KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH



tải về 262.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích262.34 Kb.
#17983
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BƯỚC ĐẦU VỀ NGUỒN LỢI CÁ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH

Hoàng Ngọc Thảo (1), Nguyễn Xuân Triều (2), Nguyễn Thị Giang An (3),

Hoàng Thị Quỳnh Trang (4), Nguyễn Đình Hùng (5)
(1), (3): Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh

(2): Cao học 22 Động vật, Trường Đại học Vinh

(4), (5): Sinh viên K53 Cử nhân Sinh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh

Tóm tắt. Bài viết cung cấp dẫn liệu nghiên cứu bước đầu về thành phần loài cá ở vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh dựa trên kết quả phân tích 2 đợt thực địa năm 2015 và 2016. Kết quả đã ghi nhận cho vùng nghiên cứu 60 loài cá thuộc 50 giống, 37 họ, 10 bộ. Trong đó có 4 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) gồm 1 loài ở mức Cực kỳ nguy cấp (CR) và 3 loài ở mức Sẽ nguy cấp (VU). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các nguyên nhan gây suy giảm nguồn lợi cá ở vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.



Từ khóa: Cá, thành phần loài, nguồn lợi cá, Cẩm Xuyên.

1. Mở đầu

Huyện Cẩm Xuyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Đây là khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết của huyện trong một năm luôn thay đổi thất thường. Cẩm Xuyên có bờ biển nằm về phía Đông Bắc của huyện, kéo dài từ xã Cẩm Hoà đến xã Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm, xã Cẩm Nhượng, xã Cẩm Lĩnh. Bờ biển có chiều dài 18 km với nhiều cửa sông đổ ra biển mang nhiều phù du sinh vật thu hút các loại thủy sản tập trung tạo thành ngư trường lớn hằng năm có thể khai thác hàng nghìn tấn hải sản. Tuy nhiên hiện nay nhiều loài đang đứng trước nguy cơ suy giảm mạnh về số lượng, nguyên nhân chủ yếu là do đánh bắt quá mức, đánh bắt mang tính hủy diệt, ô nhiễm môi trường sống,... Cho đến nay, các nghiên cứu về cá ở vùng biển ven bờ huyện Cẩm Xuyên còn rất ít. Bài viết này cung cấp kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài cá ở vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và những nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi cá trong vùng.



2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Địa điểm và thời gian

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, trong đó có 5 xã ven biển là Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh và 2 xã vùng cửa sông là Cẩm Phúc và Cẩm Lộc. Thời gian nghiên cứu vào các tháng 9, tháng 10 năm 2015 và tháng 2 năm 2016.



2.2. Nguyên liệu

Phân tích 170 mẫu cá thu được trên thực địa. Mẫu được bảo quản trong formalin 7% và lưu giữ tại Phòng thí nghiệm Động vật, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm Trường Đại học Vinh. Số liệu từ phân tích 105 phiếu phỏng vấn ngư dân địa phương.



2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra thu mẫu: Mẫu cá được thu thập bằng cách đi theo ngư dân đánh bắt, thu mẫu tại các bến thuyền ở khu vực nghiên cứu ngay sau khi ngư dân đánh bắt về.

- Phỏng vấn: Sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan, thu thập thông tin để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá ở khu vực nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là ngư dân trực tiếp đánh bắt và tiểu thương tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra còn thu thập thông tin về tình trạng khai thác quá mức các loài, hiện trạng suy giảm nguồn lợi và các nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi cá ở vùng nghiên cứu từ người dân địa phương.

- Định tên khoa học các loài: Định tên khoa học các loài cá theo tài liệu Động vật chí Việt Nam: tập 2 (Nguyễn Nhật Thi, 2000) [3]; tập 10 (Nguyễn Hữu Phụng, 2001) [4]; tập 17 (Đỗ Thị Như Nhung) [5], tập 19 (Nguyễn Văn Lục và cs., 2007) [6]. Tham khảo các tài liệu của Nguyễn Nhật Thi (1991) [9], Nguyễn Khắc Hường (1993) [7]; Nguyễn Khắc Hường, Nguyễn Nhật Thi (1992) [8]. Hệ thống sắp xếp các loài theo Eschmeyer (1998) [2], cập nhật năm 2015 (fishbase.org).

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thành phần loài cá ở vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên

Dựa trên thu thập và phân tích mẫu, kết quả nghiên cứu ban đầu đã xác định được ở vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên có 60 loài cá thuộc 50 giống, 37 họ, 10 bộ (bảng 1).



Bảng 1. Thành phần loài cá ghi nhận được ở vùng ven biển

huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

TT

Tên khoa học

Tên phổ thông

TL

SĐVN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)



Myliobatiformes

Bộ cá Đuối









Dasyatidae

Họ cá Đuối bồng









Dasyatis akajei (Müller & Henle, 1841)

Cá đuối bồng đỏ

M






Dasyatis zugei

Cá đuối bồng mõm nhọn

M






Osteoglossiformes

Bộ cá Thát lát









Notopteridae

Họ cá Thát lát









Notopterus notopterus (Pallas, 1769)

Cá Thát lát

M






Anguilliformes 

Bộ cá Chình









Ophichthidae

Họ cá Chình rắn









Cirrhimuraena chinensis Kaup, 1856

Cá chình râu trung hoa

M






Clupeiformes

Bộ cá Trích









Clupeidae

Họ cá Trích









Sardinella melaruna (Cuvier, 1829)

Cá trích đầu dài

M






Sardinella zunasi (Bleeker, 1854)

Cá trích vảy xanh

M






Clupanodon thrissa (Linnaeus)

Cá mòi cờ hoa

M






Konosirus punctatus (Tem. & Sch.)

Cá mòi cờ chấm

M

VU



Engraulidae

Họ cá Trỏng









Stolephorus indicus (van Hasselt, 1823)

Cá cơm ấn độ

M






Stolephorus commersonii (Lacepède)

Cá cơm thường

M






Thryssa dussumieri (Cuvier & Valenciennes, 1848)

Cá lẹp đỏ

M






Chanidae

Họ cá Măng biển









Chanos chanos (Forskål, 1775)

Cá Măng biển

M

VU



Siluriformes

Bộ cá Nheo









Ariidae

Họ cá Úc









Arius thalassinus (Thunberg, 1791)

Cá úc thường

M






Plotosidae

Họ cá Ngát









Plotosus lineatus (Thunberg, 1787)

Cá ngát sọc trắng

M






Aulopiformes

Bộ cá Đèn lồng









Synodontidae

Họ cá Mối









Saurida elongatus (Temminck & Schlegel, 1846)

Cá mối dài

M






Harpadon nehereus (Hamilton, 1822)

Cá khoai

M






Beryciformes

Bộ cá Tráp mắt vàng









Holocentridae

Họ cá Sơn đá









Sargocentron cornutum (Bleeker, 1853) 

Cá sơn đá đỏ

M






Scorpaeniformes

Bộ cá Mù làn









Platycephalidae

Họ cá Chai









Inegocia japonica (Tilesius, 1812)

Cá chai nhật bản

M






Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758)

Cá chai ấn độ

M






Perciformes

Bộ cá Vược









Serranidae

Họ cá Mú









Epinephelus tauvina (Forsskål, 1775)

Cá song mỡ

A

VU



Ostorhinchus fasciatus (White, 1790)

Cá mú nâu

M






Ephinephelus sexfasciatus Valenciennes, 1828

Cá mú sáu sọc

M






Epinephelus latifasciatus (Temm. & Schl., 1842)

Cá mú sọc dọc

M






Terapontidae

Họ cá Căng









Terapon jarbua (Forsskal, 1775)

Cá ong

M






Apogonidae

Họ cá Sơn









Ostorhinchus fasciatus (White, 1790)

Cá Sơn bã trầu

M






Sillaginidae

Họ cá Đục biển









Sillago sihama (Forsskal, 1775) 

Cá đục bạc

M






Carangidae

Họ cá Khế









Scomberoides commersonnianus Lacépède, 1801

Cá bè xước

M






Scomberoides tol (Cuvier and Valenciennes, 1831)

Cá bè tôn

M







Scomberoides (2)

Cá bè

M






Megalaspis cordyla (Linnaeus, 1758)

Cá sòng gió

M






Selaroides leptolepis (Cuvier in Cuvier & Valenciennes, 1833)

Cá chỉ vàng

M






Leiognathidae

Họ cá Liệt









Leiognathus brevirostris (Valenciennes, 1835)

Cá liệt trơn

M






Secutor ruconius (Hamilton, 1822)

Cá liệt vây lưng

M






Gerreidae

Họ cá Móm









Gerres filamentosus Cuvier, 1829

Cá móm gai dài

M






Gerres japonicus Bleeker, 1854

Cá móm nhật

M






Haemulidae

Họ cá Sạo









Pomadasys maculatus (Bloch,1797)

Cá sạo chấm

M






Sciaenidae

Họ cá Đù









Argyrosomus pawak Lin, 1940

Cá đù vây vằn

M






Mullidae

Họ cá Phèn









Upeneus sulphureus Cuvier, 1829

Cá phèn hai sọc

M






Drepaneidae

Họ cá Hiên









Drepane punctata (Linnaeus, 1758)

Cá hiên chấm

M






Chaetodontidae

Họ cá Bướm









Chaetodon modestus Temminck & Schlegel, 1844

Cá bướm ánh

M






Chaetodon rafflesii Bennet, 1830

Cá nàng đào bụng vàng

M






Pomacentridae

Họ cá Hề








Amphiprion clarkii (Bennett, 1830)


Cá hề đuôi vàng

M






Labridae

Họ cá Bàng chài









Stethojulis interrupta (Bleeker, 1851)

Cá bàng chài gờ nổi

M






Callionymidae

Họ cá Đàn lia









Callionymus regani Nakabo, 1979

Cá đàn lia

M






Eleotridae

Họ cá Bống đen









Bostrichthys sinensis (Lacepède, 1801)

Cá Bống bớp

M

CR



Gobiidae

Họ cá Bống trắng









Glossogobius giurus (Hamilton & Buchanan, 1822)

Cá bống cát

M






Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801)

Cá bống đều

M






Acanthocepola limbata (Valenciennes, 1835)

Cá rễ cau

M






Scatophagidae

Họ cá Nâu









Scatophagus argus (Linaeus, 1776)

Cá nâu

M






Siganidae

Họ cá Dìa









Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782)

Cá dìa tro

M






Sphyraenidae

Họ cá Nhồng









Sphyraena pinguis Günther, 1874

Cá nhồng đỏ

M






Trichiuridae

Họ cá Hố









Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758

Cá hố

M






Scombridae

Họ cá Thu









Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816)

Cá bạc má

M






Stromateidae

Họ cá Chim trắng









Pampus chinensis (Euphrasen, 1788)

Cá chim trắng vây tròn

M






Pleuronectiformes

Bộ cá Bơn









Paralichthyidae

Họ cá Bơn cát









Pseudorhombus cinnamoneus (Temminck & Schlegel, 1846)

Cá bơn vĩ chấm hoa

M






Bothidae

Họ cá Bơn mắt trái









Engyprosopon longipelvis Amaoka, 1969

Cá bơn

M






Cynoglossidae

Họ cá Bơn lưỡi bò









Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846)

Cá bơn vằn

M






Cynoglossus abbreviatus (Gray, 1834)

Cá bơn đầu chấm

M






Cynoglossus lingua Hamilton, 1822

Cá bơn lưỡi trâu

M






Cynoglossus bilineatus (Lacépède, 1802)

Cá bơn hai sọc

M






Paraplagusia japonica (Temminck & Schlegel, 1846)

Cá bơn lưỡi nhật

M




Ghi chú: Cột 4: M = mẫu; A = ảnh chụp trên thực địa. Cột 5. Sách Đỏ Việt Nam (2007): CR = Cực kỳ nguy cấp; VU = sẽ nguy cấp.

- Đa dạng nhất là bộ cá Vược Perciformes với 23 họ, 30 giống, 34 loài, chiếm 62,16% tổng số họ, 60% số giống và 56,67% số loài ở khu vực nghiên cứu. Bộ cá Trích Clupeiformes với 3 họ (chiếm 8,11% số họ), 6 giống (chiếm 12% số giống) và 8 loài (chiếm 13,33% số loài). Bộ cá Bơn Pleuronectiformes có 3 họ (8,11% số họ), 4 giống (8% số giống), 7 loài (11,67% số loài). Các bộ cá còn lại chỉ ghi nhận được 1 đến 2 loài, trong đó 3 bộ có 1 họ, 1 giống, 1 loài là bộ Osteoglossiformes, Anguilliformesvà Beryciformes; 4 bộ có 2 loài là Myliobatiformes, Siluriformes, Aulopiformes và Scorpaeniformes.

- Các loài quý hiếm: đã xác định được ở vùng nghiên cứu có 4 loài cá quý, hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 3 loài ở bậc VU là Cá mòi cờ chấm Konosirus punctatus, Cá Măng biển Chanos chanos và Cá song mỡ Epinephelus tauvina; 1 loài ở bậc CR là Cá Bống bớp Bostrichthys sinensis.

3.2. Về cấu trúc các bậc taxon

Kết quả phân tích cấu trúc các bậc taxon được thể hiện ở bảng 2.



Bảng 2. Cấu trúc các bậc taxon ở khu vực nghiên cứu

TT

Bộ

Họ

Giống

Loài

SL

%

SL

%

SL

%

1

Myliobatiformes

1

2,70

1

2,00

2

3,33

2

Osteoglossiformes

1

2,70

1

2,00

1

1,67

3

Anguilliformes 

1

2,70

1

2,00

1

1,67

4

Clupeiformes

3

8,11

6

12,00

8

13,33

5

Siluriformes

2

5,41

2

4,00

2

3,33

6

Aulopiformes

1

2,70

2

4,00

2

3,33

7

Beryciformes

1

2,70

1

2,00

1

1,67

8

Scorpaeniformes

1

2,70

2

4,00

2

3,33

9

Perciformes

23

62,16

30

60,00

34

56,67

10

Pleuronectiformes

3

8,11

4

8,00

7

11,67

 

Tổng

37

100

50

100

60

100

- Ở taxon bậc bộ: khu vực nghiên cứu có 10 bộ, trong đó 6 bộ có 1 họ/bộ (chiếm 60% tổng số bộ); 1 bộ có 2 họ/bộ (chiếm 10%); 2 bộ có 3 họ/bộ (chiếm 20%); 1 họ có 23 họ/bộ (chiếm 10%). Trong đó có 3 bộ chỉ ghi nhận được 1 họ, 1 giống và 1 loài là Osteoglossiformes, Anguilliformes và Beryciformes.

- Ở taxon bậc họ: số lượng họ ghi nhận được 1 giống là 28 họ (chiếm 75,68% tổng số họ); có 5 họ có 2 giống/họ (chiếm 13,51%) và 4 họ có 3 giống/họ (chiếm 10,81%). Số họ chỉ ghi nhận được 1 loài gồm 25 họ (chiếm 67,57% tổng số họ); 6 họ có 2 loài/họ (chiếm 16,22%); 2 họ có 3 loài/họ (chiếm 5,41%); 3 họ có 4 loài/họ (chiếm 8,11%); 5 họ có 1 loài/họ (chiếm 2,7%).

Như vậy ở khu vực nghiên cứu, các họ đơn giống, đơn loài chiếm chủ yếu, gồm 25 họ (chiếm 67,57%).

3.3. Hiện trạng khai thác thủy sản ở vùng nghiên cứu

- Phương tiện khai thác: Dựa trên kết quả điều tra hộ dân đánh bắt thủy hải sản ở vùng nghiên cứu và các số liệu thống kê từ báo cáo của huyện Cẩm Xuyên, kết quả thống kê các loại phương tiện khai thác ở vùng biển ven bờ như sau:

Bảng 3. Công suất loại phương tiện khai thác nguồn lợi thủy sản

vùng biển ven bờ huyện Cẩm Xuyên

Công suất tàu (CV)

<20

20 - <40

40 - <60

60 - <90

>90

Thủ công

Số lượng

281

167

185

53

29

119

%

34,14

20,29

22,48

6,44

3,52

14,46

Theo kết quả thống kê cho thấy loại phương tiện khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ ở địa phương chủ yếu là loại tàu có công suất dưới 90 CV. Cụ thể: loại tàu dưới 20 CV chiếm 34,11%, tàu từ 20 đến dưới 40 CV chiếm 20,29%, tàu từ 40 đến dưới 60 CV chiếm 22,48% và từ 60 đến dưới 90 CV chiếm 3,52%. Đối với tàu trên 90 CV chỉ chiếm 3,52%, trong đó có 23 tàu trên 90 CV và 6 tàu trên 250 CV đánh bắt xa bờ. Ngoài ra, trên địa bàn vùng nghiên cứu có số lượng lớn tàu thủ công, chiếm 14,46%. Như vậy, với các phương tiện khai thác như trên thì việc đánh bắt quá mức làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ở địa phương là không đáng lo ngại. Tuy nhiên trên thực tế, việc suy giảm nguồn lợi lại đến từ các nguyên nhân khác.

- Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi ven biển:

Theo thống kê trong những năm gần đây, sản lượng đánh bắt thủy hải sản trong vùng chưa có dấu hiệu suy giảm mạnh. Tuy nhiên, với thực trạng đánh bắt như hiện nay, đặc biệt là những hình thức đánh bắt mang tính hủy diệt, sản lượng khai thác của ngư dân sẽ ngày càng giảm sút.



Bảng 4. Tỷ lệ % các nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi cá

TT

Nguyên nhân

Số hộ

Tỉ lệ




TT

Nguyên nhân

Số hộ

Tỉ lệ

1

Đánh bắt giả cào kết hợp kích điện gần bờ

96

91,43




5

Sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ

32

30,48

2

Đánh bắt quá mức

39

37,14




6

Ô nhiễm môi trường

17

16,19

3

Đánh mìn

94

89,52




7

Biến đổi khí hậu

9

8,57

4

Tàu lớn đánh bắt gần bờ

27

25,71




8

Nguyên nhân khác

13

12,38

Kết quả đánh giá của ngư dân địa phương về nguyên nhân suy giảm nguồn lợi cho thấy ở huyện Cẩm Xuyên có nhiều nguyên nhân khác nhau như đánh đánh bắt quá mức, đánh bắt cá bằng mìn, giả cào kết hợp kích điện, sử dụng lưới không đúng kích cỡ quy định, ô nhiễm môi trường... Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến suy giảm nguồn lợi biển là đánh mắt bằng giả cào kết hợp với kích điện ở gần bờ (91,43% số hộ). Tiếp đến là sử dụng mìn để đánh bắt, nhất là ở các rạn san hô (89,52% số hộ), đây là các nguyên nhân không những gây suy giảm nguồn lợi mà còn phá hủy hệ sinh thái rạn san hô, làm mất môi trường sống của nhiều loài thủy sinh vật. Các nguyên nhân khác cũng có tác động đến suy giảm nguồn lợi nhưng ở mức thấp hơn được xác định là do đánh bắt quá mức (37,14%), sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ so với qui định (30,48%), tàu lớn đánh bắt gần bờ (25,71%), ô nhiễm môi trường (16,19%), biến đổi khí hậu (8,57%).

4. Kết luận

- Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được ở vùng ven biển huyện Cẩm Xuyên có 60 loài cá thuộc 50 giống, 37 họ, 10 bộ. Trong đó có 4 loài cá quý, hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), gồm 3 loài ở bậc VU và 1 loài ở bậc CR.

- Xác định 8 nhóm nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi cá ở vùng nghiên cứu, trong đó các nguyên nhân quan trọng nhất là do đánh mắt bằng giả cào kết hợp với kích điện ở gần bờ và sử dụng mìn để đánh bắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ khoa học và công nghệ, Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam - Phần Động vật, NXB Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

  2. Eschmeyer W.N. (1998), Catalog of Fishes, California Academy of Sciences, San Francisco, Vol. 1,2,3, pp. 2905.

  3. Động vật chí Việt Nam (2000), Tập 2: Cá biển (Phân bộ cá bống-Gobioidei), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  4. Động vật chí Việt Nam (2001), Tập 10: Cá biển (Elopiformes, Anguilliformes...), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  5. Động vật chí Việt Nam (2007): Tập 17: Cá biển - Bộ cá Vược (Percoidei, Acanthuroidei), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  6. Động vật chí Việt Nam (2007), Tập 19: Cá biển - Bộ cá Vược (Carangidae, Mullidae, Chaetodontidae, Labridae, Scombridae), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  7. Nguyễn Khắc Hường (1993), Cá biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  8. Nguyễn Khắc Hường, Nguyễn Nhật Thi (1992), Cá biển Việt Nam - Tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

  9. Nguyễn Nhật Thi (1991), Cá biển Việt Nam - Cá xương vịnh Bắc Bộ, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

SUMMARY

PRELIMINARY SURVEY RESULTS OF FISH RESOURCES IN COASTAL OF CAM XUYEN DISTRICT, HA TINH PROVINCE

Hoang Ngoc Thao et al.

Based on results of analyzing fish samples collected in 2015, 2016, a total of 60 fish species belonging to 50 genera, 37 families, 10 orders were recorded for Cam Xuyen district, Ha Tinh province. Among them, the most dominance of species composition was whithin the order Perciformes (34 species, 56.67% of total species). This order was followed in prevalence by order Clupeiformes with 8 species (13.33%) and Pleuronectiformes with 7 species (11,67%). In the surveyed area, there were 4 species were listed in Vietnam Red Data Book (2007), including one Critically endangered species (CR), Bostrichthys sinensis; three Vulnerable species (VU), Konosirus punctatus, Chanos chanos and Epinephelus tauvina.



Key words: Fish, species composition, fish resources, Cam Xuyen.

Tác giả liên hệ:

TS. Hoàng Ngọc Thảo - Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh



Email: ngocthao54@yahoo.com; ĐT: 0917754786/ 0903484292
Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,
hoithao -> KHẲng đỊnh chi cosmianthemum và loài cosmianthemum knoxiifolium (C. B. Clarke) B. Hansen thuộc họ Ô RÔ (acanthaceae) CÓ phân bố Ở việt nam

tải về 262.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương