TẬp tài liệu môn luật thưƠng mại quốc tế



tải về 1.2 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.2 Mb.
#27058
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2002

9

Cá da trơn

Hoa Kỳ

2002













36,84%- 63,88%




Tiếp tục áp thuế CBPG thêm 5 năm nữa, mức thuế từ 36,84% đến 63,88%.

8

Bật lửa ga

Hàn Quốc

2002



















Đơn kiện bị rút lại

7

Bật lửa ga

EU

2002



















Đơn kiện bị rút lại

6

Giày và đế giày không thấm nước

Canada

2002



















Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU

2001

5

Tỏi

Canada

2001













1,48 CAD/kg







2000

4

Bật lửa ga

BaLan

2000













0,09 Euro/cái







1998

3

Giày dép

EU

1998



















Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU

2

Mì chính

EU

1998













16,8%




Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với mỳ chính Trung Quốc)

1994

1

Gạo

Columbia

1994



















Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa

Nguồn: Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC)


NHÓM CộNG TÁC VIÊN VCCI



11/04/2010



Address: 31A Nguyen Dinh Chieu Street, Dakao Ward, District 1,

HCMC, S.R. Vietnam

Tel: 84-8-38232648

Fax: 84-8-38232657

Website: www.eplegal.com.vn



BÀI ĐỌC THAM KHẢO:

CÁC TRANH CHẤP VỀ TỰ VỆ

GIỮA CÁC THÀNH VIÊN WTO

Giới thiệu:

Các biện pháp tự vệ chỉ là những biện pháp khẩn cấp tạm thời, không phải là những quy định có giá trị áp dụng chung. Trên thực tế, khi một nước áp dụng các biện pháp tự vệ đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó thì tới 20% các trường hợp các nước có liên quan sẽ kiện ra tổ chức thương mại thế giới.

Tính từ 1/1/1995 đến 29/06/2008 đã có 25 vụ kiện về tự vệ ra WTO. 3Các quốc gia bị thưa kiện nhiều nhất là Hoa Kỳ (9 vụ), Chi lê (5 vụ), Argentina (4 vụ). Trong đó, điển hình là tranh chấp về biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ đối với sản phẩm thép ống nhập khẩu, đã có hơn 15 quốc gia xuất khẩu thép đệ đơn khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Bởi đây là ngành công nghiệp nặng có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia cả về mặt kinh tế lẫn xã hội và đòi hỏi đầu tư lớn mỗi khi tái cơ cấu sản xuất hay nâng cấp công nghệ. Trong những năm qua,“ chiến tranh thép” luôn được coi là vấn đề nóng của kinh tế thế giới và là lĩnh vực mà các quốc gia hay áp dụng biện pháp tự vệ. 4

Tuy vậy, các tranh chấp về tự vệ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản phẩm công nghiệp nặng mà đã mở rộng ra các lĩnh vực như: thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, hàng công nghiệp nhẹ (giày dép, dệt may). Đây lại là những mặt hàng mà các nước đang phát triển có thế mạnh nhưng cũng là những mặt hàng có sức cạnh tranh nhiều nhất. Bên cạnh đó, trải qua quá trình phát triển thì ngày nay hầu hết các nước phát triển không mở rộng phát triển các ngành này và trở thành những nước nhập khẩu chính. Do đó không thể tránh khỏi việc các nước phát triển dựng lên “hàng rào” phòng vệ tạm thời dưới hình thức các biện pháp tự vệ để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Còn đối với các nước đang phát triển có lợi thế so sánh ngang nhau thì việc bảo vệ thị trường nội địa trước việc nhập khẩu các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp bằng biện pháp tự vệ cũng đang được áp dụng. Từ sự phân tích trên đã lý giải cho sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ tranh chấp về tự vệ giữa các thành viên đang phát triển với các nước phát triển và giữa các thành viên đang phát triển với nhau. Trong đó có 11 vụ tranh chấp giữa các nước đang phát triển, 9 vụ tranh chấp giữa nước đang phát triển và nước phát triển. Có thể kể ra các vụ tiêu biểu như: vụ Giày dép giữa Agrentina và Cộng đồng Châu Âu (EU), vụ Áo khoác len giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ, vụ Đường giữa Chi lê và Colombia, vụ Sợi nhân tạo trơn (plain polyester filaments) giữa Thái Lan và Colombia,…

Trong 89 biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng từ 1/1/1995 đến 12/11/2008 mà đã có 25 vụ tranh chấp được khởi kiện ra WTO. Thực tế trên một phần xuất phát từ việc biện pháp tự vệ một khi được áp dụng chính thức để hạn chế một sản phẩm nào đó thì thiệt hại đối với ngành sản xuất của các quốc gia xuất khẩu sẽ rất lớn nếu nước áp dụng biện pháp tự vệ là thị trường nhập khẩu chính. Vì vậy, các quốc gia rất có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình khi tiến hành khởi kiện ra WTO. Thêm vào đó, việc các vụ kiện xảy ra nhiều như thống kê đã biểu hiện cho sự tồn tại những quan điểm khác nhau trong việc áp dụng các quy định của Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994 trên thực tế.

Để có thể thấy rõ các quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ được triển khai trên thực tế thì không có gì bằng việc tiếp cận chúng qua các vụ kiện cụ thể. Trong các tranh chấp quan điểm của các bên được đưa ra giúp ta có thể biết được các biện pháp tự vệ đã được các nước hiểu và áp dụng như thế nào. Tuy cách hiểu và áp dụng của mỗi nước khác nhau nhưng quan điểm áp dụng chính thức các biện pháp tự vệ lại thuộc về Quyết định của Ban hội thẩm hoặc cơ quan Phúc thẩm của WTO. Do đó, tác giả tiến hành phân tích các tranh chấp cụ thể để làm rõ các vấn đề trên.

2. 2 Tranh chấp về tự vệ giữa các thành viên đang phát triển: Vụ Thái Lan kiện Colombia về biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu sợi nhân tạo trơn (plain polyester filaments)-DS 181 5

2. 3 Tranh chấp về tự vệ giữa thành viên đang phát triển với thành viên phát triển: Vụ Cộng đồng Châu Âu (EC) kiện Argentina về biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu giày dép-DS 1216

2. 3. 1 Tiến trình sự việc:

03/04/1998, Cộng đồng Châu Âu yêu cầu tham vấn với Chính phủ Argentina theo khoản 1/Điều XXII/ GATT 1994 và theo quy định tại Điều 4/Hiệp định về giải quyết tranh chấp(viết tắt là DSU) và Điều 14/ Hiệp định SA đối với việc áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời và chính thức của Argentina lên nhập khẩu giày dép. Buổi tham vấn đã được tổ chức vào 24/04/1998 nhưng không thành công trong việc tiếp cận cùng đạt được giải pháp.

Ngày 10/06/1998, căn cứ vào Điều 6/DSU, EC yêu cầu việc thành lập thành lập Ban hội thẩm. 15/09/1998, Ban hội thẩm được thành lập. Brazil, Indonesia, Paraguay, Uruguay và Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc tham gia vào thủ tục tố tụng với tư cách là bên thứ ba. Ban hội thẩm đã họp với các bên từ 30/11-1/12/1998 và 3/2/1999 và gặp bên thứ ba ngày 1/12/1998. Ban hội thẩm đã đưa ra báo cáo cuối cùng gửi đến các bên ngày 04/06/1999.

15/09/1999, Argentina đã thông báo cho cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) về ý định kháng cáo quyết định trong báo cáo của ban hội thẩm. 27/09/1999, Argentina gửi đơn kháng cáo. 30/09/1999, EC cũng đã gửi kháng cáo. 11/10/1999, Argentina và EC đã gửi cho nhau các kháng nghị. Trong cùng một ngày, Indonesia và Hoa Kỳ đã gửi kháng nghị với tư cách là bên thứ ba. Phiên phúc thẩm đã diễn ra vào ngày 19/10/1999.

2. 3. 2 Nội dung tranh chấp:

Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng những biện pháp tự vệ tạm thời và chính thức lên việc nhập khẩu giày dép của Argentina. Sau yêu cầu thực hiện vào ngày 26/10/1996 của Phòng Công nghiệp Giày dép (CIC) của Argentina cho việc áp dụng biện pháp tự vệ lên giày dép, một cuộc điều tra về giày dép đã được khởi xướng. Đồng thời, một biện pháp tự vệ tạm thời đã được áp dụng. Bắt đầu việc điều tra và việc thực hiện các biện pháp tự vệ tạm thời đã được thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ ngày 21/2/1997. Ngày 25/07/1997 Argentina thông báo cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ, theo quy định tại Điều 12, khoản 1(b)/Hiệp định SA xác định thiệt hại nghiêm trọng được thực hiện bởi Ủy ban Thương mại quốc tế. 01/09/1997, Argentina thông báo cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ quyết định áp dụng biện pháp tự vệ của cơ quan có thẩm quyền theo Điều 12, khoản 1(c). 12/09/1997, Argentina công bố áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng thuế tối thiểu (DIEMs) đối với hoạt động nhập khẩu giày dép. 26/09/1997, Argentina đã gửi thông báo cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ về biện pháp này.

Cộng đồng Châu Âu cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ của Argentina lên việc nhập khẩu giày dép đã không được thực hiện theo đúng quy định của Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994 trong quá trình điều tra và kết luận ảnh hưởng của hàng nhập khẩu. EC yêu cầu Ban hội thẩm xác minh rằng, Argentina đã vi phạm các điều 2/ khoản 1, điều 4/khoản 2 (a),(b),(c), điều 5/khoản 1, điều 6, và điều 12/khoản 1, khoản 2 Hiệp định SA và Điều XIX/khoản 1(a)/ GATT 1994 và do đó các biện pháp tự vệ mà Argentina áp dụng, dựa trên cuộc điều tra về tranh chấp này là trái với những nghĩa vụ WTO.

Ngược lại, Argentina yêu cầu Ban hội thẩm từ chối yêu cầu tuyên bố Argentina, trong việc chỉ đạo các cuộc điều tra, đã không tuân thủ các quy định mà EC cho là đã bị vi phạm, đặc biệt là các nghĩa vụ theo các điều 2/khoản 1, điều 4/khoản 2 (a), (b), (c), điều 6, điều 12/khoản 1 và khoản 2 của Hiệp định SA và Điều XIX/khoản 1 (a) của GATT 1994.

Các tranh luận của các bên về điều kiện và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ nhưng chủ yếu tập trung vào điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Do khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Như đã nói ở trên, mặc dù Hiệp định SA đã quy định toàn diện và nâng cao hơn so với tiền thân của nó là Điều XIX GATT 1994, nhưng không tránh có những thiếu sót, mà “sự mơ hồ nhập nhằng cố hữu trong một vài quy định của nó đã gây ra những tranh chấp về sau trong việc áp dụng biện pháp tự vệ. ” Cụ thể như sau:

2. 3. 2. 1 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ:



  • Điều kiện chung: Việc gia tăng đột biến hàng nhập khẩu là kết quả của những diễn tiến không lường trước được “unforeseen developments”

Quan điểm của Cộng đồng Châu Âu (EC):

EC cho rằng , theo điều XIX/GATT 1994, để có thể áp dụng biện pháp tự vệ thì không chỉ tính đến sự gia tăng nhập khẩu mà sự gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của “những diễn tiến không lường trước được” và phù hợp với các nghĩa vụ quy định trong GATT, bao gồm cả tự do hóa thuế quan theo lịch trình nhân nhượng của một bên ký kết. Do việc giảm thuế và những nghĩa vụ khác là yếu tố bổ sung thêm vào “những diễn tiến không lường trước được” nên EC cho rằng bản thân việc tự do hóa không thể là diễn tiến không lường trước được. EC lập luận rằng chính sách tự do hóa mậu dịch được phát triển từ năm 1991 của Argentina trong khuôn khổ WTO và MERCOSUR7 là một chính sách thương mại thương mại rõ ràng, và không thể coi là không nhìn thấy trước. Bằng việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong khi sự gia tăng nhập khẩu giày dép không phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước được, Argentina do đó đã vi phạm khoản 1(a)/điều XIX/GATT.

EC cho rằng việc gia tăng hàng nhập khẩu như là một hậu quả của việc nhượng bộ thuế đã thỏa thuận đối với giày dép không thể được xem như "không lường trước được" trong ý nghĩa của Điều XIX: 1 (a)/ GATT. Nếu nóí theo cách khác, một Thành viên WTO sẽ được cho phép để rút lại những lợi ích mà nó đã đồng ý khi gia nhập vào các cam kết về thuế quan. Điều này sẽ không phù hợp với một giải thích của quy định đó và cũng không phù hợp với mục tiêu tự do hóa nói chung của GATT và Hiệp định WTO .

Ngoài ra, Cộng đồng Châu Âu nhấn mạnh rằng các biện pháp tự vệ nghĩa là các biện pháp "khẩn cấp" . Bản chất của biện pháp tự vệ là để khắc phục một tình huống khẩn cấp mà không được mong đợi. Cơ chế tự vệ không phải là một công cụ, phương tiện về lâu dài để hoạch định chính sách thương mại, như là Argentina đã áp dụng nó. Một lần nữa, điều này đã được chứng tỏ bởi thực tế của các điều tra trong thời gian dài từ 1991-1995. Nó cũng đã tiết lộ rằng ngay cả Argentina, trong báo cáo riêng của mình, lưu ý rằng việc gia tăng nhập khẩu lớn đã xuất hiện ngay lập tức sau khi mở cửa nền kinh tế mà bắt đầu từ 1989-1990.

Để bảo vệ cho quan điểm trên của mình, EC đã đưa các lập luận sau:
Điều XIX/GATT và đặc biệt là các yêu cầu quy định tại Điều XIX: 1/(a), các biện pháp tự vệ chỉ được dùng trong trường hợp “diễn tiến không lường trước được”, đã không bao giờ được sửa đổi hoặc hủy bỏ. Theo đó, không có nghi ngờ rằng điều này vẫn còn đầy đủ các yêu cầu về áp dụng, ngay cả khi nó không được lặp lại trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Bằng chứng là không có trường hợp nào các quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ, bao gồm các Điều 1, Điều 11/khoản 1, cho phép bất kỳ điều kiện nào được quy định tại Điều XIX được bỏ qua.

Điều 1/Hiệp định SA thiết lập "các luật lệ" cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, nó không thiết lập "các quy tắc" hay "chỉ những luật lệ" cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Do đó, Hiệp định SA không thể được mong đợi là nguồn độc nhất của những quy tắc tự vệ. Hiệp định SA đưa vào một số các điều kiện nêu tại Điều XIX/GATT phải được hoàn thành trước khi một biện pháp tự vệ có thể được thực hiện. Tuy nhiên, Hiệp định về các biện pháp tự vệ hiện không xây dựng trên tất cả các điều kiện đặt ra quy định tại Điều XIX GATT. Một số trong những điều kiện, chẳng hạn như "như là một kết quả của diễn tiến không lường trước được" hay "hiệu quả của các nghĩa vụ phát sinh theo những cam kết của một thành viên theo Hiệp định này, bao gồm cả những nhân nhượng thuế quan", không được lặp lại, nhưng việc này không có nghĩa là không có hiệu lực.

Việc không lặp lại hai điều kiện có thể được giải thích bởi mục đích của Hiệp định SA không phải là để thay thế mà là cung cấp thêm giải thích chi tiết về các điều kiện nêu tại Điều XIX, đã không tiếp tục được định nghĩa tại thời điểm đó. Điều 1/Hiệp định SA hiện không xác định những gì là một biện pháp tự vệ, nhưng dựa vào tuyệt đối Điều XIX GATT. Nếu Điều XIX cho biết những gì là một biện pháp bảo vệ (một biện pháp "khẩn cấp" , được thực hiện trong trường hợp "diễn tiến không lường trước được") và Hiệp định SA cho biết làm thế nào để áp dụng nó.

Do đó, EC cho rằng không có xung đột giữa điều XIX/GATT và Hiệp định SA khi quy định điều kiện này. Miễn là tuân thủ Hiệp định SA và không dẫn tới một hành động vi phạm Điều XIX GATT (hoặc ngược lại), họ áp dụng cả hai để bổ sung cho nhau. Vì vậy, yêu cầu là phải có sự gia tăng nhập khẩu "như là một kết quả của diễn tiến không lường trước" áp dụng thêm vào các điều kiện đặt ra trong Hiệp định tại Điều 2/khoản 1 Hiệp định SA. Nói cách khác, đây là một điều kiện riêng biệt và phải được chứng minh bởi Argentina. Vì Agrentina đã không làm như vậy, EC cho rằng Argentina đã không tuân thủ đúng quy định tại Điều XIX GATT đồng nghĩa với việc không chứng minh được điều kiện chung để có thể áp dụng biện pháp tự vệ.



Quan điểm phản biện của Argentina:

Hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của EC, theo quan điểm của Argentina, một sự giải thích đúng mối quan hệ pháp lý giữa Điều XIX của GATT và Hiệp định SA sẽ cho thấy rằng quy định của WTO, không bao hàm nghĩa vụ liên quan đến "diễn tiến không lường trước được".

Argentina cho rằng yêu cầu của Điều XIX/GATT xác định việc nhập khẩu phải là kết quả của diễn tiến không lường trước được đã không còn giá trị từ khi bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định SA . Thật vậy, Hiệp định SA, giải thích Điều XIX của GATT, đặc biệt là Điều 2 (điều kiện cho việc áp dụng một biện pháp tự vệ), hoặc trong bất kỳ điều nào khác không hề đề cập đến yêu cầu việc gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của "diễn tiến không lường trước được". Argentina cho rằng Hiệp định SA đã có quyền ưu tiên trên Điều XIX, và rằng họ không nên bị bắt buộc phải thực hiện yêu cầu của điều này mà đã không được thiết lập trong Hiệp định SA.

Yêu cầu về “diễn tiến không lường trước được” quy định tại điều XIX/GATT đã không còn xuất hiện trong Hiệp định SA. Do đó, sự khác biệt giữa các Hiệp định SA và Điều XIX của GATT đối với các yêu cầu cho việc áp dụng một biện pháp tự vệ phải được giải quyết phù hợp với Ghi chú giải thích chung đối với Phụ lục 1A/ Hiệp định WTO: “Trong trường hợp có sự xung đột giữa quy định của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 với các quy định trong các hiệp định khác tại Phụ lục IA [. . . ], các quy định của các Hiệp định khác sẽ chiếm ưu thế so với mức độ xung đột. ” Trong trường hợp này, các quy định của Hiệp định SA được sử dụng. Thuật ngữ "diễn tiến không lường trước được" hiện không xuất hiện trong nguyên văn của Hiệp định SA chỉ có thể được coi như là một sự xóa bỏ thận trọng và tỉnh táo một tiêu chuẩn của Điều XIX GATT.



Kết luận của cơ quan phúc thẩm:

Cơ quan phúc thẩm chấp nhận quan điểm của EC và bác bỏ tranh luận của Argentina.

Để giải thích cho điều kiện sự gia tăng nhập khẩu là kết quả của “những diễn tiến không lường trước được”, cơ quan phúc thẩm đã dựa trên bản chất mối liên hệ giữa điều XIX/GATT 1994 và Hiệp định SA trong Hiệp định WTO qua điều 1 và khoản 1(a)/điều 11/ Hiệp định SA:

Điều 1: “Quy định chung :  Hiệp định này thiết lập các quy tắc  áp dụng các biện pháp tự vệ  được hiểu theo nghĩa các biện pháp được quy định tại Điều XIX của GATT 1994.”

Điều 11: Cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể 


  1. (a)Một Thành viên sẽ không áp dụng hoặc tìm kiếm bất cứ hành động khẩn cấp nào trong việc nhập khẩu hàng hóa cụ thể  theo quy định tại Điều XIX GATT 1994 trừ khi hành động này phù hợp với những quy định của  Điều này được áp dụng phù hợp với Hiệp định này.”

Điều 1 đã ám chỉ điều XIX tiếp tục có hiệu lực và thực tế là nó đã xác lập những điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng biện pháp tự vệ. Hơn nữa, khoản 1(a)/điều 11 cũng đã thể hiện rõ bất kì hành động tự vệ nào cũng phải phù hợp với những quy định của điều XIX/GATT cũng như những quy định của Hiệp định SA. Cũng không có quy định tuyên bố là bất kì hành động tự vệ nào diễn ra sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực chỉ cần tuân thủ quy định của Hiệp định SA. Cơ quan phúc thẩm cũng đã bác bỏ kết luận của ban hội thẩm cho là các nhà đàm phán Vòng Uruguay đã “bỏ qua rõ ràng” điều kiện “diễn tiến không lường trước được”. Cơ quan phúc thẩm cho rằng nếu các nhà đàm phán Vòng Uruguay có ý định “bỏ qua rõ ràng” điều kiện này thì họ sẽ và nên nói ra trong Hiệp định SA nhưng họ đã không làm. Do đó, cơ quan phúc thẩm kết luận rằng : bất kì hành động tự vệ nào được áp dụng sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực cũng phải phù hợp với những quy định của cả Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994. Mà một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ đó là : “sự gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước được và của những nghĩa vụ, bao gồm cả những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết.”

Như vậy, quan điểm chính thức của WTO chính là thừa nhận việc áp dụng đầy đủ các điều kiện về việc áp dụng biện pháp tự vệ của Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994. Cụ thể ở đây chính là điều kiện đầu tiên được đặt ra tại khoản 1(a)/điều XIX/GATT: sự gia tăng nhập khẩu phải là “kết quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này.” Trong đó, cụm từ “ những diễn tiến không lường trước được” đã không được định nghĩa hay minh họa bằng ví dụ cả trong điều XIX/GATT và Hiệp định SA.

Chính vì thế ý nghĩa của thuật ngữ "diễn tiến không thể lường trước được" là khó hiểu và trừu tượng (đến mức độ nào mới được xem là một sự kiện không lường trước được?). Thực tế thì thuật ngữ này đã được giải thích đầu tiên từ “ sự rút khỏi một nhân nhượng thuế quan của Hoa Kỳ theo điều XIX của Hiệp định GATT”- Vụ Mũ lông thú (Hatter’s Fur ) năm 1951. Trong vụ này, thuật ngữ “diễn tiến không lường trước được” được giải thích theo nghĩa là những diễn tiến xảy ra sau đàm phán về các nhân nhượng thuế quan có liên quan. Và không có lý do khẳng định rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra các nhượng bộ, có thể hoặc lẽ ra dự đoán trước sự biến đổi đó tại thời điểm khi mà các nhân nhượng đã được cam kết. Đến giai đoạn WTO ra đời , trong các vụ kiện về tự vệ, cơ quan phúc thẩm cũng đã có một vài thay đổi trong việc giải thích thuật ngữ trên. Như vụ Hàn Quốc-Bơ sữa (Dairy), cơ quan phúc thẩm đã tuyên bố : ý nghĩa của mệnh đề “ là kết quả của những diễn tiến không lường trước được” chính là ám chỉ những diễn tiến dẫn đến một sản phẩm đang được nhập khẩu gia tăng về số lượng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các nhà sản xuất nội địa phải là bất ngờ “unexpected”.8 Ngoài ra trong vụ này, cơ quan phúc thẩm còn làm một phân biệt giữa hai thuật ngữ “ không thấy trước” (unforeseen) và “không thể thấy trước” (unforeseeable).

Mặc dù có nhiều giải thích khác nhau cho thuật ngữ này, nhưng khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia trong việc chứng minh rõ ràng việc gia tăng nhập khẩu có phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước không. Và làm sao họ có thể chứng minh rằng tại thời điểm đưa ra các cam kết nhượng bộ, các nhà đàm phán của quốc gia không thấy hoặc không thể có khả năng thấy trước được sẽ có gia tăng nhập khẩu xảy ra trong tương lai do những nhân nhượng của mình. Liên quan đến vấn đề này, trong vụ Hoa Kỳ-Mũ lông thú, Hoa Kỳ đã lập luận rằng sự thay đổi về xu hướng thời trang và ảnh hưởng của nó đến cạnh tranh được xem là việc không thể dự đoán trước bởi các nhà đàm phán. Và họ đi đến kết luận là sự gia tăng nhập khẩu mũ lông do những diễn tiến không lường trường được (sự thay đổi xu hướng thời trang) và là kết quả của những cam kết nhân nhượng của bên ký kết theo GATT. Như vậy, “hầu như bất cứ sự gia tăng hàng nhập khẩu nào cũng có thể là một tình huống bất ngờ.9

Do bản chất mơ hồ và nhập nhằng của thuật ngữ “diễn tiến không lường trước được” đã dẫn đến những sự giải thích khác nhau. Thuật ngữ này không đủ rõ ràng để là một điều kiện riêng biệt cho việc áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy vậy , những quyết định hiện hành của Cơ quan phúc thẩm yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải chứng minh sự tồn tại của diễn tiến không lường trước được theo quy định tại khoản 1(a)/điều XIX GATT.

Trên thực tế, “ cả Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO chưa có cơ hội để đánh giá mức độ đầy đủ của sự chứng minh này, do chưa có vụ tranh chấp về tự vệ nào mà các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chứng minh rõ ràng sự hiện hữu của diễn tiến không lường trước được trong báo cáo điều tra của mình.”10

Do đó, chúng ta còn phải tiếp tục chờ xem tương lai, các ban hội thẩm sẽ đánh giá mức độ đầy đủ sự chứng minh về tồn tại của điều kiện “diễn tiến không lường trước được” như thế nào.


  • Điều kiện: hàng hóa nhập khẩu đang có sự gia tăng tương đối hoặc tuyệt đối so với sản xuất nội địa quy định tại khoản 1/điều 2/ Hiệp định SA


Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương