TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên vũ triệU Ánh hồNG



tải về 0.71 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.71 Mb.
#11972
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

MỞ ĐẦU


Công cuộc công nghiệp hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm gia tăng. Sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt xa so với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hiện nay, rất nhiều nhà máy xí nghiệp đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường, một bộ phận khác có qua xử lý nhưng chưa triệt để, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.

Sông Nhuệ và sông Đáy đi qua 5 tỉnh gồm: Hà Nội (bao gồm cả Hà Tây cũ), Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Hiện có tới 700 nguồn thải công nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp làng nghề, trong đó có nhiều nguồn nước chứa các chất nguy hại và khó phân hủy như kim loại nặng (KLN), dầu mỡ, dung môi hữu cơ đổ vào hai con sông này. Riêng tại Hà Nội mỗi ngày lượng nước thải đổ ra sông, hồ xấp xỉ 800.000 m3/ngày đêm [59]. Còn tại Hà Tây cũ - địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng - hầu như chưa được quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội đã ô nhiễm nặng nề. Hiện trạng này không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái tại khu vực và tới nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS). Với số dân lên tới hơn 10 triệu người sống trong lưu vực sông (LVS) Nhuệ - Đáy, nên hoạt động kinh tế xã hội nói chung, nông nghiệp và thuỷ sản nói riêng gắn liền với LVS là rất lớn. Hơn nữa nhu cầu về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ngày càng tăng cao.



Kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn…) là một trong các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Khác với các chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong đa số trường hợp, các KLN khi đã được thải vào môi trường thì sẽ tồn tại lâu dài. Do vậy, ô nhiễm do KLN là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người và sự cân bằng của hệ sinh thái. Các kim loại này khi thải vào nước làm cho nước bị nhiễm bẩn, làm thay đổi một số tính chất hoá lý và làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm KLN trong nước sông và bùn đáy có thể dẫn tới sự tích tụ sinh học trong các loài cá tự nhiên và các loài cá nuôi lấy nguồn nước từ sông. Tuỳ theo mức độ tích tụ, nó có thể có tác động xấu tới sức khoẻ sinh lý của cá (ức chế và gây rối loạn miễn dịch, mất cân bằng nội tiết hoặc bị stress về mặt sinh lý), làm thay đổi các thông số sinh hoá trong các mô và máu [13], ảnh hưởng đến sức khoẻ của quần đàn cá tự nhiên cũng như nghề NTTS. Hơn nữa, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng không được đảm bảo khi tiêu thụ các sản phẩm nhiễm độc KLN này. Sự ô nhiễm KLN trong các dòng sông và LVS đã và đang được cho là vấn đề toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cá và các loài thuỷ sinh vật.

Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng trong LVS, Chính phủ và một số cơ quan hữu quan đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy cũng như hiện trạng môi trường nước phục vụ NTTS. Những nghiên cứu đó chủ yếu chú trọng vào việc đánh giá mức độ ô nhiễm do tác động của các nhà máy, làng nghề, nước thải sinh hoạt, dựa vào tiêu chuẩn nước sinh hoạt, nước dùng cho NTTS và nước thải. Trong khi đó, những đánh giá về sự tích tụ sinh học và ảnh hưởng của các chất thải độc hại như KLN trên các loài thuỷ sinh vật, cụ thể là loài cá mè (Hypophthalmichthys molitrix), trong LVS này hầu như chưa được tiến hành. Cá mè là loài cá kinh tế, là đối tượng nuôi phổ biến và cũng là cá tự nhiên của LVS này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu: “Ảnh hưởng của sự tích tụ kim loại nặng lên sức khỏe sinh lý của cá mè (Hypophthalmichthys molitrix) ở lưu vực sông Nhuệ- Đáy” là việc cần thiết. Đề tài nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu:

+ Đánh giá được mức độ tích tụ một số KLN (Cd, Pb, Cu và Zn) trong mang, gan, thận và cơ thịt của cá mè trong LVS Nhuệ - Đáy.

+ Đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu sinh hóa (GST, protein, glycogen) trong các mô nghiên cứu của cá mè trên LVS Nhuệ - Đáy.

+ Xác định được mối tương quan giữa sự biến động các chỉ tiêu sinh hóa (GST, protein, glycogen) với sự tích tụ của một số KLN (Cu, Zn, Cd và Pb) của cá mè trên LVS Nhuệ - Đáy.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU



1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI CÁ MÈ (Hypophthalmichthys molitrix)

1.1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố



Cá mè trắng Hoa Nam (Hypophthalmichthys molitrix): là một loài  thuộc họ Cá chép. Nó được nuôi đầu tiên ở Trung Quốc. Loài này được nhập vào ít nhất vào 88 quốc gia trên thế giới. Cá được nhập vào Việt Nam năm 1958 và hiện đã trở thành đối tượng nuôi và cũng trở thành cá tự nhiên của một số sông trong cả nước [57].

Phân loại khoa học:

Giới: Animalia

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii (lớp cá xương)

Bộ: Cypriniformes

Họ: Cyprinidae

Giống: Hypophthalmichthys

Loài: Hypophthalmichthys molitrix



(Valenciennes, 1844)



Hình 1.1: Cá mè trắng Hoa Nam (Hypophthalmichthys molitrix)

(Nguồn ảnh: Ngô Thị Thúy Hường)

Thân cá dẹp bên. Đầu to bình thường. Mắt ở thấp phía dưới trục đầu. Khoảng cách hai mắt rộng. Lỗ mũi gần mõm hơn mắt. Hàm dưới hơi nhô hơn hàm trên. Không có râu. Miệng ở phía dưới to và rộng. Mõm tù hai bên xiên chéo lên trên. Màng mang không dính liền với eo mang mà hai bên phải trái liền với nhau. Lược mang dài, xếp sít nhau thành một tấm màng, có nhiều lỗ. Lườn bụng nổi lên rõ ràng và hoàn toàn từ eo mang đến hậu môn. Vẩy tròn nhỏ, mỏng, dễ rụng. Đường bên hoàn toàn, phần trước cong xuống đến cuống đuôi đi vào giữa. Bóng hơi hai ngăn, ngăn trước to và ngắn, ngăn sau nhỏ. Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn, vây hậu môn cung hình chữ U. Vây đuôi chia thuỳ sâu. Lưng và phía trên thân thẫm, bụng trắng bạc, các vây xám nhạt [44].

Cá đã phát tán ra tự nhiên và trở thành cá tự nhiên của nhiều sông trên miền Bắc trong đó có sông Nhuệ - Đáy [5]. Cá  được lai tạo với cá mè trắng Việt Nam trong quá trình sản xuất giống nhân tạo.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương