Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


D- CÔNG TRÌNH ỔN ĐỊNH CỬA MỸ Á (SÔNG TRÀ CÂU)



tải về 1.68 Mb.
trang61/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64

D- CÔNG TRÌNH ỔN ĐỊNH CỬA MỸ Á (SÔNG TRÀ CÂU)

I- Đặc điểm chung của công trình

1.1 - Nhiệm vụ công trình chỉnh trị cửa Mỹ á


Nhiệm vụ đặt ra cho công trình chỉnh trị Cửa Lở là

+ Chống bồi lấp lòng dẫn cửa sông (phục vụ giao thông và thoát lũ);


+ Chống di cư bùn cát ven biển, bảo vệ bờ biển và ổn định cửa sông.

1.2- Bố trí công trình


Hệ thống công trình trên bản vẽ MA2002- 01. Các công trình bao gồm:


Ký hiệu công trình

Loại công trình

Chiều dài (m)

M

Đê ngăn cát giảm sóng

120+300

A1

Gia cố bờ ngoài

220

A2

Gia cố bờ trong

50+300

N

Nạo vét khơi luồng

Cao trình đáy –5,0m

1.2.1 - Trong cửa sông


Bố trí kè gia cố bờ trái sông Trà Câu sát cửa Mỹ Á (dài 300m) có tác dụng bảo vệ bờ sông khỏi bị xói do dòng chảy lũ trong sông.

1.2.2 - Ngoài biển


1- Đê ngăn cát giảm sóng (M) phía Đông Bắc cửa sông gồm 2 đoạn (đoạn 1 nối từ kè A1 ra biển có phương vuông góc với đường đồng mức dài 120m; đoạn 2 nối liền đoạn 1 dài 300m).

2- Kè gia cố bờ biển phía Bắc cửa Mỹ Á gốc đê M (dài 220m).

Bố trí công xem trên bản vẽ MA2002- 01.

II - Điều kiện thiết kế

2.1- Sóng


Sóng thiết kế được tính toán theo tiêu chuẩn 22TCN- 222- 95, với vận tốc gió 40m/s (chu kỳ 50 năm) hướng NE. Chiều cao sóng tính toán trong bảng 6.14.

2.2 - Mực nước


+ Mực nước triều cao (MNCTT): Mực nước triều cao nhất là +1,35m; ứng với tần suất P5% là +1,00m theo hệ cao độ hải đồ.

+ Mực nước triều thấp (MNTTT): Mực nước triều thấp nhất là +0,15m theo hệ cao độ hải đồ.



Bảng 6.14: Chiều cao sóng thiết kế

Độ sâu (m)

Hs1/3

- 4

3.672

- 3

2.890

- 2

2.190

- 1

1.328

0

0.540



III- THIẾT KẾ TUYẾN ĐÊ NGĂN CÁT GIẢM SÓNG M

3.1 - Xác định cao trình và chiều rộng đỉnh công trình

3.1.1 - Cao trình đỉnh công trình


Theo yêu cầu ngăn cát là chính và giảm 50% chiều cao sóng, cao trình đỉnh đê ngăn cát giảm sóng lấy bằng mực nước cao tính toán:

ZđM=Z5%+Hnd=+1,0+1,0=+2,0m.

Trong đó: Hnd=+1,0m (được lấy theo số liệu kết quả nghiên cứu của viện cơ học Việt Nam năm 2001).

3.1.2 - Chiều rộng đỉnh công trình

+ Thông thường chiều rộng đỉnh công trình lấy bằng 1,1/1,25 lần chiều cao sóng thiết kế hoặc lấy gần đúng bằng chiều sâu nước thiết kế ở đầu mũi. Về cấu tạo chiều rộng đỉnh tối thiểu nên bằng 3 lần chiều rộng khối phủ mái phía biển. Do đó chọn chiều rộng đỉnh đê là 6,5m.


3.2 - Xác định kích thước và trọng lượng khối phủ

3.2.1 - Các loại khối phủ


Kết cấu tuyến đê dài 420 m từ bờ đến cao trình - 4m nên tải trọng tác động vào công trình sẽ thay đổi nhỏ dần vào bờ. Trong kết cấu đê M này ta có thể sử dụng kết hợp các loại khối phủ đã được sử dụng ở Việt Nam một cách hợp lý.

Các khối phủ được bố trí một cách cụ thể như sau:

- Khối Tetrapode sử dụng cho đoạn đê từ cao trình- 1m đến cao trình - 4m. Đây là loại khối phủ đang sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

- Đá hộc được sử dụng cho đoạn đê từ gốc đến cao trình - 1m.


3.2.2 - Trọng lượng và kích thước khối phủ


Mái đê được phủ bởi các khối bê tông dị hình phá sóng. Trọng lượng khối phủ được xác định bằng công thức Hudson. Tương ứng với chiều cao sóng ta có thể tính toán được trọng lượng các khối tương ứng như ghi trong bảng 6.15.

Bảng 6.15: Trọng lượng khối phủ phía biển theo công thức Hudson

Loại khối phủ

Độ sâu (m)

HSD

KD

W (T)

Tetrapod

- 4

3,672

8

3,076

Tetrapod

- 3

2,890

8

1,500

Tetrapod

- 2

2,190

8

1,210

Đá hộc

- 1

1,328

4

0,290

Đá hộc

0

0,540

4

0,020

Chiều cao sóng ở phía luồng dùng để tính toán là 0,5 chiều cao sóng dùng tính toán cho phía biển. Vì đoạn đầu đê chịu tác động của sóng mạnh nên ta vẫn giữ nguyên khối phủ phía biển làm khối phủ phía luồng.

Bảng 6.16: Trọng lượng khối phủ phía luồng theo công thức Hudson

Loại khối phủ

Độ sâu (m)

HSD

KD

W (T)

Tetrapod

- 4

1,836

8

0,385

Tetrapod

- 3

1,445

8

0,188

Tetrapod

- 2

1,095

8

0,132

Đá hộc

- 1

1,664

4

0,037

Đá hộc

0

1,270

4

0,0024

Trọng lượng khối phủ được tính toán ở các bảng (6.15, 6.16) là trọng lượng tối thiểu của các đoạn đê khi dùng ta còn phải tính toán tăng giảm trọng lượng khối phủ theo yêu cầu. Khối phủ đặt trong vùng sóng vỡ thì trọng lượng tăng lên từ 1025% so với trọng lượng tính toán cho thân đê trong trường hợp tính toán trong vùng không có sóng vỡ. Vùng đầu mũi đê thì trọng lượng tăng lên từ 2030% so với trọng lượng tính toán cho thân đê. Ngoài ra trọng lượng khối phủ có thể giảm theo các yêu cầu kỹ thuật. Tính toán trọng lượng các khối phủ sau khi tăng cụ thể như sau (các bảng 6.17, 6.18):

Bảng 6.17: Trọng lượng khối phủ ở phía biển sau khi tăng

Loại khối phủ

Độ sâu

W (ban đầu)

W (tăng)

Ghi chú

Tetrapod

- 4

3,076

3,70

Vùng sóng vỡ

Tetrapod

- 3

1,500

1,80

Vùng sóng vỡ

Tetrapod

- 2

1,210

1,452

Vùng sóng vỡ

Đá hộc

- 1

0,290

0,35

Vùng sóng vỡ

Đá hộc

0

0,020

0,024

Vùng sóng vỡ


Bảng 6.18: Trọng lượng khối phủ ở phía luồng sau khi tăng

Loại khối phủ

Độ sâu

W (ban đầu)

W (tăng)

Ghi chú


Tetrapod

- 4

0,385

0,461

Vùng sóng vỡ

Tetrapod

- 3

0,188

0,226

Vùng sóng vỡ

Tetrapod

- 2

0,132

0,158

Vùng sóng vỡ

Đá hộc

- 1

0,037

0,044

Vùng sóng vỡ

Đá hộc

0

0,0024

0,00294

Vùng sóng vỡ


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương