TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Hiếu nghiên cứu thành phần loàI, CẤu trúc quần xã san hô CỨng và HÌnh thái rạN san hô ven đẢo phú quý TỈnh bình thuậN


Hiện trạng phát triển của quần xã rạn san hô cứng



tải về 1.43 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.43 Mb.
#13619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.5. Hiện trạng phát triển của quần xã rạn san hô cứng

3.5.1.Hiện trạng độ phủ san hô trên các vùng rạn nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tổng hợp tại 9 vùng rạn ven đảo Phú Quý, độ phủ san hô cứng ghi nhận ở vùng rạn thấp nhất là 20,00%, cao nhất là Nam Phú Quý 34,38%, trung bình san hô cứng (HC) cho toàn vùng là 26,81%; đá (RC)-25,42%; cát (SD)-19,10%; vụn san hô (RB)-9,72; san hô chết (DC)-5,49%; rong biển (FS)- 6,25 và san hô mềm (SC)-5,21%. Các hợp phần đáy còn lại chiếm tỉ lệ không lớn, trong đó chỉ tiêu nền đáy bùn (SI) không xuất hiện trên tất cả các mặt cắt khảo sát, hải miên chỉ ghi nhận được ở các khu vực với tần số xuất hiện thấp.



Bảng15:Độ phủ trung bình san hô sống, hợp phần đáy tại 9 vùng rạn ven

đảo Phú Quý

Stt


Chỉ Tiêu

Khu vực

HC

SC

DC

FS

SP

RC

RB

SD

SI

OT

1

Đông Hòn Tranh

33,13

1,25

6,25

8,75

0,63

34,38

5,63

7,50

0,00

2,50

2

Tây Hòn Tranh

25,63

6,25

7,50

6,25

1,25

19,38

17,50

15,00

0,00

1,25

3

Khu Hòn Đỏ,Hòn Đen

26,25

6,88

5,63

6,25

0,63

28,13

10,00

16,25

0,00

0,00

4

Đông Nam Phú Quý

29,38

4,38

6,25

4,38

1,88

25,63

6,25

20,63

0,00

1,25

5

Đông Bắc Phú Quý

26,88

5,63

3,75

4,38

0,63

21,25

6,25

29,38

0,00

1,88

6

Tây Nam Phú Quý

21,88

5,00

3,13

5,63

0,63

20,63

11,25

29,38

0,00

2,50

7

Tây Bắc Phú Quý

23,75

6,25

6,25

7,50

1,25

22,50

15,00

16,88

0,00

0,63

8

Bắc Phú Quý

20,00

5,63

4,38

4,38

0,63

36,25

8,13

20,00

0,00

0,63

9

Nam Phú Quý

34,38

5,63

6,25

8,75

0,00

20,63

7,50

16,88

0,00

0,00

Trung bình

26,81

5,21

5,49

6,25

0,83

25,42

9,72

19,10

0,00

1,18
Ghi chú: (HC-san hô sống, DC-san hô chết, SC- san hô mềm, Rb-vụn san hô, SD-cát, RC-đá, FS rong và OT-các loại đáy khác).

Nhìn chung các khu vực khảo sát hợp phần nền đáy được cấu tạo nên bởi 3 thành phần chính là san hô sống (HC), cát (SD) và đá (RC) là điều kiện thuận lợi cho san hô phát triển quanh đảo. Tuy nhiên, có thể thấy các khu vực thuộc phía Tây đảo như các vùng Tây Nam, Tây Bắc và Bắc đảo Phú Quý có độ phủ san hô sống thấp nhất, thực tế khảo sát cho thấy các vùng này chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động neo đậu tàu bè của ngư dân địa phương và các vùng lân cận, chỉ tiêu hợp phần đáy như san hô chết (DC) cũng được ghi nhận khá cao tại đây. Độ phủ san hô sống được xác định cao nhất là khu vực phía Đông Hòn Tranh và Nam Phú Quý lần lượt là 33,13% và 34,38%. Các vùng còn lại thề hiện sự phát triển tương đối đồng đều, độ phủ san hô sống trung bình cho toàn đảo là 26,81% (bảng 15).

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương lực của sóng biển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc rạn và độ phủ san hô. Tại các mặt chịu sóng thuộc vùng rạn phía Bắc Phú Quý, luôn ghi nhận được độ phủ san hô thấp với kích thước tập đoàn nhỏ. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là các tập đoàn san hô phát triển nên kích thước lớn, thường bị bẻ gãy hoặc lật úp bởi động lực sóng.

3.5.2. Đánh giá biến động độ phủ san hô sống theo thời gian

Độ phủ san hô cứng được tổ chức giám sát san hô toàn cầu (Reefcheck) xác định như là chỉ thị cho sức khoẻ rạn san hô trong mỗi khu vực. Sự thay đổi trong độ phủ thường liên quan đến các tác động tự nhiên như bão, gió..hoặc các tác động bất lợi từ con người như khai thác quá mức, khai thác bằng mìn, khai thác bằng chất độc và khai thác làm đồ lưu niệm.

Xem xét xu hướng biến đổi độ phủ quần xã san hô cứng theo chuỗi thời gian, so sánh kết quả nghiên cứu năm 2010 với một số nghiên cứu điển hình về hiện trạng rạn san hô Phú Quý cho thấy: Chuyến khảo sát kết hợp Việt – Xô [18] Latypov, 1995 không đưa ra độ phủ trung bình cho quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý, nhưng có một số nhận định độ phủ san hô trên các rạn thường giao động là từ 20% đến 36% và có khu vực đạt 64% độ phủ san hô cứng. So sánh với những nghiên cứu của Đỗ Văn Khương 2008 [11] hình 12 độ phủ san hô cứng Phú Quý có sự suy giảm nhẹ theo thời gian, điều này chứng tỏ luôn tồn tại những tác động tiêu cực đến rạn san hô Phú Quý tuy chưa dẫn đến những suy giảm mạnh.



Hình 12. Biến động độ phủ san hô sống, san hô chết ven đảo

Phú Quý theo thời gian

3.6. Hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô và các yếu tố tác động

3.6.1 Các tác động từ tự nhiên

Ảnh hưởng từ các chất lắng đọng từ lục địa và hiện tượng ngọt hóa được xác định là một trong những nguyên nhân tác động từ tự nhiên nghiêm trọng đe doạ suy thoái đến rạn san hô nói chung. Nguyên nhân của các hiện tượng này được xác định là do sự chặt phá rừng đầu nguồn, các thảm thực vật và phát triển các cơ sở xây dựng cơ bản. Từ đó, khi có mưa lớn và bão sẽ dẫn đến hiện tượng lũ lụt bào mòn các chất phù sa, lắng đọng từ lục địa đổ về các cửa sông lớn, lấn rộng ra các vùng rạn san hô ven bờ hoặc theo dòng chảy hải lưu tới các khu vực rạn san hô phân bố ngoài khơi. Vì vậy, hiện tượng chất lắng đọng và ngọt hoá từ lục địa có thể gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn đối với các rạn san hô trên diện rộng như ảnh hưởng của ngọt hóa đến rạn san hô tại Côn Đảo năm 2005 [21].

Kết quả nghiên cứu môi trường về độ mặt nước biển theo nhiều tháng của (Nguyễn Văn Âu, 2002) [2] và chỉ tiêu nghiên cứu môi trường của đề tài cho thấy môi trường ven nước ven đảo Phú Quý ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng ngọt hoá từ lục địa. Tuy nhiên, cần có sự quản lý tốt hơn cho việc bảo vệ thảm thực vật trên đảo Phú Quý tránh hiện tượng sói mòn đưa các chất lắng đọng, phù sa trên đảo gây suy thoái đến các hệ sinh thái rạn san hô.

Ngoài ra, tác nhân tự nhiên từ bão cũng là nguyên nhân đe doạ mạnh mẽ đến rạn san hô do tác động từ động lực sóng, bão có thể phá huỷ san hô ở vùng rạn nông. Nhất là đối với nhóm san hô dạng cành, cành bàn gây hiện tượng san hô chết nát vụn, độ phủ san hô sống giảm mạnh sau bão. Vùng biển đảo Phú Quý ít bị bão (trung bình 0,66 cơn bão/năm), nhưng gió mạnh nhất là vào mùa gió Tây Nam có thể gây sóng lớn làm phá hủy bờ biển. Ở phía Đông Bắc đảo thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên hiện tượng xói lở bờ đảo cũng diễn ra khá mạnh[14]. Hiện nay vẫn chưa có ghi nhận, quan trắc giám sát nào về ảnh hưởng của bão đến quần xã rạn san hô Phú Quý.

Tuy nhiên, ảnh hưởng do bão có thể làm chết một phần hay toàn bộ rạn san hô. Nhưng theo Wells and Hanna, 1992 [53], khi xem xét toàn cục trong khoảng thời gian dài, các tác động này còn có thể còn thuận lợi cho các rạn san hô trong trường hợp không có sự đe doạ bổ sung. Sự dọn sạch một số san hô tạo ra các vùng trống cho sự bám lại của ấu trùng một số loài và góp phân duy trì sinh thái giữa các loài. Sự phục hồi sau bão cũng diễn ra nhanh. Hai năm sau khi bị huỷ diệt hoàn toàn do bão, độ phủ san hô sống trên đới sâu của một rạn ở đảo Phuket (Tây Thái Lan) đã đạt tới 20,5%. Trong khi đó những nguyên nhân tác động gây suy thoái rạn san hô do con người gây ra lại là những tai họa thảm khốc khiến rạn san hô rất khó có khả năng phục hồi hoặc bị biến mất.

3.6.2 Các tác động của con người

Các hoạt động của con người được xác định là một trong những nguyên nhân tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái rạn san hô. Ở Việt Nam, áp dụng mô hình Reef - Risk bằng cách lượng số hoá tất cả những tác động có thể đưa vào mô hình [37] đã xác định, hầu hết các rạn san hô bị đe doạ bởi các hoạt động của con người, với 50% số rạn xếp mức đe doạ cao và 17% ở mức rất cao.

Đánh bắt huỷ diệt được xác định là phổ biến và trầm trọng với 85% số rạn bị đe doạ ở mức trung bình và mức cao. Khai thác quá mức được đánh giá là mối đe doạ lớn cho khoảng một nửa số rạn. Các mối đe doạ được coi là thấp hơn gồm tiềm năng lắng đọng trầm tích (47%) số rạn, phát triển ven bờ (40%) số rạn và ô nhiễm biển là (7%). Từ thông tin hiện trạng mối đe doạ chung đến rạn san hô ven biển Việt Nam, kết hợp kết quả nghiên cứu từ thực tế hiện trạng rạn san hô của đề tài, từ đó xác định một số mối đe doạ chính đến rạn san hô như sau:


  • Khai thác huỷ diệt

Các hình thức khai thác không hợp lý trên các rạn san hô bao gồm: Sử dụng chất nổ, chất độc, sử dụng lưới có kích thước mắt nhỏ, giã cào, xiết điện. Theo khảo sát của đề tài ADB 5712-REG, những hình thức khai thác này đang diễn ra ở 21/29 tỉnh ven biển được nghiên cứu năm 1999 [20]. Những nghiên cứu về hàm lượng Cyanua vượt chỉ tiêu cho phép ở vùng biển Bạch Long (Vĩ Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết, 2001) minh chứng cho việc lạm dụng chất độc trong đánh bắt hải sản.

Ngoài ra, các tác động từ động lực do hoạt động khai thác huỷ diệt bằng hình thức nổ mìn, hình thức này phá huỷ toàn bộ rạn san hô và các sinh vật trong vòng bán kính 10m (tuỳ thuộc vào liều lựợng thuốc nổ và ảnh hưởng đến các vùng lân cận) [23].



Kết quả nghiên cứu đánh giá các hình thức khai thác huỷ diệt tại khu vực đảo Phú Quý thông qua việc điều tra phỏng vấn ngư dân gặp nhiều khó khăn và không mang tính hiệu quả. Tuy nhiên, trong hai chuyến điều tra khảo sát thực địa lặn sâu ven đảo Phú Quý, đoàn nghiên cứu đã nghi nhận được những tiếng mìn đánh bắt thuỷ sản tại một số khu vực ven bờ Phú Quý. Điều này có thể khẳng định việc quản lý và giám sát các hoạt động khai thác huỷ diệt tại khu vực chưa hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn.



  • Hoạt động neo đậu tầu thuyền






Hình 13. Hoạt động neo đậu tầu thuyền và sả thải chất ô nhiễm ven đảo Phú Quý

Hiện nay những nỗ lực khảo sát điều tra đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc thiết lập khu bảo tồn biển. Tuy nhiên, khu vực ven bờ và rạn san hô vẫn trong tình trạng quản lý chưa hiệu quả, chưa có kế hoạch phân chia vùng cũng như lập pháp tạm thời để quản lý tài nguyên ven biển. Kết quả nghiên cứu lặn sâu cũng phát hiện, các vệt rạn san hô bị phá huỷ do động lực được xác định là do neo tàu thuyền (hình 13)

  • Hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển ven đảo. Biểu hiện rõ nhất về sự tác động đến môi trường từ hoạt động nuôi thuỷ hải sản, là làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước do các loại thức ăn dư thừa, chất bài tiết của đối tượng nuôi. Ngoài ra, nuôi thuỷ sản còn phát thải vào môi trường nước nhiều loại hoá chất, thuốc kháng sinh… tồn dư trong quá trình nuôi. Sự phú dưỡng do nuôi thuỷ, hải sản là một trong những yếu tố làm biến đổi quần xã sinh vật sinh vật ven bờ trong đó có rạn san hô.





Hình 14. Hoạt động nuôi cá lồng bè tại các khu vực ven đảo Phú Quý

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương