TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Hiếu nghiên cứu thành phần loàI, CẤu trúc quần xã san hô CỨng và HÌnh thái rạN san hô ven đẢo phú quý TỈnh bình thuậN



tải về 1.43 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.43 Mb.
#13619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Kết quả điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội huyện đảo, năm 2006 đến năm 2009 sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng lên. Năm 2009, toàn huyện có 103 cơ sở nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 19596 m2 trong đó nuôi lồng bè có 93 cơ sở/15.232 m2, nuôi hồ chắn có 10 cơ sở/4.364 m2 (hình 14).

3.7. Đề xuất việc bảo vệ quần xã san hô và nguồn lợi biển ven đảo Phú Quý

3.7.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng, bảo vệ và phát triển hợp lý hệ sinh thái rạn san hô

Cần tiến hành xem xét để thiết lập khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các rạn san hô, các loài quý hiếm và đa dạng sinh học biển. Tiến hành nghiên cứu làm tư liệu bổ sung cho việc thiết lập khu bảo tồn biển, trước mắt cần quy hoạch, phân vùng dành riêng từng hoạt động sử dụng nguồn lợi khác nhau: Khu nuôi hải sản, khu đánh bắt hải sản, khu dành cho du lịch biển…

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm việc khai thác thủy sản trái phép có liên quan đến rạn san hô. Thiết lập các pháp lệnh chế tài đủ sức dăn đe các hành vi, vi phạm đến hệ sinh thái rạn san hô và các vùng lân cận. Cấm tuyệt đối việc khai thác thủy sản bằng các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi như: Khai thác bằng điện, chất nổ và chất độc.

Các cơ quan quản lý thủy sản địa phương, cần nắm rõ và thống kê số lượng tàu thuyền, loại ngư cụ khai thác nhằm có kế hoạch quản lý hạn chế số lượng tàu thuyền. Áp dụng các biện pháp quản lý kỹ thuật về khai thác biển, quy hoạch vùng cấm khai thác, khai thác có mùa vụ, vùng hạn chế khai thác.

Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái. Cần có hình thức chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Nghiêm cấm hình thức xả rác trực tiếp xuống biển từ các tàu đánh cá, tàu du lịch và các lồng bè nuôi hải sản hoạt động trong phạm vi quản lý ven đảo. Quản lý chặt chẽ tình trạng chặt phá rừng trên đảo, gây hiện tượng sói mòn đất, làm tăng độ đục gây hại đến rạn san hô.

Cần quy hoạch các khu vực san hô có phao neo giúp tàu thuyền du lịch và ngư dân trong vùng neo đậu. Ngăn cấm du khách thu lượm các đối tượng hải sản trong rạn, thu lượm san hô cứng.

Tăng cường điều kiện kỹ thuật và nghiệp vụ cho các cán bộ bảo vệ của các đơn vị, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung thêm bộ luật hình sự, cần chỉ rõ tội danh phá hoại tài nguyên, phá hoại môi trường.



3.7.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng

Việc tổ chức và khuyến khích cộng đồng là một quá trình then chốt nhằm cải thiện năng lực cộng đồng địa phương đối với chương trình quản lý. Quản lý rạn san hô đạt hiệu quả nhất, khi có được ý thức tham gia của cộng đồng từ việc lập kế hoạch, thực hiện giám sát và sử dụng bền vững nguồn lợi biển và ven bờ. Cách tiếp cận quản lý là khuyến khích cư dân ven biển tham gia vào việc quản lý nguồn lợi mà họ đang sống dựa vào.

Ngoài ra, dựa trên đặc thù kinh tế - xã hội ngư dân địa phương trên đảo, để xác định mức độ phụ thuộc vào tài nguyên biển của cộng đồng cư dân ven biển để tìm ra các nguồn sinh kế, thay thế phù hợp phát triển kinh tế ổn định đời sống của ngư dân.

Phân tích tiềm năng chuyển đổi phát triển các ngành nghề khác như: Dịch vụ du lịch, nuôi trồng hải sản bền vững, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm giảm áp lực phụ thuộc sinh nhai vào các sản phẩm khai thác từ rạn san hô. Từ đó, có các lớp tập huấn, dạy nghề để trang bị cho người dân đủ kiến thức và kỹ năng trong chuyển đổi nghề nghiêp. Bên cạnh đó cần có các chương trình giải pháp hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm của các ngành nghề thay thế mới.

Tăng cường các chương trình giúp hiểu biết về rạn san hô cũng như vai trò quan trọng của nó đối với cộng đồng ven biển. Thiết lập các chương trình phổ biến kiến thức tới trường học, thế hệ trẻ như học sinh, để có những nhận thức tốt hơn về việc gìn giữ các hệ sinh thái san hô và hệ phụ cận ven biển nói chung.

Cuối cùng, việc thực thi các hoạt động quản lý cần gắn liền với quyền lợi cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lợi ven bờ, kèm theo đó là các chương trình giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng nhận thức về sinh thái học của rạn san hô, giá trị tiềm năng của san hô và hiểu rõ các hoạt động gây hại đã tác động lên sức khoẻ rạn như thế nào, những mất mát có thể một khi các rạn san hô bị phá huỷ.



3.7.3. Đề xuất phân vùng bảo tồn quần xã rạn san hô trong kế hoạch thiết lập khu bảo tồn biển Phú Quý.

Theo các tài liệu hướng dẫn xây dựng các Khu Bảo Tồn Biển của Kelleher & Kenchington 1991 [44] thì mục tiêu chính là nhằm quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học mà hệ sinh thái rạn san hô là một thực thể quan trọng trong đó.

Theo Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008, ba điều kiện cần thiết cho việc xây dựng KBTB - Khu bảo tồn loài, sinh cảnh.


  1. Là vùng biển có một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng; có các hệ sinh thái điển hình như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.

  2. Diện tích của khu bảo tồn loài, sinh cảnh nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt tối thiểu phải chiếm 1/5 diện tích của khu bảo tồn.

  3. Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.

Việc xây dựng các khu bảo tồn biển dựa trên các quy hoạch phân vùng quản lý mang tính đơn giản và thực tế, phù hợp với mức độ bảo vệ và quản lý khác nhau. Trên quan điểm bảo tồn quần xã rạn san hô, các quá trình sinh lý, sinh thái rạn cũng như các khía cạnh về sinh học và xã hội được xem là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đề xuất các vùng chức năng, nhằm quản lý bền vững tài nguyên rạn san hô trong mỗi khu vực. Việc hình thành các phân vùng chức năng của mỗi khu bảo tồn, phải dựa trên tình hình thực tế.

Từ kết quả nghiên cứu về đa dạng và hiện trạng phát triển của quần xã san hô, phân vùng diện tích phân bố, kết hợp với vùng phân bố của hệ sinh thái rong cỏ biển và một số thông tin đa dạng sinh học khác. Xét trên góc độ bảo vệ đa dạng sinh học thuộc vùng ven đảo Phú Quý. Chúng tôi, xin đề xuất phân vùng bảo tồn quần xã rạn san hô, rong cỏ biển, một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất và cũng là cơ sở quan trọng cho việc định hướng, xây dựng, thiết lập ranh giới cho việc quy hoạch khu bảo tồn biển Phú Quý như sau.





Hình 15. Phân bố rạn san hô theo hiện trạng độ phủ san hô ven đảo Phú Quý


Hình 16. Phân bố hệ sinh thái rong cỏ biển tại khu vực ven đảo Phú Quý

Hình 17. Bản đồ phân vùng chức năng khu bảo tồn biển Phú Quý

VÙNG LÕI

1. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt. (Vùng lõi)

Bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhằm tránh khỏi các tác động làm thay đổi điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái và khu hệ sinh vật, duy trì tính tự nhiên của khu vực cũng như bảo vệ các loài có giá trị về kinh tế và sinh thái. Bảo vệ một hoặc một số vùng, giữ nguyên hiện trạng tự nhiên của chúng nhằm tránh các tác động do hoạt động của con người, ngoại trừ nghiên cứu khoa học và giáo dục.



Kí hiệu điểm

Kinh độ

Vĩ độ

L1

108° 55' 44"

10° 33' 37"

L2

108° 57' 21"

10° 33' 56"

L3

108° 58' 31"

10° 33' 16"

L4

108° 58' 51"

10° 32' 07"

L5

108° 58' 27"

10° 31' 11"

L6

108° 58' 38"

10° 30' 46"

L7

108° 58' 22"

10° 30' 13"

L8

108° 57' 32"

10° 29' 59"


VÙNG ĐỆM

2. Vùng phục hồi sinh thái.( Vùng đệm)

Bảo tồn môi trường sống, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi các quần cư (habitat) rạn san hô và các đối tượng sinh vật có giá trị kinh tế, quý hiếm cũng như các loài chủ đạo đang bị khai thác quá mức, thông qua các biện pháp phục hồi tự nhiên hoặc nhân tạo.



D1

108° 55' 58"

10° 29' 23"

D2

108° 55' 24"

10° 29' 43"

D3

108° 54' 46"

10° 32' 53"

D4

108° 55' 56"

10° 34' 22"

D5

108° 58' 17"

10° 34' 19"

D6

108° 59' 25"

10° 33' 26"

D7

108° 59' 41"

10° 31' 18"

D8

108° 58' 44"

10° 28' 06"

D9

108° 57' 14"

10° 27' 59"


VÙNG PHÁT TRIỂN

3. Vùng khai thác hợp lý. ( Vùng phát triển)

Là vùng dành cho việc khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý và bền vững, đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động khác như du lịch, nuôi trồng bền vững, nhằm đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng dân cư trong hiện tại và tương lai.



PT1

108° 56' 02"

10° 29' 05"

PT2

108° 54' 40"

10° 29' 10"

PT3

108° 54' 00"

10° 32' 41"

PT4

108° 54' 27"

10° 34' 18"

PT5

108° 58' 44"

10° 34' 37"

PT6

109° 00' 09"

10° 33' 35"

PT7

109° 00' 07"

10° 29' 25"

PT8

108° 59' 09"

10° 27' 16"

PT9

108° 56' 56"

10° 27' 13"


KẾT LUẬN

Sau hai năm thực hiện đề tài, qua thực tế , từ những kết quả thu được chúng tôi rút ra một số kết luận như sau.



  1. Về đa dạng thành phần loài, chúng tôi đã xác định được 191 loài san hô cứng thuộc 55 giống và 14 họ. So sánh với tài liệu khảo sát của Latypov (1995), đề tài này đã ghi nhận thêm được 61 loài và 4 giống san hô cứng phân bố tại ven đảo Phú Quý. Về cấu trúc thành phần loài thể hiện rõ sự đa dạng giống của họ Favidae với 15 giống chiếm 27,27 % trong tổng số giống và sự đa dạng loài thuộc giống Acropora với 51 loài chiếm 26,70% tổng số loài.

  2. Qua kết quả đánh giá sự tương đồng loài cho thấy, các loài san hô cứng giữa các vùng rạn ven biển đảo Phú Quý có xu hướng phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện môi trường tự nhiên, nhưng chúng thể hiện xu hướng phụ thuộc rõ ràng hơn vào yếu tố đặc điểm tự nhiên hình thái rạn.

  3. Hình thái cấu trúc rạn san hô Phú Quý là kiểu rạn viền bờ (fringing reef) với 4 đới cấu trúc: Đới lagun ven bờ, đới mặt bằng rạn, đới sườn dốc, đới chân rạn. Hình thái rạn mang tính đặc trưng cho một vài khu vực, các vùng rạn thuộc khu vực phía Đông và Tây Phú Quý có đới mặt bằng rộng, phát triển giống loài ưu thế như Acropora và Montipora. Các rạn thuộc Hòn Tranh và Nam Phú Quý loài có tính đa dạng cao hơn và hình thái rạn san hô đặc trưng hơn.

  4. Độ phủ trung bình rạn san hô cứng trong hai chuyến khảo sát năm 2010 tại 9 vùng rạn ven đảo có độ phủ giao động từ 20,00% đến 34,38%, trung bình đạt 26,81%. Theo thang bậc đánh giá sức khoẻ rạn phát triển từ mức thấp đến mức trung bình thể hiện sự suy giảm chung của các rạn san hô trên toàn vùng biển Việt Nam.

  5. Tổng diện tích rạn san hô ven bờ Phú Quý xác định khoảng 1595ha, được ghi nhận là một trong những rạn san hô lớn nhất so với các vùng rạn san hô điển hình trên toàn vùng biển Việt Nam.

  6. Những tác động cơ bản ảnh hưởng đến rạn san hô Phú Quý được chia làm 2 kiểu tác động chính: Tác động của tự nhiên và tác động trực tiếp từ con người. Tác động chính từ tự nhiên phải kể đến bão và các yếu tố sóng gió đặc trưng theo mùa. Trong khi đó những nguyên nhân tác động gây suy thoái rạn san hô do con người gây ra có tác động mạnh mẽ bao gồm khai thác hải sản như khai thác huỷ diệt và ảnh hưởng mạnh mẽ từ các hoạt động neo đậu tàu thuyền.

  7. Với tính đa dạng sinh học thành phần phần giống loài cao, quy mô diện tích phân bố lớn, quần xã rạn san hô Phú Quý xứng đánh là một nhân tố quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học vùng biển ven đảo Phú Quý và vùng biển Đông Nam Bộ. Ngoài ra, đây còn là hệ sinh thái quan trọng trong định hướng thiết lập mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam.

  8. Đánh giá chung hiện trạng môi trường Phú Quý, từ kết quả tính toán RQtt cho thấy, giá trị chỉ số RQtt tính theo hai hệ thống GHCP đều ở khoảng 0,25 < RQtb < 0,75 - ở mức chất lượng an toàn về môi trường. Tuy nhiên, chỉ số RQtt tính theo ngưỡng ASEAN khá cao vẫn trong khoảng an toàn về môi trường nhưng gần chạm ngưỡng nguy cơ tai biến môi trường.

Từ các kết quả thu được trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

  1. Thực hiện các chương trình giám sát thường niên hiện trạng sinh thái rạn san hô và các biến động yếu tố môi trường tác động chính đến sinh thái san hô.

  2. Tiến hành các chương trình tái tạo nguồn lợi và trồng phục hồi rạn san hô tại các khu vực suy thoái mạnh.

  3. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đẩy nhanh việc thiết lập khu bảo tồn biển cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.




TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

  1. Lê Đức An (1995), Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội biển, Báo cáo tổng hợp đề tài KT-03-12. Viện Địa lí, Chương trình nghiên cứu biển KT-03.

  2. Nguyễn Văn Âu, 2002. Địa lý Tự nhiên biển Đông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

  3. Chevey P (1926, 1928, 1931, 1935), Nội dung nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1925- 1926, 1927-1928, 1931, 1935), Sinh học và nghề cá biển Việt Nam, Tổng cục thuỷ sản. Hà nội. 1976 (7), (28), (81), PP.114-115. Bản dịch tiếng Việt.

  4. Cục Môi trường (2002), Sổ tay hướng dẫn quan trắc và phân tích môi trường biển - Phần 1. Quan trắc và phân tích chất lượng nước biển. Ủy ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà nước.

  5. Latypov Iu, Ia (1982). Thành phần loài và phân bố san hô cứng trên các rạn san hô Phú Khánh, Sinh học biển (6), 5-12 (tiếng nga).

  6. Latypov Iu, Ia (1990), San hô cứng Việt Nam I. Thamnasteriidae Astrcoeniidae, Pocilloporidae, Nhà xuất bản Nauka. Maxcơva, 80p, (tiếng nga).

  7. Latypov Iu, Ia (1992), San hô cứng Việt Nam. II. Acroporidae, Nhà xuất bản Nauka. Maxcơva, 80p, (tiếng nga).

  8. Latypov Iu, Ia (1995), San hô cứng Việt Nam. III. Faviidae và Fungiidae, Nhà xuất bản Nauka. Maxcơva, 80p, (tiếng nga).

  9. Maliautin & Latypov (1991), Dẫn liệu mới về sự phân bố của san hô trên các rạn phía bắc vịnh Bắc Bộ.

  10. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 10-11.

  11. Đỗ Văn Khương và ctv (2008), Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, Việt Nam.

  12. Krempf A (1930), Những công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật năm 1929-1930, Báo cáo của Viện Hải Dương Học, Nha Trang (bản dịch tiếng nga). Sinh vật biển và nghề cá Việt Nam, Tổng Cục Thuỷ sản, Hà Nội.

  13. Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Hướng (2007), Đánh giá một số thông số môi trường cơ bản tại 10 khu bảo tồn biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

  14. Nguyễn Viết Thịnh và nnk (2002), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đảo Phú Quý. Thuộc Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi, điều kiện môi trường và khả năng phát triển nghề cá của những đảo lớn, vùng gần bờ (Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc), Dự án ven bờ giai đoạn 2, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.

  15. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Hồ Thanh Hải và Nguyễn Khắc Anh (2002), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Phú Quý, Nhiệm vụ: Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi, điều kiện môi trường và khả năng phát triển nghề cá của những đảo lớn, vùng gần bờ (Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc), Dự án ven bờ giai đoạn 2, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.

  16. Phạm Văn Thơm (1980), Các đá trầm tích thu thập trên phần phía nam thềm lục địa Việt Nam. Báo cáo tổng kết Đề tài Thuận Hải-Minh Hải, Viện Hải dương Học, Nha Trang.

  17. Võ Sĩ Tuấn (1991), Bước đầu nghiên cứu sự suy thoái của rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam. Báo cáo khoa hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ 3, Tập(1), tr. 436-451.

  18. Võ Sĩ Tuấn (1995), Nghiên cứu sử dụng hợp lý rạn san hô ven biển Nam Việt Nam, (Đề tài KT.03.11), Nha Trang, Viện Hải Dương Học REP.188.\

  19. Võ Sĩ Tuấn (1996), Nghiên cứu rạn san hô ven bờ Việt Nam làm cơ sở xác định các khu bảo tồn thiên nhiên biển, Nha Trang, Luận án PTS, Thuỷ sinh hoc, ION.

  20. Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết (2001), Nghiên cứu bổ sung, cập nhật và hệ thống hoá tư liệu về rạn san hô biển Việt Nam, Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang- Trung tâm KHKT tự nhiên và công nghệ Quốc gia-

  21. Võ Sĩ Tuấn (chủ biên), Nguyễn Huy Yết & Nguyễn Văn Long (2005), Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

  22. Nguyễn Huy Yết (1999), Luận chứng khoa học kỹ thuật thiết lập và quản lý khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu bảo tồn biển Việt Nam, Phân viện Hải dương học, Hải Phòng.

  23. Nguyễn Huy Yết, (1989), ”San hô cứng ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Hải Quân” Tập(6), tr. 35-36.

  24. Nguyễn Huy Yết (1990), San hô cứng ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ, hiện trạng và vấn đề bảo vệ tài nguyên rạ san hô, Báo cáo của hội nghị KHKT ngành thuỷ sản 1986-1990. Hà Nội.

  25. Nguyễn Huy Yết, Võ Sỹ Tuấn (1990), Nghiên cứu hình thái rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam, đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi, Báo cáo tổng kết đề tài 48B-04-02, Chương trình biển giai đoạn 1986-1990.

  26. Nguyễn Huy Yết và nnk (1991), Điều tra thống kê nguồn gen trên các rạn san hô vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng, đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi, Báo cáo khoa học lưu trữ tại phân viện HDH tại Hải Phòng.

  27. Nguyễn Huy Yết (1991a), Cấu trúc và độ phủ san hô sống trên các rạn san hô ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ, Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc về biển lần thứ 3 tập(1) Hà Nội, tr. 352-358.

  28. Nguyễn Huy Yết (1991b), Một số dẫn liệu về san hô tạo rạn cụm đảo Song Tử thuộc quần đảo Trường Sa, Tài nguyên và Môi trường biển tập(1), Nhà XB KHKT, tr 135-146.

  29. Nguyễn Huy Yết (1993), Kết quả nghiên cứu san hô đá và các rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia, VKHVN/UB IOC VN, tr. 60-66.

  30. Nguyễn Huy Yết (1994a), Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam, Chuyên khảo biển Việt Nam tập(4), Trung tâm KHTN và CNQG Hà Nội, tr. 387-420.

  31. Nguyễn Huy Yết (1994b), Thành phần loài và phân bố cua biển trên các rạn san hô vùng quần đảo Cát Bà, Tài nguyên và Môi trường biển tập(2), Nhà XB KHKT, tr. 141-144.

  32. Nguyễn Huy Yết, Lăng Văn Kẻn (1995), Thành phần loài và sự phân bố của san hô vịnh Hạ Long, Báo của Hội nghị khoa học Sinh vật biển lần thứ nhất, Nha Trang 10/1995.

  33. Nguyễn Huy Yết và nnk (1995), Nghiên cứu sử dụng hợp lý hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam. Báo cáo KT-03-11, chương trình biển giai đoạn 1991-1995.

  34. Nguyễn Huy Yết (1996), Bộ san hô cừng Scleractinia và rạn san hô vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ, Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học.

Tài liệu tiếng anh.

  1. APHA - AWWA – WPCF. (1995), Standard Methods for the Examination of Water and Westewater, 19th ed. Washington, DC 20005.

  2. Borel Best et al. (1989), Recent Scleractinian Coral species collected during the Snellius II Expendition in Eastern Indonesia, Nertherland Journal of Sea Reasearch, 23(1), pp.107-115.

  3. Burke, L., Selig, L., Spalding, M. (2002), Reefs at risk in Southeast Asia. In: Pomeroy, R.S (2005), How is your MPA doing? A methodology for evaluating the management effectiveness of marine protected area, Ocean&Coastal Management, 48, pp.485-502

  4. Dr_DBW. (2008). "Coral reef zonation”.

http://ozreef.org/library/articles/zonation.html. Retrieved 21, January, 2008.

  1. English S., Wilkinson C.and Baker V. (1994), Survey manual for tropical marine resources, Australian Institute of Marine Science Townsville, Australia.

  2. English S., Wilkinson and Baker V. (1997), Suvey manual for tropical Marine Resource, Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia.

  3. Latypov Iu, Ia (1986), Coral communities of the Namdi islands (Gulf of Siam, South China Sea. Mar.Ecol.Prog.Ser.,29, pp.261-270.

  4. Gomez, E. D., Alcala, A.C. (1984), Survey of Philippine coral reefs using transect and quadrat techniques, UNESCO 21, pp. 57-69.

  5. Kenchington, R. A. (1984), Large area survey of coral reefs. In comparing coral reef survey method, 21, pp. 92-103.

  6. Kelleher & Kenchington (1991), Guidelines for Establishing marine protected areas, IUCN, 79 p.

  7. Tixier – Durivault. (1970), Les Octocoralliaires de Nhatrang, Cah, Pacif, 14, pp. 115-236.

  8. Smith B. (1890), Madreporarian corals by H.M.S. “Ramble” in Macclesfield and Tigiard Banks. Ann. Mag. N. Hit, Vol.VI, pp. 353-374.

  9. Veron J. E. N. (1995), A biogeographic Database of Hermatypic Corals, Australian Institute marine Science, Monograph series vol X, 433pp.

  10. Veron J.E.N., and others. (1976-1984), Scleractinia of Eastern Austral. Inst. Mar. Sci. Monogr.: No.1, 1976: 1686 pp; No.2, 1977: 233 pp; No.3, 1979: 459 pp; No. 4, 1982: 159 pp; No. 5, 1984: 485 pp.

  11. Veron J.E.N. (1986), Coral Australia and Indo-Pacific, Augis and Roberton Publ. Sydney, London, 664 pp

  12. Veron J. E. N. (1993), A biogeographic Database of Hermatymic Corals, Australian Institute of Marine Science. Monograph series vol.10.433pp.

  13. Veron J.E.N. (2000), Corals of the World, Vol 1,2,3., Australian Insitute of Marine Science, PMB 3, Townsville MC, Qld 4810, Australia.

  14. Vo Si Tuan (1998) Hermatypic Scleractinia of South Vietnam, Proc. Of Third Int. Conf. on Marine Biology of Hong Kong and South China Sea. Hong Kong, 28 Oct-3 Nov. 1996. Hong Kong University Press, 1998:11-20.

  15. Wells S.M. and Hanna.N. (1992), The greenpeace book of coral reefs, Sterling Publishing Co., Inc. New York. 160pp.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương