TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên vũ triệU Ánh hồNG


Sự biến động của hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong các mô phân tích theo mặt cắt



tải về 0.71 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.71 Mb.
#11972
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.1.2. Sự biến động của hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong các mô phân tích theo mặt cắt


Kết quả từ bảng 3.2 và phân tích phương sai giữa hàm lượng KLN tích tụ trong cùng 1 mô theo các mặt cắt khác nhau hay giữa hàm lượng KLN tích tụ trong các mô nghiên cứu trong cùng mặt cắt, cho thấy hàm lượng KLN Cu, Zn, Cd, Pb tích tụ trong các mô nghiên cứu của cá mè ở LVS Nhuệ - Đáy khá cao và có biến động.

Xu hướng tích tụ: Trong nghiên cứu này,ở cá mè, hàm lượng Cu có xu hướng tích tụ cao nhất ở gan tiếp đó là thận, mang, và cơ; Zn và Pb tích tụ cao hơn ở thận, gan sau đó là mang, và thấp nhất là ở cơ. Ngược lại, Cd có xu hướng tích tụ chủ yếu trong thận, tiếp sau đó là gan, mang và thấp nhất là cơ. Nồng độ cao nhất của Cu trong gan có thể là do sự tương tác của Cu với metallothionein trong gan, đóng vai trò như một cơ chế giải độc ở cá.


Bảng 3.2: Nồng độ của đồng, kẽm, cađimi, chì (mg/kg ww) trong các cơ quan khác nhau của cá mè thu thập từ lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong 4 mặt cắt khác nhau (giá trị trung bình + SEM)




Mặt cắt 2

Mặt cắt 3

Mặt cắt 4

Mặt cắt 5



Cu

Mang

1,20 ± 0,30

1,34 ± 0,23

3,75 ± 0,00

1,55 ± 0,25

Gan

7,45 ± 2,75

29,0 ± 7,40

34,9 ± 0,00

26,8 ± 6,47

Thận

1,77 ± 0,12

3,58 ± 0,89

9,45 ± 0,00

8,25 ± 2,90



0,65±0,26

0,6 ± 0,11

3,36 ± 0,00

1,44 ± 0,26


Zn

Mang

21,0 ± 5,12

26,8 ± 5,10

31,9 ± 0,00

28,0 ± 2,94

Gan

30,6 ± 4,40

54,2 ± 7,47

34,0 ± 0,00

62,7 ± 17,9

Thận

22,1 ± 1,78

40,2 ± 6,07

35,2 ± 0,00

61,1 ± 25,4



9,28 ± 2,10

13,3 ± 3,01

29,3 ± 0,00

12,4 ± 1,06



Cd


Mang

0,005±0,003

0,02 ± 0,01

0,05 ± 0,00

0,023 ± 0,09

Gan

0,012±0,001

0,05± 0,01

0,04 ± 0,00

0,065 ± 0,02

Thận

0,13±0,006

0,19 ± 0,05

0,20 ± 0,00

0,186 ± 0,06



0,00±0,00

0,008 ± 0,003

0,04 ± 0,00

0,03± 0,02



Pb


Mang

0,29±0,20

0,34 ± 0,05

0,56 ± 0,00

0,74 ± 0,16

Gan

0,10±0,05

0,42 ± 0,08

0,68 ± 0,00

0,92 ± 0,29

Thận

0,12±0,03

0,36 ± 0,11

1,00 ± 0,00

1,15 ± 0,04



0,16±0,08

0,47± 0,18

0,68 ± 0,00

0,25± 0,05


3.1.2.1 Sự biến động của hàm lượng Cu tích tụ trong các mô cá theo mặt cắt

- Biến động hàm lượng Cu trong cùng 1 loại mô theo mặt cắt:

Phân tích phương sai cho thấy hàm lượng Cu trung bình ở mang giữa các mặt cắt có sự khác biệt đáng kể (p<0,0001). Trong đó, hàm lượng Cu trung bình tích tụ trong mang ở mặt cắt 5 cao hơn so với mặt cắt 3 và mặt cắt 2 (p <0,05). So sánh hàm lượng Cu trung bình tích tụ ở các mô còn lại theo mặt cắt không có sự khác biệt đáng kể (p>0,05).



- Biến động hàm lượng Cu trong các loại mô của cùng một mặt cắt:

+ Mặt cắt 3, mặt cắt 5 đều có p<0,0001; tức là tại mặt cắt 3 và mặt cắt 5 có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kêgiữa hàm lượng Cu tích tụ trong các loại mô. Đặc biệt ở cả hai mặt cắt đều có xu hướng tích tụ Cu cao nhất ở gan, cao hơn hẳn so với ở thận (p<0,001), ở mang (p<0,001), ở cơ (p<0,001).

+ Mặt cắt 2 có p=0,074 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hàm lượng Cu trung bình tích tụ trong các mô nghiên cứu. Mặt cắt 4 do chỉ lấy được 1 mẫu nên không phân tích được phương sai.

3.1.2.2 Sự biến động của hàm lượng Zn tích tụ trong các mô cá theo mặt cắt



- Biến độnghàm lượng Zn trong cùng 1 loại mô theo mặt cắt:

Kết quả phân tích phương sai không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa hàm lượng Zn tích tụ trong các mô cá theo từng mặt cắt (p>0,05).



- Biến động hàm lượng Zn trong các loại mô của cùng một mặt cắt:

Phân tích phương sai cho thấy có duy nhất một sự khác biệt rõ rệt giữa hàm lượng Zn trung bình tích tụ trong các mô cá nghiên cứu tại mặt cắt 3 (p=0,0001). Đặc biệt, hàm lượng Zn trung bình trong gan cao hơn hẳn trong mang (p<0,01) và cơ (p<0,001), trong thận cao hơn hẳn trong cơ (p<0,01).

3.1.2.3 Sự biến động của hàm lượng Cd tích tụ trong các mô cá theo mặt cắt

- Biến động hàm lượng Cd trong cùng 1 loại mô theo mặt cắt:

So sánh giá trị Cd trung bình tích tụ trong mô nghiên cứu giữa các mặt cắt thu được kết quả đều có p>0,05, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào.



- Biến động hàm lượng Cd trong các loại mô của cùng một mặt cắt:

Kết quả từ bảng 3.2 và phân tích phương sai giữa hàm lượng Cd trung bình tích tụ ở các loại mô nghiên cứu đều có sự khác biệt đáng kể tại mặt cắt 2 (p<0,0001), mặt cắt 3 (p<0,0001), mặt cắt 5 (p=0,0014). Đặc biệt, trong cả 3 mặt cắt, hàm lượng Cd trung bình tích tụ đều cao nhất ở mô thận, cao hơn hẳn so với mô gan, mang và mô cơ (p<0,01).

3.1.2.4 Sự biến động của hàm lượng Pb tích tụ trong các mô cá theo mặt cắt

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy hàm lượng Pb trung bình tích tụ trong các mô đều cao hơn so với tiêu chuẩn Việt nam của Bộ y tế về giới hạn hàm lượngKLN tích tụ tối đa trong thực phẩm có thể tiêu thụ [2]. Tuy nhiên, so sánh sự biến động hàm lượng Pb của từng mô nghiên cứu theo mặt cắt hay so sánh sự biến động của hàm lượng Pb trong các mô nghiên cứu trong từng mặt cắt thì sự biến động đó đều không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).



3.2. ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG GLYCOGEN CỦA CÁ MÈ TRONG LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

3.2.1.Biến động của hàm lượng glycogen trong các mô phân tích theo mùa

Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự biến động hàm lượng glycogen giữa các loại mô nghiên cứu vào mùa thu (p=0,005) và mùa đông (p=0,0241, hình 3.1). Cụ thể, hàm lượng glycogen vào mùa thu và mùa đông ở gan đều cao hơn rõ rệt so với ở thận và mang (p<0,05).

Tuy nhiên, sự biến động hàm lượng glycogen giữa các mùa của cùng một loại mô thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở gan (p = 0,0042) và thận (p = 0,006). Cụ thể, ở gan hàm lượng glycogen vào mùa đông cao hơn so với 3 mùa còn lại (p<0,01). Còn ở thận, hàm lượng glycogen vào mùa xuân cao hơn rõ rệt so với hàm lượng glycogen vào mùa hạ và mùa thu (p<0,01, hình 3.1). Riêng đối với mang, sự biến động hàm lượng glycogen giữa các mùa là không đáng kể (p>0,05).

Hình 3.1: Biến động hàm lượng glycogen theo mùa

ở cá mè trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy

3.2.2. Biến động của hàm lượng glycogen trong các mô nghiên cứu theo mặt cắt

Phân tích phương sai và kiểm định Student-Newman-Keuls cho thấy có duy nhất sự biến động về hàm lượng glycogen giữa các mặt cắt ở mô gan là có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,0031, hình 3.2). Cụ thể, ở gan hàm lượng glycogen tích tụ ở mặt cắt 2 và mặt cắt 3 cao hơn ở mặt cắt 5 (p < 0,01).

Hàm lượng glycogen của các loại mô khác nhau trong cùng một mặt cắt có sự sai khác rõ rệt ở mặt cắt 2 (p < 0,0001), mặt cắt 3 (p = 0,0132), mặt cắt 5 (p = 0,0021). Cụ thể, ở cả mặt cắt 2, mặt cắt 3 và mặt cắt 5, hàm lượng glycogen trung bình tích tụ trong gan luôn cao hơn hẳn trong mang và thận (p < 0,01). Riêng mặt cắt 4 không kểm tra so sánh Student-NewMan-Keuls được vì chỉ thu được 1 mẫu ở mặt cắt..




Hình 3.2. Biến động hàm lượng glycogen theo mặt cắt

ở cá mè trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

3.3 ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PROTEIN TỔNG SỐ CỦA CÁ MÈ TRONG LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

3.3.1.Biến động của hàm lượng protein trong các mô theo mùa

Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng protein của cá mè trong LVS Nhuệ - Đáy của các loại mô đều thấp hơn vào mùa thu và mùa đông so với mùa xuân và mùa hạ (p<0,0001, hình 3.3). Điều này đã được chỉ ra trong những nghiên cứu trước đây, khi sống trong môi trường thiếu thức ăn, nhiệt độ thấp, sinh vật sẽ thích nghi bằng cách sử dụng nguồn năng lượng dự trữ để tồn tại. Trong suốt hai mùa này, protein dự trữ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng quan trọng để duy trì các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cá. Bên cạnh đó, nguyên nhân của sự suy giảm protein này còn có thể là do những thay đổi trong chất lượng nước do việc xả các chất thải chứa nhiều loại KLN từ các ngành công, nông nghiệp đã đổ vào sông Nhuệ - Đáy. Tuy nhiên, sang mùa xuân hàm lượng protein tăng lên một cách đáng kể so với mùa thu và đông, đặc biệt là trong gan và thận của loài cá nghiên cứu (p<0,0001), và trong mùa hạ tuy có xu hướng cao hơn so với mùa xuân nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê (p>0,05, hình 3.3). Như vậy, nhìn chung hàm lượng protein trong các mô nghiên cứu của cá mè đều có khuynh hướng cao vào mùa xuân, mùa hạvà thấp vào mùa thu và mùa đông (p<0,05), đặc biệt đối với mô gan và thận (p<0,001).

Khi so sánh hàm lượng protein của các mô khác nhau trong cũng một mùa cho thấy có sự sai khác rõ rệt về hàm lượng protein giữa các mô nghiên cứu trong các mùa xuân và mùa hạ, trong đó hàm lượng protein trong mang thấp hơn hẳn so với trong gan và thận. Trong mùa thu và mùa đông, sự sai khác về hàm lượng protein giữa các mô của cá nghiên cứu không có ý nghĩa về mặt thống kê (p> 0,05, hình 3.3).

3.3.2. Biến động của hàm lượng protein trong các mô theo mặt cắt

Phân tích phương sai cho thấy sự biến động hàm lượng protein trong cùng một loại mô theo mặt cắt ở cá mè hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05, hình 3.4). Tương tự như vậy, khi xem xét sự thay đổi hàm lượng protein giữa các cơ quan của cá trên từng mặt cắt, chỉ có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê giữa các mô nghiên cứu ở mặt cắt 5 (p<0,05, hình 3.4). Tại mặt cắt 5, hàm lượng protein trong gan và thận lớn hơn mang (p<0,05, hình 3.4).

Như vậy, khi so sánh sự biến động hàm lượng protein của cá mè ta thấy nhìn chung không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các mặt cắt đối với tất cả các mô nghiên cứu (p>0,05); tuy nhiên, khi so sánh giữa các loại mô ta thấy hàm lượng protein trong thận và gan cá mè ở mặt cắt 5 có xu hướng cao hơn trong mang (p<0,05, hình 3.4).



Hình 3.3: Biến động hàm lượng protein theo mùa

ở cá mè trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy



Hình 3.4: Biến động hàm lượng protein theo mặt cắt

ở cá mè trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy

3.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ENZIM GST CỦA CÁ MÈ TRONG LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

3.4.1 Biến động của hoạt tính GST trong các mô nghiên cứu theo mùa

Trong cả 3 mẫu mô nghiên cứu mang, gan, thận đều có sự khác biệt rất đáng kể về hoạt tính GST theo mùa (p <0,0001, hình 3.5). Kiểm định Student - Newman - Keuls cho thấy hoạt tính GST trong các mô nghiên cứuvào mùa xuân cao hơn đáng kể so với mùa hạ, mùa thu và mùa đông (p <0,01, hình 3.5), không có sự khác biệt về hoạt tính GST giữa mùa thu, mùa đông và mùa hè trong tất cả các mô nghiên cứu (p>0,05).

So sánh hoạt tính GST giữa các loại mô trongtừng mùa đều có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê (p <0,05), đặc biệt vào mùa hạ (p = 0,0032). Trong tất cả các mùa, hoạt tính GST trong gan đều cao hơn trong mang và thận (p <0,05).




Hình 3.5: Biến động hoạt tính GST (tính trên 1 g trọng lượng tươi) theo mùa

ở cá mè trong lưu vực sôngNhuệ - Đáy

3.4.2. Biến động của hoạt tính GST trong các mô nghiên cứu theo mặt cắt

Kết quả phân tích phương sai cho thấy sự biến động của hoạt tính GST trong các mô nghiên cứu của cá mè theo các mặt cắt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p >0,05, hình 3.6).

Tuy nhiên, khi so sánh hoạt tính GST giữa 3 loại mô nghiên cứu trong từng mặt cắt cụ thể thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy ở mặt cắt 3 (p = 0,0013) và mặt cắt 5 (p <0,05, hình 3.6). Trong cả hai mặt cắt, hoạt tính GST ở gan đều cao hơn hoạt tính GST ở mang (p <0,01) và thận (p <0,01). Riêng mặt cắt 4 do có duy nhất 1 mẫu nên không so sánh kiểm định được.

Như vậy, tương tự như sự biến động của hàm lượng protein theo mặt cắt, hoạt tính GST ở gan cá mè tiếp tục chiếm ưu thế so với hoạt tính GST ở các mô nghiên cứu khác của cá,và luôn là nồng độ GST cao nhất ở tất cả các mặt cắt trừ mặt cắt 2

(hình 3.6).





Hình 3.6: Biến động hoạt tính GST(tính trên 1 g trọng lượng tươi) theo mặt cắt ở cá mè trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
3.5. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ TÍCH TỤ KIM LOẠI NẶNG VỚI HÀM LƯỢNG GLYCOGEN, PROTEIN TỔNG SỐ VÀ HOẠT TÍNH GST CỦA CÁ MÈ TRONG LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

3.5.1. Tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng với hàm lượng glycogen

Sử dụng chương trình kiểm định tương quan nonparametric Spearman’s Rank Correlation test (p<0,05). Kết quả xác định mối tương quan giữa hàm lượng glycogen với nồng độ KLN tích lũy trong các mô nghiên cứu của cá mè trong suốt 4 mùa thu mẫu được trình bày trong bảng 3.3. Qua bảng ta thấy, có 2 mối tương quan nghịch khá chặt giữa hàm lượng Cd tích lũy với hàm lượng glycogen ở mang của cá (p = 0,003; r=-0,63; Hình 3.7) và mối tương quan nghịch tương đối chặt giữa hàm lượng Pb tích lũy và glycogen trong gan cá (p = 0,042; r=-0,423; hình 3.8); riêng Cu và Zn không có mối tương quan nào giữa hàm lượng glycogen với hàm lượng KLN trong các mô nghiên cứu của cá mè (p >0,05; bảng 3.7). Tuy nhiên, ở từng mùa riêng biệt, từng mặt cắt riêng biệt thì lại cho thấy nhiều mối tương quan khác nhau giữahàm lượng glycogen và hàm lượng KLN trong mô cá.



Bảng 3.3: Tổng hợp các mối tương quan giữa hàm lượng glycogen và hàm lượng kim loại nặng tích lũy ở cá mè trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy




Mô nghiên cứu

Cu

Zn

Cd

Pb

Hàm lượng glycogen trong

Cá mè

Mang

-

-

r=- 0,63

p = 0,003



-

Gan

-

-

-

r= -0,43

p = 0,042



Thận

-

-

-

-



Hình 3.7: Sự tương quan giữa hàm lượng glycogen (mg/g)

với hàm lượng Cd (mg/kg ww) trong mang cá mè.

Hình 3.8: Sự tương quan giữa hàm lượng glycogen (mg/g)

với nồng độ Pb (mg/kg ww) trong gan cá mè.
3.5.1.1. Theo mùa

Ở bảng phụ lục I thể hiện bức tranh về các mối tương quan giữa hàm lượng glycogen và sự tích lũy Cu, Zn, Cd, Pb trong các mô cá theo mùa. Không có mối tương nào giữa hàm lượng glycogen và nồng độ các KLN tích lũy (Cu, Zn, Pb, Cd) ​​theo mùa ​​trong tất cả các mô nghiên cứu của cá mè.

3.5.1.2. Theo mặt cắt

Kết quả phân tích tương quan cho thấy có duy nhất một mối tương quan khi phân tích theo mặt cắt. Đó là mối tương quan nghịch và khá chặt giữa glycogen và Cd trung bình tích tụ ở mang cá tại mặt cắt 5 (r=-0,66, p = 0,02, hình 3.9).




Hình 3.9: Sự tương quan giữa hàm lượng glycogen (mg/g)

với hàm lượngCd (mg/kg ww) trong mang cá mè ở mặt cắt 5


3.5.2 Tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng với hàm lượng protein tổng số

Kết quả xác định mối tương quan giữa hàm lượng protein với hàm lượng KLN trung bình tích tụ trong các mô nghiên cứu của mè trong LVS Nhuệ - Đáy trong suốt 4 mùa thu mẫu được trình bày trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Tổng hợp các mối tương quan giữa hàm lượng protein tổng số (mg/g) và hàm lượng kim loại nặng tích lũy (mg/kg ww) ở cá mè

trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy






Mô nghiên

cứu

Cu

Zn

Cd

Pb

Hàm lượng protein tổng số trong

Cá mè

Mang

r=0,59

p = 0,001



-

r= 0,46

p = 0,03


r= 0,52

p = 0,006



Gan

-

-

-

r= 0,62

p = 0,001



Thận

r= 0,47

p = 0,02


-

-

r= 0,54

p = 0,006


Qua bảng cho thấy, có 3 mối tương quan thuận đáng lưu tâm giữa hàm lượng protein với hàm lượng Pb tích tụ trong cả 3 loại mô của cá mè (p <0,05). Trong đó, có mối tương quan thuận, khá chặt giữa hàm lượng protein với hàm lượng Pb trong gan (p = 0,001; r=0,62; hình 3.10), và 2 mối tương quan thuận, tương đối chặt giữa hàm lượng protein với hàm lượng Pb trong mang (p = 0,006; r=0,52; hình 3.11) và trong thận (p = 0,006; r=0,54; Hình 3.12).

Tiếp sau Pb là Cu với 2 mối tương quan phi tuyến giữa hàm lượng protein với với hàm lượng Cu ở mang và thận, đặc biệt là ở mang với mối tương quan thuận khá chặt (p =0,001; r =0,59; hình 3.13).

Có duy nhất một mối tương quan thuận giữa hàm lượng proteinvới hàm lượng Cd ở mang. Tuy vậy, với giá trị p = 0,03, cùng với sự phân tán các điểm trên đồ thị cho thấy đó là mối tương quan phi tuyến thuận biến khá lỏng lẻo (r=0,46; hình 3.14). Riêng Zn không có tương quan nào giữa hàm lượng protein với kim loại này ở cả 3 loại mô (p > 0,05).




Hình 3.10: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với hàm lượng Pb (mg/kg ww) trong gan cá mè


Hình 3.11: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với hàm lượng Pb (mg/kg ww) trong mang cá mè


Hình 3.12: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với hàm lượng Pb (mg/kg ww) trong thận cá mè



Hình 3.13: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với hàm lượng Cu (mg/kg ww) trong mang cá mè


Hình 3.14: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với hàm lượng Cd (mg/kg ww) trong mang cá mè
3.5.2.1. Theo mùa:

Mặc dù có rất nhiều mối tương quan giữa hàm lượng protein với hàm lượng KLN (Cu, Zn, Cd, Pb) ở cả 3 loại mô trong cả bốn mùa đã được xét ở trên. Tuy nhiên, kết quả trong bảng phần phụ lục I cho thấy không có bất kì mối tương quan nào giữa hàm lượng protein và hàm lượng KLN tích tụ ở các mô tương ứng theo từng mùa (p >0,05).

3.5.2.2 Theo mặt cắt

Kết quả trong bảng phần phụ lục II cho thấy có 4 mối tương quan giữa hàm lượng protein và hàm lượng KLN tích tụ trong các mô ở mặt cắt 3 và mặt cắt 5 (p < 0,05). Tại mặt cắt 3, có một mối tương quan nghịch khá chặt rất có ý nghĩa giữa hàm lượng protein và hàm lượng Zn tích tụ trong mang (p = 0,008; r=-0,83; hình 3.15). Tại mặt cắt 5, tìm thấy 3 mối tương quan thuận lỏng lẻo giữa hàm lượng protein với hàm lượng Cu tích tụ trong mang (p = 0,02; r=0,61; hình 3.16); giữa hàm lượng protein với hàm lượng Pb tích tụ trong gan (p = 0,025; r=0,59; hình 3.17) và trong thận (p = 0,011; r=0,65; hình 3.18).





Hình 3.15: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với nồng độ Zn (mg/kg ww) trong mang cá mè ở mặt cắt 3



Hình 3.16: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với nồng độ Cu (mg/kg ww) trong mang cá mè ở mặt cắt 5


Hình 3.17: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với nồng độ Pb (mg/kg ww) trong gan cá mè ở mặt cắt 5



Hình 3.18: Sự tương quan giữa hàm lượng protein (mg/g)

với nồng độ Pb (mg/kg ww) trong thận cá mè ở mặt cắt 5

3.5.3. Tương quan giữa hoạt tính GST với hàm lượng kim loại nặng tính trên một gam trong lượng tươi

Xét mối tương quan giữa nồng độ GST trên 1 g trọng lượng tươi hay cũng chính là GST (μmol/g/phút) với nồng độ KLN tích lũy trong các mô nghiên cứu của cá mè trong suốt 4 mùa thu mẫu thu được kết quả như trong bảng 3.5. Cũng tương tự như đối với các mối tương quanprotein - KLN, hoạt tính GST thể hiện nhiều mối tương quan với hai KLN là Pb và Cu trong các mô mang và gan (p < 0,05); trong khi đó không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa nào (p > 0,05) với Zn và Cd (bảng 3.5).

Tất cả các mối tương quan giữa hoạt tính GST với hàm lường Cu và Pb tích tụ trong mang và gan đều là các mối tương quan thuận. Trong các mối tương quan đó, tìm thấy mối tương quan thuận khá chặt đáng ghi nhận giữa hoạt tính GST (μmol/g/phút) với nồng độ Pb (trọng lượng mg/kg ww) trong gan cá mè (p = 0,0001; r = 0,71; hình 3.19). Cả ba tương quan còn lại đều là các tương quan thuận khá chặt giữa hàm lượng GST với hàm lượng Cu trong mang (r = 0,45, p = 0,04; hình 3.21 ) và gan (r = 0,53, p = 0,017; hình 3.20 ); giữa hàm lượng GST với hàm lượng Pb trong mang (r= 0,51, p = 0,018; hình 3.22).

Bảng 3.5: Tổng hợp các mối tương quan giữa hàm lượng GST tính trên gam trọng lượng tươi với hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong các mô nghiên cứu ở cá mè trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy





Mô nghiên cứu

Cu

Zn

Cd

Pb

Nòng độ GST (μmol/g/phút) trong Cá mè

Mang

r= 0,45

p = 0,041



-

-

r= 0,51

p = 0,018



Gan

r= 0,53

p = 0,017



-

-

r= 0,71

p = 0,0001



Thận

-

-

-

-




Hình 3.19: Sự tương quan giữa hoạt tính GST (μmol/g/phút)

với nồng độ Pb (mg/kg ww) trong gan cá mè


Hình 3.20: Sự tương quan giữa hoạt tính GST (μmol/g/phút)

với hàm lượng Cu (mg/kgww) trong gan cá mè


Hình 3.21: Sự tương quan giữa hoạt tính GST (μmol/g/phút)

với hàm lượng Cu (mg/kgww) trong mang cá mè


Hình 3.22: Sự tương quan giữa hoạt tính GST (μmol/g/phút)

với hàm lượng Pb (mg/kgww) trong mang cá mè

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương