Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học



tải về 231.4 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích231.4 Kb.
#10726
1   2   3   4

2. Bảy pháp bất thối hay bảy pháp làm hƣng thịnh tăng đoàn (Kinh Du Hành - Trường A Hàm) 1- Các Tỷ-kheo cần phải thường xuyên tụ họp, và tụ họp đông đảo để giảng luận Chánh pháp, khiến cho có sự hòa hợp trên dưới của các Tỷ-kheo. 2- Các Tỷ-kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp, và chấp hành Tăng sự trong tinh thần đoàn kết. 3- Chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành; và cũng không bãi bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng những gì đã được quy định bởi cộng đồng Tăng lữ. 4- Các Tỷ-kheo luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các Tỷ-kheo trưởng lão, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong Chánh Pháp Luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng như thế. 5- Các Tỷ-kheo sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái. 6- Trú xứ cộng đồng các Tỷ-kheo luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh. 7- Các Tỷ-kheo sống an trú trên chánh niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc.

IV. Các vấn đề của xã hội dưới nhãn quan Phật giáo:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù t rải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệ và phương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội. Dưới đây chúng tôi bàn đến một số vấn đề xã hội theo quan điểm kinh A- hàm, thuyết minh lập trường và phương pháp giải quyết của Phật giáo đối với vấn đề xã hội:

1. Bình đẳng

Bất cứ một thể chế chính trị nào cũng có một giới hạn trong sự bảo vệ hạnh phúc và sung túc của người dân trong thể chế đó. Không một hệ thống chính trị nào, dù rằng nó có vẻ rất lí tưởng, có thể mang lại hạnh phúc và hòa bình nếu người dân trong thể chế đó còn bị bao trùm bởi lòng tham, sân hận, và mê si. Thêm vào đó, dù có theo một hệ thống chính trị nào đi nữa, cũng còn có những nhân tố phổ quát mà từng cá nhân trong xã hội phải trực diện: kết quả của các nghiệp thiện và bất thiện của riêng mình, và sự khiếm khuyết và thiếu vắng của một nền an lạc trường cửu vì bản chất

của thế gian vốn là hoạn khổ, vô thường, và vô ngã. Đối với những người con Phật, không một nơi nào trong cõi Ta Bà nầy là có được một tự do, giải thoát thật sự, kể cả các cõi tiên của chư thiên. Một hệ thống chính trị tốt và công bằng có những bảo đảm cho các quyền căn bản của con người, và có những định chế giám sát và cân bằng việc sử dụng quyền lực là điều kiện quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc trong xã hội.

Xã hội hiện đại cần phải thiết lập trên nền tảng cơ bản nhân quyền bình đẳng. Xã hội Ấn độ cổ được phân chia thành 4 giai cấp, quan điểm này không được chấp nhận. Trong kinh A-hàm đức Phật chủ trương bình đẳng giai cấp. đức Phật cùng với Phạm Chí bàn luận về bình đẳng 4 giai cấp (kinh A-hàm, quyển 39, phẩm Phạm Chí); Phật và vua Ba-tư-nặc bàn luận về vấn đề 4 giai cấp và sự bình đẳng (Kinh Trung A-hàm, quyển 59, chương Liệt, kinh Nhất Thiết Trí); Khẳng định trong giai cấp thấp cũng có Thánh nhân xuất hiện : “Đừng hỏi về sự sinh hãy hỏi về việc làm. Cây khô cọ xác có thể sanh lửa. Giai cấp thấp cũng có thể thành Phật.” (kinh Tạp A-hàm, quyển 44); “Trong giáo đoàn Phật có đủ 4 giai cấp, một khi họ trở thành Sa-môn, thì không còn tên gọi xưa, lại càng không có bất cứ thuật ngữ nào khác. Giống như biển, mặc dù tất cả 4 sông lớn chảy vào nó, vị của nó chỉ có một không có tên nào khác.” ( kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 37); “Nếu có ai hỏi các vị thuộc giai cấp nào, các vị nên trả lời tôi là Sa-môn, Thích tử". (Kinh Trường A-hàm, kinh Tiểu Duyên, quyển 6). Điều này có nghĩa tin vào chủng tộc, giai cấp là không hợp lý. Để đánh giá sự thành tựu và cao quý của một người, chúng ta nên xem xét đạo đức và trí tuệ cao thấp của người đó không nên xem xét gia đình và giai cấp của người ấy. Cho nên, người xuất gia đệ tử Phật nên bỏ nguồn gốc chủng tộc, đẳng cấp mà chỉ gọi là “Sa- môn Thích tử.” Ngay cả người tại gia học Phật cũng không nên đánh giá cao, thấp dựa vào giai cấp của họ, phải đánh giá qua trình độ, và hành động đạo đức của họ. Đây là vấn đề đả phá chế độ giai cấp bất bình đẳng, đặt con người của mọi nhóm sắc tộc, giai cấp vào địa vị xã hội bình đẳng. Đối với xã hội Ấn độ thời đó, đây là một cuộc vận động cách mạng nhân quyền. Ngài đã không chỉ định một người nào để kế thừa Ngài. Ngài chỉ dạy rằng mọi người phải tự mình mà tu học, lấy Chính Pháp làm nền tảng và làm nơi nương tựa. Các thành viên của Tăng Đoàn chỉ chịu sự hướng dẫn của Giáo Pháp và Giới Luật - như là một bộ luật sinh hoạt. Cho đến ngày nay, mỗi tu sĩ của Tăng Đoàn đều phải tuân thủ bộ Giới Luật đó để làm kim chỉ nam hướng dẫn cho mọi sinh hoạt tu học của mình.

2. Dân chủ

Đức Phật đã khuyến khích tinh thần tham vấn và tiến trình dân chủ. Điều nầy được thể hiện qua cộng đồng tăng sĩ, và điển hình như trong vấn đề hội họp, bố tát hay tự tứ, trong đó mỗi thành viên đều có quyền quyết định về các vấn đề chung. Khi có một nghi vấn nghiêm trọng cần phải được giải quyết, các vấn đề có liên quan được đem ra giữa các tu sĩ để thảo luận trong một phương cách tương tự như trong hệ thống quốc hội ngày nay. Tiến trình tự quản trị nầy có lẽ sẽ làm nhiều người ngạc nhiên vì nó đã được áp dụng trong các cộng đồng tăng sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ trong 2.500 năm trước đây, và phương cách điều hành có rất nhiều điểm tương đồng với các thủ tục thảo luận trong quốc hội.

Một tu sĩ, tương tự như vị "phát ngôn nhân", được chỉ định để có một tiếng nói chung, đại diện cho cộng đồng. Một tu sĩ khác, tương tự như vị "chủ tịch", được bầu ra để điều hành diễn đàn. Các vấn đề được đưa ra như các các nghị trình để được thảo luận công khai. Trong một vài trường hợp khi vấn đề đó có tính cách nghiêm trọng và phổ quát, thì nó có thể được đem ra thảo luận nhiều lần, tương tự như các vòng thảo luận của quốc hội về các dự luật. Nếu qua các cuộc thảo luận mà vẫn còn nhiều ý kiến xung khắc, bất đồng, thì vấn đề sẽ được biểu quyết qua một cuộc bỏ phiếu để lấy quyết định theo đa số.

3. Sa môn không bàn luận chính trị

Chính trị và tôn giáo phân khai là xu thế tất nhiên trong thời đại mới. Nếu không, sự liên kết giữa hệ thống chính trị và các tổ chức tôn giáo có thể dẫn đến các nhân vật chính trị sẽ thao túng tệ đoan của quần chúng và đưa đến một nguy cơ hủ bại và tục hoá cộng đồng tôn giáo. Hơn thế nữa, các nhà chính trị thường xúi giục tín đồ, phát động chiến tranh tôn giáo vì lợi ích cá nhân. Do vậy, một Phật tử chân chính không bao giờ bị cuốn trôi vào vòng xoáy của chính trị.

Như trong kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định Tỳ- kheo không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ-kheo và phương hại đến giáo đoàn .

Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh".

Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.” Bởi vì, Phật giáo không có biên giới, không đảng phái, không tham dự đấu tranh chính trị.

Tuy nhiên, Phật giáo không phải không quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia. Nếu gặp vua tài, tướng giỏi cũng nên có những lời khuyên hợp lý. Như trong kinh Trung A-hàm, quyển 35, phẩm Vũ Thế, kinh Trường A-hàm, quyển 2, kinh Du Hành, kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 34, phẩm Thất Nhật có đưa ra 7 phương pháp trị nước. Cơ bản chủ trương vương thần cần mẫn và thương dân, lấy tâm hoà hợp để bàn việc nước. Nhân dân phải đoàn kết, trên dưới phải hoà thuận, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, không vô lễ, biết tôn trọng pháp luật, kính tín tôn giáo, thành tâm cúng dường. Lấy tôn giáo làm hộ quốc, an dân, an định xã hội, nhân tâm. Dùng chính trị mà trị quốc, an dân, hộ trì tôn giáo. Đệ tử xuất gia của Phật ở bất kỳ nước nào đều phải yêu nước, quan tâm chính trị, nhưng không được thiên về bên nào. Cho đến người Phật tử tại gia không những quan tâm đến chính trị mà còn tham gia chính trị. Tuy nhiên không được lợi dụng quần chúng tôn giáo làm công cụ chính trị.

4. Tôn giáo khoan dung

Văn hoá đa dạng và tôn giáo khoan dung là khuynh hướng tất yếu của văn minh mới. Thật sự, vào thời đức Phật ngài thường khuyên nhủ đệ tử nên cung kính cúng dường bình đẳng đối với Sa-môn, Bà-la-môn của các tôn giáo khác. Ví dụ, trong kinh Trường A-hàm, quyển 2, kinh Du Hành, ngài khuyên một vị vua trị quốc nên cung kính, tôn trọng các nơi thờ tự, quỷ thần giống như việc hiếu kính đối cha mẹ, sư trưởng. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 34, phẩm Thất Nhật, ngài khuyến khích dân nước Bạt-kỳ cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn và lễ kính người phạm hạnh.

Ngoài ra, trong kinh Trung A-hàm, quyển 32, kinh Ưu Ba Ly, có một người nguyên trước đây cúng dường ngoại đạo Ni-kiền tử, sau khi được Phật giáo hoá, ông ta có ý không cho phép những người thầy ngoại đạo cũ của mình vào nhà và không cúng dường các vị nữa. Đức Phật biết được điều đó, ngài khuyến khích vị cư sĩ này tiếp tục cúng dường như trước, và giảng giải rằng:

“Này cư sĩ! Ta không nói như vầy: Nên cúng dường ta, chớ cúng dường người khác, nên cúng dường đệ tử ta, không nên cúng dường đệ tử người khác. Này cư sĩ! Tuỳ tâm hoan hỷ cúng dường tất cả mọi người. Này cư sĩ! Các vị Ni-kiền tử ấy, gia đình các vị từng cung kính lâu nay, nếu họ đến hãy cúng dường tuỳ theo khả năng của các vị”

Phật giáo chủ trương rằng mọi tôn giáo không chống trái lời dạy đạo đức của nhân, thiên, mọi người nên bảo hộ và tôn kính, mặc dù Phật giáo lấy đạo đức nhân, thiên làm nền tảng, nhưng không chủ trương chúng là cao tột. Trên chúng còn có đạo giải thoát, xuất ly sanh tử, đạo Bồ-tát tự lợi, lợi tha, vô thương Bồ-đề chánh đẳng chánh giác.

Phật giáo dễ dàng chấp nhận các nền văn hoá khác và ngay cả sử dụng những điểm tốt của tôn giáo bạn để truyền bá Phật giáo. Không giống như những tôn giáo khác chủ trương nhất nguyên, nhị nguyên luận…xem tôn giáo và văn hoá của người khác là ma quỷ phải tiêu diệt. Do đó, quan điểm này tạo nên sự thù hằn tôn giáo và sắc tộc to lớn, oan oan tương báo, sát hại nhau không dứt! Trong thế kỷ mới, những nhóm như Taliban, Hồi giáo cực đoan cai trị Afghanistan từ năm 1996, rõ ràng không tránh khỏi sự hoại diệt bởi xu hướng thời đại. Nếu không, số phận nhân loại sẽ là một đại bi kịch.

5. Vấn đề Phúc lợi xã hội

Tinh thần Bồ-tát nhập thế để làm lợi ích đã trở thành một con đường tất yếu mà các tôn giáo đương thời phải noi theo. Thật sự, sau khi đức Phật thành đạo, ngoại trừ 3 tháng an cư mùa mưa, không ra ngoài, hầu như mọi ngày ngài hướng dẫn các đệ tử du hoá, thuyết pháp, quan tâm đến khổ đau của nhân loại, chỉ dạy con đường thoát khổ, và khuyên họ phát tâm làm lợi ích mọi người. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 11, Phật Định Quang thuyết giảng “Việc tu hành của Bồ-tát” và trong quyển 19, Bồ-tát Di-lặc thỉnh thuyết pháp Lục độ Ba-la-mật. Ngoài ra, kinh Tạp A-hàm, quyển 26, kinh số 667 và số 669 nói về Tứ Nhiếp pháp. Lục độ và Tứ Nhiếp pháp được cho là pháp môn của Bồ-tát Đại thừa, nhưng chúng được tìm thấy trong kinh A- hàm. Trong Lục độ hạnh bố thí là hạnh lợi tha, trì giới giống như hạnh tự lợi, nhưng mà 5 giới đều gọi là ngũ đại thí, hạnh trì giới bao hàm Tam tụ tịnh giới của Bồ-tát, đó cũng là lợi tha vậy. Tứ nhiếp pháp, bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thuộc pháp phương tiện lợi tha.

Trong kinh A-hàm Phật luôn khuyến khích đệ tử thực hành hạnh bố thí. Đây là là quan điểm phúc lợi xã hội của Phật giáo. Vì trí tuệ và phúc báo của nhân loại không giống nhau, cho nên khả năng làm ăn và kinh doanh đều sai khác, đặc biệt cơ hội của mọi người khác nhau. Tự nhiên nó hình thành sự giàu nghèo, sai khác. Dù bất kỳ chế độ nào đem tất cả tài sản chia đều cho công chúng, điều đó không hợp lý và không công bình. Nếu áp dụng những quy đinh hà khắc, có thể mọi người nghèo như nhau, không giàu như nhau. Ngoài một hệ thống kinh tế hợp lý, phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề giàu nghèo là khuyến khích mọi người phát tâm làm bố thí.

Bố thí những loại gì? Kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 27, phẩm Tà Tụ nói rằng: “Có năm điều bố thí khiến được phúc lớn. Năm điều đó là gì? 1. Làm công viên, 2. Trồng rừng, 3. Làm cầu, 4. Làm thuyền, 5. Làm nhà nghỉ chân . Năm hạn mục này thiết lập cho công cọng sử dụng. Những việc làm công viên, kiến trúc, trồng rừng, làm cầu, phà, lữ xá, trong xã hội hiện đại ngày nay phần lớn do chính phủ phục trách kiến tạo, nhưng còn có những việc phúc lợi mà chính phủ chưa làm được thì quần chúng có thể làm. Ví như: người bị nạn, nghèo khổ, bệnh tật…đều cần giúp đỡ những thứ như: nhà cửa, thức ăn, thuốc thang…họ cần nghề nghiệp, phương pháp làm ăn. Như trong kinh Trung A-hàm, quyển 47, kinh Cù Đàm Di, kinh Tạp A-hàm, quyển 48, kinh số 1284 dạy các nô tỳ và những người nghèo khổ biết phát tâm hoan hỷ bố thí. Một khi nghèo khổ về tâm linh của một ngườiđược diệt trừ, người đó đối diện với bần cùng vật chất không đau khổ.

Tăng Nhất A-hàm, quyển 12, phẩm Tam Bảo nói về bố thí như bố thí phúc nghiệp đối với Sa-môn, Bà-la-môn, người nghèo khổ, bệnh tật, mồ côi không nơi nương tựa nên bố thí y phục, giường nằm, đồ ăn, thuốc uống, nhà ở…Trong kinh điển Đại thừa còn gọi bố thí là một loại trồng phúc điền, như trong kinh Ưu Bà Tắt Giới nói cúng dường Tam bảo gọi là ruộng cung kính, hiếu dưỡng cha mẹ là ruộng ân huệ, bố thí cho người nghè khổ gọi là ruộng từ bi. Bố thí được phân ra làm 3 loại: 1. Người ta chỉ có thể dùng tài vật và công sức để bố thí, 2. Người hiểu Phật pháp có thể bố thí quan điểm, phương pháp diệt trừ khổ não, được vui. 3. Bồ-tát có thể bố thí tinh thần vô uý. Bố thí tài vật và công sức có thể cứu được khó khăn nhất thời, phương pháp diệt trừ khổ não được vui là một hình thức huấn luyện, giáo dục có thể giải quyết vấn đề vĩnh viễn. Do đó kinh Tăng Nhất A- hàm, quyển 7, phẩm Hữu Vô nói rằng: Trong các hình thức bố thí, bố thí pháp là cao nhất, Trong các việc làm, việc thuyết pháp là trên hết, Trong tất cả các ân, ân pháp là trên hết.

Do đó có thể nói trong các việc bố thí, bố thí pháp là trên hết, trong các loại cúng dường cúng dường pháp là tối thượng, trong tất cả các ân huệ ân huệ pháp là tối thượng. Bố thí tài vật, công sức đương nhiên là tốt. Nếu giáo dục huấn luyện cho họ, khiến họ có một phương pháp, nghề nghiệp, quan niệm để tự kiếm sống thì càng tốt hơn.

6. Đạo Phật và môi trường

a. Môi trường sống và con người là một mối liên hệ mật thiết: tuy hai mà một

- Rừng là nơi cộng trú và là nguồn sống của nhiều loài động, thực vật khác nhau. Các loài động vật thường sống hài hòa và phụ thuộc vào thiên nhiên theo chu trình sinh thái.

- Loài người cũng tùy thuộc vào môi trường sống và trở thành một yếu tố môi trường đối với những thành viên khác trong một hệ thống cân bằng sinh thái

- Vào thời tiền sử, loài người sống cộng sinh và hòa hợp với thiên nhiên. Họ không có máy móc và thiết bị hiện đại để tiện nghi cuộc sống như chúng ta ngày nay, nên rừng vẫn còn giữ được trạng thái nguyên sinh.

b. Rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà sinh thái, ngoài khả năng tự phục hồi và tái tạo, rừng còn có chức năng điều hòa khí hậu, làm màu mỡ đất đai, ngăn ngừa lũ lụt, lưu giữ và cung cấp những lượng nước cần thiết cho mọi loài. Cây xanh qua quá trình quang hợp trao đổi diệp lục tố, nhã ra những lượng oxy cần thiết, tẩy sạch khí độc carbon và thường thoát ra hơi nước làm cho bầu không khi tươi mát trong lành. Những khu đất rộng lớn ít cây xanh bao phủ thường là những môi trường sống khô cằn không lành mạnh. Do đó, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh là vấn đề cần thiết nhất, để giữ môi trường trong sạch và cân bằng sinh thái. Nếu rừng bị khai phá quá mức, sẽ đưa đến những hậu quả tai hại như đất đai bị xói mòn, lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra. Một khi rừng được bảo vệ, nó trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho chúng hữu tình, có khả năng ngăn chặn những cơn gió lốc thổi mạnh, và làm dịu bớt khí hậu nóng, hay lạnh. Khi mùa mưa đến, những giọt mưa đầu tiên thường rơi trên những tán lá, rồi mới chảy xuống mặt đất, ngấm dần qua lớp lá mới rơi, đến lớp rác rưỡi mục nát, lớp đất mùn và thấm sâu xuống lòng đất tạo thành những mạch nước ngầm.

c. Tại sao thiên nhiên nổi giận?

Khi nền văn minh thiết lập, con người biết tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên chế tạo ra nhiều vật dụng để đáp ứng và phục vụ cho đời sống mới. Cuộc sống văn minh bao nhiêu, nhu cầu tiện nghi đòi hỏi càng nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển càng nhanh, thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tận dụng và khai thác cho đến cạn kiệt. Rừng cung cấp cho con người nhiều nguồn sống cần thiết, nhưng khi bị tận dụng quá mức, rừng mất khả năng phục hồi đưa đến tình trạng mất cân bằng sinh thái, và tạo nên những thảm họa không lường được.

Ở những vùng rừng bị đốn phá trơ trọi, nước mưa rơi thẳng vào mặt đất tạo thành những dòng chảy xiết, cuốn phăng tất cả những lớp đất mùn màu mỡ được hình thành cả hàng trăm năm. Những dòng chảy xiết này tạo thành lũ lụt phá hủy đời sống và mùa màng ở những khu vực hạ lưu. Dòng nước chảy mạnh còn gây ra nạn sụt lỡ đất đai và những tai họa khác ở bất cứ nơi nào nó chảy qua. Hơn thế nữa, khi tất cả nước mưa đều trôi theo dòng lũ, mặt đất mất đi tính đàn hồi, khô cằn nhanh chóng sau cơn mưa, và nạn hạn hán tất yếu sẽ xảy ra đúng theo lý duyên sanh của Phật giáo: "cái này có thì cái kia có; cái này sanh, thì cái kia sanh."

2. Đức Phật và thiên nhiên: Sống trọn vẹn với thiên nhiên, những sự kiện thiết yếu trong cuộc đời Đức Phật đều lien hệ đến thiên nhiên (đản sinh, xuất gia, thành đạo, hoằng pháp, nhập niết bàn).

3. Đức Phật dạy chúng ta sống theo qui luật tự nhiên hay luật nhân duyên sanh khởi. Theo qui luật này, con người, loài vật, cỏ cây cùng tồn tại trong mối liên hệ hổ tương và tùy thuộc lẫn nhau. Thiên nhiên cung cấp môi trường sống cho loài người và động vật. Ngược lại loài người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên để giữ môi trường trong sạch và cân bằng sinh thái.

-Ngài khuyên chư đệ tử không nên đốn phá cây cối, cho dù là chặt cành hay bẻ lá. Điều này được chứng minh rất rõ trong một đoạn kinh như sau: "Cây xanh cho chúng ta bóng mát trong lành, giúp chúng ta có nơi ngủ nghỉ qua đêm hay ngồi thiền định. Chặt cành hay bẻ lá của cây đều là hành vi phi đạo đức." Đức Phật còn chế giới không được ném bỏ rác rưởi hay khạc nhổ trên nước, vì sẽ làm ô nhiễm môi trường. Điểm nổi bật này được dạy chu đáo trong Hai Mươi Bốn Oai Nghi và được nói rõ trong Oai Nghi Thứ 9 của một vị Sa-di

- Vào mùa mưa, Ngài dạy tăng đoàn tìm chỗ an cư thích hợp để tránh việc đi ra đường dẫm đạp lên cỏ non và giết hại côn trùng. Điều này, chẳng những chứng tỏ thái độ tôn trọng sự sống muôn loài vạn vật của Đức Phật mà còn biểu hiện lòng từ mẫn vô biên của Ngài đối với tất cả chúng hữu tình.

7. Chăm sóc người bệnh tật và Quan tâm lúc lâm chung:

Chăm sóc người bệnh tật và người sắp chết là việc phục vụ quan trọng đối của tôn giáo thời nay. Ngày nay khi người bị bệnh nặng, họ có thể nhập viện để được chữa trị. Bệnh nhân và thân nhân thường ở trong trạng thái lo sợ, buồn rầu, và thất vọng. Những lúc như thế, sự trợ giúp về niềm tin tôn giáo và tin thần tôn giáo rất cần thiết. Thật sự, những việc này trong thời Phật đã được lưu tâm và thực hành.

Ví dụ, kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 5, phẩm Nhập Đạo, phần 4, Phật bảo các Tỳ- kheo: “Bất cứ ai đi thăm bệnh nhân tức viếng thăm ta; bất cứ ai chăm sóc bệnh nhân tức chăm sóc ta. Tại sao như vậy? Bởi vì chính ta muốn chăm sóc bệnh nhân". Điều này có nghĩa là khi Tỳ-kheo chăm sóc một Tỳ-kheo bệnh, thì cũng đồng nghĩa với việc chăm sóc đức Phật, chăm sóc người bệnh cũng giống như hầu hạ Đức Phật. Vì chính đức Phật cũng mong muốn chăm sóc người bệnh vậy. Do đó, trong luật Tăng Kỳ, quyển 28, có ghi có lần đức Phật tự tay giặt y phục cho một Tỳ-kheo bệnh .

Một vị Tỳ-kheo trẻ xuất gia chưa được bao lâu, vẫn còn lo sợ vì chưa chứng ngộ được đạo giải thoát, không biết sau khi mệnh chung sẽ sinh về đâu nên mới sinh lòng lo lắng, nhờ được nghe đức Phật thuyết pháp trước lúc lâm chung, ông ta liền chứng được đạo quả. Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1025, có ghi rằng một vị khách Tỳ-kheo ở trong phòng Tăng bệnh nặng, không ai chăm sóc. Bởi vậy đức Phật đến thăm vị khách Tăng ấy, khi thấy Phật, vị Tỳ-kheo này cố đứng dậy. Nhưng đức Phật bảo vị ấy, “cứ nằm nghỉ, đừng ngồi dậy”, và hỏi tiếp “con có chịu đựng được bệnh khổ hay không?” vị Tỳ-kheo bệnh thưa rằng “Con còn trẻ, xuất gia chưa được bao lâu, chưa chứng ngộ được thắng pháp tri kiến vi diệu. Con tự nghĩ rằng: lúc mệnh chung, chưa biết sinh về đâu? Cho nên con cảm thấy lo sợ”. Nghe vậy Đức Phật liền thuyết cho vị Tỳ-kheo ấy sự duyên sinh của lục căn, lục trần, lục thức. Sau khi Đức Phật rời khỏi phòng, vị Tỳ-kheo đó liền viên tịch. Các đệ tử hỏi Phật: như vậy vị Tỳ-kheo đó sẽ sinh về nơi nào? Phật trả lời: “sau khi nghe ta thuyết pháp, vị ấy liễu ngộ pháp vô úy và chứng ngộ Niết bàn”. Do đó, chúng ta có thể biết vì người sắp lâm chung mà thuyết pháp, và người sắp lâm chung được nghe pháp là một việc rất quan trọng.

Cũng có trường hợp vị Tỳ-kheo bị bệnh nặng, nhờ có đức Phật tới thăm và thuyết pháp cho nghe vị Tỳ-kheo đó liền khỏi bệnh. Ví như trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1024, đức Phật vì tôn giả A-thấp-ba-thệ bị bệnh nặng thuyết bài pháp Ngũ uẩn vô ngã liền khiến cho tâm tôn giả được an lạc, giải thoát, tật bệnh tiêu trừ . (Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37 có rất nhiều ví dụ về đức Phật và các Thánh đệ tử đi thăm bệnh và thuyết pháp).

Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 49, chương Phi Thường, có một lần ngài Xá- lợi-phất cùng A-nan đi thăm trưởng giả Bân-kì bị bệnh (Đ.2.814a), khuyên trưởng giả nên niệm Phật, Pháp, Tăng và không nên chấp vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, và thuyết về khổ uẩn, 12 nhân duyên. Trưởng giả nghe pháp xong cảm động rơi lệ. Sau khi mạng chung sinh về cõi Tam thập tam thiên.

Căn cứ vào kinh Tạp A-hàm, quyển 47, kinh số 1244, đức Phật dạy rằng nếu có vị thiện nam, tín nữ nào khi sắp lâm chung gặp nhiều khổ não, trong lòng chỉ nên nhớ đến Phật và những việc thiện đã làm, nương theo những thiện pháp đó thời được sanh thiện xứ, không bị đoạ vào ác đạo (Đ.2.341a). Tốt nhất nên có những thiện tri thức bên cạnh để nhắc nhở, khiến cho người sắp lâm chung giữ được chánh niệm.

Như trên đã dẫn chứng kinh điển, chúng ta thấy rõ Phật giáo xem trọng việc thăm người bệnh, và thuyết pháp cho họ. Do nghe pháp tâm sanh hoan hỷ, bệnh được chóng khỏi hoặc do nghe pháp giác ngộ chân lý, mệnh chung được giải thoát. Ít nhất do nghe pháp khi chết sanh về cảnh giới an lành không bị đoạ ác thú.

Pháp môn Tịnh độ niệm Phật là một pháp môn hay. Nó không chỉ trợ niệm cho người lúc lâm chung mà còn giúp cho người quá vãng được sanh thiện xứ. Có nhiều phương pháp chăm sóc bệnh nhân lúc lâm chung được đề cập trong kinh A-hàm như tụng kinh, thuyết pháp, niệm Phật…tuy phương pháp hành trì khác nhau nhưng có công hiệu như nhau.

8. Bất hại

Đạo Phật khuyến khích nền tảng đạo đức và việc sử dụng quyền lực công cộng với ý thức trách nhiệm. Đức Phật tuyên giảng về hòa bình và bất bạo động như là một thông điệp phổ quát. Ngài không chấp nhận bạo lực và hủy hoại sinh mạng. Ngài tuyên bố rằng không có một chiến tranh nào là chiến tranh của công lí. Ngài dạy: "Người thắng tạo căm thù, kẻ thua sống khổ sở. Người nào từ bỏ thắng và bại thì người đó sống an vui và hạnh phúc." Chẳng những Đức Phật dạy về hòa bình và bất bạo động, có lẽ Ngài cũng là vị Giáo Chủ đầu tiên và duy nhất đã ra tận chiến trường để tìm cách ngăn chận chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự xung đột giữa bộ tộc Sakya và bộ tộc Koliya khi họ muốn khởi sự đánh nhau vì tranh chấp nước sông Rohini. Ngài cũng đã thuyết phục vua Ajatasanu bỏ ý định tấn công vương quốc của bộ tộc Vaiji.

Trong Kinh Cakkavatti Sihananda (Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Trường Bộ Kinh), Đức Phật nói rằng các điều hung ác và tội phạm, như ăn cắp, lường gạt, bạo lực, thù ghét, bạo tàn, ... đều bắt nguồn từ sự nghèo khó. Quốc vương và triều đình có thể dùng sự trừng phạt để kiềm chế tội phạm, nhưng không bao giờ có thể tiêu trừ các tội phạm bằng quyền lực của mình.

Trong Kinh Kutadanta (Trường Bộ Kinh), Đức Phật chủ trương phát triển kinh tế, thay vì dùng quyền lực, để xóa giảm tội phạm. Triều đình phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên để cải thiện điều kiện kinh tế trong nước. Họ phải biết phát triển nông nghiệp và thôn quê, trợ giúp giới buôn bán, cung cấp lương bỗng đầy đủ cho công nhân để bảo đảm một đời sống tốt có nhân phẩm.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%206 -> Triet%20hoc%20chinh%20tri%20xa%20hoi%20Phat%20giao
Triet%20hoc%20chinh%20tri%20xa%20hoi%20Phat%20giao -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%206 -> Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học

tải về 231.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương