Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học



tải về 231.4 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích231.4 Kb.
#10726
1   2   3   4

Lời dạy của Đức Phật về các bổn phận đạo đức của vua chúa để sử dụng công quyền, bảo đảm an sinh người dân đã giúp cho vua A Dục (Asoka), vào thế kỉ 3 TCN, cai trị đất nước của ông. Hoàng Đế A Dục, là một thí dụ điển hình của nguyên tắc đạo đức nầy, đã sống và thực hành Chính Pháp cho tất cả mọi người dân trong triều đại của ông. Ông quảng bá chính sách bất bạo động đến các vương quốc lân cận, cam đoan các thiện ý của ông, và gửi sứ giả đi khắp nơi để truyền bá thông điệp hòa bình và bất bạo động. Ông cỗ vỏ sự ứng dụng của các nguyên tắc đạo đức trong xã hội, như chân thật, từ bi, bác ái, bất bạo động, nhân từ, không hoang phí, không chiếm đoạt, và không gây sát hại cho mọi loài vật.

Ông khuyến khích tự do tôn giáo và bình đẳng tương kính giữa mọi đức tin. Ông thường du hành thuyết giảng Đạo Pháp đến người dân ở tận thôn quê. Ông thiết lập các công trình công cộng như bệnh xá, cung cấp thuốc men, trồng cây gây rừng, đào giếng, các công trình thủy lợi, và nhà tạm trú. Ông cũng đặc biệt ngăn cấm việc đối xử tàn ác với các loài thú vật.

9. Sứ giả Như lai với quan điểm nhập thế Hạnh lợi tha của Đại thừa Bồ-tát, bất luận Lục độ hay Tứ nhiếp đều lấy bố thí làm trọng yếu, thứ lớp tu hành đạo giải thoát. Mặc dù lấy ba môn vô lậu học làm cương yếu, đức Phật tuỳ thời, tuỳ nơi khuyên mọi người bố thí pháp và bố thí tài vật. Cư sĩ tại gia thường bố thí tài vật, người xuất gia thường bố thí pháp theo sở học của mình. Bố thí pháp tiêu biểu cho việc nâng cao pháp tu hành nhân, thiên lên mức độ tu hành Bồ-tát đạo và giải thoát đạo. Điều này trong kinh Tăng Nhất A-hàm đã nhất mạnh, trong khi bàn về 2 pháp bố thí, “Trong các pháp bố thí, bố thí pháp là cao thượng hơn cả”

Bố thí mà có sự phân biệt thân sơ hay có chủ đích gọi là hữu tướng bố thí, đây còn nằm trong phạm vi thiện pháp nhân, thiên; Bố thí mà không phân biệt thân, sơ, không có chủ đích gọi là vô tướng bố thí. Loại bố thí sau chính là Bồ-tát hạnh, phù hợp với đạo giải thoát. Do vậy kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 4, phẩm Hộ Tâm, kinh thứ 5 có ghi trưởng giả A-na-bân-trì thường thực hành hạnh bố thí bình đẳng, không phân biệt người nhận là ai. Phật khen vị trưởng giả này mà nói rằng: “Lành thay! Lành thay! Trưởng giả! Với tâm Bồ-tát, ông chuyên tâm thực hành bố thí, học xứ Bồ-tát thường dùng tâm bình đẳng bố-thí . Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 45, Phật tán thán trưởng giả Sư Tử: “Khi một vị Bồ-tát bố thí, ngài bố thí với tâm bình đẳng".Do đó, chúng ta biết rằng bố thí của Bồ tát và bố thí của nhân, thiên có vẻ giống nhau nhưng thật sự khác nhau. Bố thí cứu tế từ thiện, thuộc pháp thế tục, bố thí với tâm bình đẳng hoặc vô tướng gọi là Bồ-tát hạnh.

Do vậy, phương pháp tu hành của chúng ta trong thế kỷ mới phải quay về bản hoài của đức Phật, có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội để nâng cao giá trị bố thí và thúc đẩy việc giải thoát và Bồ-tát đạo. Bồ-tát tu hành không vì mục đích giải thoát chỉ thực hành thiện pháp nhân, thiên như vậy là thế tục hoá. Nhưng nếu vị ấy tách rời giáo lý nhân, thiên chỉ tu tập giải thoát đạo, vị ấy sống trái với tông chỉ hoá độ chúng sanh của đức Phật. Như vậy, pháp môn tu hành chính xác của Bồ-tát là gì? Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 20, kinh số 550 có ghi rằng tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên thuyết giảng cho các Tỳ-kheo: “Như lai thuyết giảng đạo Nhất thừa để thanh tịnh hoá chúng sanh, và giúp họ xa lìa các khổ não, ưu bi, chứng đắc pháp chân như.”

Mặc dù đoạn trích trên bắt nguồn từ kinh Tạp A-hàm, kinh điển Tiểu thừa, thật sự có nguồn gốc Bồ-tát đạo Đại thừa. “Nhất thừa đạo” được đề cập ở đây có thể giống với “Duy nhất Phật thừa” trong kinh Pháp hoa . Con đường này trái ngược với con đương Tam thừa được đề cập trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 24, hoặc các chỗ khác. Nhất thừa đạo giúp tất cả chúng sanh thoát ly tất cả ưu bi, khổ não và chứng pháp tánh thật tướng chân như. Nói cách khác, sử dụng nhất thừa Phật pháp để tế độ tất cả chúng sanh, tịnh hoá tâm địa, thật chứng chân như. Con đường Tam thừa chỉ cho Thinh văn, Duyên giác, và Bồ-tát. Hành giả tu chứng như thế nào? Hành giả nên tu hành phù hợp với Tứ đế, 12 Nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo. Đạo đế trong Tứ đế là Bát Thánh đạo, nội dung chính bao gồm: Chánh tri kiến, chánh hạnh, chánh định, chánh tuệ... Nghĩa là người tu hành lấy chánh tri kiến của Phật làm kim chỉ nam cho việc tu hành tam vô lậu học (giới, định, tuệ), nhờ vậy mà ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh . Trì giới an định được thân, tu định nhiếp tâm, y theo không tuệ thì được giải thoát. Kinh A Hàm có nói rằng có hai loại người, một là giải thoát nhờ định tuệ, hai là giải thoát nhờ tuệ. Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục tổ Huệ Năng chủ trương rằng “định với tuệ là một không hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định", lại nói rằng “bên ngoài không lìa tướng là thiền, bên trong tâm không loạn là định". Nếu như trong sinh hoạt hàng ngày tâm không bị ô nhiễm, không khởi phiền não, chúng ta sẽ được giải thoát. Làm sao có thể đạt được kết quả như thế? Đó là nhờ công phu bố thí, trì giới, tu tập thiền định mà có được. Công năng trên khiến cho tâm được khai mở, nghiệp chướng tiêu trừ, chứng được chân như pháp tính.

D. KẾT LUẬN

Nhiều học giả cho rằng Đức Phật là một nhà cải cách xã hội. Trong các bài giảng, Ngài đã lên án hệ thống giai cấp và Ngài công nhận quyền bình đẳng của con người. Ngài giảng về nhu cầu cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội, công nhận tầm quan trọng của việc phân bố công bằng các của cải giữa người giàu và nghèo, nâng cao vị trí của phụ nữ, khuyến khích việc áp dụng tinh thần nhân bản trong guồng máy hành chính. Ngài dạy rằng xã hội phải được điều hành trên tình thương và lòng từ bi, chứ không dựa vào lòng tham lam. Hơn thế nữa, sự đóng góp của Ngài cho nhân loại còn cao quí hơn, vì Ngài còn đi xa hơn các nhà cải cách xã hội thời đó, vì không ai đã có thể chỉ thẳng vào cốt lõi của các cơn bệnh trong tâm thức của con người. Chỉ ở trong tâm thức thì sự cải cách mới thật sự có ý nghĩa. Các cải cách bên ngoài do các quyền lực áp đặt thì chỉ có hiệu quả ngắn hạn vì nó không có cội rễ. Chỉ có cải cách nào dựa trên căn bản cải thiện tâm thức thì nó mới có cội rể vững chắc. Có cội rể vững chắc thì các cành nhánh của cải cách xã hội mới được phát triển tươi tốt, vì chúng được nuôi dưỡng bởi nguồn sinh lực liên tục, đó là nguồn tâm lực của dòng sinh hóa trong cuộc đời. Như thế, các cải cách xã hội chỉ có thể khả thi khi nào mà tâm ý của con người đã được sửa soạn sẳn sàng cho các việc đó. Các cải cách đó sẽ tiếp tục sống mạnh khi nào mà con người sẳn sàng nuôi dưỡng chúng qua sự chuyên cần và tôn trọng sự thật và công lí, và tôn trọng đời sống của đồng bào của họ.

Giáo thuyết của Đức Phật không dựa trên một "Triết lý Chính trị" nào cả. Giáo thuyết nầy không khuyến khích con người đi vào con đường hành lạc vật chất. Giáo thuyết nầy vạch ra con đường đưa đến giải thoát tối hậu, là Niết Bàn. Nói một cách khác, mục tiêu tối hậu của Giáo thuyết ấy là đoạn diệt lòng tham ái vốn đã cột chặt con người trong vòng trầm luân, khổ ải. Một câu thơ trong Kinh Pháp Cú (câu 75) đã tóm tắt điều nầy: "Con đường đưa đến thủ đắc vật chất là một con đường, còn con đường đưa đến Niết Bàn là một con đường khác."

Điều nầy không có nghĩa là các Phật tử không nên tham gia vào tiến trình chính trị, vốn là một thực tại xã hội. Đời sống của mọi người trong xã hội được uốn nắn bởi luật pháp và các qui định, bởi các bố trí kinh tế của quốc gia, bởi guồng máy quản trị hành chính, và như thế chịu ảnh hưởng của các bố cục chính trị của quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu người cư sĩ Phật tử có muốn tham gia chính trị thì người đó không nên lạm dụng tôn giáo để mưu đồ tạo các quyền lực chính trị cho mình. Còn các tu sĩ vốn đã xuất gia, lìa đời sống thế tục để dấn thân vào con đường tôn giáo tinh thuần, thì không nên có những liên hệ quá tích cực vào các hoạt động chính trị.

Kinh Duy Ma nói: “Tâm tịnh thế giới tịnh” nhằm thể hiện tầm quan trọng sụ tu tập của tâm linh, dùng phương pháp tu tập quán niệm của thiền định để hoàn thiện phẩm chất cao đẹp của con người. Phật giáo trong thế kỷ 21 cần phải quan tâm đến những vấn đề chính trị xã hội. Quan tâm đến chinh trị xã hội không có nghĩa là làm chính trị mà đó là sự nói năng như chánh pháp, yên lặng như chánh pháp, làm việc trong chánh pháp Phật giáo nhập thế không có nghĩa là thế tục hóa mà bằng các phương pháp tu tập, trì giới, bố thí, dấn thân vào đời giúp nhân loại đề cao những phẩm chất tốt đẹp mà không bị cuốn trôi vào các ái nhiễm, tham, sân của theo dòng thế tục. Phật pháp tùy duyên trên dòng chảy sinh diệt của thời gian nhưng lý tưởng bồ tát nguyện dấn thân vào đời đem để giảm thiểu sự đau khổ, đem đến niềm hạnh phúc và an lạc cho mọi người sẽ luôn là bất biến.

30 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tăng chi bộ Kinh, Tiểu bộ Kinh (Đại tạng Kinh Việt Nam) VNCPHVN, nxb Tôn giáo. 2.Kinh Trường A Hàm, Trung A hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A hàm ( Đại tạng Kinh Việt Nam), VNCPHVN, nxb Tôn giáo. 3. Kinh Na tiên Tỳ kheo, bản dịch của Cao Hữu Đính (bản cũ không ghi năm xuất bản) 4. Mi Tiên Vấn Ðáp, dịch giả: HT Giới Nghiêm, ấn bản 2003 5.Thích Tuệ Sĩ: Kinh Duy-ma-cật sở thuyết, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, Nha Trang 2004. 6.Kimura Taiken, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, H.T.Thich Quảng Độ dịch Việt, Khuông Việt, 1971. 7. Kimura Taiken, Đại thừa Phật giáo tư tưởng Luận, H.T. Thich Quảng Độ dịch Việt, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1969. 8. Bryan Magee, Câu chuyện Triết học, Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn dịch Việt, nxb Thống kê, 2003. 9. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn anh Tuấn, Đại cương lịch sử triết học phương Tây, nxb Tổng Hợp Tp.HCM, 2006. 10.Phạm Minh Lăng, Những chủ đề cơ bản của Triết học Phương Tây, nxb Văn Hóa thông tin, 2003. 11.Peter Singer, Karl Marx, Dịch giả: Đinh Hồng Phúc và Cù Ngọc Phương, nxb Tri thức Phổ thông, 2011 12.GS. Phạm Phú Thành, Tài liệu giảng dạy Triết học và tâm lý học chương trình Cao trung Phật học. 13. Đại đức Narada, Đức Phật và Phật pháp, Bản dịch của Phạm Kim Khánh, 1980.



1 Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ. Được soạn thảo ngày 17 tháng 9, 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.

Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng một nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những Điều khoản Liên hiệp.



2 “ C. Mác - nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại trong 1000 năm qua." Thông tin công tác tư tưởng, số 10.1999. tr. 40,

3 Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng;

Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong triết học do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels xây dựng, sau đó được Vladimir Ilyich Lenin phát triển. Karl Marx và Friedrich Engels đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%206 -> Triet%20hoc%20chinh%20tri%20xa%20hoi%20Phat%20giao
Triet%20hoc%20chinh%20tri%20xa%20hoi%20Phat%20giao -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%206 -> Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học

tải về 231.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương