Vũ Đình Thống1,*, Đỗ Thùy Dung



tải về 0.71 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích0.71 Mb.
#36853
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƠI Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ VÀ NHẬN XÉT VỀ MỘT SỐ GHI NHẬN TRƯỚC ĐÂY

Vũ Đình Thống1,*, Đỗ Thùy Dung2, Nguyễn Vĩnh Thanh2

1Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KHCNVN

2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

*E-mail: vudinhthong@hotmail.com

TÓM TẮT: Cát Bà là một trong những địa danh thuận lợi nhất đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn dơi. Từ năm 1942 đến 2015, khu hệ dơi của Khu Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. Khu dự trữ sinh quyển này hiện là nơi sống của một loài dơi đặc hữu của Việt Nam và nhiều loài dơi quý hiếm. Trong năm 2015, chúng tôi đã thực hiện một số đợt điều tra thực địa về các loài dơi ở khu dự trữ sinh quyển này. Bài bào này cung cấp dẫn liệu tổng quan về tình hình nghiên cứu trong hơn 73 năm qua và ghi nhận đầu tiên về loài Dơi bao đuôi râu đen (Taphozous melanopogon) ở khu dự trữ sinh quyển này.



Từ khóa: Dơi, Chiroptera, Mammalia, phân loại học, Việt Nam.

Mở đầu

Trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia của Việt Nam hiện nay, Cát Bà là một trong số những khu khu bảo vệ có diện tích bao gồm biển và hải đảo, có điều kiện tự nhiên đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái: hang động, rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, v.v... Đó là những sinh cảnh thích hợp với nhiều loài dơi sinh sống. Nhiều hang động, sinh cảnh ở Vườn Quốc gia Cát Bà chưa được điều tra về dơi. Mặt khác, vị trí phân loại của nhiều loài như: Miniopterus sp.cf. fuliginosus, Myotis cf. siligorensis, Rhinolophus cf. pearsoni, R. cf. pusillus, R. cf. subbadius (?), Hypsugo sp.cf. pulveratus, Pipistrellus sp.cf. tenuis đã có ghi nhận trước đây ở Cát Bà cần được nghiên cứu kỹ hơn để xác định chính xác vị trí phân loại của chúng.

Kết quả khảo sát thực địa trong năm 2015 và tổng hợp những dẫn liệu đã công bố trước đây cho thấy: Cát Bà thực sự là một trong những địa danh lý tưởng ở Việt Nam đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn dơi. Bài báo này cung cấp thành phần loài dơi cập nhất với ghi nhận đầu tiên về loài Dơi bao đuôi râu đen (Taphozous melanopogon) ở khu dự trữ sinh quyển này.

ĐỐI TƯỢNG/NGUYÊN LIỆU và phương pháp nghiên CỨU

Tổng hợp thông tin và tham khảo mẫu vật


Từ tháng 4 năm 2015, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp những tài liệu đã công bố có liên quan đến khu hệ dơi ở Cát Bà. Mặt khác, chúng tôi cũng trực tiếp kiểm tra và xử lý những mẫu dơi đã thu ở Vườn Quốc gia Cát Bà trước đây và được bảo quan ở những cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Kết quả tổng hợp tài liệu và kiểm tra mẫu cung cấp cơ sở khoa học quan trọng đối với việc xác định thành phần loài dơi hiện biết ở Vườn Quốc gia Cát Bà.

Bẫy bắt dơi trên thực địa và định loại mẫu vật


Trong thời gian tháng 9 và tháng 10 năm 2015, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực ở Vườn Quốc gia Cát Bà và vùng phụ cận. Phương pháp thu mẫu dơi trên thực địa được thực hiện theo Vu Dinh Thong (2011) [19], Vu Dinh Thong et al. (2012a [24], 2012b [25], 2012c [26]) và Vũ Đình Thống (2016) [21]. Dơi được bắt bằng bẫy thụ cầm (kích thước 1,2 x 1,5 m, bao gồm 4 khung kim loại) và lưới mờ có kích thước khác nhau (12,0 x 2,4 m; 12,0 x 4,0 m; 6,0 x 2,4 m; 6 x 3,2 m; 3,0 x 3,2 m; 3,0 x 2,4 m). Những thiết bị này được giăng trước cửa hang động nhỏ, lối mòn và suối cạn thuộc khu vực Hang Ông Lu, trụ sở chính của vườn quốc gia và xã Gia Luận. Bẫy và lưới được mở từ khoảng 17h00 đến 22h30 hàng ngày, được kiểm tra thường xuyên trong suốt khoảng thời gian đó để bắt kịp thời, tránh gây tổn thương đối với dơi. Mỗi cá thể dơi mắc bẫy hoặc lưới được bắt và xử lý theo quy trình nghiên cứu thú hoang dã của Hội thú học Hoa kỳ (Sikes và cộng sự, 2011) [15]. Độ tuổi và tình trạng sinh sản của những cá thể bắt gặp được ước tính và đánh giá lần lượt theo Brunet-Rossinni và Wilkinson (2009) [6] và Racey (2009) [14]. Sau khi định loại sơ bộ trên thực địa, chỉ có một số cá thể trưởng thành thuộc mỗi loài được giữ lại làm mẫu vật nghiên cứu ở bảo tàng. Những cá thể cái đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con non bú được thả ngay sau khi bắt từ bẫy hoặc lưới, đảm bảo tính nhân đạo trong nghiên cứu động vật hoang dã, không gây ảnh hưởng đến con non và tỷ lệ sinh sản của dơi ở khu vực nghiên cứu.

Có 1 hoặc 2 cá thể trưởng thành, không trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú (đối với cá thể cái) được giữ lại làm mẫu để nghiên cứu đặc điểm hình thái định loại ở các bảo tàng và cơ quan nghiên cứu. Những mẫu vật đã thu được bảo quản tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau khi được xử lý, mỗi mẫu vật được định loại theo những tài liệu đã công bố về khu hệ dơi của Việt Nam và các nước lân cận ([7], [2], [8], [3], [19], [12]).



Kết quả và thảo luận

Tổng quan tình hình nghiên cứu dơi ở Cát Bà từ 1942 đến 2015


Dẫn liệu đầu tiên về khu hệ dơi của Cát Bà được công bố năm 1942 với mô tả một phân loài mới thuộc loài Dơi nếp mũi xám bé (Hipposideros larvatus alongensis) trên cơ sở phân loại 10 mẫu vật thu được ở Vịnh Hạ Long [4, 5, 24]. Năm 1975, Topal công bố kết quả nghiên cứu giải phẫu so sánh sụn ngọc hành của một số loài thuộc họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae) và “alongensis” được viết là Hipposideros alongensis. Tuy nhiên, khi phân tích và so sánh những mẫu dơi thu được ở Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, chính tác giả Topal (1993) đã định loại “alongensis” là một phân loài thuộc loài Dơi nếp mũi lông vàng (Hipposideros turpis alongensis) [17]. Năm 1997, một kết quả điều tra và tổng hợp thông tin về tài nguyên thú của Cát Bà và vùng phụ cận đã được công bố với ghi nhận 6 loài dơi: Cynopterus sphinx, Hipposideros armiger, H. larvatus, Pipistrellus javanicus, Scotophilus heathii, S. kuhli [13]. Đáng chú ý, ngay trong trang đầu tiên của tài liệu, các tác giả cung cấp hình của loài Aselliscus stoliczkanus nhưng định loại ở phần chú giải là Pipistrellus javanicus. Hendrichsen và cộng sự (2001) công bố một kết quả tổng hợp và những ghi nhận qua một số đợt điều tra thực địa ở Việt Nam; trong đó, có ghi nhận loài Dơi nếp mũi xinh (Hipposideros pomona) ở Cát Bà [11]. Từ năm 2002 đến 2007, đã có một soos kết quả nghiên cứu về dơi của Cát Bà và được công bố trên những tập san khoa học khác nhau; bao gồm: báo cáo điều tra thực địa của tổ chức Frontier-Vietnam (định loại mẫu vật thuộc loài Hipposideros alongensisHipposideros turpis) [10]; kết quả điều tra thực địa và cập nhật thành phần loài dơi phân bố ở Cát Bà [18, 22]; mô tả chi tiết tiêng kêu siêu âm của loài Dơi lá mũi dẻ quạt (Rhinolophus marshalli) [27]; ghi nhận đầu tiên của loài Hipposideros khaokhouayensis ở Việt Nam và đặt tên tiếng Việt là Dơi nếp mũi cát bà [23]. Đặng Ngọc Cần và cộng sự (2008) ghi nhận phạm vi phân bố của 17 loài dơi ở Vườn Quốc gia Cát Bà [9]; trong đó, có loài Taphozous melanopogon. Tuy nhiên, ghi nhận loài Taphozous melanopogon do lỗi kỹ thuật vì các tác giả không có chứng nào về sự phân bố của loài dơi này ở Cát Bà (thông tin chi tiết được ghi trong phần “Kết quả và thảo luận”).

Vườn Quốc gia Cát Bà cũng là nới đầu tiên được nghiên cứu tiếng kêu siêu âm của loài Dơi mũi ống tiên sa (Murina harrisoni) và một số loài dơi khác [20, Error: Reference source not found] và là địa danh chuẩn của loài Dơi nếp mũi grip-phin (Hipposideros griffini) [26]. Vườn quốc gia này cũng là nơi sinh sống của loài dơi đặc hữu của Việt Nam (Hipposideros alongensis) [25]. Đáng chú ý, Abramov và Kruskop (2012) đã không tiếp cận được bài báo của Vũ Đình Thống và cộng sự (2012b) khi công bố thành phần loài thú hiện biết ở Cát Bà nên định loại những mẫu vật thuộc phân loài Dơi nếp mũi hạ long (Hipposideros alongensis alongensis) là Hipposideros turpis alongensis.

Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà được đánh giá là một trong những nơi lý tưởng nhất cho nghiên cứu và bảo tồn dơi ở Việt Nam [20]. Số lượng loài dơi ghi nhận được ở Cát Bà không ngừng tăng lên qua các đợt điều tra thực địa. Mặt khác, Cát Bà cũng là nơi sinh sống của một loài dơi đặc hữu của Việt Nam và một số loài dơi quý hiếm nên cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong thời gian tới.

Kết quả điều tra thực địa năm 2015

Kết quả điều tra thực địa năm 2015 ở Vườn Quốc gia Cát Bà ghi nhận được Thành phần loài dơi ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Cát Bà qua thời gian điều tra thực địa trong năm 2015 bao gồm: 15 loài thuộc 8 giống, 4 họ. Thông tin chi tiết về thành phần loài được trình bày trong bảng 1 dưới đây:



Bảng 1: Thành phần loài dơi ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Cát Bà năm 2015

Số

TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

I

Họ Dơi lá mũi

Rhinolophidae

1

Dơi lá rẻ quạt

Rhinolophus marshalli

2

Dơi lá pec-xôn

Rhinolophus pearsonii

3

Dơi lá nhọn

Rhinolophus pusillus

II

Họ Dơi nếp mũi

Hipposideridae

4

Dơi nếp mũi xinh

Hipposideros pomona

5

Dơi nếp mũi cát bà

Hipposideros khaokhouayensis

6

Dơi nếp mũi quạ

Hipposideros armiger

7

Dơi nếp mũi hạ long

Hipposideros alongensis

8

Dơi nếp mũi xám lớn

Hipposideros grandis

9

Dơi nếp mũi ba thùy

Asellicus stoliczkanus

III

Họ Dơi muỗi

Vespertilionidae

10

Dơi tai sọ cao

Myotis siligorensis

11

Dơi tai

Myotis sp.

12

Dơi muỗi nhỏ

Pipistrellus tenuis

13

Dơi muỗi răng cửa lớn

Hypsugo cf. pulveratus

14

Dơi bao đuôi râu đen

Taphozous melanopogon

IV

Họ Dơi cánh dài

Miniopteridae

15

Dơi cánh dài lớn

Miniopterus cf. magnater

Tất cả những loài ghi trong bảng 1 đều có mẫu đại diện được giữ lại và bảo quản tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để phục phụ công tác nghiên cứu tiếp theo về phân loại học. Abramov và Kruskop (2012) [1] cung cấp danh sách tổng hợp thành phần loài thú hiện biết ở Vườn Quốc gia Cát Bà, bao gồm 29 loài dơi thuộc 14 giống, 5 họ. Trong đó, Rhinolophus cf. subbadius được ghi chú là cần tiếp tục nghiên cứ để khẳng định vị trí phân loại của loài; Taphozous melanopogon được trích dẫn theo Đặng Ngọc Cần và cộng sự (2008).

Hai loài mới ghi nhận lần đầu tiên ở Vườn Quốc gia Cát Bà

Dơi bao đuôi râu đen (Taphozous melanopogon)

Trước nghiên cứu này, Đặng Ngọc Cần và cộng sự (2008) có ghi nhận phạm vi phân bố của loài Dơi bao đuôi râu đen (Taphozous melanopogon) ở Vườn Quốc gia Cát Bà. Tuy nhiên, ghi nhận đó là do lỗi kỹ thuật trong quá trình biên soạn và các tác giả không có bằng chứng nào trước đây ghi nhận loài Dơi bao đuôi râu đen ở Vườn Quốc gia Cát Bà (Nguyễn Trường Sơn, thông tin qua liên lạc trực tiếp với chúng tôi). Do vậy, kết quả điều tra năm 2015 cung cấp ghi nhận đầu tiên về loài Dơi bao đuôi râu đen (Taphozous melanopogon) ở Vườn Quốc gia Cát Bà (hình 1).



Hình 1: Hình thái mặt và tai của Dơi bao đuôi râu đen (Taphozous melanopogon) thu ở Vườn Quốc gia Cát Ba năm 2015 [mẫu vật có mã số IEBR-T.260915.1]



Dơi cánh dài lớn (Miniopterus cf. magnater)

Ghi nhận về một loài thuộc họ Dơi cánh dài (Miniopteridae) trong Abramov và Kruskop (2012) [1] được căn cứ trên cơ sở tham khảo hai tài liệu đã công bố trước đó (Vu Dinh Thong 2007 [18]; Vũ Đình Thống và Furrey 2008 [22]). Đáng chú ý, Kruskop (2013) nhận định: có thể những ghi nhận về Dơi cánh dài ghi nhận ở Vườn Quốc gia Cát Bà trước đây thuộc loài Miniopterus fuliginosus. Tuy nhiên, cá thể thu được ở Vườn Quốc gia Cát Bà trong năm 2015 có đặc điểm hình thái tương tự với loài Miniopterus magnater (hình 2). Do vậy, chúng tôi định loại những mẫu vật đã thu được là Miniopterus cf. magnater.



Hình 2: Hình thái mặt và tai của dơi cánh dài (Miniopterus cf. magnater) ghi nhận ở Vườn Quốc gia Cát Bà năm 2015 [mẫu vật có mã số IEBR-T.220915.1]

Thực tế, việc định loại các loài thuộc họ Dơi cánh dài (Miniopteridae) ở Việt Nam nói chung và những cá thể dơi cánh dài ở Vườn Quốc gia Cát Bà nói riêng đòi hỏi những kết quả nghiên cứu chuyên sâu với sự phối hợp cả hình thái, siêu âm và sinh học phân tử trong thời gian tới. Ở đây, chúng tôi định loại cá thể thu được ở Vườn Quốc gia Cát Bà là Miniopterus cf. magnater.

Kết luận

Các loài dơi ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà đã được nghiên cứu từ năm 1942. Tuy nhiên, thành phần loài dơi ghi nhận được ở Cát Bà không ngừng tăng lên qua các đợt điều tra thực địa. Thực tế, thành phần loài dơi sinh sống ở Cát Bà có thể cao hơn nhiều so với tất cả những dẫn liệu hiện biết. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về phân loại học của các loài dơi sinh sống ở Vườn quốc gia Cát Bà để khẳng định chính xác vị trí phân loại của một số loài.



Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.11-2012.02. Quá trình điều tra thực địa được hỗ trợ về thiết bị nghiên cứu bởi GS.TSKH. Hans-Ulrich Schnitzler, TS. Annette Denzinger, TS. Christian Dietz thuộc Đại học Tổng hợp Tuebingen, CHLB Đức. Các tác giả cảm ơn CN. Nguyễn Thanh Lương, Ban quản lý và các cán bộ thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình điều tra thực địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Abramov A. V., Kruskop S. V., 2012.The mammal fauna of Cat Ba island, northern Vietnam”, Russian Journal of Theriology, 11(1): 57-72.

  2. Bates P.J.J., Harrison D.L., 1997. Bats of the Indian Subcontinent. Harrison Zoological Museum, Sevenoaks, Kent, United Kingdom, 297 pp.

  3. Borissenko A.V., Kruskop S.V., 2003. Bats of Vietnam and Adjacent Territories: an identification manual. Joint Russian-Vietnamese Science and Technological Tropical Centre, Moscow and Hanoi, Russia and Vietnam, 212 pp.

  4. Bourret R., 1942a. “Sur quelques petits Mammifères du Tonkin et du Laos”, Comptes rendus du Conseil de Recherches Scientifiques de l’Indochine 2ème semestre: 27-30.

  5. Bourret R., 1942b. Les mammifères de la collection du Laboratoire de Zoologie de l’École Supérieure des Sciences” , Université Indochinoise, Hanoi, Vietnam.

  6. Brunet-Rossinni A.K., Wilkinson G.S., 2009. Methods for age estimation and the study of senescence in bats. In: Kunz T.H., Parsons S. (eds.) Ecological and Behavioral Methods for the Study of Bats, 2nd edition, Johns Hopkins University Press, Baltimore, pp. 315–325.

  7. Corbet G.B., Hill J.E., 1992. The Mammals of the Indomalayan Region. Oxford University Press, Oxford, England, 496 pp.

  8. Csorba G., Ujhelyi P., Thomas N., 2003. Horseshoe Bats of the World (Chiroptera: Rhinolophidae). Alana Books, England, 160 pp.

  9. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin-Ichiro Kawada, Akiko Hayashida, Motoki Sasaki (2008), Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam [trang 68-182].

  10. Frontier Vietnam, 2002. Cat Ba National Park: Biodiversity Survey 1999, Frontier Vietnam Environmental Research Report 20, Society for Environmental Exploration, UK and Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi.

  11. Hendrichsen D.K., Bates P.J.J., Hayes B.D., Walson J.L. (2001), “Recent records of bats (Mammalia: Chiroptera) from Vietnam with six species new to the country”, Myotis, 39, pp. 35–199.

  12. Kruskop S.V., 2013. Bats of Vietnam: Checklist and an identification manual. Moscow, Russia, 299 pp.

  13. Le Xuan Canh, Cao Van Sung, Lee S.D. (1997), “Mammal resources ò Cat Ba and surrounding areas in Vietnam”, Ecosystem and biodiversity of Cat Ba National Park and Ha Long Bay, 147-159.

  14. Racey P.A., 2009. Reproductive assessment in bats. In: Kunz T.H., Parsons S. (eds.) Ecological and Behavioral Methods for the Study of Bats, 2nd edition, Johns Hopkins University Press, Baltimore, pp. 249–264.

  15. Sikes R.S., W.L. Gannon, and the Animal Care and Use Committee of the American Society of Mammalogists, 2011. Guidelines of the American Society of Mammalogists for the use of wild mammals in research. Journal of Mammalogy 92: 235–253.

  16. Topál G., 1975.Bacula of some Old World leaf-nosed bats (Rhinolophidae and Hipposideridae, Chiroptera: Mammalia)”, Vertebrata Hungarica, 16, pp. 21-53.

  17. Topál G., 1993.Taxonomic status of Hipposideros larvatus alongensis Bourret, 1942 and the occurence of H. turpis Bangs, 1901 in Vietnam (Mammalia, Chiroptera)” Acta Zoologica Hungarica, 39, pp. 267-288.

  18. Vu Dinh Thong, 2007. Bat Conservation at Cat Ba Biosphere Reserve, North-east Vietnam. Conservation Leadership Programme. Unpublished report: 18pp.

  19. Vu Dinh Thong, 2011. Systematics and echolocation of rhinolophoid bats (Mammalia: Chiroptera) in Vietnam. PhD Thesis, University of Tuebingen, Tuebingen, Germany, 258 pp.

  20. Vu Dinh Thong, 2014. “Acoustic identification and taxonomic remarks of horseshoe bats (Chiroptera: rhinolophidae) in Cat Ba National Park, north-eastern Vietnam”, Proceedings of the first international VAST-BAS conference, pp. 323–328.

  21. Vũ Đình Thống, 2016. Đánh giá tính đa dạng và hiện trạng của các loài dơi ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm-Hội An. Tạp chí Sinh học, 38(1).

  22. Vũ Đình Thống, Neil M. Furey, 2008. “Thành phần loài dơi hiện biết ở Khu dự trữ Sinh quyển Cát Bà”, Tạp chí Sinh học, 30(3), pp. 73–77.

  23. Vu Dinh Thong, C. Dietz, H.-U. Schnitzler, A. Denzinger, N.M. Furey, A. Borissenko, and P.J.J. Bates, 2008. “First record of Hipposideros khaokhouayensis (Chiroptera: Hipposideridae) from Vietnam”, Journal of Science of HNUE, 53(5), pp. 138–143.

  24. Vu Dinh Thong, Dietz C., Denzinger A., Bates P. J. J., Puechmaille S. J., Callou C., Schnitzler H.-U., 2012a. Resolving a mammal mystery: the identity of Paracoelops megalotis (Chiroptera: Hipposideridae). Zootaxa, 3505, 75-85.

  25. Vu Dinh Thong, Puechmaille S.J., Denzinger A., Bates P.J.J., Dietz C., Csorba G., Soisook P., Teeling E.C., Matsumura S., Furey N., Schnitzler H.U., 2012b. Systematics of the Hipposideros turpis complex and a description of a new subspecies from Vietnam. Mammal Rev., 42: 166–192.

  26. Vu Dinh Thong, Puechmaille S.J., Denzinger A., Dietz C., Csorba G., Bates P.J.J., Teeling E.C., Schnitzler H.U., 2012c. A new species of Hipposideros (Chiroptera: Hipposideridae) from Vietnam. Journal of Mammalogy, 93: 1–11.

  27. Vũ Đình Thống, Vương Tân Tú, Phạm Đức Tiến, Chiao-Wen Chu, Juliana Senawi, Paul J.J. Bates, Neil M. Furey (2007), “Dẫn liệu về siêu âm của dơi lá dẻ quạt Rhinolophus marshalli ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Cát Bà và hiện trạng của loài này ở Việt Nam”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 274-277.

An overview of bat research in Cat Ba biosphere reserve with remarks on previous records

Vu Dinh Thong, Do Thuy Dung, Nguyen Vinh Thanh

SUMMARY

Ca Ba Biosphere Reserve is an ideal locality in Vietnam for bat research and conservation. Between 1942 and 2015, the bat fauna of the reserve had received serious attention from international and Vietnamese scientists. It is a home to a species endemic to Vietnam and a number of precious bat species. In 2015, we conducted a series of bat surveys at the reserve. This paper provides an overview of bat research over the past 73 years and recent survey results with details of first record of Black-bearded Tomb Bat (Taphozous melanopogon) from the reserve.



Keywords: Bat, Chiroptera, Mammalia, taxonomy, Vietnam.


Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương