Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT



tải về 1.68 Mb.
trang59/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64

3.2.1 - Cao trình đỉnh đê


+ Mực nước triều cao (MNCTT): Mực nước triều cao nhất là 1,35m; ứng với tần suất P = 5% là +1,00m theo hệ cao độ hải đồ.

Theo yêu cầu ngăn cát bờ Bắc và giảm 50% chiều cao sóng cho cửa Đại cao trình đỉnh đê ngăn cát giảm sóng lấy bằng mực nước cao tính toán:

ZđM = Z5% + Hnd = + 1,0 + 1,0 = +2,0m.

Trong đó: Hnd=+1,0m (được lấy theo số liệu kết quả nghiên cứu của viện cơ học Việt Nam năm 2001)


3.2.2 - Bề rộng đỉnh


Sơ bộ lựa chọn chiều rộng đỉnh đê phía đầu đê B=11,8m, phía thân đê B=7,5m, trong đó chiều rộng phần đường bê tông bằng 4,0m và 2,0m là tương đối phù hợp (Xem bản vẽ số CL2002- 03).

3.2.3 - Mái dốc


Dự kiến mái phía biển và phía luồng đều phủ bởi các khối bê tông dị hình phá sóng nên lấy hệ số mái dốc m = 2.

3.3 - Lớp phủ mái


3.3.1 - Trọng lượng khối phủ

Mái đê được phủ bởi các khối bê tông dị hình phá sóng. Trọng lượng khối phủ được xác định theo công thức Hudson:

trong đó: W - trọng lượng khối phủ mái, t;

HSD - chiều cao sóng thiết kế (lấy bằng HS1/3), m;

KD - hệ số ổn định của khối phủ mái, phụ thuộc loại khối phủ:

với khối Tetrapode: KD = 68,

với khối lục lăng 7 lỗ (LL7): KD = 57;

b, - trọng lượng riêng của khối phủ (=2,4) và nước biển (=1,03), t/m3;

m = cotg - hệ số mái dốc với  là góc nghiêng của mái so với mặt đất.

Trọng lượng khối phủ tại các phần thân đê nằm trong vùng sóng vỡ tăng thêm so với tính toán 20%, tại đầu đê tăng thêm 25%. Khối phủ mái phía trong luồng được lấy bằng 1/2 trọng lượng khối phủ mái phía ngoài biển.

+ Đối với đầu đê, mái ngoài và mái trong phủ Tetrapode trọng lượng 5T.

+ Đối với thân đê từ đường đồng mức - 5,0 mái ngoài phủ Tetrapode trọng lượng 5T; mái trong là bê tông đúc sẵn trọng lượng 2,4T, kích thước.

+ Đối với thân đê từ đường đồng mức - 3,0  - 2,0, mái ngoài thân đê phủ Tetrapode trọng lượng 2,3T; mái trong phủ khối bê tông đúc sẵn trọng lượng 1,2T.

+ Đối với thân đê từ đường đồng mức - 2,0  0,0, mái ngoài và mái trong đều phủ bằng khối lục lăng 7 lỗ, trọng lượng 1T.

+ Đối với đoạn gốc đê, mái đê được phủ khối lục lăng 7 lỗ, trọng lượng 1T. Như vậy, sự nối tiếp giữa thân đê và bờ sẽ được thuận lợi hơn.

3.4 - Đá lót dưới lớp phủ mái


Đá lót dưới lớp phủ mái có trọng lượng bằng (1/10- 1/20) trọng lượng khối phủ mái phía ngoài. Như vậy, đá lót dưới khối phủ được chọn như sau:

+ Đối với đá lót lớp 1 (dưới khối Tetrapode 5,0T): chọn loại đá có trọng lượng G > 300kg;

+ Đối với đá lót lớp 1 (dưới khối Tetrapode 2,3T): chọn loại đá có trọng lượng G > 200kg;

+ Đối với đá lớp lót 2: chọn loại đá có trọng lượng G > 50kg.


3.5 - Đá lăng thể chân mái, đá lõi đê và đá lớp đệm


- Đá ở lăng thể chân mái được chọn giống đá lót dưới lớp khối phủ;

- Lõi đê bằng đá đổ không phân loại, trọng lượng (10100)kg;

- Đá lớp đệm được lấy giống như đá lõi đê.

3.6 - Khối tường đỉnh


Khối tường đỉnh bằng bê tông đổ tại chỗ, bề dày 0,5m, bề rộng 2,6m, đổ theo từng phân đoạn dài 10m. Riêng tường đỉnh phía đầu đê được mở rộng lên 4,0m. Tường đỉnh phía gốc đê được mở rộng và nối tiếp thuận với phần kè bảo vệ bờ. Phía trước và phía sau khối tường đỉnh đảm bảo xếp đủ 2 hàng, 2 lớp bê tông phá sóng. Mặt cắt ngang thân đê được thiết kế như trong bản vẽ số CL2002- 03, CL2002- 04

3.7 - Mặt bằng và mặt cắt dọc thân đê


Căn cứ vào đặc điểm địa hình dọc theo tuyến đê, chia thân đê thành các phân đoạn như sau:

Đê L bố trí phía Đông Bắc Cửa Lở có mũi đê kéo ra đường đồng mức


- 5,2; gốc đê cắm thẳng vào doi cát phía Bắc cửa sông và lệch so với đường bờ một góc khoảng 1060.

3.7.1- Đoạn đầu đê


Đầu đê được thiết kế tương ứng với khối phủ Tetrapode 5,0T cả ở mái ngoài và mái trong; bề rộng đỉnh được mở rộng 4m; lăng thể chân dốc mái có cao trình - 1,5; hệ số mái dốc m = 2; chiều rộng đáy 63,8m.

3.7.2 - Đoạn thân đê


Thân đê được thiết kế tương ứng phủ Tetrapode 5,0T ở mái ngoài, phủ khối bê tông 2,4T ở mái trong; lăng thể chân dốc mái có cao trình - 1,5; hệ số mái dốc m = 2; bề rộng đáy từ 41,5-:- 63,8m.

3.7.3 - Phần thân của đê nối với bờ: dài 282m, thân đê được thiết kế phủ Tetrapode 2,3T ở mái ngoài, phủ khối bê tông 1,2T ở mái trong; lăng thể chân dốc mái có cao trình - 0,7; hệ số mái dốc m = 2; bề rộng đáy từ 36,339,4m. 98m cuối đê, thân đê được thiết kế phủ khối lục lăng 7 lỗ 1,0T ở cả hai mái; lăng thể chân dốc mái có cao trình +0,3; bề rộng thân từ 29,332,8m.

- Phần gốc đê do cắm vào bờ có cao trình tương đối lớn (+5,0m) nên được thiết kế mở rộng, kết hợp bố trí trạm quan sát phía trên đỉnh đê. Đồng thời, gốc đê được mở rộng về phía Bắc khoảng 114m có kết cấu mái phía biển tương tự như kè bảo vệ bờ với tác dụng bảo vệ chống xói chân đê.

Mặt bằng và mặt cắt dọc đê xem trong bản vẽ số CL2002- 02.

3.8 - Tính toán ổn định đê

3.8.1 - Tính toán ngoại lực tác dụng lên đê mái nghiêng


Ngoại lực tác dụng lên đê mái nghiêng khi tính toán ổn định chủ yếu là áp lực sóng. Tải trọng sóng tác động lên đê mái nghiêng được xác định theo tiêu chuẩn ngành “Tải trọng và tác động lên công trình thủy” 22 TCN 222- 95.

3.8.2 - Các trường hợp tính ổn định


ổn định chống trượt mái đê được kiểm tra bằng phần mềm SLOPE/W.

Hệ số ổn định kmin = 1,716 đảm bảo điều kiện ổn định (hình 6.10)




Hình 6.10. Ổn định đê mái nghiêng L

IV- Thiết kế sơ bộ mỏ hàn K4


ở đây chỉ thiết kế sơ bộ mỏ hàn K4 còn các mỏ hàn khác có kết cấu tương tự nhưng chỉ khác nhau về chiều dài.


tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương