TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Hiếu nghiên cứu thành phần loàI, CẤu trúc quần xã san hô CỨng và HÌnh thái rạN san hô ven đẢo phú quý TỈnh bình thuậN



tải về 1.43 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.43 Mb.
#13619
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------------------

Nguyễn Văn Hiếu

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, CẤU TRÚC

QUẦN XÃ SAN HÔ CỨNG VÀ HÌNH THÁI RẠN SAN HÔ

VEN ĐẢO PHÚ QUÝ TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Hà Nội, 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------------------

Nguyễn Văn Hiếu

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, CẤU TRÚC

QUẦN XÃ SAN HÔ CỨNG VÀ HÌNH THÁI RẠN SAN HÔ

VEN ĐẢO PHÚ QUÝ TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Thuỷ sinh vật học

Mã số: 60.42.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN HUY YẾT

Hà Nội, 2010


Lời cảm ơn


Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Huy Yết, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Xuân Quýnh và các thầy, cô giáo các cán bộ trong bộ môn Động vật không xương sống Khoa sinh học - Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện luận văn này.

Trong thời gian làm luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban chủ nhiệm dự án “ Xây dựng Quy hoạch chi tiết khu bản tồn biển Phú Quý, tỉnh Bình Thuận”, toàn thể các đồng nghiệp phòng Nghiên cứu Bảo tồn Biển và Trung tâm Quan trắc Quốc gia Cảnh báo Môi trường biển - Viện nghiên cứu Hải Sản. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. Số lượng loài san tạo rạn ở các vùng ven biển Việt Nam…..............……...Error: Reference source not found

Bảng 2. Độ phủ san hô tại một số vùng chủ yếu ven biển Việt Nam Error: Reference source not found

Bảng 3. Biến đổi độ phủ san hô cứng, san hô mềm và san hô chết ở một số địa điểm xung quanh quần đảo Côn Đảo quan sát trước và sau cơn bão Linda năm 1997 Error: Reference source not found

Bảng 4. Hàm lượng Cyanua trong môi trường nước xung quanh đảo Bạch Long Vĩ tháng 5/1998 Error: Reference source not found

Bảng 5. Toạ độ mặt cắt tại các vùng rạn nghiên cứu san hô ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 6. Giới hạn cho phép của một số thông số môi trường nước sử dụng đánh giá tổng thể môi trường Error: Reference source not found

Bảng 7. Giá trị của một số thông số môi trường nước cơ bản ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 8. Hàm lượng COD, dầu và xyanua trong nước biển ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 9. Cấu trúc thành phần loài quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 10. Đa dạng thành phần loài san hô cứng vùng biển Đông Nam Bộ Error: Reference source not found

Bảng 11. Danh sách thành phần loài san hô cứng và phân bố ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 12. Chỉ số Sorensen về sự tương đồng của loài giữa các vùng rạn khảo sát san hô ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 13. Giới hạn phân bố theo độ sâu của quần san hô ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng 14. Phân bố diện tích tại các vùng rạn san hô chủ yếu ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Bảng15. Độ phủ trung bình san hô sống, hợp phần đáy tại 9 vùng rạn ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Bản đồ đảo Phú Quý ……………….……………………………………..Error: Reference source not found

Hình 2. Vị trí mặt cắt khảo sát tại các vùng rạn ven bờ đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 3.Khảo sát tổng quan bằng phương pháp Manta tow Error: Reference source not found

Hình 4. Nhiệt độ (0C), độ muối (‰) trung bình tháng nhiều năm khu vực biển ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 5. Chỉ số RQtt tính theo GHCP của Việt Nam và tính theo ngưỡng ASEAN trong 2 đợt quan trắc chất lượng nước biển đảo Phú Quý (2010) Error: Reference source not found

Hình 6. Phân bố số lượng thành phần giống, loài san hô cứng tại các Error: Reference source not found

khu vực nghiên cứu Error: Reference source not found

Hình 7. Phân bố số lượng loài san hô cứng trên các vùng rạn nghiên cứu Error: Reference source not found

Hình 8. Sơ đồ cấu trúc mặt cắt ngang rạn san hô viền bờ điển hình gồm Error: Reference source not found

5 đới cấu trúc Error: Reference source not found

Hình 9. Đới bằng rộng với sự phát triển loài ưu thế thuộc vùng rạn Đông Bắc Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 10. Đới sườn dốc với tính đa dạng loài cao thuộc vùng rạn Nam Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 11. Phân bố rạn san hô theo hiện trạng độ phủ san hô ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 12. Biến động độ phủ san hô sống, san hô chết ven đảo Error: Reference source not found

Phú Quý theo thời gian Error: Reference source not found

Hình 13. Hoạt động neo đậu tầu thuyền và sả thải chất ô nhiễm ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 14. Hoạt động nuôi cá lồng bè tại các khu vực ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 15. Phân bố rạn san hô theo hiện trạng độ phủ san hô ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 16. Phân bố hệ sinh thái rong cỏ biển tại khu vực ven đảo Phú Quý Error: Reference source not found

Hình 17. Bản đồ phân vùng chức năng khu bảo tồn biển Phú Quý Error: Reference source not found

MỞ ĐẦU

San hô cứng thuộc ngành động vật Ruột khoang (Coelenterata) chỉ sống ở biển, có thành phần loài rất phong phú. Cho tới nay trên thế giới có khoảng 2000 loài thuộc 172 giống, 22 họ san hô hiện đại đã được công bố [49]. Đa số các loài san hô cứng đều sống thành tập đoàn ở vùng biển nông nhiệt đới, chỉ một số ít loài sống đơn độc. Chúng có thể phân bố rộng, sống cả ở vùng nước lạnh, độ sâu lớn, không có ánh sáng. Xét về vai trò tạo rạn, san hô cứng được chia thành hai nhóm: nhóm san hô tạo rạn (Hermatypic) và nhóm san hô không tạo rạn (Ahermatypic). Hai nhóm này có sự tương đồng về cấu trúc động vật, chỉ khác nhau cơ bản ở chỗ san hô tạo rạn có tảo cộng sinh (Zooxanthellae) nằm trong mô thịt động vật, trong khi đó nhóm san hô không tạo rạn không có. Vì vậy hai nhóm có sự khác nhau về sinh thái và động thái dinh dưỡng. Nhóm thứ nhất vừa có khả năng dinh dưỡng bằng quang hợp, vừa ăn cả động vật, nhóm thứ hai chỉ ăn thịt, phân bố không phụ thuộc vào ánh sáng.

Về sinh thái, quần xã san hô là nhóm động vật sống bám đáy không di chuyển, tạo thành các tập đoàn (colony) rất đông đảo, còn để lại nhiều di tích hoá thạch được bảo tồn tại chỗ trong các lớp trầm tích trên khắp thế giới. Vì thế chúng không chỉ có giá trị trong nghiên cứu địa tầng mà còn là đối tượng tốt cho nghiên cứu biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.

Ngoài ra hệ sinh thái rạn san hô có đặc tính đa dạng sinh học cao mà trước hết là sự thể hiện giàu có về thành phần loài sinh vật trên rạn. Trên cùng một diện tích phân bố ở từng vùng, không một hệ sinh thái biển nào có thành phần loài nhiều hơn rạn san hô [53]. Rạn san hô là môi trường mà nhiều loài phụ thuộc vào đó. Nền đáy cứng trên rạn là nơi mà nhiều loài sinh vật đáy sinh sống và sinh trưởng. Một số lượng lớn các hang hốc trên rạn cung cấp nơi trú ẩn cho cá, đặc biệt là cá con và các động vật không xương sống. Nhiều loài còn coi rạn san hô là nơi duy trì tồn tại của chu trình sống và sử dụng rạn như là nơi kiếm ăn, đẻ trứng hoặc ương con và trú ẩn. Vì vậy từ những năm 1991 trở về đây những chương trình nghiên cứu biển trên các rạn san hô ở Việt Nam tập trung vào những vấn đề liên quan đến tiềm năng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác sử dụng và cơ sở khoa học cho việc thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển.

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện trạng các rạn san hô tại Việt Nam và có chung nhận định về sự suy giảm độ phủ san hô cũng như đa dạng nguồn lợi sinh vật trong rạn và đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn lợi.

Để góp phần nhỏ vào công tác bảo tồn biển. Chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc quần xã san hô cứng và hình thái rạn san hô ven đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận” với các nội dung chính:

- Xác định thành phần loài, cấu trúc quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

- Xác định đặc điểm hình thái, diện tích và phân bố rạn san hô cứng ven đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

Với những kết quả nghiên cứu này nhằm bổ sung tư liệu về đa dạng sinh học quần xã rạn san hô nói riêng và đa dạng sinh học biển nói chung của vùng ven biển đảo Phú Quý. Từ đó kết hợp với các luận cứ khoa học cơ bản về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, môi trường và xu hướng diễn thế của chúng trong mối tương quan mật thiết với điều kiện thực tiễn kinh tế-xã hội làm cơ sở cho việc thiết lập xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển mà trong đó hệ sinh thái rạn san hô đóng vai trò đối tượng trung tâm.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu rạn san hô trên thế giới.

Cuối thế kỷ XVIII, rạn san hô trở thành mối quan tâm lớn trên thế giới bởi vì đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ đắm tàu. Thật đáng ngạc nhiên khi rạn san hô được quan tâm muộn như vậy vì một nửa đường bờ của Đại Tây Dương nằm ở vùng nhiệt đới và 1/3 bờ biển nhiệt đới có san hô phân bố. Trong cuốn sách “Rạn san hô” xuất bản năm 1842, Charles Darwin đã chỉ ra những vùng phân bố chính của rạn san hô trên thế giới. Bản đồ này được coi là khá tin cậy trong phạm vi lớn. Sau đó James Dana cũng có một công trình lớn vào năm 1872, tuy nhiên tác phẩm đó lại bị Darwin phê phán do quan điểm về sự hình thành các đảo san hô vòng. Darwin đã đúng và được nhiều nhà khoa học cùng thời ủng hộ. Tuy nhiên, mối quan tâm của giới khoa học về cuộc tranh luận này đã dừng lại với bản đồ phân bố và lý thuyết hình thái rạn của Darwin. Những quan tâm đối với san hô, một cách tách biệt khỏi nghiên cứu về rạn, được thực hiện từ cuối thể kỷ thứ XVIII. Mẫu vật san hô đã được thu thập trong nhiều chuyến khảo sát lớn và được định loại trưng bày ở các bảo tàng Châu Âu và Mỹ. Trước khi có những tiến bộ về lặn có khí tài, những vùng nghiên cứu chủ yếu giới hạn ở Biển Đỏ, Nhật Bản, Palau, Philippines, Great Barrier Reef, Hawaii, đảo Marshall và vịnh Carribe. Tính ra đã có tới 400 công trình về phân loại san hô tạo rạn được xuất bản với 2000 tên gọi đã được đặt và mô tả trước thời đại lặn có khí tài. Rất tiếc là nhiều mô tả thời đó rất sơ sài và tên gọi thì khá lộn xộn. Về sau này, với các trang thiết bị hiện đại và qua nhiều chuyến khảo sát lớn, hiểu biết về rạn san hô và san hô tạo rạn đã được cải thiện [21].

Cho đến nay, khoảng 700 loài san hô tạo rạn đã được ghi nhận trên thế giới với tính đa dạng loài khác nhau giữa các vùng biển thế giới. Trong đó vùng đa dạng nhất là nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Lý thuyết của Darwin cho rằng kiếu cấu trúc đảo san hô vòng “là hình ảnh của một hòn đảo bị chìm ngập” đã được chứng minh bằng các dẫn liệu về khoan sâu. Những nghiên cứu về rạn san hô trong thế kỷ hai mươi đã tập trung đánh giá những tác động và hậu quả sinh thái do hoạt động của con người gây nên đối với rạn và tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo tồn rạn san hô cho

thế hệ tương lai.

Hiện nay, cứ 4 năm một lần một hội thảo quốc tế về rạn san hô được tổ chức. Đây là cơ hội để hàng ngàn nhà nghiên cứu và quản lý trao đổi thông tin và cùng nhau hành động vì sự tồn tại bền vững của rạn san hô và nâng cao lợi ích mà con người được hưởng lợi từ rạn san hô[21].

Kết quả của chuyến khảo sát Ramble có thể được coi là công trình nghiên cứu rạn san hô đầu tiên ở vùng Biển Đông trong đó đã nghi nhận 14 giống san hô cứng ở quần đảo Macclesfield và đảo san hô vòng Tigia ( thuộc quần đảo Trường Sa). Ngoài ra có những thông tin không chính thức cho rằng Darwin cũng đã ghé qua các rạn san hô trong Biển Đông trên con đường nghiên cứu học thuyết về sự hình thành các đảo san hô vòng (atoll) [46]

Những nghiên cứu về phân bố rạn san hô thế giới ghi nhận có hàng ngàn rạn san hô, giới hạn phân bố của chúng chỉ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trải từ khoảng 30 độ vĩ tuyến Bắc đến 30 độ vĩ tuyến Nam nơi mà nhiệt độ nước biển hiếm khi xuống dưới 180C. Diện tích bao phủ rạn san hô lên đến 6 x 105 km2 [48]. Sự khác biệt về hình thái, thành phần sinh học, tính đa dạng và cấu trúc phản ánh đặc trưng địa-sinh học, tuổi, phân vùng địa động vật và điều kiện môi trường. Tuy nhiên, chúng không luôn luôn tồn tại như hiện nay mà đã trải qua một lịch sử thay đổi, biến động liên quan chặt chẽ đến những sự kiện lớn về địa chất và khí hậu toàn cầu.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu rạn san hô ở Việt Nam

Lịch sử nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô Việt Nam ghi nhận những kết quả nghiên cứu của Ramble như những công trình nghiên cứu đầu tiên ở vùng Biển Đông. Trong đó Smith (1890) [46] đã ghi nhận 14 giống san hô cứng ở quần đảo Macclesfield và đảo san hô vòng Tigia (Trường Sa).

Trước những năm 1954 các chương trình nghiên cứu về san hô ở Biển Đông nước ta phần lớn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu người Pháp thuộc Viện Hải Dương học Nha Trang. Các công trình nghiên cứu sau đó được xuất bản bằng tiếng Pháp, trong đó đáng kể nhất là tập hợp kết quả công trình nghiên cứu của Chevey P [3] và Krempf.A ([12]. Những khảo sát tiếp theo của Serene , R. [56] ; Dawydoff. C.N., (1952) [54] ở nhiều vùng biển ven bờ cũng cho phép nêu lên những nhận định về thành phần san hô cứng, cấu trúc và phân bố của một số rạn san hô ở vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, Côn Đảo và ven biển miền Trung.

Từ năm 1955 đến năm 1975, nghiên cứu về rạn san hô được tiến hành không nhiều. Đáng chú ý nhất là hai công trình nghiên cứu ở vịnh Nha Trang của Trần Ngọc Lợi (1955) [56] mô tả các quần xã sinh vật rạn san hô ở vùng nước nông và tài liệu phân loại san hô mềm của Tixier - Durivault (1970)[45].

Từ năm 1975 đến năm 1990 là thời kỳ có nhiều chương trình nghiên cứu lớn, tiêu biểu là các chương trình hợp tác với Liên Xô. Những nghiên cứu cơ bản về rạn san hô được quan tâm trong các công trình khoa học biển của Nhà nước và nhất là trong các chuyến khảo sát liên hợp Việt Xô. Các công trình xuất bản trong thời kỳ này đã cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân bố, quần xã sinh vật rạn, thành phần loài san hô tạo rạn và hiện trạng của nhiều rạn san hô ở vùng biển ven bờ miền Trung và quần đảo Trường Sa. Những kết quả đáng chú ý của giai đoạn này được xuất bản vào những năm sau đó, bao gồm các công trình của Latypov [5,6,7,8]; Nguyễn Huy Yết [26, 27, 28, 29,30, 31, 34]; Võ Sĩ Tuấn [17, 18, 19], [20].

Các nghiên cứu về san hô thực hiện sau năm 1990 chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến tiềm năng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác sử dụng và cơ sở khoa học cho việc thành lập các khu bảo tồn biển. Trong đó, những báo cáo điều tra của các đội khảo sát Quỹ bảo vệ động vật hoang dã Quốc tế (WWF) và Viện Hải Dương học là cơ sở ban đầu để đề xuất hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam. Song song với vấn đề bảo tồn thiên nhiên, việc tổng kết và nghiên cứu cũng cho phép giải quyết một số vấn đề cơ bản như địa động vật, phân vùng đa dạng sinh học dựa trên đặc tính khu hệ san hô tạo rạn [9]. Từ năm 2000 đến nay, Viện Hải dương học Nha Trang phối hợp với một số tổ chức Quốc tế khác tiến hành các chương trình nghiên cứu cơ bản về hệ sinh thái rạn san hô, nhưng tiêu biểu là 2 nghiên cứu tổng thể đa dạng sinh học làm cơ sở khoa học cho việc phân vùng và thiết lập khu bảo tồn biển ở vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Từ kết quả khảo sát đó, 2 khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam đã được thiết lập vào các năm 2001 và 2003. Đối với rạn san hô miền Bắc, từ năm 2003-2004 Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Viện Tài nguyên Môi trường Biển Hải Phòng đã thực hiện chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học tại 2 đảo Cát Bà và Cô Tô làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng khu bảo tồn biển. Gần đây 2 chương trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản do Đỗ Văn Khương làm chủ nhiệm :



  • Năm 2006-2008 Đề tài“Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”.

  • Năm 2007-2009 Đề tài KC09 Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội các khu bảo tồn biển trọng điểm phục vụ cho xây dựng và quản lý”.

Nội dung nghiên cứu bao gồm các kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học biển, kết hợp với các nghiên cứu đánh giá kinh tế xã hội tại mỗi khu vực là những tư liệu có giá trị cao trong định hướng thiết lập mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam trong thời gian tới.

1.2.1 Thành phần san hô cứng và san hô tạo rạn

Những nghiên cứu từ năm 1982 - 2004 đã xác định khoảng 400 loài thuộc 79 giống san hô cứng ở ven bờ biển Việt Nam. Kết quả thống kê thể hiện sự tương đối giàu có về thành phần loài của vùng biển phía Nam với số lượng hơn hẳn vùng biển phía Bắc và gần tương đương với các vùng giàu có san hô của thế giới như Philippines (441 loài), Nam Papua New Guinea (282 loài), Biển Coral Sea (239 loài), Bắc Great Barrier Reef (324 loài), giữa Great Barrier Reef (343 loài) [50] và Đông Indonesia (350 loài) [36]. Tổng số loài ghi nhận ở ven biển Việt Nam cho ta nhận định rằng: Vùng biển Việt Nam là một trong những vùng có thành phần loài san hô khá đa dạng của thế giới.

Trong 79 giống san hô cứng đã xác định ở Việt Nam, có 72 giống thuộc nhóm san hô tạo rạn. Tuy nhiên, sự đa dạng loài san hô tạo rạn khá khác nhau giữa các vùng phân bố (bảng 1).
Bảng 1. Số lượng loài san tạo rạn ở các vùng ven biển Việt Nam

Vùng biển

Số lượng giống san hô cứng

Số lượng loài san hô cứng

Số lượng giống san hô tạo rạn

Số lượng loài san hô tạo rạn

Tây vịnh Bắc Bộ

56

200

56

186

Trung Trung Bộ

64

246

61

238

Nam Trung Bộ

77

400

71

350

Đông Nam Bộ

63

350

61

>300

Tây Nam Bộ

64

270

61




Trường Sa, Hoàng Sa

65

256

65

256

(Nguồn: theo Võ Sỹ Tuấn, 2005)[21]

Về cấu trúc thành phần loài, trong thành phần loài đã xác định ở biển Việt Nam, giống có số loài nhiều nhất là Acropora chiếm 16,8% tổng số loài đã ghi nhận, sau đó là các giống Monipora (8,6%), Porites (4,5%), Fungia (3,7%), Goniopora (3,5%), Pavona (2,4%). So sánh các vùng phía nam Việt Nam với vịnh Bắc Bộ và một số vùng biển khác ở tây Thái Bình Dương cho thấy tỷ lệ của số loài thuộc các giống này trên tổng số loài ít thay đổi hoặc thay đổi không có quy luật ngoại trừ đối với giống Favia – nhóm san hô dạng khối điển hình. Điều cần chú ý là giống này có tỷ lệ số lượng loài khá cao ở vùng biển xung quanh đảo Amacusa và Tanegashima – các vùng biển của Nhật Bản ít chịu ảnh hưởng của các dòng nước ấm Kuroshio từ phía nam [50] và vịnh Bắc Bộ - Bắc Việt Nam. Trong khi đó, sự khác nhau của thông số này giữa vùng biển phía Nam Việt Nam và các vùng còn lại kể cả ở Okinawa ( Nhật Bản) không đáng kể.

Thống kê trên đây cho thấy, vịnh Bắc Bộ có thành phần loài nghèo hơn rõ rệt so với các vùng biển ở phía Nam Việt Nam. Hơn nữa, sự phổ biến của rạn san hô ở một số vùng trong Vịnh – nơi có nhiệt độ khá thấp vào mùa đông, còn bất ngờ ngay cả đối với giới nghiên cứu. Vì vậy, liệu tính chất thành phần loài có sự khác biệt giữa vịnh Bắc Bộ và các vùng biển phía Nam hay không.

Một số phân tích trên đây cho thấy, nếu không kể về số lượng, tính chất thành phần loài san hô cứng của vùng biển ven bờ phía Nam Việt Nam không khác biệt nhiều so với vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó luận điểm phân vùng địa động vật của Gurjanova, (1976) cho rằng khu hệ động vật vịnh Bắc Bộ thuộc phân vùng Trung Hoa- Nhật Bản, còn vùng biển phía Nam từ 13 độ vĩ tuyến Bắc trở vào thuộc phân vùng Ấn Độ-Mã Lai.( trích Võ Sĩ Tuấn ctv, 2005). Dường như tính chất thành phần loài san hô cứng không phù hợp với luận điểm này. Đây cũng là cơ sở để một số tác giả Maliautin & Latypov, 1991[9] phủ nhận phân chia vùng địa động vật ở Biển Đông. Vấn đề cần xem xét thêm là hầu hết san hô cứng tạo rạn mang tính chất nhiệt đới rõ rệt và đều phát tán từ trung tâm ở vùng nhiệt đới thông qua vai trò của dòng chảy trên biển. Yếu tố này thay đổi theo mùa rất phức tạp đối với các vùng biển ven bờ và chi phối tính chất khu hệ san hô. Ngay cả ở vùng biển vĩ độ cao phía Bắc như Okinawa cũng có khu hệ san hô cứng khá điển hình nhờ ảnh hưởng của dòng chảy Kuroshio. San hô tạo rạn không có con đường phát tán ngược lại từ phía Bắc như nhiều nhóm sinh vật có nguồn gốc hình thành đa dạng khác. Vì vậy, cần phải thận trọng khi dựa vào tính chất thành phần loài san hô để xem xét phân vùng địa động vật.



1.2.2 Phân bố và đặc điểm sinh thái rạn san hô

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung khá thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn, trừ các vùng chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao. Rạn san hô phân bố hầu hết tại các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy chắc, rất giàu có ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên tính chất phân bố và hình thái các rạn san hô tương đối khác nhau giữa các vùng địa lý.[21]

Vùng ven bờ thuộc bờ Tây vịnh Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi nhất trên phương diện sinh thái san hô tạo rạn. Các yếu tố bất lợi là nhiệt độ thấp vào mùa đông và ảnh hưởng lớn của các dòng vật chất từ đất liền. Vùng có rạn san hô phân bố thường chỉ ở phần ngoài của các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Quần đảo Cô Tô, Long Châu… Hầu hết vùng này đều có đáy biển nông , nhiều bùn. Vì vậy, rạn san hô ở bờ Tây vịnh Bắc Bộ thường rất hẹp và chỉ phân bố đến độ sâu khoảng 5-7m, chỉ những nơi xa rạn mới có thể xuống đến 10m. Tuy nhiên, với vị trí địa lý đảo Bạch Long Vĩ là nơi thuận lợi nhất cho sự phát triển của rạn san hô vịnh Bắc Bộ.

Vùng ven bờ miền Trung và các đảo Đông Nam Bộ rạn san hô phát triển thuận lợi hơn so với vùng biển phía Bắc. Đây là những vùng biển có nhiệt độ nước thường xuyên cao trên 200C và chịu ảnh hưởng lớn của biển khơi. Địa hình ven biển cũng tạo thành nhiều các vũng vịnh và đảo tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh. Nhờ vậy, san hô phân bố phổ biến ở dải ven bờ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, xung quanh hầu hết các đảo từ Cù Lao Chàm đến Côn Đảo. Hình thái rạn cũng rất đa dạng có thể rộng từ 50m đến 800m.

Ở vùng biển Tây Nam Bộ, vùng ven bờ không thuận lợi cho san hô phát triển do đáy biển có nhiều bùn, nước có độ trong thấp rạn phân bố xung quanh các đảo xa bờ như Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu. So với các vùng biển khác, chế độ thuỷ văn, động lực ít có những biến động lớn. Do vậy, rạn san hô tương đối đồng nhất về hình thái. Sự khác biệt chủ yếu do yếu tố nền đáy tạo nên. Các rạn thường có chiều rộng từ 50-100m và phân bố đến độ sâu 10-13m nước.

Các Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa gồm hàng trăm đảo, bãi ngầm hình thành do quá trình phát triển sinh - địa học của rạn san hô. Rạn san hô hiện tại có thể phân bố đến độ sâu 40-50m và có diện tích rất rộng. Các đảo san hô vòng (atoll) điển hình có thể kéo dài tới 50km và bao gồm các vành khuyên đảo nổi và bãi ngầm. Lagun bên trong đảo san hô vòng chỉ có độ sâu dưới 50m, trong khi thềm ngoài dốc đột ngột xuống hàng trăm mét. Một dạng hình thái khác là các đảo hoặc bãi ngầm đơn độc chỉ rộng cỡ 2-3km với lagun nông ở bên trong chỉ sâu khoảng 5-7m [21].



1.2.3. Đặc điểm cấu trúc và hình thái rạn san hô.

Ở vùng biển Việt Nam, chỉ mới ghi nhận hai kiểu cấu trúc là rạn riềm (fringing reef) và rạn dạng nền (plat-form reef). Ở vùng biển khơi xa, rạn san hô thuộc về một kiểu cấu trúc hoàn toàn khác – đó là các đảo san hô vòng. Rạn dạng nền cũng tồn tại với cấu trúc là các đảo hoặc bãi ngầm không liên kết thành dải hình vành khuyên rộng lớn. Đây có thể coi là các “đảo san hô vòng giả” (pseudo-atoll).

Theo quan sát tổng quan đặc điểm hình thái rạn san hô ven bờ Việt Nam, rạn riềm ven bờ chủ yếu tập trung từ Quảng Trị đến vịnh Cà Ná. Các rạn riềm ven bờ đều không xuất hiện dọc đường bờ vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Tây Nam Bộ, nơi mà các đường bờ biển và ảnh hưởng của sông đều không thuận lợi cho chúng. Rạn riềm ven đảo phổ biến nhất ở vùng biển Việt Nam gồm: Các cụm đảo trên thềm lục địa như Hạ Long, Cát Bà, Cô Tô, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, các đảo nhỏ ở Khánh Hoà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du. Các điều kiện chủ yếu thuận lợi cho rạn tồn tại bao gồm nền đáy cứng xung quanh đảo, ảnh hưởng của sông ngòi từ đất liền đến đảo không lớn.

Về mặt hình thái các rạn san hô riềm nói chung thuộc vào hai dạng khác nhau: rạn riềm điển hình và rạn riềm không điển hình. Rạn riềm điển hình là giai đoạn hoàn chỉnh của quá trình hình thành rạn san hô và các thành phần cấu trúc của rạn được hình thành đầy đủ.

Rạn dạng nền theo Veron J.E.N. (1986), được gọi là rạn dạng đốm - thuật ngữ của Stoddard là rạn phát triển trên các bãi cạn, đồi ngầm. Cùng với quá trình phát triển của địa chất, chúng có thể hình thành nên các đảo san hô. Kiểu rạn này ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Trong khi đó, sơ đồ địa hình thềm lục địa Việt Nam cho thấy vùng biển nước ta phân bố nhiều bãi cạn, đồi ngầm. Những tư liệu tập hợp được chỉ cho phép nêu lên nhận xét về hình thái rạn ở một số bãi cạn [49].

Ví dụ: bãi cạn lớn (vịnh Nha Trang) được cấu thành bởi đá macma tuổi trước Đệ Tam [16]. Diện tích của nó khoảng 10 km2, nhô lên từ độ sâu khoảng 20m. San hô tạo rạn phát triển chủ yếu ở sườn dốc phía Đông Bắc và đạt độ phủ khá cao. Thành phần san hô chủ yếu gồm các loài Seriatopira histrix, Porites lutea, P. rus, Galaxea fascicularis, Lobophyllia corymbosa, Acropora valida. Trên đỉnh bãi cạn thành phần loài san hô nghèo và tập đoàn có kích thước nhỏ. Rong mơ phát triển mạnh ở vùng này và bao phủ gần hết diện tích nền đáy.

Vùng biển bắc Bình Thuận có nhiều bãi cạn ở vùng có độ sâu nhỏ hơn 20m. Trong đó lớn nhất là bãi cạn Breda ( bắc Cù Lao Cau) có diện tích 22km2 và nhô nên từ độ sâu 10m đến cách mặt biển 4m. Vật liệu tạo nên bãi cạn là các đá trầm tích giàu carbonat tuổi Đệ Tam, trên bề mặt thường có các trầm tích sinh lưu chuyển [18]. Nền đáy trên bãi cạn chủ yếu được bao phủ bởi san hô mềm giống Sarcophyton. Xen kẽ với chúng là một số san hô cứng dạng khối Goniastrea, Porites, Platygyra… Tuy nhiên, sự nghèo nàn của quần xã san hô cứng hiện nay và nền đáy lộ đá đã phủ nhận nhận xét trên. Cấu trúc bãi cạn hoàn toàn do quá trình địa chất hình thành [21].

Nhìn chung hầu hết các bãi cạn nghiên cứu, rạn san hô hiện đại kém phát triển. Điều đó còn đúng với quá khứ. Chính sự kém phát triển suốt lịch sử phát triển đã không cho phép hình thành các rạn nền điển hình với vật liệu tạo nên các bãi cạn hoàn toàn là san hô chết như các vùng biển khác. Do vậy đến nay, rạn dạng nền trên thềm lục địa không hình thành bất cứ một rạn san hô nào.



1.2.4. Hiện trạng rạn san hô Việt Nam

Trong những năm gần đây, gần 200 điểm rạn san hô đã được khảo sát ở dải ven biển Việt Nam. Thông kê số liệu cho thấy hiện trạng độ phủ của san hô trên các rạn không ở trạng thái tốt. Số liệu thống kê còn thể hiện các rạn ở xa bờ hoặc xa các vùng tập trung dân cư thường có độ phủ, chất lượng rạn tốt hơn các khu vực rạn vùng ven bờ [37]. Tổng hợp dẫn liệu các công trình nghiên cứu cho thấy tình trạng độ phủ san hô cứng sống tại một số khu vực chủ yếu vùng ven bờ Việt Nam.[21] (bảng 2).



Bảng 2. Độ phủ san hô tại một số vùng chủ yếu ven biển Việt Nam

Stt

Vùng nghiên cứu

Số điểm khảo sát

Khoảng giao động độ phủ (%).

Độ phủ trung bình (%).

Năm khảo sát

1

Hạ Long – Cát Bà

21

12 - 65

40,6 ± 15,2

1998

2

Bạch Long Vĩ

5

2,7 - 4,7

21,7 ± 15,7

1995

3

Hai Vân-Sơn Trà

7

35 – 62,7

50,5 ± 15,7

1996

4

Cù Lao Chàm

5

18,4 – 53,7

33,9 ± 12,4

2002

5

Vịnh Nha Trang

8

5,6 – 44,4

26,4 ± 15,9

2002

6

Ninh Thuận

6

16,3 – 55,9

36,9 ± 13,5

2002

7

Vịnh Cà Ná

6

18,4 – 68,4

40,5 ± 24,1

1996

8

Côn Đảo

8

1,6 – 50,3

23,3 ± 18,2

2002

9

Phú Quốc

6

28,7 – 52,5

42,2 ± 8,6

2002

10

Nam Du

4

37,8 – 62,8

47,4 ± 11,7

2002

11

Thổ Chu

4

4,6 – 15,9

11,3 ± 4,80

2002

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương