TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Hiếu nghiên cứu thành phần loàI, CẤu trúc quần xã san hô CỨng và HÌnh thái rạN san hô ven đẢo phú quý TỈnh bình thuậN



tải về 1.43 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.43 Mb.
#13619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


2.2.3.3. Xác định diện tích rạn san hô

* Nhập dữ liệu

Sử dụng bản đồ nền số hoá tại đảo nghiên cứu, tọa độ các điểm bao quanh rạn san hô thu thập từ thực địa bằng máy định vị GPS định dạng theo hệ toạ độ WGS 84, dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu của bản đồ nền.



* Chuẩn hoá và phân tích

Vị trí các RSH với dữ liệu toạ độ thực địa sau khi nhập vào cơ sở dữ liệu đã đồng nhất hệ tọa độ được chuẩn hoá, phân tích và hiển thị trong phần mềm MapInfo bằng các điểm. Các điểm biểu thị trên bản đồ sau đó được nối lại với nhau tạo thành đường bao mép ngoài của rạn, từ đó phạm vi và hình dạng của rạn san hô đã được xác định. Việc xác định diện tích sau đó sẽ căn cứ vào khu vực khoanh vùng của rạn biểu đạt trên bản đồ.



2.2.3.4. Xử lý các yếu tố môi trường

+ So sánh, đánh giá chất lượng môi trường: Sử dụng giới hạn cho phép (GHCP) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5943 - 1995 đối với nước biển ven bờ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn tạm tính của đề tài KT 03.07 và tiêu chuẩn ASEAN để so sánh đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu (bảng 6).

+ Sử dụng chỉ số RQ (Risk Quotient) và RQtt (RQ tổng thể ) để đánh giá hiện trạng (mức) ô nhiễm tại điểm, khu vực quan trắc và tổng thể chất lượng môi trường.

Chỉ số RQ = Giá trị đo được/Giá trị giới hạn cho phép

- Nếu RQ  0,25: Rất an toàn về mặt môi trường

- Nếu 0,25 < RQ  0,75 : An toàn về mặt môi trường

- Nếu 0,75 < RQ  1 : Nguy cơ tai biến môi trường

- Nếu RQ > 1 : Ảnh hưởng tai biến môi trường

RQtt = x RQtt  0,75 thì chất lượng môi trường ở mức an toàn

Bảng 6. Giới hạn cho phép của một số thông số môi trường nước sử dụng đánh giá tổng thể môi trường


Thông số

GHCP của Việt Nam

GHCP ASEAN

QCVN 10:2008

T (oC)

≤ 30




S (‰)

-




DO (mg/l)

≥ 5




pH

6,5 - 8,5




COD (mg/l)

3




CN- (g/l)

5

7

Dầu (mg/l)

Không có

0,14

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát một số yếu tố môi trường biển ven đảo Phú Quý

Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phát triển của sinh vật. Quần xã rạn san hô cũng bị chi phối bởi quy luật phân bố của sinh vật và hiển nhiên chịu sự tác động của môi trường. Một đặc điểm dễ thấy của sinh vật là tính thích nghi, nó được thể hiện bằng khả năng phân bố và phát triển mạnh khi điều kiện môi trường thuận lợi và ngược lại, các quần thể sẽ suy giảm thậm chí tuyệt diệt khi môi trường sống chuyển dần sang bất lợi. Khi đó, các cá thể trong quần thể có thể chết hoặc di cư đến vùng khác có điều kiện tốt hơn [44].



3.1.1. Các thông số môi trường nước cơ bản

Nhiệt độ: Kết quả quan trắc cho thấy nhiệt độ nước biển trung bình tháng 3/2010 (27,5oC) và tháng 7 - 8/2010 (28,1oC). Kết quả này không có sự khác biệt lớn so với nghiên cứu của nhiều năm trước đây (trung bình nhiều năm của tháng 3 đạt 27,1oC và giai đoạn tháng 7 - 8 đạt 27,6oC). So với GHCP (giới hạn cho phép) ≤ 30oC theo QCVN (quy chuẩn Việt Nam) 10 : 2008 đối với NTTS (nuôi trồng thủy sản) và bảo tồn thuỷ sinh, các kết quả ghi nhận được giá trị nhiệt độ nước biển đều nằm trong phạm vi cho phép.



(Nguồn: Nguyễn Văn Âu, 2002)



Hình 4. Nhiệt độ (0C), độ muối (‰) trung bình tháng nhiều năm khu vực biển ven đảo Phú Quý

Độ muối (S): Độ muối nước biển ven đảo Phú Quý khá cao và ổn định, biến động trung bình từ 31,0‰ đến 32,8‰. So sánh với xu thế biến động độ muối trung bình các tháng trong nhiều năm ở vùng ven đảo Phú Quý hình 4 cho thấy độ muối quan trắc được trong tháng 7-8/2010 biến động ở khoảng giá trị thấp hơn tháng 3/2010. Tuy nhiên, chênh lệch không lớn, các giá trị quan trắc được biến động từ 32,6 - 33,2‰, trung bình 32,8‰ (bảng 7).



Hàm lượng ôxy hoà tan DO, pH: Hàm lượng DO quan trắc được trong nước biển ven đảo Phú Quý khá cao, giao động từ 5,76 - 6,92mg/l, trung bình cho cả hai chuyến là 6,13mg/l. Độ pH nước biển ven đảo Phú Quý khá cao và ổn định thể hiện rõ tính chất kiềm yếu của vùng biển khơi trong cả hai mùa mưa và mùa khô. Như vậy, các giá trị DO quan trắc được đều nằm trong phạm vi GHCP lớn hơn 5mg/l, kết quả quan trắc trị số pH đều trên 8 và nằm trong khoảng GHCP 6,5 - 8,5 theo QCVN 10:2008 đối với NTTS và bảo tồn thuỷ sinh (bảng 7).

Bảng 7. Giá trị của một số thông số môi trường nước cơ bản ven đảo Phú Quý

Thông số

Tháng 3/2010

Tháng 7-8/2010

Trung bình

GHCP

Khoảng biến động

Trung bình

Khoảng

biến động

Trung bình

T (oC)

26,8 - 28,5

27,5

27,1 - 29,7

28,1

27,8

≤ 30

S (‰)

33,0 - 33,8

33,4

32,6 - 33,3

33,0

32,8

-

DO (mg/l)

5,82 - 6,86

6,09

5,76 - 6,92

6,17

6,13

≥ 5

pH

8,03 - 8,21

8,17

8,01 - 8,19

8,11

8,14

6,5 - 8,5

Độ đục (NTU)

1 - 4

3,2

1 - 5

3,9

3,6

-

Độ đục nước biển: Độ đục nước biển ven đảo Phú Quý khá thấp, dao động từ 1 - 5NTU, trung bình 3,6NTU. Các giá trị độ đục quan trắc được trong tháng 3/2010 và tháng 7–8/2010 chênh lệch nhau không nhiều (bảng 7). Nước biển khu vực ven đảo Phú Quý được đánh giá là đảo có nước trong nhất so với đảo Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc [11]. Điều này minh chứng cho nước biển khu vực đảo Phú Quý khá ổn định và ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước lục địa.

3.1.2. Hàm lượng dầu và xyanua (CN-)

Hàm lượng COD: Kết quả quan trắc hai đợt khảo sát ghi nhận được hàm lượng COD biến động từ 3,21 - 5,31mg/l, trung bình 3,79mg/l (bảng 8). Như vậy, so với GHCP (COD > 3mg/l) theo QCVN 10:2008 đối với NTTS và bảo tồn thuỷ sinh, các kết quả quan trắc COD khu vực ven đảo Phú Quý đều cao hơn. Hàm lượng COD tồn tại trong nước biển khu vực đảo Phú Quý chủ yếu được bổ sung từ nguồn hoạt động dân sinh và dịch vụ hậu cần nghề cá ở khu vực cảng, nuôi hải sản. Nguồn ô nhiễm COD ở đảo Phú Quý do nuôi hải sản được thể hiện rõ nhất ở Lạch Dù, do các hộ tự phát lập lồng nuôi cá mú đỏ, mú cọp và cá giò với mật độ dày (103 cơ sở nuôi trồng bằng lồng bè trên diện tích hơn 19.000m2) đã khiến thuỷ vực ở khu vực này bị ô nhiễm.



Bảng 8. Hàm lượng COD, dầu và xyanua trong nước biển ven đảo Phú Quý

Thông số

Tháng 3/2010

Tháng 7 - 8/2010

Trung bình

GHCP (VN)

GHCP (ASEAN)

Khoảng

biến động

Trung bình

Khoảng biến động

Trung bình

COD (mg/l)

3,21 - 5,08

3,66

3,14 - 5,31

3,92

3,79

3

-

CN  (µg/l)

1,06 - 2,79

1,94

0,95 - 2,83

1,86

1,90

5

7

Dầu (mg/l)

0,016 - 0,187

0,074

0,061 - 0,209

0,116

0,093

Không có

0,14

Hàm lượng dầu: Kết quả quan trắc đều ghi nhận được sự xuất hiện của dầu mỡ trong nước biển ở ven đảo Phú Quý, đặc biệt là có hàm lượng khá cao ở khu cảng. Hàm lượng dầu quan trắc được biến động từ 0,016 - 0,209mg/l, trung bình 0,112mg/l (bảng 8). Theo 2 đợt quan trắc, hàm lượng dầu không thể hiện rõ xu hướng biến động, do nguồn gây phát thải dầu mang tính cục bộ. So với ngưỡng 0,14mg/l theo ASEAN đề xuất, chỉ một số kết quả quan trắc (22,7%) có hàm lượng cao hơn.

Hàm lượng CN-: Cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trước đây của [11], hàm lượng CN- trong nước biển ven đảo Phú Quý quan trắc được trong năm 2010 khá thấp, hầu như chỉ chịu sự ảnh hưởng chung của chất lượng nước dải ven biển. Các giá trị quan trắc được dao động từ 1,06 – 2,83g/l, trung bình 1,90g/l. So với GHCP 5g/l theo QCVN 10 : 2008 đối với NTTS, bảo tồn thuỷ sinh và 7g/l theo ngưỡng ASEAN đề xuất, các giá trị quan trắc được đều thấp hơn. Biến động hàm lượng CN- trong 2 đợt quan trắc (đợt tháng 3/2010 và đợt tháng 7 - 8/2010) không khác biệt nhau nhiều (bảng 8).

3.1.3. Đánh giá tổng thể chất lượng môi trường nước biển ven đảo Phú Quý

Điều kiện môi trường nước biển ven đảo Phú Quý khá thuận lợi với độ muối, độ trong cao và ổn định, nhiệt độ nước biến động theo mùa không lớn, các thông số môi trường nghiên cứu đều có hàm lượng nằm trong phạm vi cho phép ngoại trừ chỉ tiêu (COD). Chất lượng môi trường nước tuy có những biến động nhưng vẫn ở mức chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của thuỷ sinh vật. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội của đảo phải theo hướng thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu những áp lực đối với môi trường nước.

Kết quả tính toán RQtt cho thấy, giá trị chỉ số RQtt tính theo hai hệ thống GHCP đều ở khoảng 0,25 < RQtt < 0,75 - ở mức chất lượng an toàn về môi trường. Tuy nhiên, chỉ số RQtt tính theo ngưỡng ASEAN khá cao, gần gấp 2 lần giá trị RQtt tính theo GHCP của Việt Nam, đạt xấp xỉ ngưỡng nguy cơ tai biến môi trường, điều này thể hiện môi trường biển đảo Phú Quý đang chịu tác động của các nguồn ô nhiễm (hình 5).



Hình 5. Chỉ số RQtt tính theo GHCP của Việt Nam và tính theo ngưỡng ASEAN trong 2 đợt quan trắc chất lượng nước biển đảo Phú Quý (2010)

3.2. Thành phần loài san hô cứng

3.2.1. Cấu trúc thành phần loài san hô cứng

Kết quả nghiên cứu đa dạng thành phần loài quần xã san hô cứng tại 9 vùng rạn xung quanh biển ven bờ đảo Phú Quý cho thấy, thành phần giống loài san hô khá phong phú và đa dạng. Tổng số loài ghi nhận được là 191 loài thuộc 55 giống và 14 họ (bảng 9). Trong đó họ Faviidae có số lượng giống cao nhất là 15 giống chiếm 27,27% tổng số giống phân bố toàn vùng nghiên cứu, tiếp đến là Họ Fungiidae có 7 giống chiếm 12,73% trên tổng số. Còn lại phần lớn các họ san hô chỉ có từ 1 đến 4 giống. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy họ Faviidae có số giống nhiều nhất chỉ đạt 49 loài chiếm khoảng 25,65% trong tổng số loài, trong khi đó họ Acroporidae chỉ có 3 giống nhưng có sự đa dạng loài cao nhất, xác định được 51 loài chiếm 26,70% trong tổng số loài san hô phân bố trên toàn khu vực ven bờ đảo Phú Quý.



Bảng 9. Cấu trúc thành phần loài quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý

Stt

Tên họ

Giống

Loài

Số lượng

Tỷ Lệ (%)

Số lượng

Tỷ Lệ (%)

1

Acroporidae

3

5,45

51

26,70

2

Agariciidae

4

7,27

11

5,76

3

Astrocoeniidae

1

1,82

1

0,52

4

Dendrophylliidae

3

5,45

6

3,14

5

Euphyliidae

3

5,45

3

1,57

6

Faviidae

15

27,27

49

25,65

7

Fungiidae

7

12,73

11

5,76

8

Merulinidae

2

3,64

5

2,62

9

Mussidae

4

7,27

12

6,28

10

Oculinidae

1

1,82

2

1,05

11

Pectiniidae

4

7,27

8

4,19

12

Pocilloporidae

3

5,45

7

3,66

13

Poritidae

3

5,45

20

10,47

14

Siderastreidae

2

3,64

5

2,62

Tổng sổ

55

100,00

191

100,00

Xét về sự phân bố thành phần loài trên các vùng rạn nghiên cứu, kết quả phân bố thành phần loài được thể hiện ở hình 6.

Kết quả thể hiện sự khác biệt rõ rệt về đa dạng thành phần giống, loài san hô phân bố trên 9 vùng rạn nghiên cứu, trong đó số lượng họ san hô cứng giao động từ 9 cho đến 12 họ trong tổng số 14 họ san hô cứng phân bố tại Phú Quý, thấp nhất là khu vực Bắc, Đông Bắc và Tây nam Phú Quý. Tính đa dạng thành phần giống loài cao thể hiện tập trung tại 3 vùng Nam Phú Quý, Đông Hòn Tranh và Đông nam Phú Quý trong đó số lượng giống giao động từ 29 đến 31 giống và số loài lần lượt là 110, 107 và 101 loài.





Hình 6. Số lượng thành phần giống, loài san hô cứng tại các vùng nghiên cứu

Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như động lực sóng biển cấu trúc nền đáy tác động đến sự phân bố khác nhau về thành phần giống loài. Tại các khu vực Đông bắc và Tây nam, Tây Bắc Phú Quý hình thái rạn tương đối bằng phẳng, đới mặt bằng rộng là điều kiện thuận lợi cho xu hướng phát triển giống loài ưu thế.

Kết quả khảo sát cũng ghi nhận tại các khu vực này quần xã san hô thể hiện rõ các giống ưu thế như Acropora và Montipora phân bố trên vùng rộng lớn, kéo theo đó quần xã có tính đa dạng loài thấp. Ngược lại các khu vực rạn san hô quy mô rạn không lớn nhưng cấu trúc nền đáy có sự phân chia 4 đới rõ ràng phù hợp với sinh thái nhiều loài san hô chúng thường có tính đa dạng loài cao hơn như các khu vực Nam Phú Quý và Đông Hòn Tranh. Các khu vực khác hình thái rạn đơn giản hoặc phân bố hẹp, số loài giao động trong khoảng 49 đến 81 loài.

So sánh số liệu khảo sát đa dạng thành phần loài san hô của đề tài với số liệu khảo sát của Latypov, 1995 đề tài đã ghi nhận thêm được 61 loài và 4 giống san hô cứng phân bố tại ven biển Phú Quý. Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần loài san hô cứng ở ven đảo Phú Quý, nghiên cứu của Latypov (1995), ghi nhận được 134 loài san hô trong đó có 130 loài san hô cứng, và chỉ thực hiện trên số lượng mặt cắt rất hạn chế (4 mặt cắt), từ đó có thể khẳng định: kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng và đầy đủ nhất về thành phần loài san hô ở ven đảo Phú Quý.



So sánh số liệu nghiên cứu quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý với các khu vực rạn san hô điển hình thuộc vùng biển Đông Nam Bộ bảng 8 cho thấy đa dạng thành phần loài san hô ven bờ Phú Quý có số lượng loài thấp hơn các khu vực khác và chỉ cao hơn Hòn Cau, tuy nhiên cho đến nay quần xã rạn san hô Phú Quý có tần xuất nghiên cứu ít nhất.

Bảng 10. Đa dạng thành phần loài san hô cứng vùng biển Đông Nam Bộ

Địa Điểm

Họ

Giống

Loài

Nguồn tham khảo

Vịnh Nha Trang

15

64

351

Đỗ Văn Khương, 2008

Nam Yết

15

52

219

Đỗ Văn Khương, 2008

Hòn Cau




48

134

Võ Sĩ Tuấn, 1996

Côn Đảo

15

55

210

Đỗ Văn Khương, 2008

Phú Quý

14

55

191

Kết quả nghiên cứu

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương