Trường Đại học Điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam


Hệ điều hành LINUX 2.2.1 Giới thiệu về HĐH Linux



tải về 1.67 Mb.
trang17/48
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1821
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   48

2.2 Hệ điều hành LINUX

2.2.1 Giới thiệu về HĐH Linux


Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torwald, một người Phần Lan phát triển vào năm 1991 dựa trên mã nguồn hệ điều hành Unix được cung cấp bởi phòng thí nghiệm trường đại học công nghệ MIT (Massachusetts Institue of Technology). Thông qua mạng Internet toàn cầu - những kết quả ban đầu với Linux đã được truyền tải nhanh chóng tới rất nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới. Hàng ngàn, hàng chục ngàn lập trình viên “tự do” đã miệt mài hoàn thiện, bổ sung thêm rất nhiều tính năng, cũng như ứng dụng mới cho Linux. Các hãng đi đầu trong phát triển Linux gồm có: RedHat, Caldera, SuSE, Mandrake. Và cho tới thời điểm năm 1995/1996, Linux đã mang dáng dấp của một hệ điều hành Unix thương mại chuyên nghiệp - thừa kế mọi điểm mạnh của Unix như:

• là hệ điều hành hướng mạng

(các dịch vụ internet/intranet: eMail, Web, FTP, . . .),

• thực sự đa nhiệm,

• an toàn, bảo mật cao,

• tính thông minh trong quản lý tài nguyên hệ thống (file, CPU, bộ nhớ).


Hệ điều hành Linux còn có đặc tính nổi bật:

• là sản phẩm miễn phí, chạy được trên các máy tính cá nhân PC - dòng Intel (sử dụng bộ vi xử lý Intel),

• với đặc thù là sản phẩm “mã nguồn mở”, kiểm soát được, từ đó tạo khả năng xây dựng những chức năng phục vụ các yêu cầu riêng biệt - đặc biệt đối với các hệ thống thông tin đòi hỏi tính ổn định và bảo mật cao.

2.2.2 Linux - xu thế, giải pháp mới cho các hệ thống thông tin

Cũng trong những năm gần đây, những tiến bộ công nghệ đã đem lại cho máy tính cá nhân PC một vị thế quan trọng không ngờ (giá thành ngày càng hạ, tính năng ngày càng được nâng cao. Tại rất nhiều nơi PC cao cấp đã thoát hẳn khỏi vai trò là một máy tính đơn lẻ thuần tuý, đảm nhiệm vai trò máy chủ tài nguyên, hoặc máy chủ nghiệp vụ cho cả một tổ chức, một cơ quan). Như vậy, giờ đây việc xây dựng một hệ thống thông tin chuyên nghiệp (ổn định, an toàn bảo mật, các dịch vụ hướng mạng: eMail, Web,. . .) với giá thành hạ là điều hoàn toàn khả thi với Linux.


Ví dụ về một hệ thống thông tin hoàn chỉnh xây dựng trên Linux:
Samba: Dịch vụ chia sẻ tài nguyên file.

Dhcpd: Dịch vụ cấp phát địa chỉ IP tự động cho máy trạm.

Named: Dịch vụ DNS - Giải nghĩa tên máy, tên miền -> địa chỉ IP và ngược lại.

OpenLDAP: Dịch vụ sổ địa chỉ phức hợp – cung cấp tới người dùng cuối danh sách địa chỉ eMail, thông tin cá nhân về các thành viên khác trong một tổ chức, một cơ quan.

Sendmail: Dịch vụ gửi, chuyển tiếp thư điện tử (internet eMail).

IPOP3d: Dịch vụ cung cấp hộp thư POP3.

Apache: Dịch vụ Web.

Squid: Máy chủ Proxy – cho phép các máy trạm truy nhập Internet thông qua một máy tính có địa chỉ internet (IP) hợp lệ duy nhất.

MySql, Postgresql: Xây dựng cơ sở dữ liệu.

Iptables: Firewall - Bức tường lửa bảo vệ hệ thống.


Song song với những bước đi vững chắc khi đóng vai trò máy chủ trong các hệ thống thông tin - cũng đã có nhiều biến chuyển tích cực đối với mảng máy tính văn phòng. Ngày càng có nhiều ứng dụng chất lượng được phát triển trên Linux. Có thể kể đến: môi trường giao diện đồ hoạ mỹ thuật KDE, GNOME, các ứng dụng soạn thảo, lập bảng tính đơn giản, trình soạn thảo văn bản Abiword, bộ ứng dụng văn phòng Koffice, bộ ứng dụng duyệt, thiết kế WEB, gửi/nhận eMail - Netscape Communicator, . . . và đặc biệt là bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice - được đánh giá là tương thích hoàn toàn với Ms Office97/2000, và sẽ là một đối thủ nặng ký đối với Microsoft. Sự phong phú của các sản phẩm nguồn mở đã đem tới người dùng một cách nhìn mới về thế giới phần mềm nguồn mở. Giờ đây người dùng có thể lựa chọn cho mình các sản phẩm phù hợp nhất, và với chi phí thấp nhất có thể. (So sánh với chính sách độc quyền sản phẩm, giá thành cao trong trường hợp của sản phẩm phần mềm thương mại - với đại diện tiêu biểu là Microsoft). Ví dụ về một trạm làm việc văn phòng xây dựng trên Linux:
GNOME, KDE: Môi trường desktop đồ họa.

Mc, Gmc: Trình quản lý tệp, thư mục.

Mozilla/Netscape Communicator: Bộ ứng dụng duyệt Web, gửi/nhận eMail, soạn/ thiết kế trang Web, xây dựng sổ địa chỉ cá nhân.

Kppp: Trình quay số, thiết lập kết nối internet.

OpenOffice: Bộ ứng dụng văn phòng tương thích MsOffice97/2000/XP (soạn thảo văn bản, lập bảng tính, soạn bản trình diễn, thiết kế đồ họa, . . .).

Kdat: Tiện ích sao lưu dữ liệu.

Fsck: Tiện ích kiểm tra, khắc phục lỗi xuất hiện với hệ thống tệp, thư mục.

Glade, KDevelop: Môi trường phát triển ứng dụng với ngôn ngữ C/C++.

Gcc: Trình biên dịch C/C++.

Kylix: Môi trường phát triển ứng dụng với ngôn ngữ Pascal (Tương đương với môi trường Delphi phát triển cho Windows). Phù hợp với xu thế của thế giới thông tin đa ngôn ngữ - các phiên bản Linux mới nhất, các ứng dụng chạy trên Linux cũng đã được bổ sung những khả năng hỗ trợ Unicode/UTF-8 ngày càng hoàn thiện hơn. Những lợi thế do Linux cũng như các sản phẩm phần mềm nguồn mở đem lại đã kéo theo sự quan tâm với mức độ ngày càng tăng - từ mức chính phủ, tới các đại gia trong ngành công nghệ thông tin, cho tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Pháp đã cân nhắc phần mềm nguồn mở như là giải pháp an toàn và kinh tế nhất cho hệ thống thông tin của họ. Những người khổng lồ như: IBM, Intel, Compaq, HP, Oracle, và SunMicrosystem đã có những cam kết hỗ trợ, và gia tăng đầu tư trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở.


2.2.3 Một số khái niệm cơ bản trong Linux


2.2.3.1. Cấu trúc thư mục
Hệ thống tệp của Linux, với tên gọi ext2, là hệ thống thư mục dạng cây. Thư mục gốc (ký hiệu là /), là gốc của toàn bộ hệ thống tệp. Khái niệm “ổ” (ổ C, ổ A,. .) của Windows không sử dụng trong hệ thống tệp của Linux. Thay vào đó, các thiết bị như ổ mềm sẽ được ánh xạ vào một thư mục nào đó nằm dưới thư mục mộc của toàn bộ hệ thống. Cũng giống như trong Windows, các thư mục có thể chứa thư mục con và các tệp. Tên tệp trong Linux có thể tùy ý và có thể chứa cả chứ số, dấu cách, dấu gạch, . . . Tệp trong Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường.


Hình 2.12: Kết quả của lệnh “ls -la”.
Tên đường dẫn (pathname) có thể là tuyệt đối hoặc tương đối. Tên đường dẫn tuyệt đối bắt đầu bằng “/” và tại thư mục gốc (Windows sử dụng “\”). Các thư mục con kế tiếp sau đó cũng được phân cách bằng “/”. Cũng giống như hệ thống tệp của Windows, hệ thống tệp của Linux lưu giữ thông tin về các tệp và thư mục.

Các thông tin này bao gồm quyền đối với tệp/thư mục, người tạo tệp/thư mục, nhóm (group) của tệp/thư mục đó. Người dùng có thể xem quyền truy cập của mỗi tệp bằng cách sử dụng lệnh “ls-l”. Quyền truy cập được chia làm ba lớp người dùng: người tạo ra, nhóm làm việc mà nó thuộc về, và tất cả các người dùng khác. Quyền cho mỗi loại người dùng được chia làm ba loại: quyền đọc (r), quyền viết (w) và quyền thực hiện (x). Cách phân quyền của thư mục khác với tệp. Với một thư mục, quyền thực hiện có nghĩa là người dùng có truy cập vào sâu trong thư mục đó. Quyền đọc của thư mục có nghĩa là người dùng có thể xem tên các tệp/thư mục trong thư mục đó. Quyền viết đối với thư mục có nghĩa là người dùng có thể tạo ra một tệp/thư mục trong thư mục đó.


Ví dụ, nếu ta gõ “ls –l”, thông tin hiện ra như sau:
drwxr-xr—x 2 userid users 1024 May 3 11 : 24 temp

rw———— 1 userid users 5400 Jan 8 2001 thcs.doc


Trong ví dụ này, thư mục hiện thời chứa một thư mục con và một tệp. Người dùng có quyền đọc và quyền truy cập vào trong thư mục con, còn đối với tệp thì chỉ người tạo ra nó mới có thể đọc và viết vào tệp đó. Ngoài ra không ai có quyền gì với tệp đó.
2.2.3.2. Ký hiệu tắt trong Linux
.” cho biết đó là thư mục làm việc;

..” chỉ thư mục cao hơn một cấp (thường gọi là thư mục mẹ);

“ ” chỉ thư mục riêng (home directory).

Những ký hiệu này có thể được sử dụng cùng với nhau.



Ví dụ: “ /..” có nghĩa là thư mục mẹ của thư mục riêng.

Hoặc bạn có thể dùng “../..“ để chỉ một thư mục cao hơn thư mục mẹ.


2.2.3.3. Thư mục tiêu biểu của Linux
Một tên đường dẫn tương đối bắt đầu với thư mục mà bạn đang ở đó (gọi là thư mục làm việc; bạn nhập “pwd” và nhấn nếu không biết đang ở thư mục nào) và chuyển xuống thư mục thấp hơn. Những tên đường dẫn tương đối bắt đầu với tên thư mục nằm dưới thư mục làm việc. Mỗi thư mục cấp thấp hơn phải được thể hiện với dấu “/” trước đó. Ví dụ: có một thư mục /usr với cài đặt chuẩn của RHL, dưới đó bạn sẽ tìm thấy nhiều thư mục con khác, bao gồm cả thư mục /bin (dành cho các tệp nhị phân). Tên đường dẫn tuyệt đối cho bin là /usr/bin. Nhưng do đang nằm trong /usr nên thay vì /usr/bin bạn chỉ cần gõ bin trong đối số của dòng lệnh. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được vào thư mục chứa các tệp của mình, gọi là thư mục riêng của bạn (home directory). Thông thường, một thư mục riêng của người dùng Linux có dạng /usr/user (user là username của bạn), nhưng root lại có thư mục riêng là /root (trong RHL). Linux, giống như Unix, nhạy cảm với chữ thường và chữ hoa trong hầu hết mọi sự kiện, kể cả khi bạn nhập username, password hay câu lệnh. Khi đã đăng nhập, hệ thống đưa ra dấu nhắc lệnh, và bạn có thể yêu cầu máy tính thực hiện những gì bạn muốn - bằng cách nhập dòng lệnh. Điều này làm cho người dùng Windows, vốn quen với phong cách trỏ-và-nhấn, cảm thấy không thoải mái trong lần dùng đầu tiên. Nhưng khi đã quen, bạn sẽ nhận thấy dòng lệnh tỏ ra hiệu quả hơn nhiều đối với người dùng có kinh nghiệm, và chỉ cần sau một ngày, bạn có thể sử dụng Linux một cách thành thạo. Dấu nhắc lệnh được đưa '72a bởi một tiện ích shell (trình giao diện), khởi động mỗi khi bạn đăng nhập.

Các lệnh trong Unix thường bắt đầu bằng tên lệnh (command name), sau đó là cờ (flag) và đối số (argument).



Cú pháp tổng quát là:

command [flag] argument1 argument2 . . .
Những gì nằm giữa hai dấu ngoặc vuông - []- có nghĩa là tùy chọn. Nếu đã từng sử dụng Windows, bạn sẽ thấy nó cũng có cú pháp gần giống như vậy. Tuy nhiên, vẫn có vài khác biệt. Các lệnh Windows có tham số (hay flag) đứng sau ký tự “/”; trong khi Linux sử dụng ký tự “-”. Ví dụ, trong Windows bạn gõ “dir/a /o:d”, còn trong Linux lại là “Is -Iac” để thực hiện cùng một mục tiêu.

Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương