TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Hiếu nghiên cứu thành phần loàI, CẤu trúc quần xã san hô CỨng và HÌnh thái rạN san hô ven đẢo phú quý TỈnh bình thuậN



tải về 1.43 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.43 Mb.
#13619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Fam. Dendrophylliidae




























183

Balanophyllia gemmifera (Klunzinger, 1879)







+




+













184

Dendrophyllia gracilis (M. Edwards & Haime, 1848)










+




+










185

Turbinaria crater (Pallas, 1766)







+




+










+

186

Turbinaria frondens (Dana, 1846)

























+

187

Turbinaria peltata (Dana, 1846)













+




+







188

Turbinaria reniformis (Bernard, 1896)







+

+

+




+




+

 

Fam. Euphyllidae




























189

Euphyllia grabrescens (Ch.&Ey, 1821)*

+

+




+










+




190

Physogyra lichtensteini (M. Edwards & Haime, 1851)*

+






















+

191

Plerogyra sinuosa (Dana, 1846)










+













+

 

Tổng số

107

81

74

101

65

58

49

69

110

Ghi chú: (3) - Đông Hòn Tranh, (4) - Tây Hòn Tranh, (5) - Khu Hòn Đỏ, hòn đen, (6), - Đông Nam Phú Quý, (7) - Đông Bắc Phú Quý, (8) - Tây Nam Phú Quý, (9 )- Tây Bắc Phú , (10) – Quý Bắc Phú Quý, (11) – Nam Phú Quý
3.2.3. Sự tương đồng của tập hợp loài giữa các vùng rạn ven đảo Phú Quý

Khi tính toán chỉ số tương đồng Sorensen (S) [10] giữa các quần xã san hô cứng ở các vùng khảo sát quanh đảo cho thấy một số vùng nghiên cứu có mức độ tương đồng khá cao (S > 0,6). Tuy nhiên, cũng có những cặp vùng nghiên cứu có chỉ số tương đồng rất thấp (S =0,31). Mức độ tương đồng giữa các khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 12.



Căn cứ vào mức độ tương đồng chia 3 cấp: giống ít (S từ 0 đến 0,34), giống vừa (S từ 0,35 đến 0,69) và giống nhiều (S từ 0,7 đến 1), có thể thấy các vùng rạn nghiên cứu ven đảo Phú Quý có thành phần loài san hô từ mức giống ít đến giống vừa, trị số Sorensen giao động trong khoảng 0,31 đến 0,67.

Bảng 12. Chỉ số Sorensen về sự tương đồng của loài giữa các vùng rạn khảo sát san hô ven đảo Phú Quý

Vùng khảo

Sát

Tây Hòn Tranh

Khu Hòn Đỏ, Hòn đen

Đông Nam Phú Quý

Đông Bắc Phú Quý

Tây Nam Phú Quý

Tây Bắc Phú Quý

Bắc Phú Quý

Nam Phú Quý

Đông Hòn

Tranh

0,48

0,54

0,53

0,50

0,38

0,49

0,55

0,58

Tây Hòn

Tranh




0,47

0,54

0,40

0,47

0,34

0,43

0,53

Khu Hòn Đỏ-

Hòn đen







0,43

0,47

0,38

0,39

0,44

0,53

Đông Nam

Phú Quý










0,36

0,34

0,39

0,41

0,67

Đông Bắc

Phú Quý













0,41

0,51

0,48

0,42

Tây Nam

Phú Quý
















0,32

0,43

0,31

Tây Bắc

Phú Quý



















0,31

0,39

Bắc Phú

Quý






















0,53

Từ bảng 12 các vùng rạn thuộc Đông Hòn Tranh, Đông Nam Phú Quý và Nam Phú Quý có chỉ số tương đồng cao nhất theo từng cặp (S từ 0.53 đến 0,67). Nếu xem xét trên hai yếu tố khoảng cách gần nhau và kiểu hình thái rạn san hô khá giống nhau, có thể là những yếu tố chính quyết định đến sự tương đồng thành phần loài cao giữa các vùng rạn này. Cặp vùng rạn Đông Bắc Phú Quý và Tây Bắc Phú Quý là hai vùng rạn thuộc phía mặt khác nhau của đảo như hình thái rạn có đới mặt bằng rộng và đều mang tính đặc trưng loài ưu thế thuộc giống Acropora, chỉ số (S=0,51) cũng khá cao trong khu vực.

Các khu vực có sự tương đồng loài giống nhau ít chỉ số từ (0,31 đến <0,35) thường có hình thái rạn không tương đồng tuy có vị trí vùng rạn giáp nhau bao gồm các cặp Tây Bắc Phú Quý và Bắc Phú Quý, Tây Bắc Phú Quý và Tây Nam Phú Quý, Tây Nam Phú Quý và Nam Phú Quý.

Tóm lại, căn cứ trên chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các vùng rạn khảo sát. Đối với kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hai yếu tố được xem như tác động rõ ràng bao gồm vị trí vùng rạn gần nhau và đặc điểm tự nhiên hình thái rạn. Tuy nhiên, yếu tố đặc điểm tự nhiên hình thái rạn tương đồng có thể coi là yếu tố quan trọng hơn tác động đến tính tương đồng loài quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý.

3.3. Đặc trưng phân bố của quần xã san hô cứng

3.3.1. Đặc trưng phân bố quần xã san hô cứng theo mặt rộng

Theo Nguyễn Huy Yết 1996 [34] về sự phân bố quần xã san hô xét trên diện rộng san hô phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và độ muối, song trong phạm vi hẹp lại phụ thuộc vào các yếu tố địa hình và chế độ thuỷ động học. Địa hình nền đáy ven đảo là yếu tố khống chế diện tích và phân bố của san hô.

Các rạn san hô chủ yếu phân bố xung quanh đảo Phú Quý và các đảo nhỏ như Hòn Tranh, Hòn Đỏ, Hòn Đen. Do địa hình đáy và điều kiện môi trường chi phối nên rạn san hô phân bố vùng ven các đảo thể hiện mức độ rộng hẹp khác nhau rất lớn. Kết quả khảo sát quanh đảo ghi nhận vùng rạn phía Đông Phú Quý rạn san hô phân bố quy mô rộng nhất, rạn phân bố dọc theo ven bờ phía Đông và rạn được mở rộng đến khoảng 2000m. Vùng rạn phía Tây Phú Quý hình thái và sự phân bố san hô có tính tương đồng so với phía Đông của đảo về đới mặt bằng rộng và sự phát triển loài ưu thế, tuy nhiên rạn chỉ phân bố rộng khoảng 300 đến 400m do cấu trúc nền đáy phía ngoài là đáy cát mềm

Vùng rạn phía Bắc Phú Quý cấu trúc nền đáy đá khá thuận lợi cho san hô phát triển nhưng khu vực này thường bị ảnh hưởng gió mùa và chịu tác động mạnh của sóng và dòng chảy. Nền đáy phân bố chủ yếu là san hô dạng khối và dạng phủ với các tập đoàn nhỏ không làm thay đổi địa hình nền đáy đá. Ngược lại, khu vực phía Nam của đảo gần cầu cảng ít chịu tác động của sóng, dòng chảy, quần xã san hô phân bố với độ phủ cao với các tập đoàn san hô kích thước lớn.

Ngoài ra sự phân bố loài cũng thể hiện sự khác nhau lớn giữa các vùng khảo sát, vùng rạn phía Đông Phú Quý tuy có sự phân bố lớn nhưng chỉ ghi nhận được 65 loài, tính đa dạng loài cao tập trung tại 3 vùng rạn phía Đông Nam, Nam Phú Quý và Đông Hòn Tranh, các vùng rạn khác quanh đảo số loài cũng chỉ giao động trong khoảng 49 đến 74 loài (hình 7).



Hình 7. Phân bố số lượng loài san hô cứng trên các vùng rạn nghiên cứu

3.3.2. Đặc trưng phân bố quần xã san hô cứng theo độ sâu

Giới hạn phân bố theo độ sâu của san hô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song chi phối trực tiếp là dạng địa hình (độ nghiêng nền đáy, độ dốc đáy), độ trong của nước biển và cường độ thuỷ động học. Phú Quý nằm ở khu vực ven bờ miền Trung, vùng biển có nhiệt độ nước thường xuyên cao trên 200C, chịu ảnh hưởng lớn của biển khơi và ít bị ảnh hưởng từ nguồn nước từ lục địa, là điều kiện thuận lợi cho san hô phát triển. Kết quả khảo sát về ranh giới phân bố san hô theo độ sâu và vùng phân bố tập trung của một số vùng rạn xung quanh đảo Phú Quý được thể hiện ở bảng 13, khoảng độ sâu được tính bằng mét so với 0m hải đồ).



Bảng 13. Giới hạn phân bố theo độ sâu của quần san hô ven đảo Phú Quý

Vùng rạn san hô

Giới hạn trên (m)

Vùng tập trung (m)

Giới hạn dưới (m)

Đông Hòn Tranh

0

4 đến 10

25

Tây Hòn Tranh

0

2 đến 6

12

Đông Phú Quý

0

5 đến 14

25

Tây Phú Quý

0

3 đến 8

12

Nam Phú Quý

0

2 đến 9

16

Bắc Phú Quý

0

3 đến 6m

15

Đặc điểm phân bố tập trung của quần xã san hô thường từ độ sâu 3m đến 10m tùy thuộc vào từng khu vực, giới hạn phân bố sâu cao nhất 25m là hai vùng rạn thuộc phía Đông Hòn Tranh và Đông Phú Quý, các vùng rạn khác giao động trong khoảng 12 đến 16m nước. Kết quả khảo sát khu vực chân rạn cho thấy mức độ phân bố sâu khác nhau giữa các vùng rạn san hô tại Phú Quý thường bị tác động của địa hình nền đáy biển, các vùng rạn chỉ phân bố đến độ sâu 12 đến 16 mét thường bị giới hạn bởi nền đáy mềm (cát).

3.4. Đặc điểm hình thái và diện tích phân bố rạn san hô ven đảo Phú Quý

3.4.1. Đặc điểm hình thái rạn san hô ven đảo Phú Quý

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung là thuận lợi sự phát triển của san hô tạo rạn, trừ các vùng chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố hầu hết tại các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy cứng, chắc. Đảo Phú Quý nằm trong vùng ven biển Đông Nam Bộ bộ cách xa đất liền, độ trong nước biển cao có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho san hô phát triển. Kết quả nghiên cứu về hình thái rạn cho thấy san hô phân bố quanh đảo, hình thái rạn có cấu trúc rạn viền bờ gồm 4 đới chính: Đới lagun ven bờ, đới mặt bằng rạn, đới sườn dốc và đới chân rạn (không có đới mào rạn).





Hình 8. Sơ đồ cấu trúc mặt cắt ngang rạn san hô viền bờ điển hình gồm 5 đới cấu trúc

Ghi chú: (a):Đới chân rạn, (b):Đới sườn dốc, (c):Đới mào rạn, (d):Đới mặt bằng,(e):Đới ven bờ

Đới lagun ven bờ: Độ phủ san hô sống thấp hơn so với các đới cấu trúc khác, độ phủ san hô sống từ 1 - 5%. Các tập đoàn san hô nhỏ phân bố thưa thớt, các dạng sống chủ yếu là dạng cành, dạng khối và dạng phủ. Các giống san hô chủ yếu ở đới lagun ven bờ bao gồm Porites, Favia, Favites, Acropora và Seriatopora.

Đới mặt bằng rạn: Thường bắt đầu từ vùng phân bố san hô ven bờ đến độ sâu khoảng 3 đến 6 mét nền đáy đơn điệu và có độ phủ san hô sống thấp tại hầu hết các vùng quanh đảo. Tuy nhiên, đới bằng rạn và sườn rạn tại hai khu vực phía Đông, Đông Bắc Phú Quý rạn san hô trải rộng đến hàng nghìn mét, nền đáy thường bằng phẳng, một số chỗ gồ ghề tạo thành các khe rãnh thường có nhiều mảnh vụn san hô chết do sóng đưa đến (hình 9). Một số loài Acropora dạng cành hoặc Montipora dạng phiến là thường phân bố trên đới này thể hiện tích ưu thế giống loài, độ phủ cao hơn, tại hai khu vực này phía cuối đới mặt bằng rạn tiếp giáp với đới sườn dốc hình thái nền đáy có nhiều rãnh ngầm sâu có xu hướng vuông góc với đới bờ và kéo dài ra ngoài khơi. Phía dưới các rãnh ngầm là các vụn san hô và trầm tích sinh vật biển.





Hình 9. Đới bằng rộng với sự phát triển loài ưu thế thuộc vùng rạn Đông Bắc Phú Quý

Đới sườn dốc: thường có độ sâu từ 8 - 20m tuỳ theo hình thái rạn tại các vùng khảo sát. Tại đới sườn dốc của các vùng rạn san hô không có đới mặt bằng quá rộng như các vùng rạn phía Nam Phú Quý, Đông Hòn Tranh và Tây Hòn Tranh, quần xã san hô thường có độ phủ và tính đa dạng loài cao, độ phủ thường duy trì cho đến vùng tiếp giáp với đới chân rạn (hình 9).






Hình 10. Đới sườn dốc với tính đa dạng loài cao thuộc vùng rạn Nam Phú Quý

Đới chân rạn có độ sâu giao động lớn từ 15 - 25m tuỳ mức độ phân bố san hô trên nền đáy cứng, bắt đầu tiếp giáp vào đới chân rạn san hô thường có sự suy giảm mạnh về độ phủ và thành phần loài. Ngoài ra, các tập đoàn san hô phân bố trên đới chân rạn thường có kích thước nhỏ và phân bố rải rác trên nền đáy tiếp giáp với nền đáy cát.

3.4.2. Diện tích phân bố rạn san hô ven đảo Phú Quý

Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy san hô phân bố toàn bộ xung quanh đảo từ 0mHĐ đến độ sâu khoảng 25m, ở phía Đông đảo diện tích phân bố rạn san hô có quy mô rộng hơn nhiều so với các khu vực khác bởi yếu tố địa hình chi phối.



Diện tích rạn san hô được tính từ đới vùng ven bờ có san hô phân bố đến chân rạn (đới phân bố sâu nhất của san hô) bằng phương pháp Manta tow bấm điểm định vị vệ tinh (GPS) xác định phạm vi phân bố của san hô bằng các điểm tọa độ. Từ các điểm toạ độ khoanh vùng được biên tập trong phần mềm Mapinfor để phân tích dữ liệu diện tích (bảng 14).

Bảng 14. Phân bố diện tích tại các vùng rạn san hô chủ yếu ven đảo Phú Quý

STT


Khu vực

Độ phủ trung bình (%)

Chất lượng rạn

Diện tích (ha)

1

Hòn Tranh

25-35

Rạn trung bình

88

2

Tây nam Phú Quý

25-30

Rạn trung bình

770

3

Đông Phú Quý

25-30

Rạn trung bình

4

Bắc Phú Quý

20-25

Rạn nghèo

253

5

Tây Phú Quý

25-30

Rạn trung bình

332

6

Tây Nam Phú Quý

20-25

Rạn nghèo

152

Tổng thể

1595

Kết quả tính toán trên phần mền Mapinfor dựa trên bấm điểm toạ độ và dữ liệu bản đồ nền cho kết quả, tổng diện tích rạn san hô ven bờ đảo Phú Quý khoảng 1595ha. Như vậy, so sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Khương 2008 [11], kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định bổ sung thêm 107ha phân bố rạn san hô tại ven biển đảo Phú Quý, các vùng xác định bổ sung phân bố san hô thuộc khu vực phía Tây Hòn Tranh và hai vùng Đông và Bắc Phú Quý, những khu vực này thường có sóng và việc khảo sát thực địa gặp nhiều khó khăn.




Hình 11. Phân bố rạn san hô theo hiện trạng độ phủ san hô ven đảo Phú Quý

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương