TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Hiếu nghiên cứu thành phần loàI, CẤu trúc quần xã san hô CỨng và HÌnh thái rạN san hô ven đẢo phú quý TỈnh bình thuậN



tải về 1.43 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.43 Mb.
#13619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Độ phủ san hô sống trên rạn tại một số khu vực phân bố chủ yếu vùng ven bờ Việt Nam đang bị giảm dần theo thời gian, có nhiều nơi độ phủ giảm đến trên 30%. Điều này cho thấy rằng rạn san hô đang bị phá huỷ và có chiều hướng suy thoái.

Ngoài ra, bằng phương pháp phân tích gián tiếp qua kỹ thuật bản đồ trong mối tương quan với các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng ven biển, áp dụng mô hình Reef at Risk, Bucke và ctv (2002)[37] đã chỉ ra mức độ bị đe dọa của các rạn san hô Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo đó, hầu hết các rạn san hô ven bờ Việt Nam bị đe doạ bởi hoạt động của con người, với 50% số rạn bị xếp ở mức độ đe dọa cao và 17% ở mức độ rất cao. Đánh bắt huỷ diệt đươc đánh giá là rất phổ biến và trầm trọng với trên 85% số rạn bị đe doạ ở mức độ trung bình và cao. Khai thác quá mức được đánh giá là mức đe dọa lớn cho khoảng một nửa số rạn. Các mối đe dọa được coi là thấp hơn gồm tiềm năng lắng đọng trầm tích (47% số rạn), phát triển vùng ven biển (40% số rạn) và ô nhiễm trên biển (7%).

So sánh với tình trạng của các rạn san hô trong khu vực, mô hình tính toán cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ các rạn bị đe doạ nhiều nhất (cùng với Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia). Chỉ có các rạn quần đảo Andaman (Ấn Độ), biển Myanmar và Thái Lan có trên 20% số rạn còn ở mức chịu đe doạ ít [37].

Một số dẫn liệu nghiên cứu tại đảo Côn Đảo, Bà Rịa –Vũng Tầu và Bạch Long Vĩ, Hải Phòng của tác giả Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết là những nghiên cứu cho thấy sự tác động mạnh mẽ từ tự nhiên và con người đến môi trường và sự sinh thái rạn san hô. Sự suy giảm độ phủ mạnh mẽ rạn san hô trước và sau bão Linda tại Côn Đảo (bảng 3).



Bảng 3. Biến đổi độ phủ san hô cứng, san hô mềm và san hô chết ở một số địa điểm xung quanh quần đảo Côn Đảo quan sát trước và sau cơn bão Linda năm 1997

Địa điểm nghiên cứu

1994-1995 (Trước bão Linda)

4/1998 (Sau bão Linda)

SH cứng

SH mềm

SH chết

SH cứng

SH mềm

SH chết

Bến Đầm

44,7

0

11,4

31,56

0,31

49,38

Bông Lan

55,4

2,3

29,2

10,73

0,63

50,31

Chim Chim

36,0

23,0

5,2

47,50

19,38

0

Đất Dốc

37,5

0

20

19,69

1,25

58,20

Hòn Cau

52,0

0

42,0

0,63

0

74,38

Hòn Trọc

51,5

8,3

6,8

8,76

4,15

65,60

Bãi Dương

43,4

8,3

31,6

2,19

0,63

85,31

Nguồn: Võ Sĩ Tuấn (2001)

Những dẫn liệu về hàm lượng Cyanua vượt chỉ tiêu cho phép ở vùng biển Bạch Long Vĩ (bảng 4) minh chứng cho việc lạm dụng chất độc trong đánh bắt hải sản.



Bảng 4. Hàm lượng Cyanua trong môi trường nước xung quanh đảo Bạch Long Vĩ tháng 5/1998

Đối tượng

Hàm lượng (Trung bình)

Ghi chú

Nước biển

0,38-1,12 mg/l (0,704 mg/l)

Hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,6-22,4 lần

Trầm tích đáy

2160-4190 mg/kg (2980 mg/kg)

Rong biển tươi

20,01-60,24 mg/kg (38,85 mg/kg)

Thịt bào ngư tươi

310,5-732,4 mg/kg (544,1 mg/kg)

Nguồn: (Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết, 2001)

1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình nghiên cứu nguồn lợi hải sản và rạn san hô ven đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện đảo Phú Quý là một quần đảo xa bờ của tỉnh Bình Thuận với 10 đảo lớn nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quý (bao gồm đảo Phú Quý và 5 hòn đảo nhỏ khác) có diện tích 16,4 km2, nằm ở Nam Biển Đông, có tọa độ địa lý 10029 - 10033N và 108055 - 108058E.

Đảo Phú Quý còn có tên gọi khác là Cù Lao Thu, Cù Lao Khoai Xứ… cách thành phố Phan Thiết 120km về hướng Đông Nam; cách quần đảo Trường Sa 540km về phía Tây Bắc; cách thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150km (về phía Nam); cách Côn Đảo 330km (về phía Đông Bắc); cách thành phố Vũng Tàu 200km (về phía Đông) [14],[15].

Phú Quý được xác định là đảo trọng điểm trong hệ thống đảo ven bờ, nằm giữa trung tâm khai thác hải sản lớn nhất Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ với vùng ngư trường rộng mở, có nguồn lợi hải sản dồi dào, phong phú, đa dạng. Từ Phú Quý ngư dân có thể vươn ra các ngư trường xa khơi.




Hình 1: Bản đồ đảo Phú Quý (tỷ lệ 1:40.000)

(Nguồn: Nguyễn Viết Thịnh và nnk, 2002)



1.3.1.2 Địa hình, địa mạo, địa chất địa tầng

* Địa hình, địa mạo

Huyện đảo Phú Quý với 10 đảo lớn nhỏ, bao gồm: nhóm đảo Phú Quý và nhóm Hòn Hải [14],[15].

Nhóm đảo Phú Quý: Gồm đảo Phú Quý và 5 hòn đảo nhỏ khác.

Đảo Phú Quý: Đảo trung tâm.

Hòn Tranh: Cách cảng Phú Quý 600m, nằm về phía Đông Nam đảo Phú Quý. Hòn Tranh có dạng hình chữ S, nơi rộng nhất 400m, nơi dài nhất 1000m với diện tích gần 2,8km2. Hòn Tranh trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, được nhân dân phá trồng hoa màu và hiện nay đang được trồng rừng phục hồi môi trường. Hòn Tranh không có dân cư sinh sống và hiện là nơi đặt trạm ra đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam.

Hòn Đen (Hòn Mực): Nằm về phía Đông Bắc, cách Phú Quý khoảng 100m,

gồm toàn đá mẹ bazan chưa phong hóa.

Hòn Trứng (Hòn Ngoài, Hòn Nghiên, Hòn Đá Cao, Hòn Đá Quý): Nằm ở phía Tây Bắc, cách Phú Quý 3km. Hòn Trứng là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền. Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía Bắc, mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía Nam.

Hòn Giữa: Đây là một dãy ghềnh đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền Hòn Đen và Hòn Đỏ.

Hòn Đỏ: Nằm phía Đông Bắc đảo Phú Quý. Sở dĩ có tên gọi là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ.

Đường bờ đảo Phú Quý cấu tạo phức tạp, cấu tạo đất đá chủ yếu là vành đai đá đen (huyền nham) cùng lớp đá san hô và xâm nhập. Đường bờ là đường phân cắt giữa bề mặt biển và lục địa. Sự phân bố và vị trí đường bờ thường không cố định, phụ thuộc vào thủy triều, bồi tụ và xói lở.

Các bãi triều ven đảo Phú Quý được chia làm 5 dạng chính [14],[15].

Bãi triều rạn đá gốc điển hình: Bãi triều được hình thành do các lớp đá gốc nằm chồng chất lên nhau.

Bãi triều rạn đá - cát: Là loại hình có cấu trúc phần cao triều là đá gốc điển hình, phần giáp ranh là vùng trung - cao triều là cát và đá gốc.

Bãi đá tảng - cát: Gồm các tảng đá lớn nhỏ có nguồn gốc từ các bãi đá gốc.

Bãi cát - san hô

Bãi cỏ biển - san hô

Đáy biển ven đảo: Vùng đáy có bề mặt tích tụ - mài mòn phân bố ở độ sâu từ 3-10m. Phần lớn bề mặt là cát và cát hạt mịn lẫn mảnh vụn sinh vật. Một số khu vực bề mặt có các rạn san hô phát triển [14],[15].

* Địa chất địa tầng

Cấu trúc địa chất: Theo các nhà địa chất học, Phú Quý là dấu tích của một hỏa diệm sơn (núi lửa) đã tắt qua nhiều lớp phún thạch của mỏm hỏa sơn chuỳ, núi Cao Cát lộ khỏi mặt biển. Địa tầng Phú Quý được xác định gồm 5 thềm nối tiếp, phản ánh những thời kì mực nước thay đổi (quá trình biển tiến và biển lùi) đã để lại những dấu ấn trầm tích trong giai đoạn lịch sử phát triển địa chất cách đây 3 triệu năm. Đảo được bao quanh bằng một vành đai đá đen (huyền nham) cùng lớp đá san hô rộng và dày. Chính vành đai này đã góp phần chắn những cơn sóng mạnh xâm thực giữ cho đảo tồn tại đến ngày nay.

Cấu trúc địa tầng: Địa hình của đảo không bằng phẳng, nổi lên có 3 ngọn núi chính là núi Cấm (108m), núi Cao Cát (85m) và núi Ông Đụn (44,9m). Trong số những ngọn núi, núi Cấm với ngọn hải đăng được coi như một công trình thiên nhiên rất quan trọng để ngư dân “bắt” được đảo trong những cuộc hải trình. Đất đai Phú Quý phổ biến là loại đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá macma, bazơ được pha trộn với lượng cát trắng hàng năm từ biển đưa vào nên ngoài màu nâu đỏ còn có màu vàng và xám đen [14],[15].

1.3.1.3. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn

*Điều kiện khí tượng

- Hoàn lưu khí quyển và chế độ gió: Phú Quý có chế gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa gió Nam bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, mùa gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. So với nhiều vùng ở đất liền, khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của không khí biển nên quanh năm mát mẻ.

- Nhiệt độ và độ ẩm không khí: Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 28-290C. Nhiệt độ nước biển cũng khá ổn định, trung bình 270C. Độ ẩm không khí trung bình từ 82-84% [2]

- Mưa và bốc hơi nước: Khí hậu ở đảo Phú Quý có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô khá kéo dài. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa năm thấp (1.170 mm/năm), tổng lượng bốc hơi năm xấp xỉ bằng tổng lượng mưa (1.059 mm). Mùa khô ở Phú Quý kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, sâu sắc nhất là vào tháng 1 và 2.

- Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Vùng biển đảo Phú Quý ít bị bão (trung bình 0,66 cơn bão/năm), nhưng gió mạnh nhất là vào mùa gió Tây Nam có thể gây sóng lớn làm phá hủy bờ biển, các công trình cảng, các đầm nuôi cũng như gây khó khăn cho việc nuôi lồng trên biển. Ở phía Đông Bắc đảo thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, lại chỉ có các đảo nhỏ chắn sóng, nên hiện tượng xói lở bờ đảo cũng diễn ra khá mạnh [2].

*Điều kiện thuỷ văn

Chế độ thuỷ triều mang tính chất chung của vùng biển Bình Thuận là nhật triều không đều. Độ cao mực nước triều cường ở đây tăng lên 2,0 - 3,5m. Vùng quanh đảo Phú Quý chịu ảnh hưởng của 2 dòng biển ven bờ giao nhau: Dòng biển ấm từ vùng biển Đông Nam Bộ trong mùa gió Tây Nam mang theo nhiều chất dinh dưỡng gặp dòng chảy lạnh ven bờ có nhiệt độ thấp hơn và độ muối cao hơn, tạo ra môi trường thuận lợi. Ngoài ra, nước biển quanh đảo Phú Quý còn chịu ảnh hưởng của vùng nước trồi vào thời kỳ gió mùa Tây Nam. Vì vậy, môi trường nước quanh đảo Phú Quý có những nét đặc trưng riêng biệt, thể hiện rõ nhất là yếu tố nhiệt độ nước thấp hơn so với các đảo khác trong cùng khu vực Trung Bộ [2].



1.3.2. Tổng quan một số nghiên cứu nguồn lợi hải sản và rạn san hô ven đảo Phú Quý

Các kết quả khảo sát san hô vùng biển ven đảo Phú Quý của đoàn điều tra hợp tác Việt - Xô đã xác định được 134 loài thuộc 50 giống san hô cứng [8].

Năm 1995, đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội biển” mã số KT-03-12 do Lê Đức An [1] làm chủ nhiệm đã nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và nguồn lợi tại một số đảo Việt Nam, trong đó có đảo Phú Quý.

Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi, điều kiện môi trường và khả năng phát triển nghề cá của những đảo lớn, vùng gần bờ (Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc)” thuộc dự án Ven Bờ, [14,15] đã nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường và nguồn lợi tại khu bảo tồn biển Phú Quý.

Đề tài cấp Bộ “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô tại một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý”, Đỗ Văn Khương và ctv (2008)[11] đã nghiên cứu về điều kiện môi trường, sinh vật phù du, hệ sinh thái rạn san hô và nguồn lợi cá rạn san hô. Có thể nói, đây là đề tài nghiên cứu đầy đủ nhất cho đến thời điểm hiện nay về hệ sinh thái rạn san hô tại Phú Quý.

Ngoài ra, còn một số hoạt động nghiên cứu khác liên quan đến nguồn lợi tại khu bảo tồn biển Phú Quý, song chỉ kết hợp với các chương trình nghiên cứu chung trên vùng biển Việt Nam. Tuy vậy, những nghiên cứu đó cũng có những kết quả nhất định về đa dạng sinh học và nguồn lợi tại khu bảo tồn biển Phú Quý.



CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Quá trình điều tra khảo sát và thu thập mẫu vật được tiến hành trong hai đợt khảo sát trong năm 2010.



  • Thời gian thực hiện chuyến thứ nhất vào tháng 3 năm 2010, thời gian khảo sát thực địa ven biển Phú Quý 15 ngày.

  • Thời gian thực hiện chuyến thứ hai vào tháng 7-8 năm 2010, thời gian khảo sát thực địa ven biển Phú Quý 15 ngày.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu đề tài là khu vực biển ven đảo Phú Quý trong phạm vi phân bố hệ sinh thái rạn san hô từ ven bờ đến độ sâu khoảng 25m nước. Tổng số đã khảo sát 9 mặt cắt (hình 1), trong đó tại mỗi mặt cắt tiến hành khảo sát ghi nhận thành phần loài, độ phủ san hô sống và đặc tính phân bố. Độ sâu khảo sát tùy thuộc vào rạn san hô phân bố tại mỗi khu vực nhưng thường dao động trong khoảng từ 1 đến 25 mét nước (hình 2).





Hình 2. Vị trí mặt cắt khảo sát tại các vùng rạn ven bờ đảo Phú Quý

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu mẫu và phân tích các yếu tố môi trường

+ Phương pháp quan trắc ngoài hiện trường: Tiến hành quan trắc, phân tích các mẫu môi trường nước trên hệ thống các điểm quan trắc đại diện cho tính toán, xác định chất lượng môi trường theo Quy định về phương pháp quan trắc và phân tích môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002, 2004) và Quy phạm điều tra tổng hợp biển của Ủy ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà nước (1981) [4].

+ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành phân tích các thông số môi trường nước theo các tài liệu hướng dẫn; Sổ tay hướng dẫn quan trắc phân tích môi trường (Cục bảo vệ Môi trường 2002) [4], các tiêu chuẩn Việt Nam và tài liệu Standard Methods for the Examination of Water and Westewater, 19th ed. Washington của APHA - AWWA - WPCF, 1995 [35].

2.2.2. Phương pháp điều tra và nghiên cứu san hô cứng và rạn san hô

2.2.2.1. Thiết kế điều tra, nghiên cứu

Dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu lựa chọn và áp dụng phương pháp khảo sát rạn san hô đang được phổ biến của Reefcheck, trên các dây mặt cắt 100m, đặt song song với đới ven bờ. Ngoài ra, tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây tại khu vực mà điển hình là nghiên cứu khảo sát của Latypov 1995 [8] tại đảo Phú Quý và các nghiên cứu của Đỗ Văn Khương, 2008 [11] là những tư liệu tham khảo rất giá trị cho việc tiến hành lựa chọn khảo sát.



Tại khu vực ven bờ đảo Phú Quý tiến hành phương pháp khảo sát Manta tow tổng quan, phân tích điều kiện tự nhiên và hiện trạng chung của mỗi khu vực rạn để đặt mặt cắt khảo sát cố định. Số lượng mặt cắt và vị trí các mặt cắt đại diện cho hiện trạng phát triển của rạn san hô và tính đa dạng thành phần loài quần xã, số lượng các mặt cắt được cố định, khảo sát lặp lại hai lần trong hai chuyến của chương trình nghiên cứu (bảng 5)

Bảng 5: Toạ độ mặt cắt tại các vùng rạn nghiên cứu san hô ven đảo Phú Quý

STT

Vùng rạn nghiên cứu

Kinh độ

Vĩ độ

1

Đông Hòn Tranh

108057’42”E

10029’26”N

2

Tây Hòn Tranh

108058’03”E

10029’09”N

3

Khu Hòn Đỏ, Hòn Đen

108057’17”E

10033’27”N

4

Đông Nam Phú Quý

108058’01”E

10031’20”N

5

Đông Bắc Phú Quý

108057’38”E

10032’45”N

6

Tây Nam Phú Quý

108056’00”E

10030’37”N

7

Tây Bắc Phú Quý

108055’17”E

10032’21”N

8

Bắc Phú Quý

108055’58”E

10033’29”N

9

Nam Phú Quý

108057’27”E

10031’46”N

2.2.2.2. Phương pháp Manta - tow

Kỹ thuật Manta tow được sử dụng rộng rãi từ những năm 1970. Manta tow là phương pháp chuẩn dùng để đánh giá nhanh hiện trạng rạn san hô trong mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, phương pháp có thể đánh giá nhanh hiện trạng trên một diện tích rộng lớn.

Quá trình tiến hành được thực hiện nhờ xuồng kéo người quan sát đã được chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị bao gồm: Bảng Manta, giấy viết dưới nước và được kéo trên mặt nước, đường kéo song song với đới gờ rạn, sườn dốc. Tốc độ kéo phù hợp giao động trong khoảng 3 - 5km/h, các thông số chủ yếu dùng để đánh giá nhanh hiện trạng một rạn san hô bao gồm: Độ phủ san hô sống, san hô mềm và san hô chết theo quy ước của phương pháp phân loại độ phủ như sau:

Các thông số thành phần độ phủ này được ghi lại và phân tích ngay trên thực địa giúp đánh giá tổng quan hiện trạng các khu vực rạn san hô. Từ đó, giúp nhóm khảo sát lựa chọn địa điểm đặt những mặt cắt thích hợp mang tính đại diện cho tổng thể mỗi khu vực rạn để tiến hành khảo sát chi tiết Kenchington, 1984 [43].



Phân bậc độ phủ bằng phương pháp Manta tow

Bậc 0: 0% độ phủ

Bậc 1: 1-10%

Bậc 2: 11-30%

Bậc 3: 31-50%

Bậc 4: 51-75%

Bậc 5: 76-100%




Hình 3.Khảo sát tổng quan bằng phương pháp Manta tow

2.2.2.3. Phương pháp xác định độ phủ san hô và các hợp phần đáy khác

Sau khi lựa chọn được những mặt cắt thích hợp, áp dụng phương pháp Reefcheck đã được tổ chức giám sát rạn san hô toàn cầu dùng để đánh giá chất lượng rạn, với những ưu điểm là có thể đánh giá nhanh hiện trạng các rạn trong thời gian ngắn, hạn chế chi phí và thời gian nghiên cứu [40].

Tại mỗi trạm điều tra, dây mặt cắt 100m được dải song song với đới bờ, việc ghi chép hợp phần đáy trên dây mặt cắt tại 4 phân đoạn cách nhau 5m: 0 - 20m, 25 - 45m, 50 - 70m và 75 - 95m và tiến hành khảo sát theo trình tự quy định của Reefcheck. Việc ghi chép các thành phần đáy được xác định ngay dưới các điểm của dây mặt cắt theo tần suất 0,5m bắt đầu từ điểm 0m lên các bảng nhựa chuyên dụng. Công việc được lặp đi, lặp lại cho đến khi kết thúc cả 4 phân đoạn trên dây mặt cắt với tổng số điểm quan sát là 160 điểm=40 điểm/1 phân đoạn x 4 phân đoạn. 10 danh mục hợp phần đáy theo Reefcheck bao gồm: San hô cứng sống (HC), san hô mềm (SC), san hô chết (DC), rong tảo (FS), hải miên (SP), đá tảng (RC), cát (SD), bùn/sình (SI), các loại khác là (OT).

2.2.2.4. Phương pháp xác định cấu trúc rạn

Để xác định kiểu rạn, sự phân đới và các dạng sống chủ yếu của san hô trên mỗi đới, sử dụng các thiết bị lặn sâu SCUBA các chuyên gia san hô lặn chậm từ điểm có san hô phân bố sát bờ dần ra phía cuối chân rạn. Trong quá trình lặn quan sát các thông số cần thiết như độ dốc, độ ghồ ghề, các dạng sống chính của san hô cứng, độ sâu của mỗi đới, độ phủ san hô sống tại các đới và các đặc điểm sinh vật sống, cấu trúc nền đáy khác được ước lượng, xác định. Người quan sát ghi chép tất cả các thông số đó vào bảng nhựa và sau đó được ghi chép vào mẫu thu thập số liệu.

Việc nhận biết, xác định các đới cấu trúc rạn dựa theo tài liệu hướng dẫn của DBW (2008)[38] và tài liệu của Nguyễn Huy Yết 1996 [34]

* Đới dốc rạn và chân rạn

Đới dốc rạn thường có độ sâu dưới 20m, phổ ánh sáng phong phú, nhưng cường độ ánh sáng thấp hơn đới mặt bằng rạn. San hô cứng phát triển mở rộng theo chiều ngang để có thể sử dụng tốt ánh sáng mặt trời cho quang hợp. Vì vậy, nhiều san hô sống có dạng cành ở khu vực nước nông được thay thế bởi dạng đĩa ở đới này. Các san hô sừng dạng quạt (Gorgonacea), các loài huệ biển (Crinoidae) liên quan với san hô sừng thường phong phú ở khu vực này. Các giống san hô phổ biến là: san hô cứng Echinopora, Porites, Turbinaria và Acropora, san hô sừng Subergorgia, san hô mềm Dendronephthya. Tiếp theo là đới chân rạn là đáy mềm hoặc không còn san hô phân bố

* Đới gờ rạn

Đới gờ rạn là nơi có mức năng lượng cao nhất, có cường độ ánh sáng cao và sóng lớn. Một phần của đới gờ rạn có thể bị nhô lên khỏi mặt nước lúc thuỷ triều thấp. Thành phần san hô sống có mức độ đa dạng thấp với các dạng chính là dạng ngón hoặc dạng khối để chịu đựng được các tác động mạnh của sóng và dễ dàng thích nghi với điều kiện ánh sáng. Hầu hết bề mặt đới gờ rạn đều có xu hướng nhô cao vươn tới các khu vực có ánh sáng để các loài san hô khối, san hô ngón có thể sử dụng được nguồn ánh sáng và thích nghi với dòng chảy mạnh. Thành phần loài sinh vật chủ yếu ở đới gờ rạn gồm san hô mềm Lobophytum, Sarcophyton và Sinularia; san hô cứng giống Acropora, Favites, Montipora và Pocillopora; hải quỳ Palythoa.

* Đới mặt phẳng rạn

Đới mặt phẳng rạn nằm phía trong đới gờ rạn và có môi trường không thuận lợi. Các sinh vật sống ở khu vực này có khả năng chống chịu bức xạ tia cực tím mạnh, chịu khô, chịu độ muối cao và tăng cao của nhiệt độ. Đới mặt phẳng rạn được chia thành 2 khu vực phụ là khu vực phụ san hô cứng sống và khu vực phụ cát. Khu vực phụ có san hô sống có cấu trúc tương tự phần trên của đới dốc rạn. Cát san hô được tạo ra từ rong san hô, trùng lỗ, các loại rong khác và mảnh vụn san hô. Khu vực phụ cát thường có cấu trúc bị xói mòn thành cát san hô. San hô cứng phát triển thành những đám nhỏ trên nền cát. Ở khu vực nước yên tĩnh hơn, san hô cành mảnh phát triển tạo thành những dạng phức tạp. Nhìn chung, cho toàn bộ đới mặt phẳng rạn, độ phủ san hô sống tăng từ trong ra ngoài, phía nông hơn thường có cát bao phủ. Những nhóm loài phổ biến trên đới này bao gồm san hô cứng (Scleractinia), hải quì (Actiniarians), sao biển (Asteroids), hải sâm (Holothurioids), san hô mềm (Alcyonaceans). Các giống san hô cứng trên đới này bao gồm Acropora, Pocillopora, Goniopora, Platygyra, Seriatopora, Lobophyllia, Montipora, Fungia, Goniastrea, Favia, Favites và Porites.

* Đới lagun ven bờ

Đới lagun ven bờ có năng lượng cao, sinh vật sống ở khu vực này có khả năng chống chịu tia cực tím mạnh, chịu khô và độ mặn cao. Đới lagun ven bờ có xu hướng luôn ngập nước thậm chí cả lúc thuỷ triều thấp. Một ít loài san hô có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt khi nó bị nhô lên khỏi mặt nước. Các loài sinh vật thuộc nhóm chân đầu thường phổ biến ở khu vực này.

2.2.2.5. Phương pháp xác định diện tích rạn san hô

Diện tích rạn san hô được xác định bằng phương pháp kéo Manta-tow theo quy trình hướng dẫn của English & Baker (1994) [39] và Kenchington (1984)[43] và kết hợp dùng máy định vị vệ tinh GPS để ghi tọa độ trong quá trình khảo sát.

Tính toán diện tích rạn san hô: Các nguồn số liệu, tọa độ địa lý và thông tin ghi nhận ngoài thực địa bằng máy định vị vệ tinh GPS là cơ sở dữ liệu đầu vào cho phần mềm MapInfor 7.5 để ước tính diện tích rạn san hô. Các điểm tọa độ được ghi nhận ngoài thực địa trên máy GPS sẽ được nhập vào bản đồ nền số hóa MapInfor khu vực nghiên cứu, sử dụng các trình tiện ích của phần mềm MapInfor 7.5 để ước tính diện tích rạn san hô. Diện tích rạn san hô ước tính bằng phương pháp bấm điểm GPS được kiểm chứng đo đạc đại diện ngoài thực địa nhằm giảm thiểu sai số trong quá trình tính toán.

2.2.2.6. Phương pháp phân loại san hô cứng

Việc định danh các loài ngoài thực địa được xác định qua hình thái ngoài, màu sắc tập đoàn san hô sống và cấu trúc bộ xương dựa theo các tài liệu phân loại của Veron [48, 49, 50, 51].

Đối với những loài không thể tiến hành phân loại tại thực địa sẽ được thu mẫu về và phân loại trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, tất cả các loài san hô bắt gặp trên các mặt cắt khảo sát được chụp ảnh bằng máy kỹ thuật số chuyên dụng có độ phân giải cao. Tập hợp các thông tin dữ liệu này, giúp các nghiên cứu viên có tư liệu phân tích thành phần loài trong phòng thí nghiệm theo các tài liệu phân loại Veron [48, 49, 50, 51].

2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu

2.2.3.1. Hệ số tương đồng Sorensen (S) [10]

Đánh giá sự tương đồng của tập hợp các loài san hô thông qua chỉ số Sorensen công thức tính như sau:



(Công thức 1)

Trong đó:

S: Hệ số tương đồng

C: Số loài giống nhau giữa hai điểm khảo sát

A: Số loài ghi nhận được ở điểm a

B: Số loài ghi nhận được ở điểm b

2.2.3.2. Độ phủ san hô cứng sống và các hợp phần đáy khác

Độ phủ cho từng danh mục hợp phần đáy (san hô cứng, san hô mềm, san hô chết, cát, đá….) tại mỗi trạm khảo sát (DPij) được tính toán bằng cách lấy số lượng điểm có loại hợp phần đáy đó quan sát được (nij) chia cho tổng số lượng các điểm quan sát được tại mỗi trạm (Nij) (công thức 2).

Độ phủ trung bình cho mỗi danh mục hợp phần đáy toàn đảo khảo sát (DPj) được tính toán bằng cách, lấy tổng độ phủ trung bình của hợp phần đáy đó tại tất cả các trạm khảo sát (DPij) chia cho số trạm khảo sát toàn đảo(m) (công thức 3).

(Công thức 2)

(Công thức 3)

Ghi chú:

DPij- độ phủ trung bình của 1 hợp phần đáy tại mặt cắt i đảo j (%)

nij- số điểm quan sát có hợp phần đáy đó tại mặt cắt i đảo j

Nij- tổng số điểm quan sát ở mặt cắt i đảo j

DPj- độ phủ trung bình của 1 hợp phần đáy tại đảo j (%)

m- số điểm (trạm) khảo sát tại đảo j

Việc đánh giá hiện trạng các rạn san hô theo độ phủ san hô cứng được áp dụng theo thang phân loại 4 bậc của Gomez và Alcala 1984 [42] đã được UNESCO công nhận:


Rạn rất tốt:

độ phủ san hô sống từ

75-100%

Rạn tốt:

độ phủ san hô sống từ

50-74,9%

Rạn trung bình:

độ phủ san hô sống từ

25-49,9%

Rạn nghèo:

độ phủ san hô sống từ

0-24,9%


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương