tỷ lệ thức ăn ăn nhiễm E.coli : 40% - 80%

Tỷ lệ các đồng tiền nhiễm E.coli (điều tra 30 mẫu mỗi loại)

* Mệnh giá 500đ, 1000đ, 2000đ : 100%

* Mệnh giá 5.000đ : 94,8%

* Mệnh giá 10.000đ : 86,7%

* Mệnh giá 20.000đ : 75,5%

* Mệnh giá 50.000đ : 64,4%

Hậu quả cuối cùng là gây ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.



VAI TRÒ CỦA RUỒI TRONG VỆ SINH ATTP

* Rất thích sống gần người, ăn thức ăn của người rất tham ăn. Ăn tạp tất cả các loại thức ăn từ ngon lành đến hôi tanh, mốc hỏng.

* Mầm bệnh vào cơ quan tiêu hoá vẫn tồn tại, phát triển.

* Một ruồi cái giao hợp 1 lần có thể để suốt đời. Đẻ 1 lần 120 trứng. Trong 5 tháng mùa hè cho ra đời: 191.110 x 105 con ruồi, chiếm thể tích 180dm3.

* Ruồi có thể bay xa 15.000m, bám theo tàu, xe, thuyền bè, máy bay đi khắp các châu lục.

* Ruồi chuyển tải một số lượng lớn mầm bệnh:

- Mang trên lông chân, vòi, thân: 6.000.000 mầm bệnh

- Mang trong ống tiêu hoá: 28.000.000 mầm bệnh các mầm bệnh có thể là: tả, thương hàn, lỵ, lao, đậu mùa, bài liệt, viên gan, than, trùng roi, giun, sán.




Каталог: vbpl
vbpl -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> THỦ TƯỚng chính phủ
vbpl -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
vbpl -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpl -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb

tải về 2.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương