TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên vũ triệU Ánh hồNG


Nghiên cứu, đánh giá ô nhiễm kim loại nặng của các lưu vực sông và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ sinh lý cá



tải về 0.71 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.71 Mb.
#11972
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.3.2. Nghiên cứu, đánh giá ô nhiễm kim loại nặng của các lưu vực sông và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ sinh lý cá.


Các dự án đánh giá ô nhiễm KLN của nước mặt và các LVS nhằm giảm thiểu tác động của hiện tượng ô nhiễm này đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới như ở Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Nigeria,… và đặc biệt là ở các nước phát triển. Để xác định nguồn, mức độ ô nhiễm và những biến động theo mùa của KLN trên sông Siahroud thuộc Iran, Charkhabi và ctv (2005) đã phân tích một số KLN (Zn, Cu, Pb, Cd, Mn, Fe, và Ni), các bon hữu cơ tổng số (TOC) và đo pH trong mẫu nước. Các tác giả nhận thấy rằng các ngành công nghiệp và canh tác nông nghiệp là những nhân tố chính góp phần vào việc làm tăng hàm lượng KLN trong nước sông, đặc biệt có 4 KLN (Pb, Fe, Cd, và Mn) vượt ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) [19]. Dan’Azumi và Bichi (2010) đưa ra kết luận rằng sự ô nhiễm KLN của nước sông Challawa thuộc Nigeria ở mức đáng báo động, vượt qua ngưỡng cho phép, cả trong mùa mưa và mùa khô, của cơ quan bảo vệ môi trường Nigeria và của WHO, đặc biệt là với Cr, Pb, Mn và Fe [22]. Sự ảnh hưởng của KLN lên sức khoẻ sinh lý của cá và nhuyễn thể đã được nghiên cứu rất nhiều trong các phòng thí nghiệm [15,45, 46]. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự tích tụ sinh học của KLN từ môi trường nước tự nhiên lên sức khoẻ sinh lý của cá và việc sử dụng một số chỉ thị sinh hoá (biomarkers) trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của nước mặt vẫn còn ít [34].

Ở Việt Nam, việc đánh giá ô nhiễm KLN trong một số LVS nói chung hay LVS Nhuệ - Đáy nói riêng cũng đã được tiến hành. Nồng độ một số KLN như Cr, Cu, Pb, Cd, Zn và Fe ở một vài điểm thu mẫu trong LVS Nhuệ-Đáy vượt ngưỡng tiêu chuẩn Quốc gia, đặc biệt những điểm gần các làng nghề, khu đông dân cư và các khu công nghiệp (ICEM, MARD, MORNE, 2007). Hàm lượng KLN trong cơ thịt một số loài cá như cá mè trắng, cá chép và rô phi nuôi trong LVS Nhuệ-Đáy nằm trong tiêu chuẩn của châu Âu, nhưng hàm lượng trong gan lại cao hơn tiêu chuẩn này [39].

Về mặt phương pháp, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới, và một số nghiên cứu trong nước, dùng phương pháp thu thập các số liệu từ phân tích các mẫu thu hiện trường kết hợp với số liệu thứ cấp để phân tích đánh giá mức độ cũng như nguồn ô nhiễm KLN và sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng như phân tích thống kê nhiều chiều (multivariate statistical analyses: principle componentanalysis, clucter analysis, factor analysis…) [19,35]. Các kỹ thuật phân tích không gian, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý hầu như chưa thấy được áp dụng trong các nghiên cứu loại này. Để đánh giá sự rủi ro về mặt môi trường do ô nhiễm KLN mang lại, cần thiết tiến hành theo một quy trình chuẩn, toàn diện, gồm rất nhiều bước.

1.4 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Sông Nhuệ - sông Đáy, có toạ độ địa lý từ 20° - 21°20' vĩ độ Bắc và 105°-106°30' độ kinh Đông, diện tích gần 8000 km2, dân số trên 10 triệu người sống trong LVS Nhuệ - Đáy, trong đó có khoảng gần 4 triệu sống ven sông, trên 4000 cơ sở sản xuất công nghiệp, gần 500 làng nghề và khoảng 1.400 cơ sở y tế. Lưu vực sông có nhiều phụ lưu khá lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề và là nguồn cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và nhu cầu dân sinh. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. Song, nơi đây đang gặp phải những vấn đề môi trường bức xúc do thiên nhiên và con người gây ra như lũ lụt, úng ngập, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa [1].

Sông Nhuệ dài 74 km, bề rộng trung bình từ 30 - 40 m, lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (Từ Liêm) để tưới cho hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, giúp tiêu nước cho thành phố Hà Nội và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý với tổng diện tích lưu vực khoảng 1070 km2. Phần thượng lưu, đặc biệt là tại đập Thanh Liệt, khi sông Nhuệ tiếp nhận thêm một khối lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô Lịch và Kim Ngưu, nước đã bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọngvà không phù hợp cho NTTS trực tiếp trên sông [8]. Chất lượng nước ở vùng hạ lưu sông Nhuệ được cải thiện do quá trình tự làm sạch của dòng sông và khối lượng chất thải ít đi tuy nhiên hàm lượng KLN vẫn cao, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn đối với nước phục vụ cho nuôi thủy sản [8]. Tình trạng ô nhiễm trên sông Nhuệ đã làm giảm sút nguồn lợi thuỷ sản và gây ra sự huỷ diệt hàng loạt thuỷ sinh vật trong những đợt ô nhiễm trầm trọng [5]. Đoạn sông thường xuyên bị ô nhiễm nặng nhất thuộc khu vực thành phố Phủ Lý, Hà Nam [8].

Sông Đáy dài 237 km, trước đây là một phân lưu tự nhiên của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và đổ ra cửa Đáy. Từ năm 1937 sau khi người Pháp cho xây đập Đáy, nước sông Hồng không thường xuyên chảy vào sông Đáy khiến con sông này trở thành sông tiêu và làm nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến sinh hoạt, nên phạm vi và độ ô nhiễm cao [1].

Tóm lại, do chảy qua các các khu vực dân cư, khu công nghiệp và các làng nghề khác nhau nên nguồn nước của sông Nhuệ, sông Đáy bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn nước thải sinh hoạt, nhà máy và các làng nghề. Tuy vậy, những nghiên cứu đánh giá về hàm lượng KLN trên các đối tượng thuỷ sản trong LVS, những tác động tiêu cực của ô nhiễm KLN và sự tích tụ sinh học của chúng trong các loài cá nuôi, cá tự nhiên, cũng như tác động đối với ngành NTTS nói chung và sự phát triển ổn định, bền vững của các loài thuỷ sản quan trọng nói riêng, hầu như chưa được tiến hành. Hơn thế nữa, rủi ro tiềm tàng đối với sức khoẻ con người khi tiêu thụ các sản phẩm nhiễm độc cũng chưa được đánh giá đúng mức và cảnh báo sâu rộng trong cộng đồng. Nghiên cứu này sử dụng những phương pháp cập nhật nhất trong lĩnh vực nghiên cứu trong việc đánh giá tác động của ô nhiễm KLN trong LVS Nhuệ - Đáy lên sức khoẻ sinh lý của một số loài cá kinh tế trong LVS, cũng như sự tác động tới sự phát triển bền vững của ngành NTTS và quần đàn cá tự nhiên.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương